Nhân quả của người thông minh
Sinh ra đời với một bộ óc nhanh nhẹn, thông minh, có trí nhớ tốt. Để rồi học hành rất giỏi, lớn lên thành đạt, làm được nhiều chức vụ, giữ những vị trí quan trọng trong xã hội.
Đây phải nói là điều thật đáng quý mà ai cũng mong muốn.
Chẳng ai thích mình khi sinh ra với một đầu óc tối tăm, chậm chạp, đãng trí mau quên, học tập kém dở và làm ăn công việc cũng chậm, cũng dở .
Tuy nhiên cái gì cũng đều có nguyên nhân, có lý do của chúng. Và thông minh cũng vậy, cũng có nhân quả chi phối từ những kiếp quá khứ.
Vậy những kiếp quá khứ người đó đã sống thế nào mà được thông minh trong kiếp này ?
Xuất phát điểm là người đó đã từng có tâm đạo đức.
Khi có tâm đạo đức nên người đó đã làm những việc đạo đức, việc nhân nghĩa, việc phước thiện.
Ví dụ như :
Khi thấy một người trong xóm làng mất mà không có tiền mua quan tài. Người này nảy sinh tâm từ bi đạo đức, đã mua ủng hộ một cái quan tài để chôn cất.
Hay một ví dụ khác :
Khi có tâm từ mẫn, người này thấy trong xóm làng có nhiều học sinh nghèo hiếu học mà không có tiền đóng học phí. Thế là người đó cho học sinh, cho tiền phụ huynh để đóng học phí, mua sách, mua vở, bút viết….
Những việc làm đạo đức này sẽ mang lại quả báo thông minh trí tuệ cho những kiếp tương lai.
Lại nữa thêm một số nhân dưới đây cũng góp phần vào việc thông minh của một người :
- Người mà thường xuyên yêu thích việc xem sách, nghiên cứu sách vở, thích sưu tầm tìm hiểu học hỏi kiến thức của nhân loại.
Thì người này cũng có cái nhân để thông minh trong những kiếp tới. - Hoặc là người thường xuyên xem đọc kinh điển, trì tụng thần chú, nghe kinh, tụng kinh Phật hằng ngày, dành nhiều thời gian để nghiên cứu kinh điển, thấu hiểu dần về kinh điển.
- Khi biết điều gì, khi hiểu được những gì.
Họ thường xuyên chia sẻ sự hiểu biết ấy cho người khác, để người khác cũng hiểu.
Những việc làm này là người ấy đang góp phần tạo ra cái nhân thông minh, không những sẽ có thể xuất hiện trong đời này, mà còn mang qua các kiếp sống tới.
Do vậy ta nhận thấy, khởi nguồn của tâm thông minh đó là từ tâm đạo đức.
Tuy nhiên, nếu người thông minh này khi đã thông minh tài trí mà không chú trọng vào đạo đức, không tin có nhân quả, không tin có kiếp trước, kiếp sau.
Thế là người ấy sống thiếu đạo đức, dùng tâm thông minh để làm bậy như ăn hối lộ, bức ép người để dành phần lợi ích về mình, sống tham lam, ích kỷ, hưởng thụ cá nhân…v….v….
Thì chắn chắn tương lai người đó sẽ mất đi cái thông minh ban đầu và sẽ trở thành người tầm thường, thậm chí cũng có thể đọa lạc, rơi xuống vị trí rất thấp.
Do vậy, đạo đức rất là quan trọng đối với một người, là gốc rễ, là khởi nguồn của mọi thành tựu tâm trí tuệ khác.
Do vậy, nếu muốn thông minh thì Quí Vị hãy cố gắng huân tập cái tâm đạo đức.
Đạo đức sâu dày, viên mãn đó chính là tâm đại bi, là bản thể của cõi niết bàn.
Là nơi an trụ của Chư Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
Xem thêm:
Thần Chú Trí Huệ lớn – giúp Học Rộng Hiểu Nhiều
FB: Tu học mỗi ngày –
Gieo nhân gì để có đầu óc thông minh học giỏi?
Được sinh ra trên đời mà Quí Vị sở hữu cho mình một cái đầu óc thông minh, nhớ dai, bén nhạy linh hoạt thì đây là một điều phải nói là rất đáng quý và là một lợi thế rất lớn khi sống trên đời.
Thường thường những người tài giỏi hay gắn liền với một cuộc đời rất thành công thành đạt.
Vậy thì gieo nhân gì, hay sống ra sao để nếu còn tái sinh trở lại, ta sẽ luôn sinh ra với một bộ óc thông minh, tài giỏi?
Sau đây Quí Vị tham khảo những nhân quả sau đây :
- Phải biết kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo, yêu quí người học giỏi .
- Yêu quí sách vở, thời gian rãnh nên tìm những sách hay để đọc .
- Có tiền bạc Quí Vị nên trích ra ít để đi ủng hộ các học sinh nghèo hiếu học, nên tặng sách vở, bút viết, dụng cụ học tập,….. cho học sinh nghèo.
- Kính trọng các Bậc Thánh Nhân, biết lễ lạy, biết cúi đầu trước những Bậc có trí tuệ lớn .
- Nên khởi tâm hoan hỷ, vui vẻ, hạnh phúc khi thấy người học giỏi, tài giỏi hơn mình, không được khởi tâm đố kỵ, ganh tỵ .
- Từ bỏ việc uống rượu bia và các chất gây nghiện, nên tập có một lối sống tích cực, lành mạnh, tốt đẹp.
- Khi thấy thấy bạn hoặc người khác không biết điều gì như về học tập, hay trong công việc. Ta phải nên hoan hỷ, vui vẻ, nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ, không nên giấu nghề, giấu kiến thức, hẹp hòi ích kỷ.
- Kiểm soát tam tham muốn tính dục, hạn chế ở mức tối đa, người mà quá đam mê sắc dục thì sẽ dẫn đến quả báo đầu óc u mê, lú lẫn, chậm chạp, ù lì, ngu độn, ám độn.
- Thường xuyên thực hành thiền định, tĩnh tọa mỗi ngày, đây là cách thức rất thù thắng để phát triển trí tuệ trở nên siêu việt, siêu nhân.
- Cần tập sống đời hiền lành, đạo đức, thường trau dồi tâm từ bi, và tận dụng mọi thời gian trong ngày để sống đời hữu ích, lợi mình, lợi người, lợi cho gia đình và xã hội.
Trên đây là mười nhân cần gieo cơ bản để giúp Quí Vị có được trí tuệ, có được trí thông minh.
Nếu Quí Vị hành được thì tôi dám chắc chắn không những ở đời này mà nhiều đời nhiều kiếp về sau, dù Quí Vị có tái sinh về nơi đâu, cũng đều có được một cái đầu óc thông minh vượt trội hơn người khác rất nhiều lần.
Xem thêm : Nhân quả học dốt, thi trượt
Cúng dường dầu, nến thắp sáng điện Phật
Hỏi: Kính thưa Thầy! Kinh nhân quả dạy mang dầu, nến thắp sáng điện Phật (Tam Bảo) kiếp sau sanh ra làm người được thông minh, lời dạy ấy có đúng không? Xin Thầy dạy bảo.
Ðáp: Người thông minh không phải do cúng dường đèn dầu, nến thắp sáng điện Phật mà người ấy phải chịu khó học tập những điều mình chưa biết. Hiện giờ chúng ta thấy có người học tối (lâu nhớ, lâu thuộc bài), có người nhớ lâu, học mau thuộc ta cho họ thông minh, sự thật tiền kiếp họ đã gieo nhân học tập nên thời nay ta nói họ thông minh, chứ họ đã học sẵn rồi.
Muốn thông minh ở kiếp sau thì kiếp này phải chăm học tập, theo luật nhân quả học tập là gieo nhân thông minh, chứ không phải cúng dường đèn đuốc mà thông minh; đó là lối lừa đảo không thực tế của kinh sách phát triển, chúng ta không nên tin như vậy, tin như vậy chỉ có người vô minh mới tin, chúng ta tin cái gì thì cái đó phải cụ thể và thực tế rõ ràng. Ðời nay cố gắng chăm học tập đời sau thông minh, đó là lẽ đương nhiên, không ai nói ta lừa đảo được. Bây giờ ta u tối phải cố gắng học “có công mài sắt có ngày nên kim”. Còn những người thông minh là do kiếp trước họ đã học rồi, bây giờ nhớ trở lại, chứ không có thông minh gì cả. Ðức Phật dạy: “cây ngả về hướng nào thì bóng ngả về hướng ấy”. Ðúng vậy, khi ta làm một điều gì thì hậu quả của điều đó sẽ đến với ta. Tốt hay xấu là do việc của ta làm ác hay thiện. Còn đốt đèn đuốc làm sáng bàn thờ Phật mà được thông minh thì không đúng.
Chúng tôi xin nêu lên một điều để quý vị được rõ. Hàng ngày quý vị đều đốt cây hương vỏ cây tượng trưng cho năm cây hương giải thoát: “giới hương, định hương, tuệ hương, tri kiến hương và giải thoát tri kiến hương” nhưng quý vị có thấy tâm mình giải thoát chưa? Có hết tham, sân, si chưa?
Tượng trưng là một lẽ và giải thoát là một lẽ, cho nên thắp đèn, đuốc, nến cho sáng thì có ai đốt đèn mà thông minh chưa? Nếu đốt đèn mà siêng năng chăm học thì thông minh là lẽ đúng, nếu đốt đèn để sáng bàn thờ Phật, không học mà thông minh, đó là lối lừa đảo của kinh sách phát triển để các chùa khỏi tốn tiền mua dầu thắp bàn thờ Phật vì có mấy đứa học sinh tối dạ mua dầu đèn thắp sáng. Nhưng chúng cũng phải học chúi đầu chúi mũi mới có thuộc bài, chứ đâu có thắp đèn mà khỏi học bài bao giờ hay chư Phật học bài dùm cho. Ðó là một lối lừa đảo gian xảo của kinh sách phát triển.
Kinh sách phát triển nói về nhân quả có rất nhiều điều vô lý thế mà người Phật tử vẫn tin, tin trong mù quáng vô minh. Tin mà không chịu suy nghĩ. Thắp đèn sáng cúng dường chư Phật là thông minh, học một biết mười, điều này không bao giờ có. Nếu việc làm này có được thì thế gian này không còn người u tối, đần độn, dốt nát và ngu si. Phải không quý vị?
Chỉ cần mua dầu thắp đèn sáng cúng dường chư Phật là thông minh sáng suốt thì ai mà làm không được. Trong cuộc đời này có ai muốn mình không thông minh; có ai muốn minh u tối, dốt nát, ngu si, đần độn; có ai muốn mình thua kém mọi người. Phải không quý vị?
Nếu kết quả chỉ cần mua dầu thắp đèn sáng cúng dường chư Phật là thông minh sáng suốt thì chùa sẽ thắp đèn sáng ngày đêm quanh năm suốt tháng, nhưng hiện giờ đến chùa nơi điện thờ Phật chỉ có một ngọn đèn leo lét mờ mờ ảo ảo, như vậy chứng tỏ lời dạy này không có hiệu quả, chỉ là một trò lừa đảo.
(Thích Thông Lạc, trích Đường Về Xứ Phật, tập 7)
Tìm kiếm có liên quan
- Tại sao có người thông minh
- Ngoại hình/Tính cách của những người thông minh
- Dấu hiệu của người kém thông minh
- Sự khác biệt giữa người thông minh và người bình thường
- Bệnh của người thông minh
- Những người thông minh nhất thế giới