NHÂN SINH TỨ NAN – Người tu có bốn cái khó
Đời người cầu đắc được chân đạo trải qua bốn cái khó
- Thân người khó được ;
- Tam kỳ nan ngộ;
- Chân đạo nan phùng;
- Minh sư nan ngộ.
1. Nhân thân nan đắc: Trong giới chúng sanh, có người có vật, trong loài vật lại có Thai Sinh (trâu, ngựa, chó, heo,…), noãn sinh (gà, vịt, chim,…), thấp sinh (loài thủy tộc) và hóa sinh (kiến ruồi,muỗi…). Mặc dù hình thù của người và vậy có sự khác biệt, nhưng bản Tính do Trời phú đều như nhau. Nhân được chánh khí của thiên địa nên linh hơn vật, cho nên một khi được đầu thai làm kiếp người, dù giàu hay nghèo, thọ hay yểu cũng điều quý hơn vật. Hồ li có thể tu thành Hồ tiên, rắn có thể tu thành rồng, nhưng chỉ có người mới có thể tu thành chánh quả. Nhân sinh nan đắc là vậy.
2. Tam kỳ nan ngộ: Từ lúc khai thiên lập địa cho đến sinh người, Đức Vô Cực Chí Tôn đã định sẵn tam kỳ phổ độ để độ nguyên nhân Phật Tử trở về cõi Niết Bàn.
Vào thời thượng cổ, tri thức nhân loại chưa khai, bách công chưa tề ăn lông ở lỗ, nhân thú sống hợp quần bất phân, không có hiền ngu, không có sự tranh đoạt, nên Nhân với Đạo hợp nhất., một khi dương số đã mãn thì phần Linh tính trực tiếp trở về với Đạo. Vào thời kỳ Phục Hy, tri thức loài người tiệm khai, lòng người biến đồi dần dần, biết vị kỷ hại người, cho nên tự tạo nghiệp chướng, làm cho bản tính mê muội không thể trở về với Đạo. Thượng Đế từ bi, từ đó bắt đầu giáng Đạo.
Trong thời kỳ Thanh Dương, Đạo giáng nơi quân vương, chỉ có bậc vua chúa mới đắc Đạo để thay mặt Thượng Đế trị thế (do đó người xưa mới gọi vua là Thiên Tử). Như vua Phục Hy, Thần Nông, Hiên Viên, Nghiêu, Thuấn, Vũ, đều là vua có Đạo, gọi là hữu Đạo Minh quân. Đến thời kỳ Hồng Dương, Đạo giáng Sư Nho, chỉ có bậc Thầy mới đắc Đạo, như Đức Khổng Tử, thầy Nhan Hồi, thầy Tăng Tử, thầy Tử Tư, thầy Mạnh Tử đều là hữu đạo Minh Sư, thừa kế đạo thống, dùng nhân nghĩa giáo hóa thứ dân.
Trong hai thời kỳ Thanh Dương và Hồng Dương, Đạo chỉ đơn truyền độc thụ. Đế Nghiêu thiền vị cho Đế Thuấn, Đế Thuấn nhường ngôi cho Đế Vũ. Trước thời vua Vũ, Thiên tử đều nhường ngôi cho những người có công đức với đời. Kinh Thi viết: “Đại đức giả tất thụ mệnh”. Người có công đức lớn sẽ được Trời phó thác Thiên mệnh, thế Thiên hành Đạo. Sau vua Thang, vua Văn Vương, Võ Vương, nhà vua trước khi thoái vị đều nhường ngôi lại cho con cháu, những vị vua sau này không có Đạo, Đạo chuyển sang bậc Sư Nho. Đức Khổng Tử thừa tiếp đạo thống, trên ba ngàn môn đồ theo ngài, nhưng chỉ có 72 vị hiền triết chứng quả. Tâm pháp của Thánh nhân đến đời Thầy Mạnh Tử thì thất truyền. Đức Phật Thích Ca cùng thời với Đức Khổng Tử ứng vận bên Tây Trúc, mặc dù môn đồ rất đông, nhưng chỉ có thập đại đệ tử và năm trăm la hán chứng quả. Sau thời kỳ của Phật Thích Ca và Đức Khổng Tử, số người tu Đạo nhiều, nhưng chứng Đạo ít, nguyên do vì thời vận chưa tới. Dù Thánh nhân, Tiên Phật ,Bồ Tát phát lòng từ bi, nhưng không có lệnh của Thượng Đế cũng không dám đại khai phổ độ.
Nay đương thời kỳ phổ độ thứ ba là Bạch Dương, Thượng Đế từ bi, Đạo giáng thứ dân, ngu phu ngu phụ đều có thể cầu Đạo mà không cần thiên lý phỏng Minh Sư, vạn lý tầm khẩu quyết, hay vào nơi thâm sơn cùng cốc để tham thiền khổ tu như người xưa. Một Nguyên 129600 năm, mới có một lần thu viên phổ độ. Cho nên mới nói là Tam kỳ nan ngộ.
3. Chân Đạo nan phùng: Trong thời kỳ mạt pháp vạn giáo tề phát, có chánh có tà, chân giả khó phân. Nếu như không được chánh Đạo, dù có tâm học
Đạo nhưng không phân biệt được chân giả, chạy vào bàn môn tả đạo thì cũng uổng công tu hành, khó thoát luân hồi. Chân Đạo chỉ có một, do Thượng Đế giáng, có Minh Sư truyền. Một khi đắc Đạo dụng công tu hành, một khi đức hạnh viên mãn sẽ được Ngọc Đế triệu về, tiêu giao miền Cực Lạc. Còn pháp môn vẽ bùa, niệm chú, luyện khí vận công, đao thương bất nhập, xem bói coi tướng, quan không ngồi thiền…, mọi pháp môn đều có cái hay nhưng không phải là chân truyền của tam giáo, dù có thần thông biến hóa cũng khó thoát kiếp luân hồi. Sách Luận Ngữ viết: “Tuy tiểu Đạo, diệc hữu khả quan yên, chí viên khổng nệ” (Tuy là Đạo nhỏ cũng có cái hay ở trong để thu hút lòng người, nhưng không đi xa được). Kinh Kim Cang viết: “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng ảo bào ảnh”. Nếu không phải là tánh lý chân truyền của tam giáo, chỉ uổng công tu hành.
4. Minh sư nan ngộ: Thiền tông cho rằng Tâm tức là Phật, nhưng Tâm nằm ở đâu? Nếu không có Minh Sư chỉ điểm, dù có đọc hết thiên kinh vạn điểm cũng tìm không ra. Đan kinh viết: “Nhâm quân thông minh quá Nhan Mẫn, bất ngộ Minh Sư mặc cường sai”. Dù tài trí thông minh hơn Nhan Hồi và Mẫn Tử Khiêm (hai vị cao đồ của Đức Khổng Tử) nhưng không gặp Minh Sư cũng khó mà suy đoán ra được chân đế của Đạo. Thành thử người xưa một khi ngộ được sinh tử vô thường, bỏ cả sự nghiệp gia đình đi học Đạo, mục đích không ngoài khổng Minh Sư tầm khẩu quyết.
Minh Sư là người thừa lãnh thiên mệnh của Thượng Đế để truyền Đạo. Thời Tam kỳ phổ độ, Cung Trường Tổ và Tử Hệ là hai vị Tổ Sư phụng mệnh Đức Vô Cực Chí Tôn thừa kế tổ vị thứ mười tám, phổ độ tam tào, diều dắt chúng sinh thoát ly bể khổ, trở về miền Cực Lạc. Nếu không phải là kiếp trước có tu và tổ tiên có đức dễ gì được gặp ! Ngày xưa Hiên Viên Hoàng Đế đã từng bái 72 vị sư học Đạo, nhưng những vị thầy này chỉ biết cách nhập thế và trị thế, mãi khi đến khi gặp chân sư Quảng Thành Tử mới đắc đạo; Thái tử Tất Đạt Đa cũng từng bái qua 7 vị sư, về sau được thọ ký nơi Nhiên Đăng Cổ Phật mới đắc Đạo.
Xem thêm:
Nhân thân nan đắc – Phật pháp nan văn
Luyện Kim Tuyến Tiền hiền Cho hh thỉnh một chút,nan thứ 3 bên đài loan trong sách hh xem tiếng trung họ ghi là trung hoa nan sanh ,mà trong sách vn mình đều ghi là minh sư nan ngộ.
Nan sanh bạn sẽ ko hiểu được, hàm ý rất là sâu xa, nan ngộ bạn sẽ dễ hiểu hơn,
Luyện Kim Tuyến Ý hh là có một nan ko giống nhau
1. thân người khó được 2. tam kỳ khó gặp 3. trung hoa khó sanh 4 .chân đạo nan phùng. Sách trung ko có ghi minh sư nan ngộ. Nhưng sách việt dịch lại có minh sư nan ngộ hay là còn ý nghĩa nào sâu xa hơn hh ko rõ ràng lắm
Pj Nguyên Luyện Kim Tuyến nếu đúng theo câu nói thì hh bít là Trung Thổ khó sanh. Câu nói này của ” Đường Tăng” nói. Nhưng sách dịch là Trung Hoa khó sinh. Tuy nhiên nếu để là Trung Hoa khó sinh người ta sẽ chỉ bít đến đó là nước Trung Quốc. Như vậy thì khó mà độ người. Vì dụ như chta là người VN mà. Đâu phải Trung Quốc. Vậy nên có thể đổi lại như vậy
Xuân Dinh Quý vị hiểu như thế k hợp lắm, bốn cái khó của đời người là, 1 nhân thân nan đắc, 2 trung thổ nan sanh, 3 minh sư nan ngộ, 4 chân đạo nan phùng. Hh chỉ sơ lược để quý vị tham khảo,
1 thân người khó được, thì cũng dễ hiểu rồi, làm trâu làm bò làm súc sanh thì dễ rồi, duy chỉ làm người là khó được, bởi vì làm người phải có đức,
2 Trung thổ nan sanh, k phải chỉ riêng cho trung hoa thôi đâu mà là câu này ý chỉ con người khó sinh ra nơi trung tâm hoặc gần trung tâm của thế giới, trung tâm của trái đất, bởi vì nơi đó là nơi phật ra đời, có Phật pháp để nghe, có Phật pháp để truyền thụ, vì vậy k chỉ nói về Trung Hoa mà bao quát cả ấn độ, việt nam, đài loan, thái lan, lào, cam bu chia, nhật bản, hàn quốc vv.. thuộc về địa phận Châu Á. Những quốc gia này ở gần trung tâm của thế giới hoặc là trung tâm thế giới. Là nơi được trời cao ưu đãi nhất, là người da vàng. Quý vị có phải người da vàng k,
3 minh sư nan ngộ, có câu, ngàn lý tầm minh sư, vạn lý cầu khẩu quyết, đủ cho ta thấy sự tôn quý khi gặp được minh sư, nếu có thể tìm gặp được Chân minh sư cầu được khẩu quyết thì nhất định được giải thoát sinh tử luân hồi mà chứng ngộ phật đạo, từ xưa là như vậy, nên muốn gặp minh sư, người xưa đi mòn cả giày sắt mà cũng chưa chắc đã gặp được, Nên nói minh sư nan ngộ là vậy.
4, chân đạo nan phùng, chân đạo ý chỉ cho thời kỳ phổ, Thượng thiên giáng đạo cứu độ chúng sinh vãn hồi tai kiếp, cái mà quý vị nói đó là, tam kỳ phổ, chư phật giáng thế đem chân đạo cứu độ chúng sinh và đặc biệt hơn nữa là thời kì bạch dương, Tam tào phổ độ, chân đạo phổ truyền rộng rãi cứu độ khắp pháp giới chúng sinh,
Chúng ta là những người may mắm biết bao, đã đủ duyên lành gặp đặng được 4 cái khó của thế gian. Hãy quý trọng lấy.
Phan Thị Liên Diệu Tâm con xin cung kính chào người. Con không tu được con chỉ tu tại gia thôi
Võ Ngọc Tuyết Phụng Thành tâm chia sẻ và hoan mừng sự giác ngộ khai thị cùng sự hữu duyên
Nhân chi sơ tánh bổn thiện. Là một ân Đức rồi
Mang thân làm gì đi chăng nữa trong 6 cõi luân trầm thì cũng biết đau biết khổ
Sanh lão bệnh tử, cầu bất toại, ái biệt ly, oán thắng hội, tham, sân giận, si mê, cao mạn,nghi ngờ, tà kiến.
Đều là những gì thân người sẽ mang.
Mong cầu được sự thấu hiểu và trân trọng.
Nếu được đồng cảm, cảm ơn thiện hữu đã cho mình một cơ hội được chia sẻ.
Lý do động lực cho mình dám chia sẻ điều này bắt nguồn từ câu chuyện :
Thân người khó có được lắm
Bậc chân tu không phạm hồng trần thì được
Con người ai lúc nào không giận hờn, oán trách, giết bỏ côn trùng, bỏn xẻn bớt rút, tham chiếm,dối lừa , oán hờn….trước mắt là lời nói không đẹp, miếng ăn làm loạn tâm….đơn giảm vậy đã làm mình đánh mất đi nhân cách làm người rồi.
Có được thân người hôm nay cũng do ta tự rèn đủ 5 nhân cách ngũ giới thì mới có dc thân người.
Người thì có học, hay khó khăn, dung mạo xấu đẹp, tài trí thông hạnh để lìa xa ác, hay mê muội….cũng tự do thân mình tự chiêu cho mình…..người được giàu có, người có may mắn quý nhơn, hay người khó trăm đường, tắc đủ bề….
Nay có được tri thức, tiếng nói, nhân phẩm người…xin đừng làm mất đi.
Mất rồi gây bao trái ngang cho người khác, và còn tuyệt luôn đường minh chánh, trí tuệ của mình.
Có được thì hãy chọn đúng đường, đúng đạo lý mà đi…..một phút khởi sanh tà niệm bất chánh : bạn sẽ không còn đường nào khác để nương tựa mà lại mất luôn cả những gì bản thân đang có.
Chân thành chia sẻ đến ai đọc được bài viết, vì tấm lòng trân trọng những cơ duyên lành, tín hiệu đúng của từng diễn biến cuộc sống, để cho mình thấy được những điều trên.
Xin cảm ơn cuộc sống này, những sự chia sẻ của người đi trước và những Bậc Trí Thức với nguyện tâm cho mỗi con người thoát bỏ sự rắc rối và bất an trong từng cuộc sống.