7 SỰ HIỂU LẦM PHỔ BIẾN VỀ ĐẠO PHẬT TẠI VIỆT NAM
Là một quốc gia có truyền thống Phật giáo, nhưng nhiều người Việt Nam không có hiểu biết về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, và dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay…
1. Đức Phật là đấng thần linh không có thật
Với một tín đồ Phật giáo, điều này nghe có vẻ rất buồn cười, nhưng rất nhiều người Việt hiện nay vẫn không biết Đức Phật là một người có thật. Ngài sinh vào khoảng năm 624 trước công nguyên, tên thật là Tất-Đạt-Đa, thuộc dòng họ Thích Ca, là thái tử của vương quốc Thích Ca do cha Ngài làm quốc vương. Lãnh thổ của quốc gia Thích Ca hiện nay thuộc về khu vực giáp ranh Nepal và Ấn Độ.
Đức Phật Thích Ca sống thọ đến 80 tuổi, nơi sinh, nơi mất và nơi ở của Phật Thích Ca hiện nay đều được các nhà khoa học tìm ra với các chứng tích lịch sử. Đức Phật sinh ra không phải là thần thánh, Ngài là một con người, rời khỏi gia đình đi tìm con đường thoát khỏi đau khổ thế gian, sau đó Ngài lại hướng dẫn lại cho mọi người con đường đó mà thôi. Việc thờ phượng Đức Phật là do người đời sau bày vẽ ra, thậm chí mọi người còn mải thờ Phật mà quên mất việc chính là thực hành con đường hạnh phúc mà Phật đã chỉ dạy.
Phật là một quả vị, hay có thể nói là một danh hiệu dành cho các vị giác ngộ tuyệt đối, vì vậy nên có nhiều vị được gọi là Phật. Có vị tồn tại trong lịch sử như Phật Thích Ca, có vị được biết đến chỉ trong kinh điển như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc… và chưa ai gặp ngoài đời cả.
2. Mục tiêu của đạo Phật là vãng sanh Cực Lạc
Mục tiêu của đạo Phật không phải là cõi thiên đường hay Cực Lạc, mà là thoát hết đau khổ, phiền muộn. Tất nhiên đó là một công trình vĩ đại trải qua thời gian vô cùng lâu dài, chứ không thể trong một kiếp người vài chục năm đã đạt được ngay. Ngay cả Đức Phật cũng phải trải qua nhiều kiếp sống thực hành liên tiếp chứ chưa nói đến người bình thường.
Chính vì vậy, trong đạo Phật có một số vị chủ trương hướng dẫn cho Phật tử thực hiện từng bước một. Bước đầu một người có thể tu tập để được tái sinh vào kiếp sau tại một nơi hạnh phúc hơn (như cõi Cực Lạc chẳng hạn), sau đó tại nơi ấy họ sẽ tiếp tục tiến bộ để được thoát khổ hoàn toàn.
Tuy nhiên cũng có những vị không cần thông qua con đường ấy mà tập trung thực hành ngay tại đời sống con người cũng đạt được kết quả giác ngộ. Trong lịch sử đã ghi nhận rất nhiều đệ tử của Đức Phật (đều là người có thật) và các vị xuất gia sau thời Phật đạt được giác ngộ ngay khi đang sống ở cõi người.
Vì vậy, có thể nói vãng sanh Cực Lạc là một mục tiêu cao quý trong đạo Phật nhưng chưa phải là kết quả cuối cùng mà Phật muốn con người đạt được.
3. Các đức Phật sẽ ban phát tài lộc
Ngày nay hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam đều có sự thờ cúng hương khói. Có những chùa người tu hành ít nhưng hoạt động cúng bái, lễ hội cho lữ khách thập phương diễn ra vô cùng sôi động. Rất nhiều người đến Lễ Phật với mong ước Đức Phật sẽ mang lại nhiều may mắn, tiền tài, nhà cửa hoặc con cái, thực ra đây là một quan niệm không đúng với lời dạy của Phật.
Đức Phật chỉ hướng dẫn con người tự thoát khổ chứ không hề ban phát sự sung sướng. Muốn được hạnh phúc, các tốt nhất là nghiên cứu con đường Phật để lại rành rành qua Tứ Diệu Đế, không nên mang xôi gà, hoa quả đến cầu Phật ban phước làm chi.
4. Niệm Phật là đọc danh hiệu Phật
Tụng kinh, niệm Phật là phương pháp tu hành phổ biến ở các chùa, nhất là ở miền quê. Trong đó mọi người cố gắng để tụng các bài kinh cho thuộc nằm lòng, đọc lên cho hay mà có khi chẳng tìm hiểu nghĩa. Bên cạnh đó, việc liên tục đọc “Nam mô Ai Di Đà Phật” cũng được coi là một công đức, điều này khiến giới trẻ cảm thấy hồ nghi và không hứng thú với đạo Phật.
Thực ra, chữ “niệm” ở đây có nghĩa là nhớ, giống như trong chữ tưởng niệm, hoài niệm. Niệm Phật hay thường xuyên nhớ đến Phật là phương pháp hiệu quả giúp tâm trí chúng ta bình an và sáng suốt. Do vậy, niệm Phật thực ra chú trọng ở nội tâm chứ không phải ở hình thức như nhiều người vẫn nghĩ.
5. Người xuất gia theo Đạo Phật đều phải ăn chay
Ăn chay chỉ là một việc làm được khuyến khích chứ không phải là một loại quy định cấm kỵ trong đạo Phật, khi còn sống, Đức Phật cũng ăn mặn chứ không ăn chay.
Trong đạo Phật chỉ cấm người tu hành sát sinh hại vật, còn việc ăn chay nếu có điều kiện thuận lợi thì mới thực hiện. Thời xa xưa, người dân chưa quen ăn chay nên có khi cúng cho các vị tăng cả thịt cá, các thầy ăn đồ ấy không coi là phạm giới.
Ngày nay điều kiện kinh tế khá hơn, Phật tử chuẩn bị được đồ chay cho chùa chiền nên các nhà sư mới có thể ăn chay liên tục được.
Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi ốm bệnh, các nhà sư cũng cần ăn mặn để có sức khỏe chứ không thể miễn cưỡng ăn chay.
Cho rằng các nhà sư ăn thịt cá là phạm giới nghiêm trọng là hậu quả của việc phim ảnh Trung Quốc nói về đời sống trong các chùa rất hay khai thác vấn đề này khiến nhiều người hiểu lầm.
6. Giáo lý quan trọng nhất là các bộ kinh
Nhiều người nói đến đạo Phật là khoe ngay mình đã đọc thuộc bao nhiêu bộ kinh, đã tu qua những phẩm nào, nhưng đó không phải điều cốt yếu mà Phật chỉ dạy.
Giáo lý quan trọng nhất trong đạo Phật cũng chính là những giáo lý cơ bản nhất mà Đức Phật luôn nhắc đến trong mọi trường hợp, đó là Luật Nhân-Quả và Tứ Diệu Đế.
Tìm hiểu đạo Phật mà chỉ thích những giáo lý cao siêu, chúng ta càng dễ xa rời chân lý. Ai cho rằng các bài kinh có hiệu quả cao siêu hơn cả các giáo lý căn bản, đó là một suy nghĩ sai lầm vì vấn đề trong kinh điển đều để làm rõ hơn cho Luật Nhân-Quả và Tứ Diệu Đế mà thôi, chưa có có nhiều kinh điển đã bị ngụy tạo hoặc chỉnh sửa không còn đúng với ý Phật nữa. Do vậy, người Phật tử chúng ta cứ nắm chắc giáo lý căn bản trước rồi tìm hiểu thêm các kinh điển cũng chưa hề muộn, lại yên tâm vì luôn theo đúng lời Phật nói.
7. Đạo Phật chỉ dành cho người già
Đạo Phật dành cho bất cứ ai muốn cải thiện đời sống theo hướng tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, và đặc biệt là rất phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên ở Việt Nam lâu nay lại tồn tại quan niệm “Trẻ vui nhà, già vui chùa”, coi việc đến chùa, học Phật chỉ dành cho những người cao tuổi, không còn việc gì khác để làm.
Nếu bạn là người trẻ, hãy đến với đạo Phật thông qua các video, sách vở hoặc mạnh dạn đến một ngôi chùa nào đó bày tỏ mong muốn của mình, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự hoan nghênh và giúp đỡ nhiệt tình của các sư thầy, sư cô. Đạo Phật cung cấp nhiều tri thức khoa học, tâm lý, đạo đức bổ ích cho cuộc sống và công việc của chúng ta và nhất định sẽ giúp ích được càng nhiều nếu bạn tìm hiểu càng sớm.
Đừng chờ đợi đến khi không còn sức lực và mọi chuyện đều đã trôi qua rồi mới khám phá cách sống đúng, như vậy thì quả là điều đáng tiếc cho tuổi trẻ.
– Chu Ngọc Cường –
Bạn đọc comment:
Lương Sinh Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phât.
Xin thiện tri thức đính chính p5 là khi Đức Phật còn là một thái tử thì cũng ăn mặn. Khi xuất gia rồi thì giữ giới ăn chay chứ không ăn mặn nữa…
Nguyễn Trần Tam tịnh nhục chỉ là Đức Phật uyển chuyển cho những người mới chưa quen ăn chay ngay! Người phàm phu còn ăn thịt chúng sinh, sau thành chánh quả?
Điều thứ 5 không đúng! Ăn chay để giữ lòng từ bi, không sát sinh, gây tội nghiệp. Vì tất cả đều có nhân duyên với nhau, con vật cũng là cha mẹ, bà con với ta nhiều đời nhiều kiếp! Tu mà không ăn chay! Chỉ một sai lầm, ta sẽ dẫn biết bao người sai lầm! Tất cả tội lỗi, ta chịu hết ko?
Vu Ha Ăn chay mà thành phật thì con trâu con bò ăn cỏ ăn chay cả nghìn năm mà chẳng thấy thành Phật được ăn mặn mà tâm trong sáng tĩnh lăng đấy mới là đắc đạo
Anninh Nguyễn nơi tôi ở có một trụ trì nhà chùa nói thế này các bạn nghĩ sao : Khi nhà có người mới mất nên cúng va ăn chay đủ 49 ngay sau đó ăn gi cúng nấy ,tôi thấy cũng tốt k sao song tôi thật bất ngờ khi nghe vi này nói. Co ngươi nói khi sống ăn mặn khi chết lại cúng chay như vậy họ phản bác la k nên làm như vậy bởi lúc sống họ k ăn chay giơ chết bắt ăn chay ngươi đó k ăn được rồi vị này thốt ra một câu những ngươi nói thế là loại vô học, mọi người nghĩ sao về câu nói của vị trụ trì ngôi chùa này?
Nguyễn Lan Phương Vô học: là không được học nên mới không hiểu tại sao nên ăn chay. Đơn giản đi bạn ạ. Sẽ thấy mọi chuyện đơn giản.
Phan Ngọc Thúy Chị nghe bài thuyết pháp của thầy thích phước tiến giảng trên youtube bài tùy duyên bất biến nhé. Chị sẽ ngộ ra rất nhiều điều chị nè.
Sau Hoang
Tuoi nao cung phai hoc ,
Dung co ngoi ma Cau ,
Phai lam moi co ,
Phai hoc moi biet
Thi Ngoc Anh Nguyen Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát!
Con đọc và suy ngẫm theo lời dạy, sẽ sống với tâm thiện cùng hành thiện để được quả phúc cho con cháu!
Hàn Khê Trong 7 điều này, cần xem xét lại điều thứ 5 và thứ 6. Điều thứ 5 ăn chay là để nuôi dưỡng lòng từ bi, đừng biện minh cho vấn đề bệnh tật. Điều thứ 6, tam tạng kinh điển là chỉ cho giáo pháp của Đức Thế Tôn, thế nên nguyên lý nhân quả và pháp Tứ đế cũng từ đó mà ra.
Nguyễn Lan Phương Đề nghị admin coi lại phần 5. Nên giản trạch rõ. Vì phần này dễ gây hiểu lầm. Quý vị thọ giới bồ tát thì ko được ăn thịt. Còn quý vị chỉ thọ giới tỳ kheo thì có thể dùng tam tịnh nhục, ngũ tịnh nhục.
Mai Thế Hưng Vậy nếu quý vị nào thọ giới bồ tát trong trường hợp đặc biệt ốm yếu cũng không được dùng đồ mặn hả bạn
Nguyễn Lan Phương Tất nhiên là vậy
Nguyễn Đức Văn Trên đời này chả gì là chay cả.. ????
Nguyễn Lan Phương Và cũng không gì nằm ngoài nhân quả.
Mai Thế Hưng Đúng như vậy hả bạn vậy thì cuộc sống của họ bị hạn chế rồi
Nguyễn Lan Phương Hạn chế điều gì hả bạn. Đó là những người tự do nhất mà tớ biết đấy
Ngọa Long Tiên Sinh Các bác ơi tại sao lại phải ăn chay? Phải chăng chỉ để tránh nhân quả, nghiệp báo?
Nguyễn Lan Phương Trước hết là như vậy, sau là tăng trưởng lòng từ bi với chúng sinh, gieo thiện duyên với chúng sinh.
Thắng Bún Bò Bồ tát giới là giới sau này được các vị tổ làm thêm ra chứ ko phải bổn giới do Phật chế định cho càng hàng đệ tử. Giới (Sila) tiếng Pàli dịch đúng ra là Điều học, chư ko phải giới điều (dogma), chữ giới sau này do mục đích của người sau đã làm ảnh hưởng đến toàn bộ giáo pháp vì Sila chính là nền tảng của một pháp hành đúng đắn, nếu hiểu sai mà cố chấp như giáo điều thì cũng giống như Hồi giáo, cơ đốc… Pg nguyên chất có tư tưởng rất thoáng, điều học (Sila) giúp cho hàng đệ tử làm thanh tịnh tâm ý chứ ko phải là điều Giơi để bới móc và chê trách, hay ngã mạn về việc giữ giới của bản thân. Trong Bồ Tát giới có giới cấm tìm hiểu giáo lý nguyên thuỷ, nếu ai thọ giới bồ tát mà tìm hiểu kinh gốc sẽ bị phạm phải Khinh Cấu Tội. Bh các nhà tiến sĩ Phật học và sử học phương tây nghiên cứu lại họ cho rằng tư tưởng này ko phải của Phật, và chắc chắn ko phải do Phật thuyết vì nó xuất hiện quá muộn (400 năm sau Phật tịch trước đó ko có bản này trong các lần kết tập Tam tạng).
Phật dậy tất cả đều bình đẳng, phá tan đi chế độ phân cấp của xã hội Ấn Độ cổ không thể nào ngài lại đi phân biệt giai cấp ngay trong hàng đệ tử mình, người ta cho rằng rất có thể đây là âm mưu của các nhà Bà La môn muốn khôi phục lại vị thế của mình thông qua Phật giáo, như chúng ta biết thì sau khi Phật tịch giáo pháp quá phát triển mạnh mẽ, làm ảnh hưởng tới quyền lực của tầng lớp giai cấp Bà La môn khiến họ phải đóng giả làm Tỷ Khưu để sống, vua Asoka (A dục) đã phải có một cuôc thanh trừng tới hàng trăm ngàn những kẻ giả mạo này. Vua Asoka chính là bậc hộ trì giáo pháp, ngài đã đứng ra hộ trì cho lần kết tập kinh điển.
Nguyễn Lan Phương Bạn có từng đọc giới Bồ Tát chưa mà phát biểu hàm hồ vậy. Bồ Tát giới không có giới nào cấm tìm hiểu giáo lý nguyên thủy cả. Còn bạn đừng cho rằng giới Bồ Tát không phải Phật thuyết, đến như kinh điển nguyên thủy có chắc là Phật thuyết hay không cũng là một câu hỏi nếu chỉ dự trên những luận điểm lịch sử. Phật dạy căn cứ vào Tam Pháp Ấn, Tứ Pháp ấn để trạch pháp bạn ạ. Bạn có thể nói, nhưng nên dè chừng nhân quả trước khi nói những gì mình không chắc chắn.
Thắng Bún Bò Mình từng thường tụng Bồ Tát giới. Có lẽ bạn chưa tận tâm hay chú tâm vào lời tụng của Bồ Tát giới này. Điều giới Khinh số 8.
Nguyễn Lan Phương Bồ tát giới kinh dành cho người tại gia không có giới này, với bồ tát giới kinh dành cho người xuất gia theo kinh Phạm Võng có 2 điều giới rõ ràng đó là: Điều thứ 8: Nếu Phật tử có quan niệm trái bỏ kinh luật Đại thừa thường trú, cho rằng không phải của Phật nói ra, mà đi thọ trì kinh điển tà kiến và tất cả cấm giới của Thanh văn Nhị thừa cùng ngoại đạo ác kiến, Phật tử này phạm tội khinh cấu. ( Nghĩa rõ ràng đó là Phật tử hủy báng kinh Đại thừa, cho rằng đó không phải lời Phật nói ra mà thọ trì kinh điển tà kiến, bỏ tâm Đại thừa) Không hề có nói không được đọc kinh điển Tiểu thừa
Điều thứ 15: Là Phật tử, khi gặp đệ tử Phật, tất cả thiện tri thức, ngoại đạo, ác nhân, đều phải khuyên bảo họ thọ trì kinh luật Đại thừa, nên giảng cho hiểu nghĩa lý, khiến họ phát Bồ Đề Tâm, Thập Phát thú tâm, Thập Trưởng dưỡng tâm, Thập Kim cang tâm, trong ba mươi tâm ấy, giảng cho họ hiểu pháp dụng tuần tự thứ lớp của mỗi pháp. Nếu Phật tử sanh ác tâm, sân tâm, đem kinh luật của Thanh văn Nhị thừa, cùng các bộ luận của ngoại đạo tà kiến dạy cho họ, Phật tử này phạm tội khinh cấu. ( Điều giới này về việc giảng dạy giáo lý ngoài Đại thừa với tâm ác tâm, sân hận) Bạn có từng đọc rõ chăng nếu như đã từng đọc tụng?
Thắng Bún Bò Còn vấn đề ăn chay mình chỉ cho các bạn 4 mâu thuẫn lớn này:
Thứ nhất vào thời Phật, theo giáo lý gốc thì chư Tỳ Khưu hành phạm hạnh ăn xin (bikkhu-tỷ khưu cũng có nghĩa là người ăn xin) để dễ sống, dễ nuôi, không tham dục đòi hỏi cái này cái kia, yểm ly và khiêm hạ. Cho nên vào thời Phật các ngài xin đc cái gì là dùng cái đó, như có lần một ông cùi cúng dường ngài Sariputta để rơi ngón tay vào bát ngài (người mắc bệnh cùi bị rụng tay chân) vì hành phạm hạnh và để làm hoan hỷ tín thí, ngài vẫn thọ dụng ngón tay ấy.
Thứ hai Phật dậy hàng đệ tử đi theo trung đạo, không ngả chay cũng không ngả mặn, dễ sống dễ nuôi, có gì ăn đấy, bh đi đến một vùng cao nguyên như Tây Tạng nơi rau cỏ rất khó mọc người ta chỉ có thịt, cúng dường thịt lại chê ko nhận thì ko phải phạm hạnh Tỳ Khưu (ăn xin)
Thứ ba Devadatta từng có 5 điều hạch sách với Phật làm chia rẽ tăng đoàn, có thể đây chính là nền tảng của người Bà La Môn làm ra giới cấm ăn mặn. Bạn nên nhớ, năm điều hạch sách ấy Phật đã khước tư (bắt tăng đoàn phải ăn chay hoàn toàn)
Thứ tư tầng lớp Thượng lưu của ấn độ (đặc biệt là Bà La Môn) thì ăn chay đối với họ như mình ăn thịt hàng ngày mà thôi, đa số rất nhiều người ấn độ ăn chay, vì vậy giáo lý chú trọng về pháp hành tâm chứ ko phải hành tướng. Như người Bà La Môn ăn chay trường mà mỗi lần họ làm lễ tế thần họ sát hại hàng ngàn con bò (Nepal).
Vậy ăn chay hay ko thực sự ko quan trọng đến thế trong Pg, vì nếu thực sự quan trọng trong bổn giới tỳ kheo phải có, nhưng nó ko hề xuất hiện trong Tam Tạng qua các lần kết tập, nó chỉ xuất hiện trong giáo lý ngoại truyền mà thôi.
Nguyễn Lan Phương Thế nào là giáo lý ngoại truyền bạn nên xem lại. Kinh điển kết tập là do các vị tỳ kheo gìn giữ, còn kinh điển Đại Thừa là do các Bồ tát gìn giữ. Còn hiện nay ở Ấn Độ, đại đa số dân ăn chay, từ tầng lớp trung lưu trở lên là họ ăn chay, còn tầng lớp dưới mới có một số ít ăn mặn,, từ thời xưa cũng thế nên cũng chưa có phân biệt chay mặn thời Phật nhiều lắm, vì hiển nhiên đối với họ, tầng lớp cao trong xa hội là ăn chay rồi. Giới cấn ăn mặn Phật chế sau này là dành cho người Phát tâm rộng lớn, Đại thừa để có thể phát triển tâm từ bi, gieo thiện căn với chúng sinh để giải thoát không chỉ cho mình mà cả cho người. còn giáo lý nguyên thủy là nền tảng, đề cao giải thoát cá nhân. Với mục tiêu đó thì việc chay mặn không phải là cốt yếu.
Thắng Bún Bò Bạn đọc kinh nhưng ko nghiên cứu rõ ràng lời Kinh, bạn có biết Thanh Văn Nhị Thừa là gì ko? Chính là các đệ tử của Phật, thanh văn là nghe giáo pháp của Phật mà giác ngộ giải thoát, gọi là bực Thánh Thanh Văn Giác. Trong ấy có các ngài Mahamoggala, Rahula, Ananda, Kassapa, Sariputta….. Bây giờ nếu như bạn ko học ko nghe giáo pháp nữa thì làm sao bạn giác ngộ, trừ khi bạn là một vị Phật đã tích tập công hạnh vô lượng kiếp bằng ko đây là tư tưởng phản đạo, không cho tìm hiểu giáo lý Tiểu thừa, chữ tiểu thừa này là thanh văn đó. Bh ko ai dùng chữ tiểu và đại này nữa rồi vì người ta đã xác nhận nó ko có giá trị, nó sai sự thật vì trong tam tạng Pàli ko có từ này, nó chỉ xuất hiện ở giáo lý ngoại lai, tạp truyền.
Giáo lý này đap bỏ và hạ bệ hết tất cả các bậc thánh có trong Kinh điển và đưa ra hàng loạt vị thần tiên của họ vào, nói rằng các bậc A La Hán chỉ có giải thoát thôi còn các vị thần của họ có năng lực đặc biệt, hậu quả là bây h ít ai tìm hiểu về Phật Thích Ca (phật có thật, ngài sinh ra và tịch diệt theo vô thường, chân lý mà ngài đã dậy) thay vào đó là hàng loạt vị thần chưa từng sinh ra, khoa học ko thể kiểm chứng, có nhiều phép thần làm lu mờ hình ảnh của Đức Phật. Ngoại đạo chiến thắng trên chính sân nhà của Phật giáo. “Chỉ có ròi trong thân mới có thể hạ gục sư tử”
Nguyễn Lan Phương Quý vị Thánh Tăng Alahan là ruộng phước cho chúng sinh, các Ngài tu tập chứng đắc giải thoát nhưng hướng tới nhập niết bàn, không còn tái sinh trở lại. Nhưng để tu tập thành Phật như Đức Thế Tôn thì đoạn đường chưa phải đã dừng lại. Giáo lý Đại thừa là dành cho chúng sinh có căn tánh có thể phát khởi tâm rộng lớn vì vô lượng chúng sinh chứ không phải vì mình. Những vị đệ tử thời Phật đều được Đức Thế Tôn giáo hóa phát khởi tâm Bồ Đề hướng cầu Phật đạo cả. Tôi hay bạn cũng không nên tốn lời để tranh cãi về vấn đề này nữa. Vì sự thật đó là truyền thống nào cũng vẫn có tu tập và sự chứng đắc của các bậc đạo sư là một minh chứng cho sự đúng đắn. Chúng sanh tùy căn tánh mà lựa chọn pháp tu cho phù hợp. Chỉ khuyên bạn khi nào bạn có trí tuệ thực sự, đó là trí tuệ giải thoát thì hãy buôn lời phán xét về Đại thừa. Còn lại, hãy giữ cho mình thiện căn, đừng làm tổn hại nó bằng cách hủy báng pháp lành.
Thắng Bún Bò Đối với giáo lý Phật giáo khi ngũ uẩn tan rã (chết) phần sắc trả về cho tứ đại, nghiệp lực dẫn đến tái sinh tức thì. Tức là một miếng thịt thì ko có vui ghét, nó cũng giống như cục đá, một nhành cây mà thôi. Hãy nhớ lấy điều này Phật đã phá bỏ đi phân biệt giai cấp xã hội Ấn Độ, ko bao giờ ngài lại đi phân biệt giai cấp ở hàng đệ tử mình, phân biệt giai cấp là một vấn nạn của xã hội Ấn Độ cho đến tận bh, khi Phật nhận chàng thồ phân vào tăng đoàn đã từng rấy lên tranh cãi, bà la môn kích đông vua chúa là phật có mưu đồ (thời phong kiến mà phật đã dậy tự do bình đẳng thì bạn biết tư tưởng của Phật thế nào rùi đó, đây là cuộc cách mạng tư tưởng lớn và điều ấy động chạm đến ko ít tầng lớp xã hội thời đó nhưng khi Phật tại thế người ta ko thể làm gì đc mãi tới tận 400 năm sau xuất hiện hàng loạt kinh dị truyền, tạp truyền có tư tưởng phản đạo và nó lưu truyền sang Vn tận bh) nhưng ánh sáng chân lý luôn luôn đập tan đi âm mưu nhập nhèm thiếu tính logic và hợp lý của ngoại đạo.
Nguyễn Lan Phương Bạn không đọc rõ, và không hiểu lời mình nói. Chỉ thế này thôi: Giới là để giải thoát. Kinh, Luật, Luận là để giải thoát, không phải để chống trái. Trân trọng.
Thắng Bún Bò Mình chỉ hỏi một điều bạn cố gắng tìm tư liệu (khoa học- lịch sử) để biện chứng, ko nên trích dẫn huyền hoặc như Bồ tát (vô hình) để phản biện. Ngươi ta ca tụng đức Phật (trích bái tụng Tam bảo) :ngài đã như thật sinh ra, như thật thuyết diệu pháp, như thật tịch diệt, vì vậy chính đức Phật là châu báu thù diệu, mong với Sự Thật này được sống chân hạnh phúc.
Đức Phật của chúng ta lai lịch rõ ràng, ko huyền hoặc, ngài sinh ra như một con ngừoi có một đầu hai chân hai tay, ngài là một người bình thường và chứng đắc giáo pháp phi thường. Con người ai cũng có thể đạt tới.
Những vị thần thánh biết bay, sống vô lượng (dựa vào Tam pháp ấn: vô thường, khổ, vô ngã – thì các ngài Thường, ngã, tịnh) ko biết bh các ngài mới tịch diệt vì các ngài chưa từng sinh ra.
Nguyễn Lan Phương Mong bạn sớm giác ngộ chân diệu Pháp. Cho đến khi chưa chứng Alahan, bạn đừng tin những suy nghĩ của bạn. Thân mến.
Thắng Bún Bò Phật giáo, Buddho, sáng tỏ, chân thực. Ko phải mê mờ, vọng huyễn ko thực. Pháp Phật là đến để mà thấy, có thể thực chứng chứ ko phải ko thể thấy, ko thể biết. Tin khi đã hiểu rõ là chánh tín đem lại lợi ích, tin mù quáng khi chưa thấy, chưa hiểu chỉ Tưởng tượng, là mê tín làm ra nhiều vấn nạn cho xã hội và bản thân. Hãy cẩn thận khi nhận làm đệ tử phật lại rao giảng tạp truyền, phản đạo.
Bạn hãy nhớ, tại sao hiện nay người ta đến chùa lại cầu xin nhiều mà ko phải là tu tập nhiều, hãy nhơ tại sao giáo lý bh trở thành những nghi lễ mê tín dị đoan, tiêu tốn nhiều tiền của tín thí. Giáo pháp nguyên chất rất mộc mạc, mình tin bạn là người cực kỳ có tâm với giáo pháp, như mình trước mình cũng vậy và rất tốn thời gian niệm đủ các loại chú và hành thiền quán tưởng, cho đến khi mình đi xuât gia mình bắt đầu nghiên cứu nhiều hơn và sốc vô cùng, có một sư đàn anh của mình tâm sự, nghe thì buồn nhưng sư phải hoàn tục rồi vào chùa tu lại tới mấy bận vì có khi vào chùa ko đc tu mà toàn phải đi tụng đám ma chay, lễ này lễ kia, bạn nên biết khi đi tu ai cũng ước mong đc tu hành đang hoàng chân chính cả, nhưng khi vào môi trường ko tốt thì tội hơn người tục, hoàn tục thì sợ gia đình họ hàng bạn bè cười vì khi đi quyết tâm lắm, nhưng ở lại thì phải đi tụng đám ma kiếm tiền làm lễ này nọ, ko đúng với pháp, nghi lễ đang là thứ giết chết Pg, ngay người trẻ và giới tri thức ko tìm hiểu kĩ Pg người ta k muốn tìm hiểu vì giáo pháp thực sự đã bị che dấu chỉ còn lại lớp huyền ảo và tâm linh ở trên, nếu mình tiếp tay cho điều sai trái, đong nghĩa mình đang hỗ trợ cho tội ác, mong bạn hoan hỷ cùng xuy ngẫm điều mình nói. Sadhu lành thay
Nguyễn Lan Phương Mình từng đọc kinh điển Theravada và cả Mahayana, mình không hề thấy như bạn. Trong Theravada Đức Phật vẫn nói đến các vị Bồ Tát, và lộ trình tu chứng của họ, (Mình đọc trong cuốn giảng về cõi trời của Ngài Hộ Tông) Bạn nên tỉnh táo vì giáo Pháp Đại thừa không có gì huyền hoặc như bạn nghĩ, mà vẫn đầy đủ tam pháp ấn, tứ pháp ấn, trọn đủ tứ diệu đế nhưng ở một mức độ triển khai khác so với kinh điển nguyên thủy. Còn bạn đừng đánh đồng thực trạng hiện nay với giáo Pháp Phật, đó là hình tướng, nhiều nơi Phật tử không được dạy giáo Pháp mà theo tín ngưỡng lễ cúng. Nhưng mình tu học cũng biết phân biệt những điều đó để trạch pháp cho mình. Nhưng cũng không nên hủy báng Đại thừa. Quý vị Đạo Sư tu tập theo Mahayana và Vajrayāna vẫn có những sự chứng đắc thật sự, tức là được chứng minh bằng kết quả giải thoát chứ không phải dựa trên kinh điển. Tiếc là duyên của bạn với Phật giáo Pháp triển không nhiều nên mới dễ bị thoái tâm như vậy. Dù sao, mình luôn tôn trọng tất cả các tông phái vì cho rằng mỗi tông phái ra đời đều có nhân duyên với một nhóm chúng sinh nào đó. Nếu đó là pháp thiện, cần tán dương, đừng hủy báng.
Nguyễn Thành Công 1 người thì nói theo sự Giác Ngộ, còn 1 người thì nói theo một cuốn sách và chỉ dạy ngkhac… Nói chung ai tu sai, hiểu sai ráng chiu..
Mai Thế Hưng Mình nghĩ là hiểu theo sách vở cũng có ý đúng, nhưng mình tin vào sự giác ngộ và cách thể hiện của từng người đã thể hiện phần nào đó sự giác ngộ ????
Thắng Bún Bò Sadhu sadhu. Mình từng tu Tạng mật hay Kim cang thừa như các bạn nói gì đó nhưng càng ngày càng nghiên cứu mình thấy nó rất mâu thuẫn với Kinh gốc (tạng Pàli), nó có quá nhiều nghi lễ và mầu sắc mê tín, đa số chỉ là các pháp hành thiền tưởng chứ ko phải thiền tuệ (tứ niệm xứ), mà như Phật dậy trong Kinh Niệm Xứ thì tư niệm xứ là con đường Duy Nhất đưa đến giải thoát.
Có lẽ bạn chưa nghiên cứu rõ ràng về nền tảng cũng như pháp hành của theravada, pháp hành và tướng trạng của nó đều xoay quanh Tứ diệu đế và tu tâm, ko có mầu sắc huyền ảo, cốt yếu nhất là Theravada vô thần, đối với họ Phật chỉ là một vị thầy dậy, ngài sinh ra như người bình thường và tịch diệt theo chân lý vô thường mà ngài dậy và chính điều này đã làm đóng băng tình cảm giữa hai truyền thống suốt mấy nghìn năm nay, nếu bạn nghiên cứu ngọn ngành về việc phân chia bộ phái trong Phật giáo có lẽ bạn hiểu Theravada (thượng toạ bộ) là do các bậc Trương lão bảo thủ, ko muốn sửa đổi giới luật và giáo pháp đã khiến tách ra một nhóm tự gọi là Mahayana, họ có tư tưởng phóng khoáng hơn về giới luật và giáo pháp, có một số giới họ cho là ko cần thiết và tự thiết lập một số giáo pháp và pháp hành riêng, nhưng chính từ tư tưởng phóng khoáng của họ đã khiến họ tách ra làm nhiều nhánh hơn nữa, nhiều triết thuyết hơn rồi cuối cùng trở thành ko có nền tảng và sự thống nhất chung, mãi sau này khi thống nhất lại họ lại phải trở về và thiết lập tạng A Hàm, đây chính là bản hán tạng sau này của người Đại Thừa, rốt cuộc họ vẫn phải lấy “tiểu thừa” làm nền tảng cho mình dù từng chối bỏ nó khô khan và cứng ngắt. Và nếu như bh đại thừa mà người tu ko quay về với giáo lý gốc như Tứ Diệu Đế và pháp hành nguyên thuỷ thì nó ko còn gì ngoài những bài chú huyền diệu, những bài kinh lấy tư tưởng gốc để viết. Như trong kim cang thừa các pháp cúng dường puja thực ra là bắt nguồn từ nghi thức thờ thần lửa của Ấn Độ giáo (như nhóm ngài Mahakassapa) còn tụng mantra chính là đặc sản của Ấn Độ giáo nếu bạn tìm hiểu về kinh vệ đà thì bạn sốc biết bao, đều là kim cang mật tích, các vị thần trăm tay, đầy đủ oai lực nhiệm màu….
Còn Bồ Tát, trong Theravada ko phải ko có Bồ Tát, họ công nhận Bồ Tát vì nó thực sự xuất hiện trong kinh điển, nhưng Bồ Tát chỉ là hạnh chứ ko phải quả vị, quả vị giải thoát cao nhất chỉ có Ảrahant (cắt đứt tham ái, chấm dứt tái sinh), quả vị của Đức Phật. Khi hành Bồ Tát hạnh (các parami) đầy đủ thì người ấy trở thành một bậc Thánh Thanh Văn Giác (nghe lời dậy của Phật Chánh Đẳng giác mà giác ngộ chân lý) hoặc là một vị Độc Giác (ko cần ai dậy tự giác ngộ, nhưng ko thể chế định ngôn ngữ và thuyết pháp) cuối cùng là Phật Chánh Đẳng Giác (như. Phật thích ca) tuỳ theo hạnh nguyện của các ngài.
Khi hành bồ tát hạnh này vẫn chỉ là con người hoăc một loài chúng sinh bình thường có khi còn là súc sinh, khi này Bồ Tát vẫn có thể bị đoạ địa ngục (như khi kể về tích tại sao Phật bị voi Nalagiri lùa, trong tiền kiếp khi còn hành hạnh Bồ Tát ngài đã lùa voi một vị Độc giác Phật do năng lực của nhân ấy vẫn còn nên trong kiếp chót ngài cũng bị voi Nalagiri lao vào người)
Mình xuất phát là tu Mật Tạng, trước kia cũng như bạn vậy mình rất bảo vệ Phát triển và các pháp môn kia, mình nghĩ đó là các pháp môn (do tin thuyết 84000 ngàn pháp môn) đều đưa đến giải thoát nhưng thực sự ko phải, pháp hành và tướng trạng của nó xa rời với pg quá mức, gần như chỉ nói đến Pg nhưng bên trong ko hề giữ lại chút giáo lý gốc như Vô Ngã, Vô Thường, Khổ. (Các vị thần sống mãi từ bao giờ, cõi tịnh độ các cõi xứ hạnh phúc thúc dục lòng tham, nếu lên cõi tịnh độ mà khổ thì phải niệm để đi về cõi nào, cầu khẩn, những mantra sai với nhân quả)
Phật từng dậy pháp Phật là thường pháp, mãi mãi đúng, vì nó là chân lý, chân lý ko bao giờ thay đổi cả, nếu một vị Phật hiện tại dậy tam vô lậu học Giới Định Tuệ (bát chánh đạo) thì có một ngàn vị Phật sinh ra cũng đều dậy như vậy, nếu mỗi người dậy một thứ nó ko phải là chân lý nữa.
Và Phật Giáo ko có từ pháp môn chỉ có pháp uẩn (khanda) là các pháp thực hành chồng chéo lên nhau mà thành tựu, như bát chánh đạo phải cùng lúc thực hành cả tám nhánh chứ ko phải đi riêng mà thành được. Sau này người ta cố ý dịch sai Khanda thành ra là cánh cửa, pháp môn là để lấp liếm đi.
Đây là hậu quả của một kinh tạp truyền, ngụy tạo nếu bạn thực sự có tâm, hãy bỏ qua các thành kiến và định kiến yêu ghét riêng, nhân quả chính là nền tảng xương sống của giáo pháp. Bài chú này đã phá bỏ tất cả, chỉ cần đi qua nó vô lượng ác nghiệp đc tịnh hóa hoàn toàn, nếu đơn giản thế sao Phật ko dậy tất cả đều làm cây cột treo bài chú này trên đầu đi đâu cũng treo như vậy thì ko còn lo nữa. Tây tạng là nơi rất phát triển Mật tông, như bạn thấy có nhiều bài chú thần kì tịch hóa ác nghiệp và tăng trưởng công đức kinh khủng, rốt cuộc họ mất nước, nếu các bài mantra thật sự công hiệu thì khác gì họ nói dối, nếu hộ pháp của họ đề cập cực kì uy lực, tại sao các ngài ko còn bảo vệ họ nữa.
Huệ Đỉnh Còn Tham, Sân ,Si wa…Hon nhau loi noi de chứng tỏ minh tu dao toi dau…
Chính Tôi Aborigines Dạ. Cho con hỏi sao mà con thấy khó hiểu quá chứ không phải mình thấy gì đúng vơí luơng tâm thì làm thôi đúng không ạ
Thắng Bún Bò Trích kinh Kalama:
Ðiều nên từ bỏ
– Này các người Kâlâma, đương nhiên phải nghi ngờ, đương nhiên phải phân vân. Ðối với điều đang nghi ngờ thì phân vân khởi lên.
Này các người Kâlâma, đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn (2) là thầy mình.
……..
Tôi biết các bạn là những người ngoan đạo, có niềm tin thiết tha với giáo pháp nhưng nay là thời điểm khoa học và thông tin phát triển những gì cần làm sáng tỏ vẫn nên làm sáng tỏ để hậu thế biết mà tránh, đâu là điều gì chính đức Phật dậy đâu là không phải, chúng ta ko nên làm ngơ để gây ra nhiều vấn nạn mê tín dị đoan cho xã hội và ảnh hưởng tới giáo pháp. Nghi lễ và mê tín là cách nhanh nhất để đóng cửa Phật giáo với xã hội, chúng ta sẽ tự khép kín mình lại như vậy đâu có đúng với hạnh Bồ tát, phải đem giáo pháp đến với tất cả tầng lớp dù trí thức trẻ hay người vô thần.
Như ở chùa tui tu có nhiều vấn nạn lắm, có bữa người ta làm cho cháy góc chùa luôn, nói ra thì buồn cười nhưng các bạn ơ nhà ko thể hình dung nổi đâu, rất xót xa.
Nguyễn Lan Phương Nếu như nói quả vị Phật và quả vị Alahan là không sai khác thì thực phi lý, Vì để thành Phật, Đức Thế Tôn đã phải tu hành tinh tấn 3 a tăng kỳ kiếp, sau đó Ngài ra đời trên Trái Đất và có khoảng thời gian là 49 năm thuyết pháp độ sanh, trong khi đó quả vị Alahan thì thời gian tu tập ngắn hơn nhiều, sau đó các ngài nhập niết bàn không trở lại nữa. Vậy điều này thật phi lý khi quả vị giống nhau nhưng thời gian tu tập lại khác nhau, mà Đức Thế Tôn thành Phật là vì hết thảy chúng sinh chứ không thể chỉ vì 80 năm tồn tại trên trái đất này một cách ngắn ngủi, còn không bằng thời gian một ngày trên cõi trời nữa. Lý giải về truyền thống Đại Thừa có rất nhiều trong các tác phẩm của các bậc Đại Sư lớn như NGài Long Thọ, Ngài Thanh Biện, … bạn có thể đọc tìm hiểu. Bạn tu tập Mật Pháp nhưng không hiểu tất cả điều đó, cứu cánh của nó là giúp tâm của bạn được an định, giúp bạn có thể thể nhập được Phật tánh, chứ không phải là mục tiêu là thần thông cảm ứng. Mà người tu Mật tối trọng là phải có bồ đề tâm, và hiểu về tánh không. Như trong giáo lý Phật pháp, tất cả không gì nằm ngoài nhân quả. Nên dân tộc Tây Tạng đang phải chịu nghiệp báo của họ, nhưng điều này không nói nên rằng Phật giáo Tây tạng không phải chánh Pháp. Bạn đừng nên chấp chặt vào những gì bạn từng thấy, vì trên tất cả, nếu đọc kỹ về kinh điển các pháp môn, đều xiển dương giáo lý: Khổ, vô thường, vô ngã, không. Đáng tiếc duyên của bạn và Đại Thừa không sâu. Nên dừng ở đây, chúng ta sẽ không ai thay đổi được quan điểm của ai, vì để cho đến ngày hôm nay chúng ta đều có sự tích lũy kiến thức trước đó rất nhiều rồi. Nhưng mình nghĩ như vậy: Giáo pháp nào hướng con người ta đến điều thiện, giúp họ an vui hạnh phúc hơn cho đến giải thoát thì giáo pháp đó là chân chánh. vậy nên mình tôn trọng tất cả các giáo pháp.
Mình đã từng ở chùa tu học 2 năm. không chỉ ở nhà như bạn nói. Tuy nhiên, do duyên nghiệp, chúng ta thấy những hoàn cảnh khác nhau, nên có những suy nghĩ khác nhau. Nhưng như kinh Kalama nói, điều gì giúp bạn an lạc, hạnh phúc, như chính bạn thấy như vậy thì hãy tin vào điều đó, nhưng đừng lấy kinh nghiệm cá nhân để cho rằng điều người khác nghĩ cũng phải giống như bạn nghĩ. Thân mến.
Thắng Bún Bò Chính Tôi Aborigines đúng với lương tâm là hành thiện, điều ấy đáng tán dương hoan hỷ bạn ạ, nhưng trong giáo pháp có nhiều điều bị cải biên để trục lợi cho một ai đó hoặc một nhóm người nào đó mình là đệ tử phải có công nghiên cứu và làm cho sáng tỏ để ko ảnh hưởng tới xã hội và giáo pháp. Như các nghi lễ đàn tế, phá ngục tù tôi từng biết có đàn tốn tới cả trăn triệu, hay tỷ bạc, nhưng phá được ngục tù hay ko ko ai biết, đến là người nhà tín chủ có bị đoạ địa ngục ko, cũng ko ai biết luôn chỉ phỏng đoán vậy thôi, nhưng làm lễ thì tốn kém lắm, và những nghi lễ này ko dành cho người nghèo.
Khi hành phạm hạnh Bồ tát chưa có một tiền kiếp nào ngài nói ngài có những năng lực phi thường như các vị thần của chúng ta hiện tại cả, như mình đã đề cập, Theravada có Bồ Tát, nhưng đó chỉ là hạnh mà thôi, nếu phát nguyện thành phật để thuyết pháp tế độ chúng sinh trong một thời kỳ thì phải tích tập cho trọn đủ Parami bn A Tăng Kỳ kiếp, giáo pháp ấy sẽ tồn tại cho đến khi nào hoàn toàn bị biến đổi (vô thường) và khi giới luật biến mất, Phật pháp thời kỳ đó biến mất hoàn toàn, còn muốn đơn giản giải thoát thì nguyện trở thành Thánh Thánh Văn Giác hay Độc Giác Phật. Khi các ngài hành bồ tát hạnh các ngài kết nối duyên lành với chúng sinh, Bồ Tát Chánh Đăng Giác tất nhiên sẽ có duyên lành với chúng sinh nhiều hơn vì công hạnh ngài tích tập rất lâu dài và cũng vì thế ngài sẽ tế độ được nhiều chúng sinh hơn, các ngài cũng thương yêu chúng sinh, hành bố thí, trí tuệ, thiền định…., khi ba la mật tròn đủ các ngài chứng đắc thánh quả A la hán là thánh quả cao nhất và dậy dỗ chúng sinh có duyên lành với mình (chưa chứng quả thì dậy được ai? Như người ko biết đuong đi chỉ lối ko những làm người lạc mà chính bản thân cũng lạc mất), vậy nên trong tích truyện Bồ Tát thấy ngài bố thí tai mắt lưỡi, hành thiền định chứ chưa bao giờ thấy Bồ Tát giảng Phật pháp cả.
Còn quả vị giải thoát của Phật nếu nghiên cứu kĩ, trong 9 ân đức Phật ngài nói ngài là một vị A la hán tức là chấm dứt tham ái, đoạn tận vô minh và lậu hoặc. Nếu còn hơn cả Phật nữa thì sẽ giải thoát như thế nào, vì bậc a la hán đã ko còn khổ tâm nữa rồi, ko còn lậu hoặc nữa. Đay là điều mâu thuẫn.
Nếu có một vị sư tu theo đại thừa đắc quả a la hán, ngài cũng được gọi là thanh văn giác, nếu có một vị sư bên tây tạng chứng quả a la hán thì ngài vẫn là vị thanh văn giác, tức là nghe lời dậy của Phật mà giác ngộ. Còn có phải do các ngài trì chú mà giác ngộ hay ko, chúng ta biết rõ hơn ai hết. Như đức thánh tăng Milarepa (tây tạng) khi tu ngài ko có đàn tràng gì hết, cũng ko có nghi quỹ rườm rà, ngài sống khổ hạnh trong rừng và hành thiền miên mật cho tới khi cái nồi đun bằng đá của ngài vỡ, ngài chứng đắc vô thường, ngài cũng ko nói ngài sẽ tái sinh hay hoá thân trở lại rất có thể ngài đã chấm dứt sinh tử.
Mưa Buồn Nam mô a di Đà phật! Đừng tranh cãi nhau nữa. Ai cũng có cái đúng và cái lý riêng của mình. Theo như mình hiểu thì đạo phật. Là từ bi là hướng thiện. Và là giác ngộ. Giải thoát. Tất cả là ở tâm. Xin đừng làm mất hoà khí !
Thắng Bún Bò Mình k muốn trích dẫn nhiều câu chú, thậm chí có những câu chú còn tàn ác như phá huỷ và huỷ diệt, chỉ cần câu chú này mà thôi đã thấy sự ko thống nhất giáo lý nhân quả và phi chính thống, tạp truyền, chúng ta phải nhìn tất cả ko dứoi sự yêu ghét cá nhân mà phải lấy Tam pháp ấn làm nền tảng, ko chính chúng ta đang tiếp tay phá huỷ Phật pháp. Ở dây ko phải ai thắng ai thua trong sự tranh luận mà là rút ra được điều đúng đắn và bảo về chánh pháp. Nếu phật tử ko còn quan tâm tới giáo lý dậy đúng hay sai nữa lúc đó là giáo pháp băt đầu hoại diệt, đó là lý do vì sao admin đăng 7 điều hiểu lầm này. Nay chúng ta phải tìm ra ngọn ngành tại sao lại có hiểu lầm, phàm có nhân sẽ có quả ko có gì là tự nhiên cả.
Ý nghĩa câu chú này là ai đi dưới nó, ngắm nhìn sẽ được tịnh hoá ác nghiệp vô lượng kiếp.
Trong kinh Thuỷ Tuyền Dõng, việc nhìn qua thần chú này có tác dụng diệt trừ tội chướng của 300 triệu kiếp. Cũng được gọi là thần chú của sự giải thoát. Nếu thần chú này được treo trên cửa, có khả năng tịnh hoá mọi ô nhiễm mỗi khi có ai đi qua. Kẻ vô cùng may mắn đó sẽ không phải tái sinh trong địa ngục, quỷ đói, súc sinh.
Như vậy thì cần gì hành thiện nữa, chỉ cần may mắn là đủ
Lục Võ Doanh Cho mình hỏi Chú Đại Bi là từ đâu vậy
Nguyễn Lan Phương Chú Đại Bi là từ kinh Phật thuyết. Bạn cứ yên tâm trì tụng. Sự cảm ứng của thần chú không thể nghĩ lường và có rất nhiều người đã trải qua.
Thắng Bún Bò Chú đại bi từ Kinh Đai Bi Tâm Đà La Ni là kinh phát triển 400 năm sau khi phật tịch diệt mới có, giáo lý của nó Phi Nhân Quả và cũng huyền ảo như những người anh em Vệ Đà, Bà La môn của nó vậy, có hàng ngàn các vị thần huyền bí, kim cang mật tích cao lớn… Nguồn gốc của nó Phật giáo chính thống không công nhận….
Tụng chú này nếu hành đúng pháp (tác ý đúng, khởi tâm bi) thì có hiệu quả thật, đó là do tâm tưởng của chúng ta mạnh mẽ, chúng ta có một niềm tin vào đấng huyền linh đang giúp đỡ chúng ta nên nhờ tâm tưởng này mà chúng ta cảm nhận nhiều điều kì diệu. (Nằm mộng, may mắn, thoát nạn….) chính tôi một thời đã bảo vệ điều này, thầy tôi bảo mà tôi nói rõ ràng có cảm nhận thật, sau này tôi mới hiểu ra tâm tưởng là thứ vô cùng ghê gớm!
Người làm bùa chú, bùa ngải bên thái đều hành thiền tưởng này rất thần kỳ, còn như bên Miến người ta có câu chú chém vào chẳng làm sao cả khi dịch ra nó chỉ có nghĩa là đánh ko đau mà thôi, đọc hoài “đánh ko đau” ai dè “đắc pháp” đánh ko đau thiệt. Đây là thứ nhất.
Thư hai như người chơi cờ bạc khi ăn thì cảm ơn trời Phật, khi chúng ta thua chúng ta ngậm ngùi tiếc nuối đơn thuần ko giám oán trách, vì sao? Vì chúng ta sợ địa ngục, chúng ta bị đe doạ, tâm lý con người là vậy. Chúng ta thích những điều kỳ diệu, huyền bí chúng ta thích đơn giản vì chúng ta ko biết nó rõ ràng mà chỉ có thể tưởng tượng, chúng ta lo sợ cho địa vị thấp bé của loài người nên tìm đến sự giúp đỡ của thần linh, đây là một biện pháp tinh thần của người cổ đại và có lẽ nó còn xót lại đến ngày nay, khi chúng ta ăn cờ bạc, chúng ta nói, ồ linh chưa, do chú đại bi đó nhưng khi thua thì sao, chúng ta gãi đầu. Đó cũng là một kiểu linh hay cảm ứng của tín đồ thần chú. Mê tín, tin trong sự mập mờ không tỏ rõ. Vậy nên đây ko phải con đường của Phật giáo nguyên chất, mà là con đường tạp lai, dàn dựng của hậu thế.
Thắng Bún Bò Dưới đây là tóm tắt kinh (ko chính thống):
“Nếu chúng sanh nào tụng trì thần chú Đại Bi mà còn bị đọa vào ba đường ác, không được sanh về các cõi Phật, không được vô lượng tam muội biện tài, Ngài thề sẽ không thành chánh giác. Ngài còn nhấn mạnh: Nếu trì tụng thần chú Đại Bi, mà tất cả những mong cầu trong đời hiện tại nếu không được vừa ý, thì thần chú này sẽ không được gọi là Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, ngoại trừ những kẻ mong cầu những điều bất thiện hoặc tâm không được chí thành.
Hơn thế nữa, Bồ Tát còn cho ta biết ngay cả đối với những kẻ phạm những tội ác nghiệp nặng nề như thập ác ngũ nghịch, báng pháp, báng người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, làm nhơ phạm hạnh nếu trì tụng thần chú Đại Bi thảy đều được tiêu trừ. Vì sao thế? Kinh Đại Bi cho biết mỗi lần hành giả trì tụng thần chú này, tất cả mười phương chư Phật đều đến chứng minh, cho nên tất cả các tội chướng nhờ ân đức của chư Phật độ trì, thảy đều tiêu diệt. “
Đây là phi nhân quả đó! Đến Phật còn bị đau bụng, bị lăn đá, bị voi hù, ngài Mahamoggala còn bị người ta đánh chết…. vậy ko ai hộ trì Phật và các bậc arahant sao? Hay chỉ có ai tụng thì mới hộ trì? “đoạn nghiệp” Sao kỳ vậy? Tỉnh táo một chút là biết dùng để dụ khị người ta. Phật cũng nói ngài ko thể can thiệp vào dòng nghiệp của bất kì ai, ném đá xuống nước thì chìm, ném dầu thì nổi, có cầu nguyện hay trì chú chỉ là vô ích. Giấu đầu hở đuôi ở chỗ này, ngoại đạo chỉ lừa được những người ham thích huyền bí, cả tin chứ ko thể lừa được những người giữ gìn chánh tín.
Nói về tâm bi và để đạt được hạnh phúc cho mình và người đức Phật dậy trong Kinh từ tâm (metta sutta), sống theo nếp sống ấy là nếp sống tối thượng được người hiền tán thán, tạo nhân lành quả tốt, siêng năng trong thiện pháp để có được thiện nghiệp, đây mới là con đường của Phật giáo, phải năng hành thiện, ko nên tin có thần linh nào bảo hộ cho mình cả, phải tự thắp đuốc lên mà đi và tạo nhân quả tốt lành cho mình và xã hội.
Bồ tát giới là người đời sau chế ra ko hề có trong tạng giới, còn giới tỷ khưu là do Phật thuyết cho chư tăng hành phạm hạnh cao thượng.
Dtv Thinh Hơn 1 năm rồi, đã đọc hết comments, ko biết 2 bạn có gì góp ý trong quá trình tu tập sau hơn 1 năm ko?
Thao Tran Chả đọc nổi, làm sao hiểu nổi giờ. Có cách nào dễ hiểu hơn, thực tế hơn không 🙂
Owen Hoan Tran Coi comments mới cảm nhận được sự uyên bác của mấy bậc chân tu. Bài viết này ko hẳn là chân lý, nhưng nó đã khiến tôi bắt đầu suy ngẫm về khái niệm mẫu thuẫn giữa học hành Đạo và Mê Tín.
Mê tín ko hẳn chỉ là sự cả tin – ở 1 sự kiện, theo những đường lối phản khoa học.
Mê tín cũng là sự cố chấp – vì 1 chút định kiến, làm đánh rơi đi 1 chút lương tâm
Thí dụ như khi bạn có định kiến đạo Hồi là tà đạo, bạn nhạo báng và nói xấu họ thay vì xây dựng và cải thiện. Bạn ko thấy xót thương khi họ bị tàn sát và diệt chủng, đó là lúc bạn đã vô tình đánh mất 1 chút nhân tính vì định kiến của mình.
* Hãy bắt đầu chỉ dạy nhau để nhận thức được những dấu hiệu tà ác để mọi người cùng phòng ngừa.
Nguyễn Phương Mai @Nhung Ngo C đọc cuốn Đường xưa mây trắng ngộ ra được 1 số điều. Nhưng thấy vẫn chưa đủ duyên e ạ
Nhung Ngo Nguyễn Phương Mai nhiều lời trong cuốn Đường xưa mây trắng đc chuyển thể trong phim Budda ý chị. Chị xem chưa?
Nguyễn Phương Mai Nhung Ngo c chưa e ạ, c hay ngại xem hơn đọc
Nhung Ngo Nguyễn Phương Mai e xem hồi sau sinh bé 2 3 ngày. Ko nhìn, ko đọc nhưng e nghe hết 1 bộ 56 tập luôn chị ạ
Nguyễn Phương Mai Nhung Ngo e giỏi quá
Hoang Vu Le Ngắn gọn và ý nghĩa
Minh Dũng Bài viết rất hay, rất ý nghĩa Huệ Minh
Ngọc Khuê Phúc Hoàng Ý 2 mình ko hiểu lắm.
Hung Đai Phật ở đâu xa Phật ở tâm ta Đức Phật là người đã chứng đắc thị hiện thành Phật còn ta học và làm Theo Phật sẽ thành Phật
Thao Ngo Photography Ai cũng một lần hiểu lầm trong đời, hehe.
Ly Vu Ngoc Bich Nhiều người đi chùa chăm chỉ nhưng vẫn còn mơ mơ hồ hồ thì vào đây đọc cho rõ nè
Phạm Đình Tiến Đã chia sẻ và vẫn muốn chia sẻ lại cho mọi người được biết và hiểu.
Thanh Long Mong sao ai cũng hiểu được điều này
Hau Nguyen Đáng đọc để có cách nhìn đúng đắn ạ
Sơn Thủy Đừng chờ đợi đến khi không còn sức lực và mọi truyện đều đã trôi qua rồi mới khám phá cách sống đúng, như vậy quả là một điều đáng tiếc.
Sơn Nguyễn Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Thảo Ngân Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát