NHÂN DUYÊN CON CÁI ĐẾN VỚI CHA MẸ
Khi chúng ta vào thai và trở thành con của một người nào đó, đây không phải là một quá trình bình thường, ngẫu nhiên mà là đều phải có nhân có duyên với nhau từ trước rồi.
Vậy thế nào gọi là có duyên với nhau?
Hai người được gọi là có duyên với nhau khi trong quá khứ (kiếp này hay nhiều kiếp trước) có quan hệ qua lại với nhau, duyên này có thể nhiều hay ít, sâu hay cạn chẳng đồng, rồi cũng có thể là nghịch duyên hay thuận duyên.
Lấy ví dụ để Quý Vị dễ hiểu :
Giả sử lúc đầu tôi và Quý Vị chưa có duyên với nhau, rồi hôm nay tôi phát tâm cúng dường cái ghế đá trên chùa, sau đó vài hôm Quý Vị đi chùa và ngồi nghỉ đúng chiếc ghế đá tôi cúng dường.
Vậy là tôi và Quý Vị đã bắt đầu kết duyên với nhau rồi.
Hoặc ví dụ khác :
Sáng nay tôi phát tâm từ thiện một thùng bánh mì chay, rồi tôi bỏ trong thùng ở trước nhà, cứ người nào cũng được, đói thì có thể vào lấy ăn.
Và Quý Vị đi ngang qua, đang đói bụng, thấy thùng bánh mì từ thiện, và vào lấy ăn, mặc dù lúc ấy chẳng biết mặt mũi tôi ra sao.
Nhưng chỉ cần Quý Vị ăn ổ bánh là chúng ta đã kết duyên, tuy duyên hơi mỏng tí, nhưng đã có duyên với nhau.
Và để vào làm con một người nào đó thì cần cái duyên phải sâu nặng hơn, ân hoặc oán phải nhiều hơn.
Nếu duyên mỏng thì cha mẹ sinh ra Quý Vị rồi có thể bỏ luôn ở bệnh viện, hoặc cho người khác nuôi, hoặc mẹ chết sau khi sinh mà không gặp,…v …v …
Đây chính là biểu hiện của duyên mỏng.
Rồi quá trình từ một chúng sinh trong cõi siêu hình khi đủ duyên tiến vào thai, đi theo quy luật nào ?
Đây là vấn đề rất phức tạp, mà tôi sẽ nói ở dịp khác.
Tiếp theo :
Tại sao có cha mẹ thì thương yêu con cái nhưng cũng có cha mẹ ít thương, hoặc thương con không đồng đều giữa những người con?
Để hiểu được, ta cần lùi lại lúc nhân duyên ban đầu được tạo lập.
Nếu cha mẹ và người con ấy kết duyên thuận với nhau thì ít mà duyên nghịch thì nhiều. Thì khi làm con, cha mẹ sẽ ít thương người con ấy hơn là những người con khác.
Hoặc đôi khi người con ấy cũng đang trả quả báo do chính họ đã từng gây ra với con cái họ trong những đời trước.
Như sinh con ra rồi vứt bỏ không thương yêu, chẳng bảo bọc,…
Nên sau này nếu vào làm con ai đó, sẽ gặp trúng người cha mẹ không tốt và rồi không thương trở lại.
Nói chung vấn đề này nếu phân tích sâu sẽ vô cùng phức tạp chứ không hề đơn giản.
Nhưng khi mọi thứ xảy ra, như gặp cha mẹ không thương, hoặc sinh người con bất hiếu,…
Quý Vị đừng nghĩ tự nhiên, hoặc ông trời không công bằng với mình, mà là chính Quý Vị trong quá khứ đều có cái gì đó chưa tốt, có nhân có quả cả.
Thấy như thế, Quý Vị sẽ bớt mà oán trách đời hay số phận nghiệt ngã, mà nên trách chính mình, do mình mà ra cả thôi.
Chúc các Vị an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
FB Tu học mỗi ngày – Cư sĩ Nhuận Hòa
Con cái đối với cha mẹ có bốn nhân duyên
Theo Kinh A Hàm, có bốn nhân Duyên con cái tìm Cha Mẹ :
- Báo ân,
- Báo oán,
- Trả nợ,
- Đòi nợ.
1. Báo ân:
Là con đối với cha mẹ đời trước có mang ân, vì báo ân nên đến làm con, trọn đời phục dịch nhọc nhằn, khiến cho song thân khi sống còn được phụng dưỡng an vui, lúc qua đời được chôn cất cúng tế. Cho đến hoặc con làm những việc giúp nước an dân, nêu danh thanh sử, để cho thiên hạ đời sau nhân kính người mà mến trọng luôn cha mẹ. Đời nay con thảo, cháu hiền đều thuộc dạng này.
2. Báo oán:
Là cha mẹ đối với con đời trước có điều phụ nghĩa, nó mới đến làm con để báo oán. Khi còn nhỏ con đã sanh lòng ngổ nghịch, lớn lên lại gây hoạ làm liên lụy đến cha mẹ. Khi song thân còn sống không phụng thờ, lúc chết, để nhục lây đến kẻ cửu huyền. Thậm chí, có khi con nắm quyền chức trọng yếu rồi làm điều trái phép, khiến cho nhà cửa tan nát, dòng họ diệt tuyệt, mồ mả bị đào xiềng. Để thiên hạ đời sau, nhân thoá mạ người mà ghét luôn cả cha mẹ.
3. Trả nợ:
Là đời trước con có thiếu tiền của nơi cha mẹ, vì trả nợ nên đến làm con. Nếu số thiếu nhiều thì trả đến mãn đời song thân, thiếu ít thì đến nửa chừng rồi đi. Như con học vừa thành danh thoạt chết mất, buôn bán mới được lợi bỗng lìa đời.
4. Đòi nợ:
Là đời trước cha mẹ có thiếu tiền nơi con, nay nó đến làm con để đòi lại. Như số nợ nhỏ thì cha mẹ chỉ tốn tiền cho con ăn mặc, thuốc men, học hành, gả cưới, và dạy bảo đủ điều muốn cho mai sau thành đạt, nhưng vì kỳ hạn đã mãn, nó liền qua đời. Nếu số nợ lớn, có khi đứa con xài phá tiêu tan hết tài sản của cha mẹ mới thôi.
*
Ai cũng có thể tu tập để an lạc và hạnh phúc ngay giữa đời thường.
Để hiểu rõ hơn cách thực hành như thế nào,
>>> Tham khảo tại: Tu học mỗi ngày trên Ô-Hay.Vn
Bạn đọc tìm kiếm liên quan:
- Nhân duyên con cái với cha mẹ
- Nghiệp quả giữa cha mẹ và con cái
- Nghiệp gì mà không có con
- Duyên kiếp làm mẹ con
- Con trai kiếp này là gì của mẹ
- Con gái là gì của mẹ ở kiếp trước
- Con cái là duyên trời cho
- Nhân duyên anh chị em