TẠI SAO NGÀY NAY NHIỀU NGƯỜI TU NIỆM PHẬT
MÀ KHÔNG ĐƯỢC VÃNG SANH?
(Tác giả Hương Trần, đăng ngày 29/11/2018)
Bài này có tổng thể 4 phần
Thới Lai gom lại làm 1 để quý bạn tiện học mà tu tập
Phần 1 – Không đoạn trừ 5 Triền-cái
____________________________________
Người tu Niệm Phật ngày nay vướng nhiều lỗi lầm mà đinh ninh khi chết “vãng sanh lưu xá lợi”! Ấy là trên vọng chấp vọng (chấp có xá lợi)! Trên hoặc thêm hoặc!
Phật lực tuy bất khả tư nghị, nhưng Nghiệp lực cũng bất khả tư nghị!
Đem niệm Phật bất khả tư nghị ra đối đầu với Nghiệp lực bất khả tư nghì thì khác nhau trứng chọi ngọc, ngọc chạm đá, rồi vọng thuyết là đới nghiệp vãng sanh.
Tuy nhiên, nếu không ly ngũ triền cái thì không thể ly Ta-Bà! Ngay cả, tái sanh làm Người hay sanh Thiên còn chưa chắc đã được.
Có bao nhiêu người biết được ngày giờ chết? – Rất hiếm. Nhưng, đó là điều kiện tiên quyết để tái sanh làm Người hay sanh Thiên.
Còn người vãng sanh Tịnh độ Cực Lạc thì không cần phải biết trước ngày giờ như vậy. Xem Kinh Quán Vô Lượng Thọ.
Vậy ngũ triền cái là gì? – Đó là
1) tham dục triền cái.
2) Sân hận triền cái.
3) Hôn trầm thụy miên triền cái.
4) Trạo cử hối quá triền cái.
5) Nghi triền cái.
Có nhiều cách chế ngự 5 triền cai. Nếu không biết thì đành bó tay với người học Phật kiểu lơ tơ mơ nầy. Vì sao? – Vì họ gập Phật Pháp mà chẳng hiểu nghĩa Phật Pháp nên đã gây nhân Súc sanh vậy. Tin Phật mà không hiểu Phật là phỉ báng Phật là nhân sanh vào Địa Ngục. Gây hai nhân nầy mà chỉ trồng nhân 10 niệm thì làm sao thắng nỗi thám ái nghiệp lực và vô-minh lực?
Nói đi, các bạn tu 5 hay 10 năm niệm Phật mà có vị nào chỉ dạy về vấn đề nầy chưa? Nếu chưa thì mau mau sám hối!
Có sám hối thì tâm thanh tịnh. Lở chuyến đò nầy thì chờ chuyến khác trong thân thể con Người hay chư Thiên, Quỷ Thần. Nhưng, nếu vì lý do nào đó mà bỏ ngang pháp tu thì chẳng khác nào đập vở con đò hay làm cho nó đắm
Phần 2 – Niệm hồng danh 6 chữ
___________________________________
Người bây giờ càng lúc càng biếng nhác, Nam mô A-Di-Đà Phật (Namah Amitabha Buddha) thì chỉ niệm A-Di-Đà Phật cho nhanh! Ngày niệm 5.000 câu 1.000 câu không bằng Hương Trần niệm 10 câu y như Kinh dạy.
Cái ngu của tín đồ tại gia là tin theo những kẻ đầu tròn áo vuông, chuộng hình thức xuất gia, phế bỏ Kinh Luận của Phật của Tổ. Niềm tin vô căn cứ nầy gọi là CUỒNG TÍN. Bài kế tiếp số 3 sẽ viết về vấn đề nầy.
Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật
(….)
Danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật (Namah Amitabha Buddha)
1) vốn đầy đủ vô lượng vô biên hằng hà sa công đức,
2) vô lượng vô biên hằng hà sa ý nghĩa,
3) vô lượng vô biên hằng hà sa lực dụng, cứu cánh, cảnh giới, giác tánh …
4) dẫu trăm ngàn muôn ức na-do-tha vi trần đại kiếp, cũng không thể diễn nói hết được.
Nay vì chúng sanh nơi thời kỳ Chánh pháp cuối cùng, mà tôi sẽ lược nói, để chúng sanh thu hoạch nhiều lợi ích.
Nầy Phật tử ! Nam-mô A-Di-Đà Phật nghĩa là gì ?
1) Nam-mô là thủy giác. A-Di-Đà là tương tục giác, Phật là bản giác.
2) Nam-mô là năng niệm, A-Di-Đà là tương tục niệm, Phật là sở niệm.
3) Nam-mô là giới luật, A-Di-Đà là thiền định, Phật là trí tuệ.
4) Nam-mô là thế gian giới, A-Di-Đà là pháp giới, Phật là vô sai biệt giới, vô sở hữu cảnh giới, vô trụ xứ cảnh giới.
5) Nam-mô là Thường, A-Di-Đà là Tịch, Phật là Quang.
6) Nam-mô là Diệu quan sát trí, A-Di-Đà là Bình đẳng tánh trí, Phật là Đại viên cảnh trí, Vô tận Sở hữu trí.
7) Nam-mô là phi hữu, A-Di-Đà là phi vô, Phật là không tánh, phi hữu vô định tánh.
8) Nam-mô là như thực hữu, A-Di-Đà là như thực không, Phật là như thực bất không.
9) Nam-mô là Sai biệt trí, A-Di-Đà là Vô sai biệt trí, và Phật là Pháp hải tuệ công đức vô tận tạng viên mãn trí.
10) Nam-mô là phương tiện lực, A-Di-Đà là cứu cánh lực, và Phật là dung thông phương tiện siêu việt cứu cánh lực.
11) Nam-mô là ly trần, A-Di-Đà là ly căn, Phật là ly thức.
12) Nam-mô là chuyển y tạng, A-Di-Đà là vô tận thiện căn tạng, Phật là quyết định chính giác tạng.
13) Nam-mô là ly cẩn tạng, A-Di-Đà là niết bàn tạng, Phật là như huyễn giải thoát tạng.
14) Nam-mô là trang nghiêm Phật quốc độ, A-Di-Đà là thành tựu vô biên Phật quốc độ, Phật là như huyễn thập phương Hoa Tạng Thế Giới Hải.
15) Nam-mô là gia trì lực, A-Di-Đà là tiếp dẫn lực, Phật là tự tánh tương ưng nhiếp thọ lực.
16) Nam-mô là khai thị vô lượng trí, A-Di-Đà là thâm nhập chính giác trí, Phật là quang minh phổ chiếu trí.
17) Nam-mô là thế gian giải, A-Di-Đà là giác ngộ giải, Phật là nhất thiết trí biến chiếu thập phương viên mãn giải.
Nầy Phật tử, danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật có vô lượng vô biên bất khả thuyết ý nghĩa thâm mật vi diệu như thế, dẫu ba đời mười phương chư Phật diễn nói cũng không cùng tận.
18) Lại nữa, không thể chấp trước nơi ngữ ngôn, văn tự, âm thanh, tri kiến, biện luận … mà bảo rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà là hữu niệm hoặc vô niệm. Vì sao vậy? – Bởi vì danh hiệu ấy chính là Không-tánh, là vô sở đắc, là vô sở ý, vô cấu nhiễm, là vô sở tương ưng, là vô sở bội nghịch, vô công dụng hạnh, là vô sở cầu hạnh.
19) Lại nữa, không thể chấp trước nơi hình thái tu tập, chỗ dụng công, hoặc phương tiện biểu hiện, qui tắc hành trì, mà cho rằng danh hiệu ấy là hữu định tánh hay vô định tính. Vì sao vậy? – Bởi vì danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật chính là
i) Vô tận tạng,
ii) Hư không tạng,
iii) Đà-ra-ni tạng,
iv) Giải thâm-mật Cụ-túc tạng …
20) Lại nữa, không thể chấp trước vào
a) ý nguyện vãng sanh,
b) tâm thái mong cầu Phật lực, hoặc
c) an trú bản nguyện lực, hay
d) sự phát tâm bồ đề quảng đại …
mà cho rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật là hữu thú hướng hoặc vô thú hướng. Vì sao vậy ? – Bởi vì danh hiệu ấy, chính là
i. Tịch tịnh tạng,
ii. Thanh tịnh vi diệu tạng,
iii. Minh triệt tạng, là
iv. Trần tạng, là
v. Thức tạng, là
vi. Cấu tạng …
21) Lại nữa, không thể chấp trước vào
a) cách thức trì niệm,
b) vào nghi tắc lễ bái cúng dường,
c) vào sự khẩn thiết xưng tán,
d) sám hối hoặc tâm chí tùy hỷ công đức của hành giả niệm Phật
mà cho rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật là hữu sở y hay vô sở y. Vì sao vậy ? – Bởi vì danh hiệu ấy chính là
i. khả ái nhạo tạng, là
ii. ly chủng chủng trần cấu tạng, là
iii. ly uẩn tạng, là
iv. vô chướng ngại tạng, là
v. vô tận công đức tạng …
vi. vô tận thiện căn tạng, là
vii. niết bàn tạng, là
viii. như huyễn tam muội vô vi tạng, là
ix. thành tựu Phật độ tạng, là
x. quyết định vô thượng bồ đề tạng, là
xi. Phổ-Hiền bất tư nghị giải thoát tạng …
Khi ngài Phổ-Hiền Bồ-Tát ở trước đức Như-Lai mà tuyên thuyết ý nghĩa và công đức bất khả tư nghị của danh hiệu Phật rồi, đức Như-Lai khen rằng: “Lành thay ! Lành thay!”
Vô lượng vô biên Bồ-Tát khắp mười phương chứng đắc Niệm Phật Tam Muội, và Quốc mẫu Vi-Đề-Hy cùng những vị Trưởng lão trong đại chúng đều thân-chứng Tín Giải Đà-ra-ni.
Chư Thiên, Long, Quỷ, Thần đều thâm nhập Thiện Căn Đà-ra-ni, hớn hở vui mừng đồng chấp tay nhất tâm xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật.
— # —
Các bạn có Tín-lạc chưa. Tín lạc đây là Tín Giải Đà-ra-ni. Nếu chưa có thì biết từ bấy lâu nay mình học sai, làm trật lời Phật dạy!
Lởi ít ý nhiều mong các hiền giả ráng giữ tâm như Kinh dạy mà tu học, bớt nghe các Tăng Ni giảng dạy điên đảo vì họ không hiểu ý Kinh!
Kinh viết,
“Nầy Kiều Trần Như! Sau khi Phật Niết bàn, các đệ tử Phật thọ trì Như Lai mười hai bộ kinh thơ tả đọc tụng, điên đảo giải nghĩa, điên đảo tuyên nói. Vì điên đảo giải nói nên che ẩn pháp tạng.”
Phần 3 – Thập Niệm mà chẳng phát được 10 thứ tâm
_________________________________________________________
Người tu thích nói nhưng ít ai làm, phát tâm thì chỉ cầu sanh Cực Lạc mà chẳng biết Kinh dạy như thế nào! Như vậy há chẳng phải là phát tâm suông sao?
Muốn bỏ Ta Bà, để lại những triền phược khổ đau là vọng niệm của mình, chớ không phải ý chí tu tập!
Ai chẳng muốn bỏ khổ hưởng vui, đó là tâm nhị nguyên.
Đã bao lần các bạn muốn buông bỏ mọi việc để một mình tu tập Niệm Phật cho thuần, nhưng duyên đời thì lắm, duyên Đạo thì chẳng được ngày nào! Cứ như thế ngày qua tháng lại, công phu tu tập niệm Phật chỉ còn là khẩu quyết “Nam mô A Di Đà Phật” mà chẳng hiểu Phật A Di Đà là gì! Đến khi bọn Ma vào cửa Phật dùng lời hủy báng Phật A Di Đà và Cõi Cực Lạc thì ngậm miệng, im hơn, rút vào xó nhà mà “Nam mô A Di Đà Phật, thật là tội lỗi, thật là ác khẩu nghiệp”
Vậy Hương Trần hỏi các bạn tu theo Thập Niệm của Kinh Niệm Phật Ba La Mật vậy có bao giờ các bạn biết những điều nầy chưa?
Kinh Niệm Phật Ba La Mật viết
(…)
Muốn niệm Phật đúng pháp và tự biết mình chắc chắn vãng sanh, thì NGƯỜI NIỆM PHẬT phải phát khởi 10 Thứ Tâm Thù Thắng sau đây:
1. Tín Tâm
2. Thâm Trọng Tâm
3. Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm
4. Xả Ly Tâm
5. An Ổn Tâm
6. Đà Ra Ni Tâm
7. Hộ Giới Tâm
8. Ba La Mật Tâm
9. Bình Đẳng Tâm
10. Phổ Hiền Tâm
Phần 4 – Không gần gũi bậc Thiện tri thức
______________________________________
Phân biệt Thiện Tri Thức và Ác Tri Thức chính là chánh kiến hay tà kiến. Ác Tri Thức thường theo Tà-kiến Thừa. Chúng dựa vào lời Kinh rồi giảng thuyết điên đảo theo tư kiến.
Cái ngữ, “Không có Cực Lạc,” hoặc không có Quán Thế Âm cùng chư Bồ Tát, đều là văn từ của bọn Ác Tri Thức.
Phải xây dựng “Tịnh Độ nhân gian” để mọi người vui hưởng là văn từ của bọn Ác Tri Thức. Bản chất của Ta bà là Ngũ Trược thì làm sao thành Tịnh Độ trừ chư Bồ Tát thượng Địa nhập Bất-tư-nghì Cảnh-Giới Tam-Muội làm ra, hay do chính đức Phật thị hiện thần biến bất khả tư nghì mà nên. (Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, v.v…)
Phải bố thí, hiến máu, hiến mô tạng để cứu người đó là phước đức lớn! Vậy sao hiện đời không cắt một trái thận,. xẻo một miếng gan để cho người bệnh mà không phân biệt giàu nghèo. Nếu họ nghèo thì lo viện phí luôn cho phước đức to rộng hơn. Ai làm được?
Kinh Đại Thừa do Bà-La-môn tạo, Tổ sư Trung quốc viết, Ngụy Kinh, v.v… đều là văn từ của bọn Ác Tri Thức.
Phải ủng hộ Tăng/Ni lập cho nhiều Chùa, Viện, v.v…cúng tiền xây cất con cháu làm quan to, giàu sang… là văn từ của bọn Ác Tri Thức.
Nói không hết kể không xiết.
Nay các bạn cứ nương gần Ác Tri Thức mà muốn thành tựu Thập Niệm thì khác nào lấy cát nấu mãi mà muốn thành cơm, phỏng có được chăng?
Kinh Tâm Địa Quán nói về Tứ Ân, đến cuối đời đức Từ Phụ Thích Ca Mưu Ni Thế Tôn (563 TCN – 483 TCN) lại giảng rộng.
Trong việc xả bỏ đầu mắt, tay chân chư Bồ Tát từ Sơ Hoan Hỷ Địa mới có khả năng nầy.
Kinh Niệm Phật ba La Mật viết:
(…)
Trong quá khứ vô lượng vô biên na-do-tha vi trần kiếp, chư Phật vì thương xót chúng sanh mà xả bỏ đầu, mắt, tay, chân, thân mạng, tài sản, quyến thuộc …
a) để tìm cầu Chánh pháp,
b) tu Bồ-tát-đạo,
c) giáo hóa muôn loài,
d) làm cho ai nấy đều được lợi ích.
Đời đời kiếp kiếp, chư Phật hằng theo dõi và thương tưởng đến mỗi một chúng sanh, luôn luôn tìm cách nhổ bật gốc rễ tham ái, đập tan gông cùm sanh tử, làm khô cạn biển khổ vô minh,
a) mãi phát tâm quảng đại,
b) tâm kim cang,
c) tâm vô phân biệt
mà rọi sáng lối về cho mọi hữu tình. Vì thế mà người niệm Phật phải phát khởi cái tâm chí sâu xa và cẩn trọng để tưởng niệm, cảm mộ ân đức ấy.
Nhưng chư Phật muốn tế độ tất cả chúng sanh, thì
a) cũng phải lấy Chánh pháp làm phương thuốc hữu hiệu trị dứt những bịnh tham ái,
b) dùng Chánh pháp làm thuyền bè đưa chúng sanh qua đến bờ giác ngộ,
c) dùng Chánh pháp làm tuệ kiếm chặt đứt mọi trăng trói phiền não, làm ngọn đuốc dẫn dắt ra khỏi đêm dài vô minh, làm chất đề hồ chữa lành mọi thứ sanh, già, bịnh, chết, ưu, bi, khổ, não,
d) dùng Chánh pháp làm đôi mắt cho chúng sanh nhìn rõ Thật Tướng.
Người niệm Phật phải biết cảm mộ ân đức cao dày của Chánh Pháp, phải luôn luôn báo đáp ân đức ấy
a) bằng cách đọc tụng kinh điển Đại-thừa và
b) giảng nói cho kẻ khác,
c) khuyên bảo mọi người quy y, bố thí, trì giới, thiền định.
d) Khiến sao cho Chánh pháp được lưu hành rộng khắp nhân gian, ai nấy đều được hưởng dụng cam lồ vị.
Dù đã phát nguyện quy y Tam-Bảo, nhưng người trực tiếp khai sanh tánh mạng tuệ giác ở nơi ta, chính là thiện-tri-thức, gồm có
a) Thánh Tăng,
b) phàm Tăng,
c) Sư trưởng và
d) các bạn đồng tu, đồng học.
THIỆN-TRI-THỨC
— o0o —
i. Thiện-tri-thức là cửa ngõ xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì làm cho chúng sanh đi vào Như-Thật-Đạo.
ii. Thiện-tri-thức là cỗ xe xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì đưa tất cả chúng sanh tới Như-Lai địa.
iii. Thiện-tri-thức là thuyền bè xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì vận chuyển tất cả chúng sanh đến bờ giác.
iv. Thiện-tri-thức là ngọn đèn xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì khiến chúng sanh có được ánh sáng Phật Tri Kiến.
v. Thiện-tri-thức là con đường xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì dẫn dắt chúng sanh vào cửa thành Niết-bàn.
vi. Thiện-tri-thức là cây đuốc xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì làm cho chúng sanh thấy rõ con đường yên lành hay hiểm trở.
vii. Thiện-tri-thức là chiếc cầu xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì tiễn đưa chúng sanh qua khỏi chỗ hiểm ác.
viii. Thiện-tri-thức là lọng che xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì làm cho chúng sanh che núp dưới bóng râm đại từ mát mẻ.
ix. Thiện-tri-thức là cặp mắt xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì khiến chúng sanh nhận rõ Pháp tánh.
x. Thiện-tri-thức là thủy triều xu hướng Nhứt-thiết-trí, vì làm cho chúng sanh đầy đủ nước Đại Bi.
Kế đó là ân đức của cha mẹ, chín tháng cưu mang, nhường khổ nằm ướt, nuốt đắng nhả ngọt, quần áo chăn màn, nuôi con khôn lớn, suốt đời tận tụy, đến chết chưa nguôi.
Và cuối cùng là ân đức của chúng sanh, cung ứng ẩm thực, y dược, tọa cụ, văn tự, tri kiến, bảo hộ …
Do vậy, người niệm Phật phải lấy tâm chí sâu xa, cẩn trọng mà cảm mộ ân đức thiện-tri-thức, cha mẹ, chúng sanh v.v… Nhờ vậy mà TỪ BI dần dần nẩy nở, ngọn lửa trí tuệ từ từ bừng cháy, môn tu niệm Phật mới dễ dàng thành tựu.
— # —
Vậy thì ai Thiện Tri Thức của các bạn?