NIỆM PHẬT VÀ TRÌ CHÚ ĐẠI BI
Có thoát dịch bệnh toàn cầu Covid-19 không?
Soạn giả: Pram Nguyen
Ngày 12/3/2020
— o0o –
Tăng-cường khả-năng đề-kháng (boost the immune system) theo Tây-Y hay Chánh-khí theo Đông-Y là cách hay nhứt chống dịch Covid-19.
Công-đức của Niệm Phật và trì Chú Đại-Bi bất khả tư-nghị! Vì vậy, bệnh dịch Covid-19 sẽ không dính thân, cho dù có dính thì cũng sẽ nặng thành nhẹ, nhẹ sẽ chóng lành, NẾU NIỆM VÀ TRÌ ĐÚNG CÁCH.
Trái lại, nếu niệm và trì không đúng cách, “cũng có thể làm nhân bồ đề về kiếp xa sau”. Tuy nhiên, có hai việc không nên khởi niệm huống hồ mở miệng mà nói:
1) Hủy-báng cho là Niệm Phật hay trì Chú không hiệu-quả!
2) Các pháp tu khác không hợp thời, hợp căn, duy chỉ niệm Phật hay trì Chú là tối tôn, là đệ nhứt, không cần phải đọc kinh, nghe pháp!
Muốn trì Chú Đại-Bi mà không niệm danh-hiệu Phật A-Di-Đà (Amitabha: Vô-Lượng-Quang) thì đã trái với lời nói đầu của Kinh rồi!
Vả lại, đức Đại-Bi Quán Thế Âm (Avalokitesvara) còn nêu ra hàng loạt các điều-kiện cần và đủ để tu-tập thành-tựu như Kinh thuyết.
NGƯỜI TU HAM MỐI LỢI khi khởi-công mà không hoàn-mãn những điều nầy trong GIAI-ĐOẠN CHUẨN-BỊ thì sẽ tự phá hỏng đức mình, chiêu-cãm ác Thần, tà Ma ám nhập tim gan bức hại cả đời!
KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI
Đời Đường, Sa-môn Dà-Phạm Đạt-Mạ, dịch từ Phạn ra hán văn
Dịch-giả: Thích Thiền Tâm, dịch từ Hán ra Việt-văn
Pram Nguyen có chỉnh sửa format cho dễ nhìn trên Facebook, không giảo-đính
—
Đức Phật bảo: “Thiện nam tử! Ông có tâm đại từ bi, muốn nói thần chú (20) để làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh. Hôm nay chính là lúc hợp thời, vậy ông nên mau nói ra, Như Lai tùy hỉ chư Phật cũng thế.”
Quán Thế Âm Bồ Tát lại bạch Phật: “Bạch đức Thế tôn! Tôi nhớ vô lượng ức kiếp về trước, có Phật ra đời, hiệu là THIÊN QUANG VƯƠNG TĨNH TRỤ NHƯ LAI, đức Phật ấy vì thương nghĩ đến tôi và tất cả chúng sanh nên nói ra môn QUẢNG ĐẠI VIÊN MÃN VÔ NGẠI ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI, ngài lại dùng tay sắc vàng xoa nơi đầu tôi mà bảo: Thiện nam tử! Ông nên thọ trì tâm chú này và vì khắp tất cả chúng sanh trong cõi nước ở đời vị lai mà làm cho họ được sự an vui lớn.
Lúc đó, tôi mới ở ngôi Sơ địa [Hoan-Hỷ Địa], vừa nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ Bát địa [Bất-Động Địa]. Bấy giờ, tôi rất vui mừng, liền phát thệ rằng: ‘Nếu trong đời vị lai, tôi có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân tôi liền sanh ra ngàn tay ngàn mắt.’
Khi tôi phát thệ rồi, thì ngàn tay ngàn mắt đều hiện đủ nơi thân, lúc ấy, cõi đất 10 phương rung động 6 cách (21), ngàn đức Phật trong 10 phương đều phóng ánh quang minh soi đến thân tôi, và chiếu sáng 10 phương vô biên thế giới.
Từ đó về sau, tôi ở trong vô lượng pháp hội của vô lượng chư Phật, lại được nghe và thọ trì môn đà ra ni này.
Mỗi lần nghe xong, tôi khôn xiết vui mừng, liền được vượt qua sự sanh tử vi tế (22) trong vô số ức kiếp. Và từ ấy đến nay, tôi vẫn hằng trì tụng chú này, chưa từng quên bỏ. Do sức trì tụng ấy, tùy theo chỗ sanh, tôi không còn chịu thân bào thai, được hóa sanh nơi hoa sen, thường gặp Phật nghe pháp.
Nếu có vị Tì khưu, Tỳ khưu ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di (23) hay đồng nam, đồng nữ nào muốn tụng trì chú này, Trước tiên phải PHÁT TÂM TỪ BI ĐỐI VỚI CHÚNG- SANH, và sau đây Y THEO TÔI MÀ PHÁT NGUYỆN:
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con mau biết tất cả pháp.
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ Âm, nguyện con sớm được mắt trí huệ.
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM, nguyện con mau độ các chúng sanh,
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM, nguyện con sớm được phương tiện khéo.
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM, nguyện con mau lên thuyền bát nhã.
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM, nguyện con sớm được qua biển khổ,
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM, nguyện con mau được đạo giới định.
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM, nguyện con sớm lên non Niết Bàn.
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM, nguyện con mau về nhà vô vi.
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM, nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.
Nếu con hướng về nơi non đao, non đao tức thời liền sụp đổ.
Nếu con hướng về lửa, nước sôi, nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
Nếu con hướng về cõi Địa ngục, Địa ngục liền mau tự tiêu diệt,
Nếu con hướng về loài Ngạ quỷ. Ngạ quỷ liền được tự no đủ,
Nếu con hướng về chúng Tu La [Asura], Tu La tâm ác tự điều phục,
Nếu con hướng về các súc sanh, súc sanh tự được trí huệ lớn.
Khi phát lời nguyện ấy xong,
1) chí tâm xưng danh hiệu của tôi (Namah Avalokitesvara Bodhisattva),
2) lại chuyên niệm danh hiệu Bổn-sư tôi là đức A-Di-Đà Như Lai (24),
3) kế đó tiếp tụng Đà ra ni (Dharani) Thần-chú (Mantra) này.
4) Nếu chúng sanh nào, trong một ngày đêm tụng năm biến chú, sẽ diệt trừ được tội nặng trong ngàn muôn ức kiếp sanh tử.
Quán Thế Âm Bồ Tát lại bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn!
1) Nếu chúng sanh nào trì tụng thần chú Đại Bi mà còn bị đọa vào 3 đường ác, tôi thề không thành chánh giác.
2) Tụng trì thần chú Đại Bi, nếu không được sanh về các cõi Phật, tôi thề không thành chánh giác.
3) Tụng trì thần chú Đại Bi, nếu không được vô lượng tam muội biện tài (25) tôi thề không thành chánh giác.
4) Tụng trì thần chú Đại Bi tất cả sự mong cầu trong đời hiện tại, nếu không được vừa ý, thì chú này không được gọi là Đại Bi tâm đà ra ni, DUY TRỪ CẦU NHỮNG VIỆC BẤT THIỆN, TRỪ KẺ TÂM KHÔNG CHÍ THÀNH.
5) Nếu các người nữ chán ghét thân nữ, muốn được thân nam, tụng trì thần chú Đại Bi, như không chuyển nữ thành nam, tôi thề không thành chánh giác.
6) Như kẻ nào tụng trì chú này, NẾU CÒN SANH CHÚT LÒNG NGHI, TẤT KHÔNG ĐƯỢC TOẠI NGUYỆN.
7) Nếu chúng sanh nào xâm tổn tài vật, thức ăn uống của thường trụ (26) sẽ mang tội rất nặng, do nghiệp ác ngăn che, giả sử ngàn đức Phật ra đời cũng không được sám hối, dù có sám hối cũng không trừ diệt. Nếu đã phạm tội ấy, cần phải đối 10 phương Đạo-Sư sám hối, mới có thể tiêu trừ. Nay do tụng trì chú Đại Bi liền được trừ diệt. Tại sao thế? – Bởi khi tụng chú Đại Bi tâm đà ra ni, 10 phương Đạo-Sư đều đến vì làm chứng minh, nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt.
8) Chúng sanh nào tụng chú này, tất cả tội thập ác ngũ nghịch (27), báng pháp, phá người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ (28), làm nhơ Phạm hạnh (29), bao nhiêu tội ác nghiệp nặng như thế đều được tiêu hết, duy trừ một việc: KẺ TỤNG ĐỐI VỚI CHÚ CÒN SANH LÒNG NGHI. Nếu có sanh tâm ấy, thì tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu, huống chi tội nặng? Nhưng tuy không liền diệt được tội nặng, CŨNG CÓ THỂ LÀM NHÂN BỒ ĐỀ VỀ KIẾP XA SAU.
— # —
Hành-giả phải nhớ kỷ 4 yếu-tố cực-kỳ quan-trọng khi khởi tâm trì tụng Thần-Chú Đại-Bi. Đó là:
1) PHÁT TÂM TỪ BI ĐỐI VỚI CHÚNG- SANH,
2) Y THEO NGÀI QUÁN-THẾ-ÂM MÀ PHÁT NGUYỆN,
3) TÂM CHÍ THÀNH và
4) KHÔNG CÒN LÒNG NGHI.
Sao gọi là phát tâm Từ-Bi? – Nếu không trả lời được thì chắc chắn không thành-biện những điều mà Chú Đại-Bi mang lại!
Các yếu-tố sau cũng vậy mà nghiên-cứu và tu-học.
Bây giờ, trở lại vấn đề “chuyên niệm danh hiệu Bổn-sư tôi là đức A-Di-Đà Như Lai”.
Bấy lâu nay, NGƯỜI NIỆM PHẬT THEO THẦY, KHÔNG THEO KINH, NÊN KHỞI RA TÀ-KIẾN KHI NIỆM PHẬT!
Kinh dạy niệm như thế nào?
KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT
Đời Tấn, ngài Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn ra Hán.
Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn.
—
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật chính
1) là Pháp-thân Viên-mãn Chu-biến Nhất-thiết-xứ, là Phật-tánh thậm thâm có đầy đủ mọi năng lực vô úy bất khả tư nghị, có đầy đủ diệu dụng vô ngại bất tư nghị.
2) Là cứu cánh siêu việt tối thượng, có đầy đủ năng lực bất khả thuyết, bất khả xưng tán, để chuyển hóa vô minh thành ra giác ngộ, sinh tử thành Niết-bàn.
3) Là phương tiện vi diệu bật nhất, thường cải biến hết thảy Sở-y và Sở-hành của mọi chúng sanh, đưa tất cả tướng trạng hữu lậu, trói buộc, trở về với Bản-tánh Vô-lậu, Giải-thoát.
Cho nên, nếu chúng sanh nào đem Tâm-thể của mình mà duyên với danh hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật, thì Tâm-thể của người ấy dần dần trở nên vô cấu nhiễm, dần dần phát sanh vô lượng vô biên đức tướng Như-Lai. Do vậy, tự nhiên thấy mình ở trong thế giới Cực-Lạc trang nghiêm, thù thắng. Cùng một lúc, cái niệm tưởng Nam-mô A-Di-Đà Phật sẽ phát khởi thân lượng, oai nghi, tướng hảo và quang minh của đức A-Di-Đà (Amitabha) cùng chư vị Thánh-chúng.
Nầy Diệu-Nguyệt Cư sĩ, người ở nơi ý nghĩa ấy phải nên hiểu rõ như thế!
Pháp môn Niệm Phật chính là là chuyển biến cái Tâm-thể của chúng sanh, bằng cách không để cho Tâm-thể ấy duyên với vọng niệm, với lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt v.v… Mà chỉ đem Tâm-thể ấy duyên mãi với danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Không bao lâu, người niệm Phật tự đi vào chỗ vắng lặng, sáng suốt, an lạc cảm ứng với nguyện lực của đức A-Di-Đà, thấy mình sanh vào cõi nước Cực-Lạc, thân mình ngồi trên tòa sen báu, nghe Phật và Bồ-Tát nói pháp, hoặc thấy Phật lấy tay xoa đảnh …
—
Diệu-Nguyệt Trưởng-giả lại thưa rằng: “Bạch đức Thế-Tôn, tuy con đã thấu triệt nghĩa lý thâm diệu của pháp niệm Phật, nhưng vẫn khẩn cầu đức Thế-Tôn thương xót mà rộng chỉ bày thêm, để hết thảy chúng sanh nơi đời vị lai được mọi điều lợi ích.
Bạch đức Thế-Tôn, phải niệm Phật như thế nào mới gọi là đắc pháp? Phải dấy khởi những tâm thái nào mà tu tập mới được vãng sanh Cực-Lạc?”
Đức Phật dạy rằng:
“Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, thế nòa là niệm Phật chân chánh?
Muốn niệm Phật đúng pháp và tự biết mình chắc chắn vãng sanh, thì NGƯỜI NIỆM PHẬT phải phát khởi 10 Thứ Tâm Thù Thắng sau đây:
1. Tín Tâm
2. Thâm Trọng Tâm
3. Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm
4. Xả Ly Tâm
5. An Ồn Tâm
6. Đà Ra Ni Tâm
7. Hộ Giới Tâm
8. Ba La Mật Tâm
9. Bình Đẳng Tâm
10. Phổ Hiền Tâm
—
Nầy Phật tử ! Nam-mô A-Di-Đà Phật nghĩa là gì ?
1) Nam-mô là thủy giác. A-Di-Đà là tương tục giác, Phật là bản giác.
2) Nam-mô là năng niệm, A-Di-Đà là tương tục niệm, Phật là sở niệm.
3) Nam-mô là giới luật, A-Di-Đà là thiền định, Phật là trí tuệ.
4) Nam-mô là thế gian giới, A-Di-Đà là pháp giới, Phật là vô sai biệt giới, vô sở hữu cảnh giới, vô trụ xứ cảnh giới.
5) Nam-mô là Thường, A-Di-Đà là Tịch, Phật là Quang.
6) Nam-mô là Diệu quan sát trí, A-Di-Đà là Bình đẳng tánh trí, Phật là Đại viên cảnh trí, Vô tận Sở hữu trí.
7) Nam-mô là phi hữu, A-Di-Đà là phi vô, Phật là không tánh, phi hữu vô định tánh.
8) Nam-mô là như thực hữu, A-Di-Đà là như thực không, Phật là như thực bất không.
9) Nam-mô là Sai biệt trí, A-Di-Đà là Vô sai biệt trí, và Phật là Pháp hải tuệ công đức vô tận tạng viên mãn trí.
10) Nam-mô là phương tiện lực, A-Di-Đà là cứu cánh lực, và Phật là dung thông phương tiện siêu việt cứu cánh lực.
11) Nam-mô là ly trần, A-Di-Đà là ly căn, Phật là ly thức.
12) Nam-mô là chuyển y tạng, A-Di-Đà là vô tận thiện căn tạng, Phật là quyết định chính giác tạng.
13) Nam-mô là ly cẩn tạng, A-Di-Đà là niết bàn tạng, Phật là như huyễn giải thoát tạng.
14) Nam-mô là trang nghiêm Phật quốc độ, A-Di-Đà là thành tựu vô biên Phật quốc độ, Phật là như huyễn thập phương Hoa Tạng Thế Giới Hải.
15) Nam-mô là gia trì lực, A-Di-Đà là tiếp dẫn lực, Phật là tự tánh tương ưng nhiếp thọ lực.
16) Nam-mô là khai thị vô lượng trí, A-Di-Đà là thâm nhập chính giác trí, Phật là quang minh phổ chiếu trí.
17) Nam-mô là thế gian giải, A-Di-Đà là giác ngộ giải, Phật là nhất thiết trí biến chiếu thập phương viên mãn giải.
Nầy Phật tử, danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật có vô lượng vô biên bất khả thuyết ý nghĩa thâm mật vi diệu như thế, dẫu ba đời mười phương chư Phật diễn nói cũng không cùng tận.
18) Lại nữa, không thể chấp trước nơi ngữ ngôn, văn tự, âm thanh, tri kiến, biện luận … mà bảo rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà là hữu niệm hoặc vô niệm. Vì sao vậy? – Bởi vì danh hiệu ấy chính là Không-tánh, là vô sở đắc, là vô sở ý, vô cấu nhiễm, là vô sở tương ưng, là vô sở bội nghịch, vô công dụng hạnh, là vô sở cầu hạnh.
19) Lại nữa, không thể chấp trước nơi hình thái tu tập, chỗ dụng công, hoặc phương tiện biểu hiện, qui tắc hành trì, mà cho rằng danh hiệu ấy là hữu định tánh hay vô định tính. Vì sao vậy? – Bởi vì danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật chính là
i) Vô tận tạng,
ii) Hư không tạng,
iii) Đà-ra-ni tạng,
iv) Giải thâm-mật Cụ-túc tạng …
20) Lại nữa, không thể chấp trước vào
a) ý nguyện vãng sanh,
b) tâm thái mong cầu Phật lực, hoặc
c) an trú bản nguyện lực, hay
d) sự phát tâm bồ đề quảng đại …
mà cho rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật là hữu thú hướng hoặc vô thú hướng. Vì sao vậy ? – Bởi vì danh hiệu ấy, chính là
i. Tịch tịnh tạng,
ii. Thanh tịnh vi diệu tạng,
iii. Minh triệt tạng, là
iv. Trần tạng, là
v. Thức tạng, là
vi. Cấu tạng …
21) Lại nữa, không thể chấp trước vào
a) cách thức trì niệm,
b) vào nghi tắc lễ bái cúng dường,
c) vào sự khẩn thiết xưng tán,
d) sám hối hoặc tâm chí tùy hỷ công đức của hành giả niệm Phật mà cho rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật là hữu sở y hay vô sở y. Vì sao vậy ? – Bởi vì danh hiệu ấy chính là
i. khả ái nhạo tạng, là
ii. ly chủng chủng trần cấu tạng, là
iii. ly uẩn tạng, là
iv. vô chướng ngại tạng, là
v. vô tận công đức tạng …
vi. vô tận thiện căn tạng, là
vii. niết bàn tạng, là
viii. như huyễn tam muội vô vi tạng, là
ix. thành tựu Phật độ tạng, là
x. quyết định vô thượng bồ đề tạng, là
xi. Phổ-Hiền bất tư nghị giải thoát tạng …
Khi ngài Phổ-Hiền Bồ-Tát ở trước đức Như-Lai mà tuyên thuyết ý nghĩa và công đức bất khả tư nghị của danh hiệu Phật rồi, đức Như-Lai khen rằng: “Lành thay ! Lành thay!”
— # —
CÁC BẠN ĐƯỢC TÂM NÀO KHI NIỆM PHẬT và CÓ NIỆM ĐÚNG NHƯ VẬY CHƯA?
Nguồn FB:
NIỆM PHẬT VÀ TRÌ CHÚ ĐẠI BICó thoát dịch bệnh toàn cầu Covid-19 không?Soạn giả: Pram NguyenNgày 12/3/2020— o0o…
Người đăng: Pram Nguyen vào Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020
Lê Quốc Thái Chú ơi cho con hỏi trì chú có cần phải kiết ấn không ạ
Pram Nguyen Lê Quốc Thái con hỏi vị Thầy nào truyền cho con.
Lê Quốc Thái Pram Nguyen dạ con không có thầy, con học chú đại bi này từ nhỏ rồi, con chỉ trì chú chứ về phần nghi thức con hoàn toàn không biết thưa chú.
Pram Nguyen Lê Quốc Thái con nên thỉnh KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ-LA-NI về học. Không cần kiết ấn khi không có Đạo Tràng và Đạo Sư hay Kim Cang A xà lê đúng nghĩa chỉ dạy.
Lê Quốc Thái Pram Nguyen dạ con cám ơn chú nhiều ạ
Pram Nguyen Lê Quốc Thái không có chi. Học Kinh xong có thể lên hỏi nếu thắc mắc.
Minh Thiền Dạ chú Pram Nguyen,Cháu có Niệm Phật nhưng chưa phát tâm được như Tôn Kinh ghi. Chỉ tập trung vào câu Phật hiệu, còn phát Tâm thì chưa trọn vẹn. Cháu thấy hiện các thầy thường hướng dẫn niệm Phật theo Kinh A Di Đà và Kinh Vô Lượng Thọ. Tri ân chú đã chỉ dẫn.
Pram Nguyen Minh Thiền kinh A Di Đà đòi hỏi những gì khi niệm? – Nhứt Tâm Bất Loan! Còn Quán Vô Lượng Thọ phải nhập Nhựt Luân Tam Muội quí thầy có dạy con tuần tự như vậy không? Nếu có thì nên Y-chỉ mà tu học.
Minh Thiền Pram Nguyen Dạ chú