Phong tục thờ Ông Tà trong dân gian Việt Nam
– Ở các tỉnh miền Nam, nhất là khu vực đồi núi người ta thường hay đặt một tảng đá trên bệ thấp, lập nên một cái miếu nhỏ che nắng mưa, thành kính thờ cúng như một vị Thổ Địa vậy. Người dân gọi đó là thờ cúng Ông Tà.
– Ông Tà này thường là phiến đá xanh, được quấn một chiếc khăn đỏ tượng trưng cho niềm vui, phúc lạc và cũng xem như là áo của vị ấy. Lễ vật cúng cho Ông Tà khá đơn giản và gần gũi như là một vài cành hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa sứ, một vài cái bánh, hay mấy trái chuối. Nhưng niềm tin của người dân với các Ông Tà ở miếu, chùa hay ven đường đều rất mãnh liệt và thân thiết. Người ta thường đến để chia sẻ những tâm tình của mình trong cuộc sống giống như nói chuyện với một người thân trong nhà vậy… hôm nay buôn bán làm ăn được không, sức khỏe người trong nhà ra sao, muốn cưới gả cho con cái họ thế nào. Chỉ đơn giản như vậy thôi, chẳng có tụng kinh chi cả, nhưng lại gần gũi thân thương đến lạ. Nhờ vậy, những phiền não, rối ren trong lòng người ta cũng được giải tỏa phần nào qua những buổi tâm sự như thế.
– Những Ông Tà như vậy, nếu người dân đến chia sẻ nói chuyện thường xuyên, đông đúc thì từ một tảng đá bình thường, chỉ chừng 5 – 10 năm thì tánh linh tảng đá ấy thức tỉnh, Ông Tà đó thực sự trở thành một Thạch Tử, có thể an ủi, tương tác cảm ứng với các tâm tư nguyện vọng của chúng sinh bá tánh…
Bạn đọc comment:
Lý Bảo Duy
Có 1 cách giải thích khác theo người cam, ông Tà là Neak Tà được người cam xem như 1 vị thần bảo hộ của xứ sở, 1 vị thần tài,… tại cố đô cổ Udong của campuchia thì Neak Tà lại là một vị thần mặc quân phục, vị thần này gắn liền với nhân vật lịch sử có thật
Nguyễn Như Ý Lý Bảo Duy
nghiệp vụ tốt
Lý Bảo Duy Nguyễn Như Ý
nhỏ có đi học lớn lên làm du lịch.kkk
Trình Lê
Ba mình kể ngày xưa đi tản cư đến chỗ nọ có cái miếu thờ ông Tà, bên trong có cục đá. Ba mình lúc đó còn nhỏ nên cứ lấy cục đá chọi xuống sông, sáng hôm sau đi ra thì thấy cục đá vẫn nằm ngay chỗ cũ