Nhân lực 0.4 – thời đại 4.0
Tôi chỉ tham dự các khóa đào tạo ngắn hạn, các hội nghị hội thảo, hoặc học qua làm việc. Tôi không nói cách đào tạo nào tốt hơn, nhưng rõ ràng thời gian trung học và đại học đã có thể được tận dụng hiệu quả hơn để đem lại kỹ năng và kiến thức cần thiết cho mọi người.
Một trong các kỹ năng cần cho công việc của tôi là trình bày. Vào cơ quan khoảng một năm tôi mới có dịp trình bày ở một hội thảo quốc tế. Trong khi đợi đến lượt, tôi rất căng thẳng và mất bình tĩnh. Sau đó tôi mới hiểu là do mình chưa bao giờ được học về cách trình bày, chưa được dạy cách kiểm soát tâm lý, cảm xúc.
Tới bây giờ, tôi vẫn chứng kiến một số bạn trẻ làm việc đã lâu nhưng kỹ năng rất hạn chế. Có khá nhiều nghịch lý ở các cặp mệnh đề mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa giáo dục, đào tạo với thực tế làm việc. Ví dụ: khả năng giải các bài toán phương trình, bất đẳng thức (lý thuyết, ít hoặc không có tính ứng dụng) tốt, trong khi khả năng giải các bài toán có lời văn (mô phỏng vấn đề thực) kém hơn; Điểm thi IELTS/TOEFL rất cao nhưng khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc hạn chế; Chương trình đào tạo toán cao cấp ở phổ thông khá nặng trong khi khả năng áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo rất thấp; Nhiều người học kinh tế, sau này đi làm, giàu lên bằng hoạt động đầu cơ…
Nguồn cơn của những vấn đề này là nhiều người được giáo dục để làm tốt các dạng bài toán đã biết trước, nhưng rất ít người chú trọng kỹ năng, thành thạo việc sử dụng kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong đời thực. Không nhiều sinh viên hiểu rằng, thành công sẽ đến với những người nắm rõ: Cái mình thích, Cái mình làm tốt và Cái xã hội cần.
Ở Nhật, thợ kỹ thuật lành nghề bậc cao nhận lương cao hơn và được xã hội coi trọng hơn quản lý doanh nghiệp. Tại Hà Nội, một chàng trai là thế hệ thứ ba của một quán phở nổi tiếng đã dành bảy năm sang Australia chỉ để học hai thứ: ướp thịt và xào thịt. Hai câu chuyện nhỏ gợi ra nhiều suy nghĩ về đào tạo nhân sự.
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều công việc mất đi và nhiều việc mới xuất hiện. Ví dụ, trước đây khó ai hình dung được, là hiện nay một trong những công việc phổ biến nhất, bận rộn nhất, thu nhập tương đối tốt so với những vị trí tương tự, là tài xế giao hàng (shipper). Một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam đã sử dụng đến 120.000 shipper trên toàn quốc.
Những năm gần đây cũng có sự bùng nổ những người sáng tạo nội dung trên nền tảng số. Đến 2020, Bộ Thông tin Truyền thông cho biết có khoảng 120.000 người Việt Nam đăng ký làm video trên YouTube, trong đó 15.000 kênh thu tiền quảng cáo. Những công việc truyền thống như nhân viên tín dụng, lễ tân, lao động thủ công, có thể bị thay thế bởi robot và tự động hoá. Ngân hàng Thế giới nhận định một số công việc có thể bị sụt giảm đến 70% nhu cầu trong thời gian tới ở Việt Nam.
Khảo sát mới đây của Việc làm tốt và Manpower cũng chỉ ra trên dưới 50-60% lao động muốn đổi việc, theo đó ưu tiên dành cho các công việc có khả năng làm trực tuyến, nơi làm việc linh hoạt, với lương và phúc lợi tốt hơn.
Bức tranh về nhân sự và việc làm đang thay đổi mạnh, cả từ góc độ bên sử dụng lao động lẫn người lao động. Ai làm chủ được kỹ năng và việc sử dụng kỹ năng, người đó sẽ chủ động được công việc của mình trong tương lai.
Apple là tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Trước 2019, về cơ bản Apple cũng giống nhiều nhà sản xuất khác, sử dụng một con chip do các hãng hàng đầu về chip sản xuất, có tốc độ nhanh (nhiều GHz), có nhiều lõi (core), hiệu suất đa luồng, khả năng tích hợp đồ họa để chơi game độ phân giải cao mượt mà… Sản phẩm sử dụng các chip này trong thực tế có thể được dùng để sản xuất video (vốn đòi hỏi yêu cầu phần cứng cao nhất), xử lý ảnh, xử lý các cơ sở dữ liệu; nhưng phần lớn dùng cho các phần mềm văn phòng, rất nhiều sản phẩm chỉ dùng để soạn thảo văn bản, lướt Internet, xem video hoặc chơi các game không đòi hỏi nhiều về cấu hình máy.
Vấn đề này nghe rất quen, với người làm công tác tuyển dụng.
Nhiều cơ quan, tổ chức muốn tuyển ứng viên tốt nghiệp các trường hàng đầu, IQ cao, nổi trội trong nhiều lĩnh vực, có thể làm được nhiều việc cùng lúc, có khả năng uống rượu bia và giải trí hết mình ngoài giờ làm, chịu được áp lực, làm việc nhóm tốt, dễ thích nghi với môi trường…
Sau khi tuyển dụng, thực tế ứng viên thỉnh thoảng phải làm các công việc đòi hỏi trí tuệ, phân tích, tổng hợp thông tin; nhưng phần nhiều thời gian dành cho công việc văn phòng, có nhiều người chủ yếu soạn thảo văn bản, tìm thông tin qua Internet, thậm chí nhiều việc khác không liên quan gì đến các đòi hỏi khi tuyển dụng. Chưa kể, với nhiều cơ quan ở khu vực công, đòi hỏi công việc cũng rất cao trong khi tiền lương và chế độ phúc lợi dành cho người lao động chỉ bằng một phần so với những gì họ có thể được hưởng ở khu vực tư nhân hay khu vực có yếu tố nước ngoài.
Apple đã làm một việc tốn rất nhiều công sức, ngay cả đối với một hãng công nghệ lớn nhất thế giới, là tự thiết kế chip sử dụng trong các sản phẩm của mình, dựa trên phân tích chi tiết nhu cầu sử dụng thiết bị của khách hàng trong từng mục đích riêng lẻ, trên cơ sở đó cấu trúc các thành phần của chip sao cho hiệu năng thực thi các công việc phổ biến là tốt nhất. Kết quả, chip mới ra đời, nhanh hơn các chip khác trong việc thực thi các công việc phổ biến, tiết kiệm năng lượng hơn, và không kém phần quan trọng, giá thành rẻ hơn nhiều.
Thay vì để bộ phận tuyển dụng đưa ra các yêu cầu chung, công thức, các cơ quan, tổ chức rất cần xác định rõ và công khai được nhu cầu mình: ví dụ, một năm cần làm bao nhiêu công văn, viết bao nhiêu thư điện tử, xử lý bao nhiêu vụ việc, viết bao nhiêu báo cáo, trong những lĩnh vực gì, với đòi hỏi chất lượng như thế nào… Việc này sẽ giúp chọn được đúng người, đủ người. Kết quả là để mỗi cơ quan, tổ chức thực thi được công việc nhanh hơn, sử dụng ít nguồn lực hơn, với ít chi phí hơn.
Từ việc tổ chức sử dụng lao động xác định được các kỹ năng cần thiết, các tổ chức giáo dục và đào tạo cũng sẽ làm tốt hơn việc xây dựng năng lực cơ bản (skilling) cho nguồn nhân lực. Cần phải làm tốt những việc này, trước khi nói đến đào tạo lại, đào tạo nâng cao (reskilling, upskilling) kỹ năng cho nguồn nhân lực phục vụ cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Nguyễn Hoa Cương
Nguồn: https://vnexpress.net/nhan-luc-0-4-thoi-dai-4-0-4477599.html
Bạn đọc comment
tusardeva Tôi có 2 cháu đang học phổ thông, một cháu học theo hệ chuẩn của Bộ GD và một cháu học hệ Cambridge. Vì phải làm gia sư cho cả hai bạn nên tôi có điều kiện tiếp xúc và so sánh giáo trình của Bộ GD với giáo trình Cambridge. Tôi có nhận xét là theo giáo trình Cambridge, người ta dạy về bản chất vấn đề và khả năng ứng dụng, chứ ko yêu cầu học sinh nhớ nhiều con số, kỹ thuật làm bài (như của VN).
VD: -môn toán hệ Cam không dạy về 7 hằng đẳng thức đáng nhớ, trong khi hệ chuẩn hs phải học về 7 hằng đẳng thức đáng nhớ từ trung học cơ sở. Lý do theo tôi có thể là 7 hằng đẳng thức đáng nhớ chỉ là kỹ thuật giải bài, chứ ko phải định lý toán học. Ngược lại, họ dạy rất kỹ về bản chất các con số, số âm, trị tuyệt đối, lim v.v.
-Đề cương ôn thi môn địa lý lớp 5 theo chương trình của Bộ GD yêu cầu hs nhớ độ sâu của các đại dương (chính xác tới hàng chục m). Những kiến thức này khi thi học rất mệt, nhưng thi xong quên liền. Trong khi đó, những kiến thức tổng quan về địa lý toàn cầu thì thiếu và lạc hậu (VD: đề cương nói đặc trưng kinh tế châu Á là nông nghiệp, Châu Âu là sản xuất hàng điện tử .v.v)
Cải cách giáo dục đã làm từ nhiều năm, nhưng tôi đánh giá vẫn quá chậm và ko theo kịp sự phát triển của XH. Một gợi ý là VN nên tham khảo chương trình giáo dục Anh quốc, đặc biệt hệ Cambridge rất có uy tín và được công nhận rộng rãi trên thế giới.
Đoàn Nghĩa Quá chuẩn!
Hoàng Khoan nói đến chương trình dạy học, hãy thử hỏi ai sẽ là người sử dụng chương trình này? Có phải các giáo viên hiện nay không?
Dưới góc nhìn cá nhân tôi, 70% giáo viên không thể theo kịp các chương trình đổi mới giáo dục. Số ít còn lại muốn đổi mới và sáng tạo, nhưng lại gặp phải vật cản lớn về thành tích, cấp trên, chính sách, lương bổng,… Vậy nên đa số vẫn đi theo khuôn phép cũ – tạo nên các dạng mẫu, giải mẫu làm đề thi giúp học sinh qua môn, điểm cao. Và cả xã hội lại tôn vinh những “thành tích” đó. Theo dõi đề thi tốt nghiệp hay đại học qua các năm, mỗi lần bộ ra 1 bài mới là vài hôm sau các giáo viên luyện đề tạo ra hẳn “chuyên đề” chỉ để giải câu đó bằng những cách nhanh nhất, vắn tắt nhất, thậm chí viết thành sách bán rất chạy, trong khi những cách giải đó chả có tác dụng tăng thêm hiểu biết hay làm phong phú thêm tư duy cho học sinh. Thử hỏi sách mới định hướng tư duy, chương trình mới định hướng sáng tạo, liệu rồi sẽ lại có cách “luyện đề” mới?
Vậy chương trình Cambridge cũng cần giáo viên cấp Cambridge, chính sách ủng hộ Cambridge, cũng như công nghệ 4.0 nhưng không thể do nhân lực 0.4 sử dụng được!
TRÍ @tusardeva: Lại nhớ các đề toán phổ biến 1 thời về chứng minh đẳng thức!
Người ra đề chọn 1 hằng đẳng thức đáng nhớ A. Sau đó, tiến hành cộng trừ nhân chia, thêm bớt, lấy căn, rút gọn… cùng 1 trị số tùy ý ở 2 vế của đẳng thức.
Lúc này, sẽ được 1 đẳng thức mới B, làm đề bài yêu cầu học sinh chứng minh đẳng thức B là đúng.
Học sinh chỉ giải đúng khi may mắn làm ngược lại chính xác những gì mà người ra đề đã ngẫu nhiên thêm, bớt vào 2 vế của bất đẳng thức ban đầu!
Sea swallow @Hoàng: Có vẻ bạn đang có 1 sự nhầm lẫn nào đó, điều tác giả muốn nói là sự thay đổi tư duy, cách tiếp cận kiến thức còn dễ hơn cách dạy truyền thống đó bạn
dtdung.2910 Bạn nói rất đúng. Giáo dục vẫn đang là miếng bánh riêng của 1 bộ phận. Họ quan tâm đến nhiều thứ khác còn kiến thức thì có là được, không quan trọng.
Nguyên Văn @Hoàng: Với tình trạng mà đổi sách giáo khoa liên tục, giáo viên cũng phải đổi mới theo ko kịp. Vd như trc đây các môn hoá, lý, sinh là 3 môn riêng. Giờ gộp lại thành bộ môn tự nhiên buộc gv dạy các môn riêng lẻ đó phải học thêm 2 môn còn lại để có thể dạy dc.
dungla2011 Cái gì cũng cần cả, lương gv phải cao mới có người giỏi. Thầy giỏi thì trò mới giỏi. Rồi cơ sở vật chất đáp ứng đủ Văn, thể, mỹ không … Giáo trình là 1 phần của tổng thể. Trường Tư có cách giáo dục riêng như bạn nói. Gv trường công lương thấp, cs vật chất không theo được tư, chêng lệch lớn giữa nông thôn, thành thị khi học cùng 1 giáo trình…
thieuquang2008 @Hoàng: Rất hay
thieuquang2008 @Sea swallow: Tôi nghĩ người nhầm là bạn. Hoàng đang tranh luận cùng tusardeva.
quykiet.tb Những năm 60 Hàn Quốc còn nghèo, giáo dục kém phát triển, Hàn Quốc đã ra 1 quyết định gây tranh cãi nhưng nhờ đó giáo dục của họ được cải thiện nhanh, họ đã mang nguyên bộ sách giáo khoa của Nhật Bản sang giảng dạy, trừ các môn lịch sử, văn học. Lý do họ đưa ra là Nhật Bản cùng văn hoá phương Đông và đã có hàng trăm năm cải cách giáo dục, Nước Nhật đã cải biến lý thuyết khoa học Phương Tây sao cho phù hợp với văn hoá Phương Đông, họ đã bỏ rất nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu ra chương trình phù hợp. Và Hàn Quốc lúc đó nền tảng rất thấp nhưng về văn hoá phương Đông khá tương đồng, nên họ đã quyết định đi tắt đón đầu, không sáng tạo lại bánh xe trong khi thừa nhận năng lực đất nc lúc đó không thể làm được chương trình giáo dục tiên tiến như của Nhật Bản
Hưng Còn ở Việt Nam ta thì vẫn loay hoay bao nhiêu năm, cải cách bao nhiêu đợt, vẫn không giải quyết tốt được bài toán giáo dục đào tạo nhân lực cho theo kịp thời đại. Nhà kinh tế học nổi tiếng VN Phạm Chi Lan có nói 1 câu, đại ý rằng “Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước không chịu phát triển!”. Chắc điều này là đúng thật.
lenmoto2323 nếu dễ thế thì cả cái châu á này cũng làm rồi nhưng cuối cùng thì cũng chỉ có Hàn là bê nguyên chương trình giáo dục của nước khác vào thôi,bạn đã bao giờ nghĩ đến việc đó chưa?
Minh Le @lenmoto2323: Vấn đề là Hàn Quốc dám làm, các nước khác đã mấy nước dám đề xuất thôi đã khó chứ đừng nói là dám làm. Nếu có nước khác dám làm thì Hàn Quốc đã không phải là nước duy nhất.
demynguyenvn Nói chi đâu xa, đợt dịch Covid 19 bùng mạnh mẽ, cán bộ quản lý cứ đợt 1 tiêm kêu khai và đăng ký lại thông tin người tiêm, đợt 2 cũng kêu khai lại, đợt 3 cũng kêu khai lại… Tôi hỏi cán bộ phụ trách đó tại sao không lưu dữ liệu đợt 1, đợt 2 chỉ cần hỏi danh sách đợt 1 so với đợt này có ai thêm và bớt ai không để cho nhanh thay vì lại bắt kê khai lại toàn bộ, nghĩa là chỉ cần gửi danh sách đợt 1 cũ đến từng khu dân phố, cho các hộ tự tra soát lại thêm hay bớt ai là xong, cớ gì lại bắt khai lại toàn bộ vừa phí sức lại dễ xảy ra bất nhất dữ liệu lần 1 với lần 2 lần 3. Tôi nói ví dụ này là thực tiễn để minh họa cho việc nhân sự 0.4 đang làm công nghệ 4.0 thì chỉ là gây phiền phức, điển hình PC Covid cứ vẫn là câu chuyện cập nhật lại dữ liệu nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểm.
FunnyGame Thoáng cái mà đã gần một năm, giờ mà kể lại chuyện thời cô vi thì li kì không kém gì ông bà kể chuyện thời bao cấp
NDCo Nguyen Duc Co Nhiều kỹ sư, cử nhân hiện nay việc gọi tên vật hoặc sự việc khi cần diễn đạt, trình bày còn nhiều loay hoay, lúng túng, nhầm lẫn. Văn bản bình thường mà cũng khó lập cho ra hồn, ngay cả chính tả cũng bị viết sai nhiều.
Nguyên Văn Bạn nói đúng. Khổ nỗi giờ nhiều người vẫn coi trọng việc giải phương trình, tích phân, đạo hàm và coi nhẹ những kỹ năng mềm như trên. Họ luôn cho rằng phải giải toán như vậy mới phát triển dc tư duy, còn kỹ năng mềm học 1 2 khoá là xong. Tất nhiên ko phủ tầm quan trọng của toán học nhưng cần học đúng, đủ. Ko phải chăm chăm coi toán là vạn năng.
Micheal @Nguyên Văn: Đề cao kĩ năng mềm, hạ thấp kiến thức chuyên môn chỉ tạo ra những con người lương lẹo, đục khoét, làm cho xong việc và chả thèm quan tâm trách nhiệm, chất lượng công việc. Chuyên môn vẫn đặt lên hàng đầu ! Kĩ năng mềm vẫn cần thiết, nhưng đừng cố bài trừ phủ định chuyên môn !
Nguyên Văn @Micheal: Bạn đang nói cái gì vậy? Đang nói về tích phân và đạo hàm tự nhiên lái sang kiến thức chuyên môn. Bạn có hiểu là đang nói về tích phân đạo hàm ở phổ thông hay vậy? Hì hì. Đọc kỹ rồi hãy cho ý kiến nha. Chuyên môn muốn tốt thì kỹ năng đọc hiểu là điều đầu tiên cần có à nha.
Chien Nguyen Đó là hậu quả của việc dạy thiên về tính toán những bài khó và dài, chỉ chú trọng đến đáp số, dạy lí thuyết theo bài mẫu thôi. Chứ nếu trong quá trinh đại học, sinh viên được rèn luyện kĩ năng tự tìm tài liệu, tổng hợp, phân tích phản biện và thuyết trình thì sẽ tốt ngay. Bởi vì ở sinh viên sẵn có chút tố chất thông minh, chẳng nhẽ làm được toán tích phân đạo hàm mà không thể cải thiện được tư duy ngôn ngữ ư?
songviet.dt @Chien Nguyen: Vậy theo bạn cứ ông nào thật giỏi toán thì sẽ phong phú về ngôn ngữ. Quá sai
Trinh Hieu @Micheal: Chính xác! Nhiều ông đề cao kỹ năng mềm trong khi vấn đề khó cần giải quyết là kỹ năng chuyên môn có cho 100 thằng kỹ năng mềm vào cũng không làm được thì mềm làm gì!
hamhốtiênsinh @Micheal: đồng tình với bạn. Chuyên môn cần xét đầu tiên, không thể bỏ nó theo mình đến hết sự nghiệp. Không có chuyên môn giỏi kỹ năng mềm chỉ dành Sếp cấp cao, còn không chỉ là lươn lẹo nịnh bợ.
Chien Nguyen @songviet.dt: Không. Có điều là nền tảng của mỗi SV đã có một chút logic toán, một chút logic ngôn ngữ và trong quá trình đại học có thể cải thiện thêm. Nói rằng kĩ năng ngôn ngữ đến nỗi viết sách truyện được thì hơi quá nhưng trình bày ý tưởng của mình bằng một vài đoạn văn (ở mức chấp nhận được) thì có gì khó đâu. Còn tại sao tôi nói đến toán ở đây là vì trong các kĩ năng nhỏ đó, nhiều người cho rằng toán khó hơn các kĩ năng khác thôi.
Dương Hải Ngoc @Trinh Hieu: ông làm kỹ thuật thì với ông nó là kỹ năng mềm, nhưng với người làm sale, marketing hay quản lý … kỹ năng mềm nó chính là kỹ năng chuyên môn đấy. Mà xã hội đâu chỉ có toàn người làm kỹ thuật ?
thieuquang2008 @Micheal: Tôi không hiểu bạn đang phản biện điều gì. Kỹ năng mềm và kiến thức chuyên môn không là yếu tố chính để làm nên một con người như bạn đang đề cập.
thieuquang2008 @Trinh Hieu: Nhưng 100 ông chuyên môn cao đó, lại phải ngồi dưới trướng 1 ông kỹ năng mềm đó, ông bạn ạ.
Tuệ Thiết Tử Khi một hệ thống sản xuất kinh doanh đã hoàn thiện ở nước ngoài chuyển sang các nước giá nhân công rẻ mạt để tận dụng thì phần lớn họ chỉ chuyển sang các công việc có chất xám thấp kiểu lắp ráp đồng loạt hoặc gia công (kiểu gia công may mặc, gia công phần mềm – outsourcing). Những lĩnh vực này yêu cầu không quá cao, nhưng đòi hỏi khả năng hiểu thích nghi ngoại ngữ, thích nghi môi trường làm việc, văn hóa công sở, kĩ năng mềm. Cái này gọi là xuất khẩu lao động tại chỗ. Nó chỉ giải quyết bài toán sinh kế tạm thời cho chính quốc gia sở tại chứ chưa thể đi vào nâng tầm công nghệ hay tự chủ công nghệ. Để có thể tự làm chủ công nghệ thì phải có các kĩ năng đặc biệt chuyên về công nghệ, nghề nghiệp chuyên sâu… đi thẳng vào thị trường lao động tại nước phát triển đó. Ví dụ: Đài Loan đã đưa rất nhiều du học sinh sang nước ngoài làm việc, để lấy công nghệ ngay tại thị trường nước ngoài. Sau tầm 40-60 tuổi những du học sinh này về nước đầu tư sản xuất, mang công nghệ về khiến Đài Loan giàu có, phát triển vượt bậc. Họ không hề trông chờ nước ngoài chuyển công nghệ tới đất nước của họ mà trực tiếp đi mang về bằng tài năng của đội ngũ du học sinh chất lượng cao. Chúng ta không thể chờ mong đưa công nghệ cho mình theo kiểu mang tới thế này được. Đây chỉ là bài toán ở ngọn nên thi hành song song cả bài toán ở gốc. Để khi những du học sinh chất lượng cao về nước thì chúng ta cũng sẽ có một đội ngũ công nhân lành nghề được đào tạo bởi các công ti nước ngoài tại nước mình
doandaicnch Nói chung là khi nào đặt giáo dục lên làm vấn đề sống còn thì mới có thay đổi được
Lê Văn Làm việc trong thời đại công nghệ 4.0 nhưng tư duy và trình độ cntt của nhiều cán bộ VN vẫn trình độ 0.4, tới đây thực hiện chuyển đổi số rồi không biết sẽ ra sao. Đào tạo ĐH, CĐ, TC và cả đào tạo nghề đều chủ yếu lý thuyết xa vời, SV ra trường phần đa không ngay trực tiếp đảm nhận công việc đc mà phải học thêm hoặc đào tạo lại theo yêu cầu công việc. Điều đó chứng tỏ công tác đào tạo đại học của mình có vấn đề, gốc rễ có lẽ phải xem xét nguồn lực giáo viên và giáo trình sao cho tiếp cận kiến thức, công nghệ và thực tế hoạt động của doanh nghiệp ?
Sang hậu quả của nền GD chỉ chạy theo thành tích. Con tôi học tiểu học, trước khi thi học kỳ, cô ôn tập cho các cháu đúng bài sẽ ra thi, và ôn đi ôn lại nhiều lần. Khi thi cô còn dặn nếu ko biết làm thì hỏi bạn bên cạnh. Mục đích cuối cùng là để tất cả đều đạt 10 điểm cho tất cả các môn, nên tổng kết hầu hết đều đạt xuất sắc. Nhưng khi tôi thử cho làm 1 bài toán hơi khác 1 chút so với bài mẫu thì cháu lập tức vò đầu bứt trán suy nghĩ mà cũng làm sai. Thế đấy, GD chỉ chạy theo thành tích, để cuối năm học sinh nào cũng đạt xuất sắc, rồi cha mẹ lại lên facebook khoe thành tích của con. Nhưng khi vào đời rồi mới biết ai thật sự giỏi, ai là mọt sách.
lvmanh Toàn điểm ảo thôi, tôi nói thì nhiều người bảo có giỏi học được như mấy đứa đó không? Tôi nói: Khi có quá nhiều em xuất sắc 1 lớp như vậy thì 1 là lớp giỏi đồng đều so với các bạn lớp khác. 2 là dở đồng đều nên cô mới làm như vậy cho bằng chị bằng em. Nản.
nmduc1986 Giáo dục của các trường công lập đang mài mòn sự sáng tạo, tư duy logic và khả năng phản biện của học sinh
Đàm Hiếu Nhìn đâu xa, cứ học Nhật rồi Hàn ấy, từ bóng đá đến giáo dục đều phù hợp.
Đó là bỏ hết ct cũ, bê nguyên giáo trình các nước top phát triển về, giữ mỗi lịch sử văn hoá đạo đức. Thế là sau tầm 20 năm chúng ta sẽ được hệ thống chung của thế giới công nhận thôi.
trung.nguynngc46Ở thời đại 4.0 cũng đòi hỏi nhân lực 0.4 phải phân tích được bản chất của từng vấn đề một cách trên cơ sở khoa học thì công việc mới đạt kết quả tốt đẹp được, nếu không có tư duy nhận thức được như vậy thì cũng rất mập mờ trong các việc cụ thể mặc dù ở thời đại 4.0.
binh.nguyenvan Theo tôi kỹ năng tự học vẫn là quan trọng nhất, áp dụng cho mọi loài và mọi thời
bong bee nói chung giáo dục VN còn n bất cập lắm, cứ kêu cải cách nhưng từ chương trình tiểu học mới nhất tôi thấy đã ko có gì đổi mới. bản chất vẫn thế. vì vậy là PH tôi phải dạy con thêm rất n thứ đê châu hiểu đc bản chất mọi vấn đề cháu học. và từ đó tự tìm hiểu thêm. có nhg thứ ở độ tuổi nhất định phải học nhg thứ cần thiết thì mới mở rộng tư duy của trẻ đc. một con đường dài cho nhg đứa trẻ nhg thầy cô và trường lớp hiện nay chưa khơi gợi đc gì ngoài nhg thứ căn bản đại trà phải học. là các bậc PH chúng ta phải đồng hành cùng con nếu chúng ta muốn con toàn diện hơn chứ ko trông chờ đc vào ai cả. vì vậy cần thuyết trình ư, ngôn ngữ ư…. hãy để các con bắt đầu ngay ngày hôm nay từng bước 1 tích tiểu thành đại rồi đến khi cần các con đã có rồi…. con tôi 9 tuổi cũng đang bắt đầu như vậy, đơn cử nhất vừa học vừa thư giãn ko áp lực sau 2 tháng cháu đã đánh máy đc 10 ngón… và bgiờ đang bắt đầu với ngoại ngữ thứ 2 mỗi ngày 1 chút tôi nói rằng đến năm 15 tuổi đã học được rất n đó, con tôi vui mừng và cùng nói chuyện với tôi về tương lai cháu muốn làm j, và vui vẻ từng bước đi tới ước mơ của cháu. vậy nên các bậc PH có con học truongf công đừng quá chờ mong vào các dạy chinhs quy. nếu bạn cần gì hãy đồng hành cùng con ngày bgio, đừng như chúng ta ra truongf đi làm còn loay hoay học thêm n thứ….
Karmesh Vu Ky Việt Nam muốn phát triển công nghệ nhanh hơn thì nên có chính sách trọng dụng (trả mức lương cao, đưa vào vị trí quan trọng…) những người đi học ở các trường danh tiếng ở các nước phát triển nhất là khi họ có kết quả học tập từ khá trở lên
thanhviet197878 Vấn đề tác giả đề cập rất đúng, nền giáo dục của chúng ta có vấn đề rất nặng nề…chưa cần nói đến vấn đề trên của tác giả mà nói chuyện nhỏ của cháu mình thôi đây, học đến cuối năm lớp bốn mà cộng trừ còn phải đếm ngón tay rất lâu mới có kết quả, nhân chia thì làm rất chậm và thường ra kết quả sai, mình kèm cặp mãi không xong, tính rằng năm đó nhà trường sẽ cho nó ở lại lớp, học lại năm đó để mình kèm cặp lại cho có căn bản… Không dè nhà trường vẫn cho lên lớp…. Rồi khi lên lớp 5, trong mùa dịch không được đến lớp, đến kì thi giữa kì, nhà trường gửi đề thi tiếng việt về cho cháu làm bài, đoạn chính tả chỉ có 2 điểm mà cháu mắc hơn 10 lỗi, học đến cuối lớp 5, mà cộng trừ nhân chia, cháu vẫn chưa có thể tính toán được, cứ ngỡ là chắc chắn sẽ ở lại lớp, vậy mà mấy hôm trước cháu đc xác nhận lên lớp sáu… Thật không thể tin nổi… Đọc viết không vững, tính toán không được thì học lớp sáu như thế nào… Chứng kiến tình huống này, tôi vô cùng bất ngờ về nền giáo dục hiện tại… (Cháu tôi ở miền tây, gần thành phố chứ không phải miền núi nhiều khó khăn )
vankhoa24685 Với nền giáo dụuc đào tạo hiện nay, chúng ta chỉ có thể chiếm ưu thế ở số lương nhân công giá rẻ.
Pizza Berry Khó phát triển nếu giữ tư duy cũ đi trong sự phát triển vũ bảo của văn minh nhân loại. Khoảng cách giữa người giữ tư duy cũ với người có tư duy tiến bộ càng ngày càng xa hơn.
binhanhd2020 rất hay
yushui277 Còn một ngịch lý trong môi trường quản lý công là tình trạng ngại nghiên cứu văn bản, kể cả tìm hiểu thông tin trên mạng liên quan đến công tác chuyên môn, ngại tìm số liệu, ngại phân tích. Có nhiều bạn trẻ rất năng động, tự học, tự nghiên cứu nhưng có người làm cả chục năm mà không hiểu rõ về công việc đang thực hiện, chứ chưa nói đến việc bao quát chung hay nghiên cứu sâu để quản lý hiệu quả một lĩnh vực.
Phạm Ngọc Hiếu Có nhiều cái tồn tại trong hoạt động kinh doanh, sx, giáo dục, giải trí… Mà công nghệ thông tin hỗ trợ đc. Nhưng âp dụng và vận hành như nào thì lại phụ thuộc con người. Đơn cử như việc quản lý nhân khẩu còn chưa 1.0. Vẫn một đống giấy tờ trong ví. Vẫn photo công chứng” sao y bản chính”. Bệnh viện vẫn dùng thẻ y tế. Nguyên tiền giấy in chắc cũng tốn lắm. Lại vất vả cho câc chị đi photo, đóng dấu, xin chữ ký… nếu được thì cải cách những thủ tục, giấy tờ trong các ban ngành, liên ngành, cả hệ thống. Tại sao không có 1 mã số cho mỗi người mà mỗi ban ngành quản lý 1 hồ sơ liên quan( via dụ: y tế thì hồ sơ bệnh án, giáo dục thì bằng cấp, công an thì lý lịch…). Có khó không nhỉ?
nguyenhoangson9198 em là sinh viên, em đăng kí bảo hiểm y tế trên trường ĐH với cái sđt của mình, họ sẽ cho mình cái tài khoản để đăng nhập vào app đưa cho bệnh viện scan thay vì cứ in và ép dẻo Bảo hiểm y tế mới mỗi năm nữa.
QMinh Các kỹ năng này cần có thời gian, kinh nghiệm để mỗi cá nhân tích lũy và phát huy được nền tảng đó, kỹ năng đó bao gồm nhiều thứ, cả kiến thức kinh tế, xã hội, khoa học, lịch sử vv…SV mới ra trường tầm 5 năm đổ lại hiện nay đa số chưa làm việc chủ động được, phải tầm 10-15 năm trở lên.
jackdhv123 học đại học xong kỹ năng ngoại ngữ không có. kỹ năng tin học văn phòng mức trung bình hoặc hầu như không biết gì. chưa cần nói đến chuyên môn nghiệp vụ của ngành họ học.
đó là tình trạng chung của 90% sinh viên hiện nay ))
mcbrideatkinson178059 Thời buổi công nghệ rồi mà
truonglehuudat Vẫn chưa thoát khỏi việc làm theo ý em mà đánh giá theo Bộ Giáo Dục/Thầy Cô, nên học sinh rất ít đặt ra câu hỏi và cách suy luận logic để giải quyết được vấn đề vì biết không có ai dạy TỰ HỌC.
Mà những gì thành tạo điều là cái TỰ HỌC, 1 kiểu nghịch lý trong việc học