Những câu nói lời dạy hay của thầy Trong Suốt về bệnh tật
Bệnh tật đến từ đâu?
Tất cả những bệnh tật mà chúng ta phải chịu đều đến từ việc chúng ta đã từng gây hại cho người khác. Nếu chúng ta ngừng gây hại, không gieo nhân bệnh tật nữa thì bệnh tật không đến nữa. Bệnh tật cũ đến nhưng bệnh tật mới không đến nữa.
– Trích Trà đàm “Nhân quả và sức khỏe” tại Hà Nội 2013
Bệnh tật có phải do nghiệp gây ra không?
Hỏi đáp thực hành thiền và tâm linh Trong Suốt-Đà Nẵng- 2/2018
Tất cả bệnh tật, rủi ro, tai nạn, bị lừa lọc, bị đối xử tệ… đều do chúng ta đã từng làm hại đến sức khoẻ, tinh thần của chúng sinh khác. Khi chúng ta làm hại sức khoẻ, hoặc tinh thần của một chúng sinh khác thì nghiệp xấu đến với chúng ta.
Ví dụ, mình đánh đập con vật khác, hoặc mình quát mắng một người khác. Quát mắng ảnh hưởng đến tinh thần của họ, hoặc đánh đập ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ. Thì đánh đập, hoặc quát mắng ấy sẽ gây bệnh cho chúng ta, biến thành nghiệp xấu như vậy. Bệnh do nghiệp mà sinh. Những nghiệp chúng ta gây ra rồi thì không thể nào mà sửa được, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể làm những điều tốt mới.
Có câu nói là: “Nghiệp xấu giống như những cơn sóng biển, còn nghiệp tốt giống như bức tường”. Giả sử chúng ta đang ở trên một hòn đảo, nếu không có bức tường chắn mà cơn sóng thần đến là quét sạch. Nhưng nếu chúng ta xây những bức tường càng cao thì khả năng bị sóng cuốn càng thấp đi. Đấy, những nghiệp xấu mà chúng ta đã làm như sóng biển, còn nghiệp tốt chúng ta tạo ra hiện nay thì giống như bức tường. Nếu chúng ta chịu khó xây tường thì có thể đỡ bị sóng.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẾT KHỔ TÂM VÌ BỆNH?
❓Hỏi: Thưa thầy, chị con bị bệnh nhiều, hay khổ tâm. Làm thế nào để chị con có thể quên đi bệnh ạ?
????Đáp: Cách duy nhất để không bị khổ tâm vì bệnh là thấy mình không có bệnh.
Muốn thấy mình không có bệnh, phải thấy mình không phải là thân thể này. Tất cả mọi người đều bị tin rằng tôi là thân thể này, nên khi thân thể này bệnh thì tin rằng tôi có bệnh. Mà đã có bệnh thì làm sao sống hoàn toàn tự do được.
Đã tin là tôi có bệnh, thì không khổ tâm ít, cũng khổ tâm nhiều. Lạc quan đến mấy cũng có lúc khổ tâm. Chị phải tập để chị thấy rằng, chị không phải là thân thể này. Khi đấy, chắc chắn là hết khổ.
Cách duy nhất để thấy tôi không phải là thân thể này là gì? Là thực hành Phật pháp. Đức Phật đã dạy rất nhiều giáo pháp để thấy không ai là thân thể này hết. Thân thể này vô chủ, nó chỉ là khối thịt lặp đi lặp lại các hoạt động này kia, còn không ai là thân thể này. Không ai là chủ nó, không ai là nó cả. Thế thì hết bệnh luôn.
Tập đến trình độ đấy chẳng thấy bệnh đâu cả. Thân thể bệnh kệ nó, mình có là thân thể này đâu. Thế là hết bệnh. Đặc biệt, những người bệnh hiểm nghèo, ung thư, HIV mà muốn không khổ tâm, cách thầy vừa nói là cách duy nhất.
Thực hành Phật Pháp đúng đắn, ra khỏi trạng thái tôi là thân thể này, lập tức mọi bệnh tật biến mất hết. Thế thì phải đến đoạn đấy thôi. Nếu cứ tin mình là thân thể này, nó đau – thì mình đau, nó nóng – mình sẽ nóng, nó lạnh – mình sẽ lạnh, nó ung thư – mình ung thư, thì làm sao hết khổ được.
Hỏi đáp thực hành thiền và tâm linh Trong Suốt-Sài Gòn- 4/2018
Cách nhìn bệnh tật có lợi nhất
“Bạn không nhìn bệnh tật như kẻ thù. Bạn đổi cách nhìn. Bạn coi bệnh tật như những người bạn dẫn bạn đến với giác ngộ. Nhân đấy tốt hơn nhân chỉ đơn thuần là bạn tu hành thông thường. Khi nào bạn còn coi bệnh tật là kẻ thù, thì lúc đấy chứng tỏ bạn cũng chưa có trí tuệ. Sự thật là gì? Bệnh tật là những người bạn dắt bạn đến tu hành giác ngộ.”
– Trích Trà đàm “Nhân quả và sức khỏe” tại HN 2013
Cách suy nghĩ tốt nhất khi buộc phải uống thuốc chữa bệnh
Van Tri – Art Dù cứng đầu ko nghe ko tu.. nhưng bệnh tật thức tĩnh được đấy !
Hanh Nguyen Doanhanh Nb, C có nghĩ thế ko? Có hiểu tại sao nên suy nghĩ như vậy ko? Chị cứ tìm kiếm bình an từ thế giới bên ngoài, từ những gì mình ko thể kiểm soát đc, đến bao giờ mới có bình an?
Doanhanh Nb Hic, em dang keo c tro lai chinh minh. c cu bi troi theo n cam xuc ay, the la lai chim vao buon kho, ko thoat ra dc. C se co gang
Hanh Nguyen Chị, tất cả chúng ta đều giống nhau, nên mới hiểu và nương tựa nhau đc
4 CÁCH CHỮA BỆNH
- Đầu tiên là chữa bằng Tây Y, đau đâu chữa đấy. Uống thuốc bổ, uống các loại thuốc bác sĩ kê toa.
- Thứ hai là Đông y, ví dụ tập luyện các phương pháp để cân bằng về tinh thần và hệ thống khí, tập thể dục.
- Thứ ba là cầu cúng, nhưng cầu cúng một cách khôn ngoan. Cầu cúng không khôn ngoan là cầu đảo số gì đấy, thì không được.
- Thứ tư là chữa bệnh bằng cách GIEO NGHIỆP TỐT
Cầu cúng khôn ngoan là gì?
Xem thêm: 4 CÁCH CHỮA BỆNH
Phương pháp di căn, hoán số có hiệu quả không?
Một bạn hỏi:
Thưa thầy! Nếu mọi thứ đều do nhân quả, thì những người làm lễ để di căn, hoán số có tránh được nhân quả không ạ?
Xem thêm: Di căn hoán số có hiệu quả không?
Bệnh tật chẳng có gì ngoài câu chuyện, không có thật
Chúng ta ở đây không nên trầm trọng hoá ung thư, vì chúng ta có thể đến trình độ để thấy rằng chẳng có ai ở đây hết, chẳng có người nào ngồi đây cả, tất cả chỉ là những câu chuyện. Mỗi người trong câu chuyện ấy có một nhân vật, gọi là “tôi”. Tôi làm đủ trò, vui buồn, hạnh phúc nhưng cũng chỉ là những câu chuyện mà thôi. Giống như trong bộ phim có các nhân vật đi lại, nói chuyện, nhưng cuối cùng, bản chất có gì đâu? Chỉ là những cái hình di động mà thôi. Khi chúng ta tu hành đến trình độ đó rồi thì chẳng sao cả, chẳng còn sợ bệnh tật. Bệnh cũng chỉ là một câu chuyện, chỉ là cái hình mà thôi,…
Cái hình có thể bị ung thư không? Ung thư hay không chỉ là cái hình mà thôi, đúng không? Tất cả ngồi đây nhìn quanh mà xem, chỉ là cái hình thôi mà. Nhìn quanh mà xem! Đấy, nhìn quanh đi, tất cả đều là cái hình thôi mà. Cái hình làm sao mà ung thư được? Chỉ là câu chuyện mà thôi! Nếu mà ung thư thì chỉ là câu chuyện, còn xung quanh chỉ là cái hình mà thôi. Nên là chẳng có vấn đề gì cả.
Khi càng lên trình độ cao hơn ấy, ta càng thấy là bệnh tật có thể chẳng có gì ngoài câu chuyện, mà nó không có thật, nó chỉ là câu chuyện mà thôi. Đây, cứ cho là thân thể này bị ung thư đi, đâu đưa đây xem nào! Chẳng thấy có ai ung thư gì cả? Chỉ có câu chuyện thôi mà. “Trong người tôi có một khối u ở chỗ này, chỗ này gì đó.” Ở đây có gì đâu? Thế là khi mình tu hành, mình không còn sợ. Mình sẽ thấy bản chất của ung thư là chẳng có gì, ung thư chỉ là cái hình và những câu chuyện về bệnh ung thư. Chẳng ai bị ung thư cả!
Đi xa hơn nữa thì thấy nó giống như trong một giấc mơ. Trong giấc mơ ấy, có người đến gặp mình và bảo: “Bạn ơi, tôi bị ung thư” – cũng chỉ là trong một giấc mơ, mình mơ ra mà thôi. Thế chẳng có gì đáng sợ. Do trình độ tu hành mà mình sẽ thay đổi. Từ một người sợ hãi bệnh tật thành một người không sợ hãi bệnh tật nữa. Và thực chất mà nói, cuối cùng, thước đo tu hành, nó nằm ở đâu? Thước đo của sự tiến bộ là người ta còn sợ hãi hay không? Hết sợ hãi là kết quả tu hành. Còn sợ hãi thì phải tu tiếp. Thế thôi!
Trích: “Sống thế nào trong thời đại môi trường ô nhiễm và thực phẩm bẩn?”