PHẬT GIÁO ĐẠI-THỪA VÀ MẬT-THỪA ĐỀU LÀ CHÍNH-THỐNG
(Tác giả Hương Trần, đăng 8/9/2015)
______________________________
Lấy gì làm chứng minh?
Hương Trần ta không nói chuyện vu vơ mà dựa vào Kinh-điển.
Ta luôn tuân theo Thánh ý của Phật Thế Tôn, Bồ Tát và chư Tổ các bậc Cổ Đức:
1. “Lấy Giới luật làm Thầy, lấy Pháp (Ngũ Thừa 9 Giáo) làm Đạo Sư”
2. “Tự thắp đuốc mà đi”, lấy Vô Sư Trí làm mục đích cuộc sống
3. “Y kinh mà giảng oan Tam Thế Phật, lìa kinh một chữ đồng Ma thuyết” huống là không y cứ vào Kinh của Phật Thế Tôn đã thuyết ròng rã 45 năm!
Bọn ngu phu ngu phụ và nhược trí, liệt huệ tin nghe theo
1) tên bại xuội Thích Minh Châu, Thích Nhất Hạnh
2) kẻ ho lao giả danh A-la-hán Thích Thông Lạc,
3) Thích Nhật Từ, v.v…
(những Đảng viên Cộng Sản trung kiên, lão thành ngu dại), chấp rằng những gì chúng biết trong 5 Bộ Nikaya là tối tôn tối thắng, còn tất cả kinh luật luận khác đều là tà thuyết, tà Pháp, tà Đạo!
DẪN CHỨNG KINH-ĐIỂN:
____________________
Để sang 1 bên tất cả kinh-luận của Đại Thừa và Mật-Thừa, nhắm thẳng vào kinh-điển của Phật-Giáo Nguyên-Thủy hay kinh sách của Thượng-Tọa Bộ hay Tiểu Thừa
KINH TĂNG NHẤT A-HÀM
Hán Dịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việt dịch: Thích Đức Thắng
Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ
—o0o—
TÁM PHÁP – 42 . PHẨM TÁM NẠN – KINH SỐ 3
(…) Lúc ấy, Thế Tôn bảo A-nan:
“Ngươi đến giữa song thọ trải chỗ nằm cho Như Lai.”
Đáp:
“Thưa vâng, Thế Tôn!”
Theo lời Phật dạy, A-nan đến giữa song thọ, trải tòa cho Như Lai, rồi trở về chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, bạch Thế Tôn:
“Con đã trải tòa xong, đầu về hướng bắc. Cúi xin Thế Tôn biết thời.”
Thế Tôn liền đến giữa song thọ, vào chỗ đã trải tòa sẵn. Tôn giả A-nan bạch Thế Tôn:
“Vì có nhân duyên Như Lai bảo trải chỗ nằm xoay đầu về hướng bắc?”
Phật bảo A-nan:
“SAU KHI TA DIỆT ĐỘ, PHẬT PHÁP SẼ Ở BẮC THIÊN-TRÚC. Vì nhân duyên này nên khiến trải tòa hướng bắc.”
______________________________
Kinh diển của Phật-Giáo Nguyên-Thủy hay kinh sách của Thượng-Tọa Bộ hay Tiểu Thừa là Nam truyền, kết tập tại Ma-Kiệt-Đà (Magadha) dưới quyền Chủ Tọa cả ngài Đại Ca-Diếp và được Vua A-xà-thế bảo trợ, sau đó là con Vua A-dục truyền xuống Tích-Lan (Srilanka) hay nước Sư-Tử.
Bắc Thiên Trúc là từ xứ Kosala tiến lên. Hindu Kush, Kabul, Gandhara, Bắc Pakistan Tây-Bắc India. Tại Oddiyana của Quốc Vương Indrabhuti, cùng thời với đức Phật, Mật Tông đã truyền bá qua Con Đường Tơ Lụa (the Silk Road). Xem Kinh Tối-Thượng Đại Thừa Kim Cương Đại Giáo Bảo Vương, Nguyễn Pram chú giải, 2009.
ĐẠI ĐẾ A-XÀ-THẾ
A-xà-thế (zh. 阿闍世, sa. ajātaśatru, pi. ajātasattu, bo. ma skyes dgra མ་སྐྱེས་དགྲ་) là Vua xứ Ma-kiệt-đà miền Bắc Ấn Độ (sa., pi. magadha), người trị vì trong 8 năm cuối cùng tại thế của Phật Thích-ca Mâu-ni và 22 năm kế tiếp (khoảng 491 – 461 trước Công nguyên).
*********************
Đại Đế A-xà-Thế đóng vai trò then chốt trong việc truyền bá Chánh Pháp Ngũ Thừa của Như Lai.
A-xà-thế Vấn Ngũ Nghịch Kinh, Kinh Trường A-Hàm Sa-Môn Quả, A-xà-thế Vương Nữ Kinh (Phật thuyết a xà thế Vương nữ A thuật đạt (Vô Sầu ưu) Bồ Tát Kinh), Kinh Đại Bảo Tích- Pháp Hội Vô Úy Đức Công Chúa, Pháp hội A-xà-thế Vương-tử và Pháp Hội Quán Vô-Lượng Thọ (Phật giảng cho Thái-Hậu Vi-Đề-Hy) và có rất nhiều Kinh của Phật Giáo Nguyên Thủy đều có sự hiện diện của vị Vua nầy.(Xem kết tập kinh điển)
ĐẠI ĐẾ A-DỤC (ASHOKA)
***************************
A-dục vương (zh. 阿育王, sa. aśoka, pi. asoka) là Hoàng đế Ấn Độ, trị vì Đế quốc Khổng Tước (zh. 孔雀, sa. maurya, nghĩa là “con công”) từ năm 273 đến 232 trước CN. Là một trong những Hoàng Đế Ấn Độ kiệt xuất, vua A-dục toàn thắng trong một loạt các cuộc chinh phạt và đã cai trị phần lớn vùng Nam Á, từ Afghanistan cho đến Bengal hiện nay và đi sâu đến miền Nam tận Mysore. Là một Quân Vương ủng hộ Phật giáo, ông đã lập nhiều bia đá ghi lại những thánh tích trong cuộc đời Phật Thích-Ca Mâu-Ni, và theo truyền thống Phật giáo, tên ông gắn liền với việc lưu truyền Phật giáo.
Vào khoảng năm 260 TCN, Ashoka tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại chống lại nhà nước Kalinga (ngày nay là Odisha). Ông đã chinh phục Kalinga, mà tổ tiên ông (từ Chandragupta Maurya) chưa bao giờ thực hiện được điều đó. Ông đặt cơ quan quyền lực của Đế chế ở Magadha (nay là Bihar). Ông chấp nhận Phật giáo sau khi chứng kiến nhiều chết chóc trong chiến tranh Kalinga, mà bản thân ông đã thực hiện ra ngoài mong đợi chinh phục của mình. “Ashoka qua chiến tranh ở Kalinga, có hơn 100.000 người chết và 150.000 bị trục xuất.” Ashoka đã chuyển đổi một cách từ từ sang Phật Giáo vào khoảng 263 TCN. Sau đó ông đã tuyên truyền Phật Giáo khắp châu Á, và thiết lập các di tích đánh dấu nhiều nơi có ý nghĩa trong đời sống của Gautama Buddha.
Vua A-dục trị vì xấp xỉ trong bốn mươi năm, và sau khi ông qua đời, triều đại Maurya chỉ tồn tại thêm được năm mươi năm nữa. Ông có nhiều vợ và con, nhưng tên của họ bị quên lãng cùng năm tháng. Mahindra và Sanghamitra là cặp song sinh hạ sinh bởi người vợ thứ tư của ông, Devi, ở thành phố Ujjain. Ông đã tin cẩn họ trong việc truyền bá quốc giáo, đạo Phật, đến khắp thế giới biết và chưa được biết đến. Mahindra và Sanghamitra đi vào xứ Tích Lan và chuyển hóa Vua, Hoàng hậu và người dân xứ đó theo Phật giáo. Do đó họ không phải là những người điều hành đất nước kế vị ông.
Sau cuộc kết tập kinh điển lần thứ ba tại thành Hoa Thị (Pataliputra), thì vua A Dục đã gửi nhiều phái đoàn truyền giáo đến các vùng đất xa xôi như Yona, Syria, và Macedonia. Cũng dưới thời Vua A Dục, một vị Tỳ Kheo người Hy Lạp (Greek) tên là Dhammarakkhita-Yona đã được cử đến xứ Aparantaka để thuyết giảng Chánh Pháp. Như vậy rõ ràng giáo lý của Đức Phật đã gợi mở tâm trí người Hy Lạp trước thời Vua Di Lan Đà.
VĂN THÙ SƯ LỢI (MANJUSRI) KẾT TẬP KINH ĐIỂN ĐẠI THỪA
****************************************************************
Phật Thuyết Kinh Văn-thù-sư-lợi Bát-niết-bàn, viết
“Văn-thù-sư-lợi này đây có lòng từ bi rộng lớn. Thuở xưa ông ấy sanh ra trong nhà của dòng Bà-la-môn Phạm Đức, tại thôn Đa-la của quốc gia này.Khi Văn-thù chào đời, phòng ốc trong nhà hóa thành các hoa sen. Ông ấy sanh ra từ hông bên phải của mẹ mình. Thân có màu vàng tím. Khi bước chân xuống đất, Văn-thù liền có thể nói chuyện như đồng tử cõi trời, và có lọng bảy báu bay theo che ở phía trên.
Một thời gian sau, Văn-thù đi tham vấn với những vị tiên nhân để cầu Pháp xuất gia. Các Bà-la-môn và hàng luận nghị sư thuộc 96 nhóm khác nhau đều chẳng thể đối đáp. Duy chỉ ở nơi Ta, ông ấy mới xuất gia học Đạo, và trụ trong Thủ Lăng Nghiêm Tam-muội. Do sức tam-muội này, Văn-thù thị hiện sanh ra, xuất gia, diệt độ, nhập Bát-niết-bàn, và phân chia xá-lợi ở các cõi nước khắp mười phương để làm lợi ích chúng sanh. Vị Đại sĩ đó đã từ lâu trụ trong Thủ Lăng Nghiêm Tam-muội.
450 năm sau khi Phật nhập Niết-bàn, ông ấy sẽ đến Tuyết Sơn để rộng tuyên dương Mười Hai Bộ Kinh cho 500 vị tiên nhân và khiến họ được bất thối chuyển. Sau khi đã giáo hóa cho các vị thần tiên trở thành Tỳ-kheo xong, Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát phi hành trong hư không và trở về nơi sinh quán. Ông ấy ngồi kiết già và nhập Thủ Lăng Nghiêm Tam-muội ở dưới gốc cây ni câu-đà gần một cái đầm hoang dã. Do sức tam-muội này, những lỗ chân lông nơi thân đều phóng quang minh sắc vàng. Ánh sáng đó chiếu khắp mười phương thế giới để hóa độ những người hữu duyên. Khi đó, tất cả 500 vị tiên nhân đều thấy lửa từ trong những lỗ chân lông của Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát phun ra.”
ĐẠI ĐẾ KANISHKA
*******************
Kanishka (tiếng Phạn: कनिष्क, Tiếng Đại Hạ: Κανηϸκι, Trung Cổ Hán ngữ: 迦腻色伽) dịch âm là Ca Nị Sắc Ca Vương, là Vua của Vương quốc Quý Sương ở Trung Á. Ông là vị hộ pháp lớn của Phật giáo, chỉ sau có vua A Dục và Di Lan Đà (Milinda). Chuyện quy-y theo đạo Phật của Ca Ni Sắc Ca cũng diễn ra giống hệt như chuyện vua A Dục. Người ta nói rằng thuở thiếu thời, quốc vương Nguyệt Chi đã không có sự tôn trọng đối với đạo Phật. Ông không tin vào nghiệp báo và đối xử với đạo Phật một cách khinh mạn. Rồi chính nỗi ân hận trước cảnh giết chóc trong các cuộc chinh phục Kashgar, Yarkand và Khotan đã khiến ông tìm đến với giáo lý của đạo Phật, và sau đó ông đã truyền bá một cách tận tình.
Ông đã hoàn tất công việc của Vua A Dục và giúp cho Phật pháp hoằng dương thắng lợi khắp châu Á. Hoạt động truyền giáo không ngừng nghỉ xuyên qua đế quốc rộng lớn của ông ta từ Madhyadesa ở Ấn Độ đến Trung Á.
Triều đại Ca Ni Sắc Ca từ 78 đến 101 sau Tây Lịch đã đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong lịch sử Phật giáo và văn học Phật giáo. Triều đại nầy đã chứng kiến sự trổi dậy của Phật giáo Đại Thừa và hoạt động văn học rực rỡ được khởi đầu từ những danh Tăng như Hiếp Tôn Giả (Parsva), Mã Minh (Asvaghosa), Thế Hữu (Vasumitra) và các vị khác.
Chính trong thời đại nầy, tiếng Pali đã phải nhường chỗ cho tiếng Phạn (Sanskrit). Trong lãnh vực nghệ thuật, trường phái điêu khắc Gandhara nổi tiếng đã phát triển và các bức tượng Phật, tượng Bồ Tát đã bắt đầu xuất hiện. Việc đóng góp to lớn nhất mà vua Ca Ni Sắc Ca đã dành cho Phật giáo là việc triệu tập Nghị Hội Kết Tập Kinh Điển lần thứ tư tại Kashmir.