Nỗi Sợ
Hầu hết con người không bao giờ sải bước trọn vẹn mà chỉ đi được nửa bước do sợ đau khổ. Nếu vì sợ hãi mà bạn đi ngược lại với nguyện vọng tự nhiên là sống hết mình, thì bạn sẽ không biết được khả năng to lớn của việc làm người.
Sadhguru chia sẽ trong cuộc sống dường như con người luôn mang trong mình những nỗi sợ về một điều gì đó chúng ta sợ chuyện này chuyện kia xảy đến với chúng ta và chính điều đó đã làm giới hạn khả năng trong con người của chúng ta. Sadhguru cũng thảo luận về cách để quản lý nội tâm cũng như những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân.
Đừng để Nỗi Sợ Giới Hạn Khả Năng Của Bạn
Don’t Let Fear of Suffering Limit Your Possibility
Sadhguru :
Nếu bạn cố gắng kiểm soát những tình huống có thể ập đến với bạn vào sáng mai, tất cả những gì sẽ xảy ra là bạn sẽ trở thành một sự sống rất hạn chế. Bạn sẽ bước ra thế giới và làm bất cứ điều gì cần làm chỉ khi bạn có một sự đảm bảo rằng: dù bạn có bước vào đâu, bạn cũng sẽ không đánh mất bản thân mình. Bạn sẽ đi những bước chân sải dài, bằng không bạn sẽ chỉ như một nửa bước chân.
Phần lớn mọi người đều là nửa bước chân, bởi vì nỗi sợ về sự khổ đau. “Nếu chuyện này xảy ra, điều gì sẽ xảy đến với tôi? Nếu chuyện kia xảy ra, điều gì sẽ xảy đến với tôi?”
Nếu bạn quản lý tốt bên trong chính mình : bạn biết cách quản lý suy nghĩ của bạn, bạn biết cách quản lý cảm xúc của bạn, bạn biết cách quản lý cơ thể của bạn, phản ứng hóa học bên trong bạn, năng lượng của bạn,… Nếu bạn biết cách quản lý tất cả những thứ này, có vấn đề gì không nếu bạn bước vào địa ngục, tôi hỏi bạn?
Nếu bạn quản lý chính mình, bạn là thiên đường bên trong bạn, việc bạn đi đâu có quan trọng không? Địa ngục cũng sẽ là một nơi thú vị để tới.
Nhưng nếu bạn quản lý kém, thì bạn muốn ở một nơi tốt đẹp mọi lúc, bạn sẽ không bước ra ngoài. Tôi không nói điều này là sai. Điều này là trái với tự nhiên. Bởi trong tự nhiên, mọi sự sống đều khao khát để trở nên nhiều nhất có thể, phải không?
Mọi sự sống đều có khát vọng tự nhiên. Đây không phải là một triết lý, đây không phải là một tư tưởng, rằng bạn phải làm điều này, điều kia. Đó là điều tự nhiên và căn bản của mọi sự sống, rằng nó sẽ cố gắng làm nhiều nhất có thể. Từ con sâu cho đến côn trùng, cho đến con chim, cho đến động vật, cho đến cái cây… tất cả đều cố gắng để trở thành một sự sống toàn diện.
Nếu bạn đi ngược lại điều này chỉ vì sợ đau khổ, thì mọi khả năng khám phá bản chất của con người, sự vĩ đại của con người sẽ bị mất đi đối với nhân loại. Ngày nay bạn sẽ thấy điều này ở mọi nơi. Khi người ta nói, “Tôi chỉ là con người”, họ đang nói về những hạn chế của việc làm người, họ không nói vì những khả năng của con người, phải không?
Khi… nếu chúng ta là loài thông minh nhất trên hành tinh này, nếu chúng ta là loài có năng lực nhất trên hành tinh này, chúng ta nên nói về những khả năng của chúng ta hay chúng ta nên nói về những điểm hạn chế của mình?
Bất cứ khi nào ai đó viết hoặc nói rằng, “Ồ, chúng ta là con người”, họ luôn đề cập tới những giới hạn của họ, không bao giờ đề cập những khả năng của việc là người.
Điều này là bởi… những gì căn bản nhất đã không được dạy trong các hệ thống giáo dục của chúng ta. Làm sao để quản lý suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. Vở kịch tâm lý của bạn đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Đây là một vở kịch được đạo diễn tồi. Tin tôi đi. (cười)
Nếu nó là một vở kịch được đạo diễn tốt, bạn sẽ đưa nó đến phần kết mà bạn muốn, phải vậy chứ? Bởi nó là vở kịch được đạo diễn tồi, nên hầu như bất kỳ ai cũng có thể đảm nhận nó. Ai là đạo diễn cho vở kịch tâm lý của bạn? Bất cứ ai, phải vậy không? Ai cũng có thể biến nó thành bi kịch. (cười)
Lý do tại sao người ta thậm chí còn chưa học cách quản lý suy nghĩ và cảm xúc của mình? Khi mà bạn 10 tuổi lẽ ra bạn đã nên học điều đó. Ở tuổi 60, người ta vẫn chưa biết kết quản lý suy nghĩ và cảm xúc của mình. Họ đang đứng lên như những hồn ma trong cuộc sống của họ. Họ không cần sự giúp đỡ của ai. Họ có thể tiếp tục không ngừng tạo ra những khổ đau cho chính họ.
Bây giờ, giả sử bạn đã không biết cách… bạn có đôi bàn tay bình thường và bạn không biết cách sử dụng nó, thì bạn sẽ gọi mình là gì? Không, hãy nói với bản thân bạn là được, đừng nói với tôi. Bất kể điều gì bạn nghĩ… nếu bạn có một trí óc bình thường, và bạn không biết cách sử dụng nó, thì điều này cũng tương tự. Có đúng vậy hay không?
Điều này có nghĩa như vậy hay không? Bạn không có bàn tay bình thường, và bạn không thể sử dụng nó, điều này khác, chúng tôi sẽ nhìn bạn một cách thương cảm. Nhưng bạn có bàn tay bình thường và bạn không biết cách sử dụng nó, bất kể từ gì bạn dùng để gọi mình, đừng nói với tôi. Nó cũng tương tự như việc bạn không biết cách sử dụng suy nghĩ và cảm xúc của bạn để hướng tới hạnh phúc của bạn, phải không?
Bởi vì sự quản lý tồi này, bởi những gì căn bản nhất của sự sống chưa được nắm bắt. “Bản chất của sự tồn tại của tôi là gì?” Nếu bạn không biết điều này thì bạn quản lý nó như thế nào?
Chỉ khi bạn nắm được bản chất của một điều gì đó, bạn mới học cách quản lý nó, phải không? Bạn thậm chí còn chưa nhìn ra điều đó là gì, thì làm sao để quản lý nó? Không có cách nào để quản lý nó cả.
Cho nên, điều trước tiên và quan trọng nhất đó là lý do tại sao được gọi là chứng ngộ. Bạn phải hiểu điều này. Ở đất nước này, trong nền văn hóa này, chúng tôi chưa bao giờ đề cập tới bất kỳ hình thức chứng ngộ tâm linh nào như một thành tích đạt được. Chúng tôi chỉ nói đó là sự chứng ngộ.
Chứng ngộ có nghĩa là bạn đơn giản là thấy những gì vốn có ở đó. Bạn đã không phát minh ra bất cứ điều gì. Bạn đã không leo lên đỉnh núi. Bạn đang bắt đầu nhìn nhận mọi thứ như bản chất của nó. Nhưng điều này đã trở thành điều hiếm hoi, đến nỗi nó đang được đánh giá rất cao.
Ba ngày trước, khi tôi ở Kirara có người đã hỏi tôi rằng, “Sadhguru, ngài dường như biết mọi thứ.” Tôi nói, “Xem nào, chỉ có một thứ duy nhất mà tôi biết. Tôi biết một thứ này, chính là cơ thể này, từ nguồn gốc cho tới tận cùng của nó”.
[Mọi người vỗ tay]Nào, tại sao? Tôi nói duy nhất chỉ một thứ và các bạn đang vỗ tay cho điều gì vậy? (cười)
Tôi biết duy nhất thứ này. Nhưng vì bản chất trải nghiệm của con người là vậy, bạn biết mọi điều thông qua bản thân mình, phải không?
Bạn đọc comment:
Phan Quang Cảnh
Sự chứng ngộ là khi bạn nhìn nhận ra mọi thứ như bản chất nó đang là. Như trong Kinh Thánh cũng có câu “Sự thật sẽ giải thoát bạn”. Tất cả trước giờ đều là sự “ngộ nhận”, và khoảnh khắc chứng ngộ là nhận ra sự thật tuyệt đối đang hiển hiện trước mắt mình. Và ngộ nhận cũng đồng nghĩa với “cái tôi”, chứng ngộ là nhận ra “không tôi”, khi đó bạn nhìn màu đỏ như nó đang là màu đỏ, không bị dính chấp vào sự phán xét phân biệt theo quan điểm cái tôi. Còn về bài chia sẻ của Thầy, Lão Tử cũng có câu chia sẻ khá phù hợp “Đạo thuận theo tự nhiên”, hãy đón chào mọi thứ xảy đến với cái tâm tự nhiên, khi ấy bạn đang sống trong thiên đường ,ví dụ một người chỉ thích ăn 1 món ăn suốt đời vì nỗi sợ ăn món khác sẽ như thế nào, thay vì trải nghiệm đủ các loại món ăn khác lạ với đủ mọi hương vị, dù thích hay không, hợp hay không hợp, nhưng nó vẫn mang lại trải nghiệm và kinh nghiệm sống, như vậy đời sống sẽ trọn vẹn và thú vị hơn rất nhiều.
Mai Thị Hồng Liên
Nghe xong đoạn này thâý là con người sướng thật á