PHẬT DẠY (Sưu tầm)
1. Khi chúng con rơi vào cảnh ngộ trái ngang, nên nhân nhượng cầu toàn hay hăng hái chống trả?
Phật dạy: Buông xuống.
2. Những thứ mất đi, có nhất thiết truy đòi không?
Phật dạy: Những thứ mất đi, kỳ thực chưa bao giờ thật sự thuộc về con, không cần thương tiếc, càng không cần truy đòi.
3. Lý giải “vĩnh viễn” như thế nào?
Phật dạy: Người người đều cảm thấy vĩnh viễn rất xa, thật ra nó có thể ngắn ngủi đến nỗi con không hề nhìn thấy.
4. Cuộc sống quá mệt mỏi, làm sao nhẹ nhõm?
Phật dạy: Cuộc sống mệt mỏi, một nửa là do sinh tồn, một nửa là do dục vọng và tị nạnh.
5. Chúng con nên làm thế nào nắm giữ hôm qua và hôm nay?
Phật dạy: Chớ để quá nhiều hôm qua chiếm cứ hôm nay của con.
6. Đối với bản thân, đối với người khác như thế nào?
Phật dạy: Đối với bản thân tốt một chút, vì cuộc đời không dài; đối với người bên cạnh tốt một chút, bởi kiếp sau chưa chắc có thể gặp gỡ.
7. Người giải thích “lễ phép” ra sao?
Phật dạy: Xin lỗi là chân thành, không sao là phong độ. Nếu con trao ra chân thành, nhưng không có được phong độ, thế thì chỉ có thể chứng tỏ sự vô tri và thô tục của đối phương.
8. Làm thế nào chúng con xác định mục tiêu của mình?
Phật dạy: Nếu con biết đi đâu, cả thế giới sẽ nhường đường cho con.
9. Làm sao cân bằng vui vẻ và bi thương?
Phật dạy: Mỗi người chỉ có một trái tim, nhưng có hai tâm nhĩ thất. Một tâm chứa đựng vui vẻ, một tâm chứa đựng bi thương, đừng cười quá to tiếng, nếu không sẽ đánh thức nỗi bi thương ở bên cạnh.
10. Có những người lúc nào cũng oán hờn bất mãn, Người thấy thế nào?
Phật dạy: Khi đang tái lập thiên kiến của mình, nhiều người vẫn ngỡ rằng bản thân đang suy nghĩ, suy nghĩ làm sao cứu vớt thế giới.
11. Chúng con làm thế nào mới gọi là “bước chân vững chãi”?
Phật dạy: Chỉ cần chân con vẫn đứng trên mặt đất, thì đừng xem mình quá nhẹ; chỉ cần con vẫn sống trên thế gian, thì đừng xem mình quá lớn.
12. Có người bảo tình yêu sẽ phai nhạt bởi thời gian, Người nghĩ sao?
Phật dạy: Tình yêu khiến con người ta lãng quên thời gian, thời gian cũng khiến con người ta lãng quên tình yêu.
13. Người nhìn nhận tình yêu và hạnh phúc như thế nào?
Phật dạy: Rất nhiều người vì cái gọi là hạnh phúc mà yêu nhầm người, nhưng càng nhiều người vì yêu đúng người mà hạnh phúc trọn đời.
14. Hai người yêu nhau không thể ở bên nhau, làm thế nào?
Phật dạy: Không thể ở bên nhau, thì không thể ở bên nhau thôi, kỳ thực cuộc đời cũng chẳng dài như thế.
Ai cũng có thể thực hành để an lạc và hạnh phúc giữa đời thường.
>> Tham khảo ở: https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/
– Om Mani Padme Hum –https://www.facebook.com/110397320314103/posts/276981480322352
12 LỜI PHẬT DẠY VỀ CUỘC SỐNG
- Sở dĩ ta đau khổ chính là vì ta mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
- Khi ta vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi ta đau khổ, hãy nghĩ rằng nỗi đau khổ này cũng không trường tồn.
- Đừng nên có thái độ bất mãn người khác hoài mà hãy quay về kiểm điểm chính ta. Bất mãn người khác là tự chuốc khổ cho chính mình.
- Đừng có khẳng định về tư tưởng cách nghĩ của ta quá, như vậy sẽ ta đỡ phải hối hận, cắn rứt và đau khổ hơn.
- Khi ta thành thật được với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối ta.
- Do ta cứ xem những chuyện đơn thuần thành quá nghiêm trọng nên ta sẽ rất đau khổ.
- Từ bi là vũ khí lớn nhất của ta và của tất cả mọi người.
- Ta hãy cần đối diện với sự thật thì ta mới vượt qua được sự thật.
- Một người không biết yêu thương chính mình thì người đó sẽ không bao giờ biết yêu thương mọi người xung quanh.
- Có lúc ta muốn thầm hỏi mình, ta đang đeo đuổi cái gì? Ta sống vì cái gì?
- Nếu ta có thể đứng ở góc độ của người để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.
- Thế giới này vốn không thuộc về mình, do đó mình không cần bỏ nó. Cái mình cần vứt bỏ chính là tính Chấp của mình. Mọi vạn vật nó đều cung ứng cho mình nhưng nó không thể thuộc về mình mãi mãi.
– St –
Diem Le Kỳ thực cuộc đời mỗi người cũng chẳng dài như thế nên:
– Cái gì của mình nó sẽ là của mình😌
– Cái gì không phải của mình thì làm đủ mọi cách cũng không phải của mình 😉
Phật dạy mỗi ngày phải nhớ năm điều tâm niệm sau đây:
- (1) Chắc chắn sẽ bị già.
- (2) Chắc chắn sẽ bị bệnh.
- (3) Chắc chắn sẽ bị chết.
- (4) Chắc chắn ta sẽ lìa xa những người hay vật những nơi chốn mà ta thương mến.
- (5) Ta chắc chắn ta phải chịu trách nhiệm với tất cả những thiện ác lớn bé trong ba nghiệp thân khẩu ý của mình.
Vì sao phải tâm niệm những điều này:
1. Nghĩ đến tuổi già để không có một tuổi trẻ bạt mạng.
2. Nghĩ đến bệnh để không ỷ lại sức khỏe rồi sống bất thiện.
3. Nghĩ đến cái chết để chuẩn bị ra đi mọi lúc.
4. Nghĩ đến sự mất mát phân ly không thể tránh khỏi, bớt đi sự luyến ái.
5. Suy tưởng về nghiệp báo, để quyết tâm tìm đường ra khỏi vòng quay đau khổ của luân hồi.
“Đức Phật dạy, người thiện xảo với các mục đích là người có ít hoạt động. Ít hoạt động không có nghĩa là lười biếng, mà là quyết định việc gì thật sự quan trọng trong cuộc sống, và tập trung năng lượng vào đó. Hãy từ bỏ những việc làm phân tán thời gian. Cuộc sống sẽ được đơn giản hóa đi rất nhiều. Điều Đức Phật dạy là nhìn xem hoạt động nào làm xáo động tâm, và học cách từ bỏ chúng. “Hoạt động” ở đây bao gồm tất cả, từ cách chúng ta nhìn cuộc sống, cách chúng ta lắng nghe, cho đến những trách nhiệm mà chúng ta gánh vác.”
– Thanissaro Bhikkhu –
Ðức Phật dạy: “Phật tử ở cách ta vài ngàn dặm mà nhớ nghĩ đến Pháp của ta (nhớ lời dạy của Phật và thực hành theo), tất sẽ chứng được Ðạo quả; còn ở ngay bên phải bên trái ta, tuy thường trông thấy ta, nhưng chẳng y theo Pháp của ta, thì rốt cuộc sẽ không đắc được Ðạo.”
– Trích Kinh Tứ Thập Nhị Chương –
Trong Kinh A Hàm, Phật dạy:
“Chỉ có phước báo mới có thể chuyển hóa được nghiệp báo xấu mà thôi. Nghiệp xấu ác được ví như một nắm muối.
Nếu chúng ta nuốt phải nắm muối đó, thì chắc ta sẽ cảm thấy khó chịu đến dường nào.
Tuy nhiên nếu chúng ta bỏ nắm muối đó vào trong một tô nước rồi uống, thì có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn một chút.
Nếu bỏ nắm muối đó vào trong một lu nước rồi uống, thì ta cảm nhận gần như vị mặn đó không làm cho ta thấy khó chịu nữa.
Tô nước, lu nước, tượng trưng cho người có “phước báo”, do chính mình tạo được ít hay nhiều, sẽ giúp chúng ta chuyển hóa bớt nghiệp xấu ác.
Khi chúng ta làm được nhiều lợi ích cho người khác thì chuyện lớn sẽ hóa nhỏ, chuyện khó sẽ hóa dễ. Luật nhân quả rất công bằng, dù cho ta có tu hành chứng đắc đi nữa, chúng ta vẫn phải chịu một phần nào quả báo xấu đã gieo tạo trước kia.”
– Thích Đạt Ma Phổ Giác –