NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGƯỜI CƯ SĨ KHI THUYẾT PHÁP
Cư sĩ tại gia là những người đệ tử tu tập theo Phật, nhưng chỉ thọ năm giới, có lúc thì 8 giới, họ còn có đời sống gia đình (nghĩa là có thể có vợ hoặc chồng, hay ở vậy, có khi còn ở trong gia đình với bố mẹ hay ở riêng, nhiều khi còn phải đi làm trong cuộc sống để kiếm miếng ăn ).
Khi thời kỳ Mạt Pháp, sự suy yếu trong việc tu tập của các Tăng sĩ xuất gia, thì người cư sĩ tại gia nổi lên, và ngày nay quý vị thấy cũng có rất nhiều cư sĩ đang thuyết pháp….
Và nhiều Phật tử cũng kính trọng và xem họ như là thầy, thậm chí nhiều khi còn tôn xưng khá cao…..
Tuy nhiên, nếu có lúc nào đó, quý vị thấy người xuất gia thuyết pháp thì ít, mà cư sĩ tại gia lên ngồi pháp toà thuyết pháp thì nhiều……
Đây chính là dấu hiệu của thời kỳ Mạt Pháp, báo hiệu sự suy tàn của giáo pháp Phật… Chứ không có gì là tốt đẹp đâu…..
Nếu không kịp thời chấn chỉnh, để khôi phục lại hệ thống Tăng chúng, thì giáo pháp Phật sẽ lâm nguy……
Người tại gia dù giỏi đến đâu, nhưng khi thuyết pháp, nếu không cẩn thận có thể có những hạn chế sau đây :
Thứ nhất : Dễ tạo ra một phái Tân Tăng ở nơi họ thuyết pháp
Như ở Nhật Bản hiện nay, quý vị thấy cũng đã hình thành phái Tân Tăng.
Tân Tăng nghĩa là những người tu cạo tóc, đắp y, nhưng được có gia đình, cưới vợ, sinh con,….
Vì sao phái này lại có mặt trong giáo pháp Phật?
Chính là vì sự nổi lên của một số cư sĩ thuyết pháp nổi tiếng, nhưng các cư sĩ này lại có gia đình…..
Thế là những người theo họ, cũng vừa tu, vừa lập gia đình, nghĩa là có vợ, có chồng hay có con….
Đây chính là sự suy tàn của giáo pháp Phật thể hiện rất rõ, chứ chẳng có gì là tốt đẹp cả.
Thứ hai : Làm cho người Phật tử bớt kính trọng Chư Tăng
Ít có người cư sĩ tại gia nào thuyết pháp, mà tôn trọng hay khen ngợi Chư Tăng, nghĩa là người xuất gia tu hành.
Họ cứ cho rằng họ tu như vậy là giỏi, thuyết pháp như vậy là đã xuất sắc rồi, đã hơn người xuất gia rồi….
Nhưng thật ra không đơn giản đâu, nói thì dễ nhưng hành mới khó, tu đắc đạo lại càng khó hơn…..
Và mình có giỏi nói đi nữa, thì hãy cần nên xem lại là mình vẫn đang còn trói buộc trong gia đình, đang còn trói buộc trong công việc kiếm ăn, trói buộc trong các ân ái, tình, tiền, hưởng thụ và lợi dưỡng,…..
Trong khi đó những người xuất gia họ đã từ bỏ những thứ đó rồi, họ đang tu tập các nhân của giải thoát, tập sống đời phạm hạnh, thoát tục, từ bỏ ái dục, cũng như các lợi dưỡng của thế gian….
Nên họ mới thực sự là những người tu đáng quý và khó có trên cuộc đời này…
Thứ ba : Không chú trọng vào các giới luật của Tỳ kheo, Tỳ kheo ni,..
Những giới luật này được chính Đức Phật chế ra, để làm thước đo, cũng như ranh giới, giúp giữ gìn phạm hạnh, và bảo vệ đạo đức của người xuất gia…..
Không phải chỉ có năm giới, tám giới, mà rất nhiều giới, 250 giới của Tỳ Kheo, 348 giới của Tỳ Kheo Ni, hay các giới của Bồ Tát……
Đây là những giới luật vô cùng quan trọng, là trọng yếu của Phật pháp, giúp người xuất gia, giữ gìn được oai nghi tế hạnh rất kỹ lưỡng….
Để làm biểu tượng gương mẫu về đạo đức chuẩn mực cho người tại gia noi theo….
Thế nhưng người cư sĩ khi thuyết pháp, họ không chú trọng vào những giới luật này, vì họ đâu có xuất gia, đâu có thọ giới, đâu có giữ gìn, nhiều khi là không biết luôn, thì sao có thể khuyến khích người tại gia tu tập như thế được…
Nên đây chính là giới hạn của người cư sĩ khi thuyết pháp.
Thứ tư : Dễ làm hệ thống các chùa suy yếu
Nhiều người trong số các cư sĩ thuyết pháp, đã khuyên các Phật tử là không nên đến chùa nhiều, nhiều khi không chú trọng vào việc cúng dường Chư Tăng nữa…..
Như ngày nay các vị cũng thấy, nhiều cư sĩ họ ở tại nhà, đăng đàn thuyết pháp, hay vào các phòng zoom thuyết pháp trực tuyến, hay live stream trên Facebook để thuyết pháp,……
Vậy nếu Phật tử không còn đến chùa nữa, thì người xuất gia sẽ như thế nào đây ?
Chùa không còn nữa, thì nơi đâu để mà chúng ta tới lễ bái, nơi đâu để mà chúng ta đến đọc kinh, đàm đạo tu tập, cúng dường, bòn mót công đức phước báu, hay kinh điển sẽ lưu trữ nơi đâu,…..
Thứ năm : Thiếu kiến thức chuyên môn chuyên sâu
Vì nhiều Phật tử còn phải lo cho cuộc sống gia đình, và phải làm việc nhiều trong xã hội ,….
Nên đâu phải vị nào cũng có thời gian mà học pháp chuyên sâu, hay hành trì miên mật….
Và nếu không có kiến thức chuyên sâu, không có một nội tâm thâm chứng.
Thì việc thuyết pháp sẽ rất hời hợt, cạn cợt, khó có thể dẫn dắt Phật tử tu tập hướng đến việc đạt đạo được….
Đây là chưa kể trường hợp giảng sai, truyền bá tư tưởng tà kiến, làm Phật tử hiểu lệch lạc kinh điển,….
Không những vị ấy sẽ bị đoạ lạc, mà còn dắt theo vô số người đi theo họ cũng lần lượt đoạ theo….
Và còn để lại bao nhiêu tư tưởng xấu cho các thế hệ con em chúng ta mai sau, nên sẽ vô cùng nguy hiểm…..
Do đó, quý vị phải rất chú ý, cẩn trọng khi nghe một cư sĩ nào đó thuyết pháp……
Họ giỏi gì không biết, tu cao, tu thượng thừa gì không biết,….
Nhưng hễ thấy họ còn mặc đồ đời, còn ham ăn mặn, còn uống rượu bia, còn có vợ con, còn đi làm kiếm ăn,……
Thì phải biết họ vẫn còn là người thế tục, còn dính mắt nhiều bụi trần, nghĩa là vẫn còn nhiều phiền não, thì vẫn chưa đủ xứng đáng để được gọi là một Bậc Thầy trong đạo pháp, cũng chưa đủ công đức để nhận hưởng vật thực cúng dường từ các đàn na tín thí……..
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>> Tìm hiểu thêm ở: https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/
FB Tu học mỗi ngày –