Phụ nữ có kinh-nguyệt được tụng kinh niệm Phật không?
Soạn giả Pram Nguyen
Ngày 26/3/2020
— o0o —
Phụ-nữ có ngày (“kinh nguyệt”) là việc bình thường.
Đứng trên mặt y-học mà nói thì kinh nguyệt RẤT SẠCH, nhưng vì ngày xưa không có băng vệ sinh, phụ-nữ không thay đổi thường xuyên, nên có mùi. Trước đó, nghe bà nội ta kể, khi nào có kinh nguyệt thì mang nhẫn ngón áp út tay trái. Ngày nay, phụ nữ mang nhẫn ngón áp tay trái là nói mình ly dị, giá chồng, hay góa chồng.
Ngày nay, băng vệ sinh bán đầy chợ, đủ loại, đủ cỡ, nếu vẫn hôi là có bệnh về đường sinh dục, hay không vệ sinh. Người nầy không nên đến Chùa, Viện hay vào phòng thờ Phật.
Đừng có mặc-cảm khi có kinh nguyệt mà phế bỏ công phu Sám hối, tụng Kinh và niệm danh hiệu ngài Địa Tạng, đức Quán Thế Âm hay Phật A-Di-Đà, v.v…
Khi có kinh nguyệt thì thường đau lưng, chuột rút (nhớ khi bị kéo chân vào sát bụng chừng vài phút, buông ra ắt khỏi), nhức đầu hay rêm mình, thì có thể chia thời gian ra 2 thời:
1) Sám hối và lễ Phật, Bồ Tát
2) Tụng Kinh Diên Mệnh Địa Tạng, cầu hai thứ Covid-19 (tức Wuhan) và Hanta chẳng dính thân.
Nếu nói có kinh nguyệt tụng kinh, lễ Phật có tội thì ta chịu thế. Còn ngày đó bất cứ phụ nữ nào tụng kinh, lễ Phật có bao nhiêu công đức thì hồi hướng hết cho Pram Nguyen, ta lấy hết. Có ai chịu vậy không? – Không có ai chịu cả!
PHỤ NỮ CÓ KINH-NGUYỆTĐƯỢC TỤNG KINH NIỆM PHẬT KHÔNG?Soạn giả Pram NguyenNgày 26/3/2020— o0o —Phụ-nữ có ngày…
Người đăng: Pram Nguyen vào Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020
Nguyễn Yến Dạ người nữ nghiệp chướng nặng nề, thân bất tịnh, nhưng không vì đó mà phiền não và thối tâm mà càng phải siêng năng tu tập sám hối để giải thoát khỏi mọi ràng buộc ạ .
Con lâu lâu, khoảng 1 tháng 1 lần bị đau đầu, đau khoảng từ chiều đến sáng mai, có khi lâu hơn, đau lắm nhiều khi chịu không nổi, con biết đây là bệnh nghiệp không phải bệnh bình thường, nhưng không rõ nghiệp gì mà ghê vậy, cho dù lạy sám hối các kiểu, niệm Phật Chú, sám hối oan gia trái chủ… Mà vẫn bị hành khủng khiếp
Chắc kiếp trước con ác ghê lắm phải không Thầy? hic
Pram Nguyen Đó là bệnh, không phải nghiệp
Nguyễn Yến Pram Nguyen con cứ tưởng là nghiệp vì các phương pháp chữa đau đầu thông thường con có áp dụng mà không hiệu quả ạ
Pram Nguyen Nguyễn Yến Nó thuộc dạng migrain thứ nhẹ.
Nguyễn Yến Pram Nguyen Dạ con cảm ơn Thầy, con có ngốc không khi cứ ráng chịu đau như vậy ạ, con nghĩ nếu không chữa được thì chấp nhận chịu đau để rèn tính nhẫn của mình ạ
Trương Nga Chú dạy rất đúng ạ. ???????? Con trước nay chưa bao giờ cảm thấy việc đến chu kỳ là dơ bẩn hay cản trở gì việc tu tập tụng kinh lễ bái hay đi Chùa.
Đó chỉ là chu kì tự nhiên của tạo hoá trên cá thể nữ, chẳng có gì đáng gọi là dơ bẩn. Vệ sinh sạch sẽ là ok.
Vậy mà nhiều người “doạ” ngày đó dơ thế này thế kia mắc mệt! Hihi. Chỉ giỏi doạ.
Tự nhiên Chú đăng nên bỗng dưng con thấy bịch màu hồng cute.
Nguyễn Yến Trương Nga nhiều chùa ko ưng, ko cho người nữ đang có tháng ở trong chùa chị a
Pram Nguyen Đăng hình yabyum (tiếng Tạng gọi là Cha Mẹ; còn Câu Sanh Khởi Thừa gọi là 1 thể 2 tướng) thì ai cũng ném đá. Nay in hình băng vệ sinh xem có bị ném gì nữa không!
Trương Nga Nguyễn Yến Thì không đi Chùa đó nữa thôi. Sự Từ Bi với Phật Tử còn không có, đi làm gì.
Còn nhiều Chùa nữa mà! Không thiếu. Hii
Nguyễn Yến Băng vệ sinh giờ lạc hậu rồi Thầy, các chị em giờ dùng cốc nguyệt san nhiều lắm 😀
Pram Nguyen Nguyễn Yến ??? Không biết.
Nguyễn Yến Pram Nguyen hihi, bác google luôn sẵn sàng ạ
Trương Nga Pram Nguyen Con nghĩ hình này chắc không ném dữ bằng hình kia đâu Chú. Chỉ là các anh Nam không biết có dám share hay copy nguyên hình để đăng lại hay không. haha
Pram Nguyen Nguyễn Yến nhường thẩm quyền xài thứ gì, loại nào cho phụ nữ, miễn sạch sẽ thì cứ tụng Kinh, sám hối, “vô tư”.
Trương Nga Nguyễn Yến Bàn chi tiết vụ đó với Chú làm gì cô kia! Chú là người Nam biết đến hình BVS là quá xuất sắc rồi. Cơ mà BVS sẽ không bao giờ lỗi mốt vì gái chưa chồng vẫn dùng BVS phù hợp hơn là cốc mà.
Thôi không bàn sâu hơn. Kẻo lạc đề! 😀
Nguyễn Yến Trương Nga hihi, nhiều khi cũng thấy chạnh lòng thật, thân người nam khỏe mạnh sạch sẽ không phải lo ngại gì cả, chẳng mất thời gian cho những việc nhỏ nhặt như của người nữ
Pram Nguyen Nguyễn Yến Nhưng, mấy chàng cũng có nổi khổ về sinh lý, không thể giải bày! Ai dám vào đây hiển bày?
Nguyễn Yến Pram Nguyen Dạ nếu người nữ muốn nhập thất chuyên tu thì bất tiện vì vấn đề này làm ảnh hưởng ạ
Trương Nga Pram Nguyen Con mạnh dạn đề cử anh Thới Lai sẽ hiển bày vụ nỗi khổ này ạ! Vì có vợ rồi nói kể dễ ợt mà. Đến bóng ma mò tới đè ảnh còn hất được. 😀
Pram Nguyen Nguyễn Yến “nếu người nữ muốn nhập thất chuyên tu thì bất tiện vì vấn đề này làm ảnh hưởng ạ” – không hề. Vì sao? Vì ngày nay, chúng ta khi nhập thất thì có nhà vệ sinh chung trong thất; vả lại, phải có người hộ thất, bạn cùng tu… thì mới có thể đả thất. Ngài Liên Hoa Sanh Đại Sĩ, đã có giải thích về nhập thất rất chi tiết cho 25 môn đệ của ngài (ngài Liên Hoa Sanh mà ta nói KHÔNG PHẢI LÀ Lư Thắng Ngạn, ở Singapore, trước ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington)
Nguyễn Yến Pram Nguyen Dạ con cảm ơn Thầy ạ, tại con có ý định nhập thất chuyên tu một thời gian nên cũng ngại một số vấn đề ạ
Pram Nguyen Nguyễn Yến muốn tu phải có bậc Thầy kinh nghiệm về Thiền quán kế bên.
Nếu có trục trặc thì bậc Thầy trực tiếp chỉ dẫn cho con.
Ngày xưa, chư Tổ dùng thần giao cách cảm chỉ đệ tử. Ngày nay, dùng điện thoại.
Nguyễn Yến Pram Nguyen Dạ vâng ạ, chỉ là ý định muốn như vậy chứ con chưa xác định được bao giờ, vì phải có đủ thuận duyên mới tu nhập thất được ạ
Pram Nguyen Trương Nga “Chỉ là các anh Nam không biết có dám share hay copy nguyên hình để đăng lại hay không.” Minh Thiền là tiên phong.
Minh Thiền Pram Nguyen dạ, cháu yếu vía 😀
Thới Lai Nguyễn Yến bà xã của mình tới chu kỳ thì đau bụng nhẹ tý. Bà xã nằm nghỉ ngơi. Khoẻ thì bà xã mới đi lễ Phật. Và trước khi lễ Phật sám hối thì bà xã mình vệ sinh cá nhân. Sự tôn nghiêm của mình chính là thân thể sạch sẽ. Kinh nguyệt chỉ là vấn đề sinh lý bình thường sao phải đặt nặng rằng là mình ô uế.
Trương Nga. Bà giời đâu vô đây
Còn về vấn vk ck … sinh hoạt tình dục là nhu cầu sinh lý. Nhưng phải có khoa học. Và vừa phải. VD như ko được quan hệ những ngày bà xã bị hành kinh. Hay lúc trời tiết âm u v.v.. Tu tập ko liên quan tới đời sống cả. Xong xuôi rồi thì mình tắm rửa. Súc miệng. Rồi mặc áo rộng rãi ko đc hở hang đi tụng kinh sh niệm Phật.
Cá nhân mình thì dù có làm gì cũng. Đều trì chú cả. Dù cho những điều mà mọi người sợ ko thanh tịnh
Lan Thu Thới Lai thân nam có bất tiện gì không? Tôi đang nghĩ mình xui xẻo khi mang thân nữ đấy. Ông kể xem thân nam có khuyết điểm gì không để tôi chán dần là vừa
Trương Nga Lan Thu Chung ý kiến và sự muốn nghe.: ))
Thới Lai Lan Thu thân nào à. Để e xem. À thấy bt và rất tiện thôi cầu về Phật quốc đi . Chứ ngắm chi thân nam 😀
Mỹ Dung Chú nói đúng. Về y học kinh nguyệt nó chẳng có gì bất tịnh. Chả hiểu sao nhiều học thuyết viết thế. Haiz
Pram Nguyen nếu không có kinh nguyệt đều hòa làm sao có con. Có con thì cưng, có kinh nguyệt thì chê dơ??? Lạ quá! Ngộ quá!
Mỹ Dung Pram Nguyen Con làm bên y tế nên hiểu rõ. Sau đó đọc kinh thấy chê bai người nữ bất tịnh.
Con mới tìm hiểu sâu hơn nữa xem có bất tịnh thật ko (đọc y khoa của Harvard Medical). Cuối cùng con chẳng thấy có gì bất tịnh. Nên quyết định ko đọc tập kinh đó nữa.
Đó là lần hiếm hoi con chê 1 đoạn kinh văn.
Lê Nguyễn Quỳnh Kinh nguyệt hay máu huyết là điều quan trọng và thanh tịnh trong sự sống.
Mật tông xếp máu huyết là 1 trong 5 chất cam lộ quý giá, bởi sinh mạng con người dc duy trì cũng nhờ máu huyết. Nên hoàn toàn có thể lễ Phật, thực hành Pháp bình thường.
Nhưng có 3 điểm các hành giả có thể lưu tâm.
1 Vạn pháp duy tâm, nữ hành giả nào cảm thấy tự tin, ko lăn tăn thì việc này rất tốt. Nhưng cũng có những hành giả vì tập khí nhiều kiếp cảm thấy ko tự tin đối trước ban thờ thì nên quán Không thanh tịnh để giúp mình vượt qua. Nghi lễ mật thừa hay có câu chú quán Không mở đầu cũng là giúp hành giả trở về chân tâm, vượt tướng đối đãi.
2, Trong mạn đà la chư Phật có các hộ thần, hộ pháp thế gian như la sát, dạ xoa, atula, chư thiên.. Chư thiên rất để ý việc sạch sẽ hình tướng. Thực tế Phật ko chấp, nhưng Thánh thường rất câu nệ hình tướng vì thế có những trường hợp xảy ra thực tế, vào chùa có các vị thần, thánh khác, hay lễ Phật thỉnh các vị hộ thần thế gian giúp mình việc đời, vẫn áp dụng việc thanh tịnh hình tướng để lí sự viên thông. Ví dụ 100 vị ăn chay trường thì đa phần vẫn chấp chay, mặn. Nhìn thịt là sợ, hoặc ói mửa. Vị ko chấp là đắc tánh Không, nhìn thịt hay rau đều như nhau là cam lộ, là tập hợp các hạt ánh sáng li ti nhưng rất ít vị dc vậy.
3, Giải pháp hoá giải trọn vẹn gợi ý. Với những vị thần vô hình còn chấp tướng, nữ hành giả chỉ cần giữ tâm thanh tịnh, ko phân biệt. Niệm 1 chữ thần chú Phạn Bhrum hoặc 1 câu Phật hiệu, thần chú nào cũng dc, quán mình biến thành 1 thân thể ánh sáng cầu vồng sáng chói. Giữ ý thức này khi lễ Phật, đến chùa chiền, tốt sẽ càng tốt hơn. Còn hành giả nào đạt dc tự tánh Không, hình dung có ai ném đồ dơ bẩn vào mình mà vẫn hoan hỷ, cảm ơn thì ko cần quán gì. Tâm đó đi đâu làm gì cũng thanh tịnh.
1 câu chuyện về tái sinh của danh tướng Nhạc Phi như sau anh chị em cùng tham khảo. Trên pháp hội Phật, có 1 con dơi dự pháp hội, vô tình nó đánh trung tiện. Phật ko hề trách cứ nó vì đó là lẽ thường tự nhiên vô tình. Nhưng 1 con đại bàng bên cạnh Phật nổi giận, lao xuống mổ chết con dơi vì tội bất kính. Phật trách đại bàng, Ta ko có trách dơi, sao ngươi đi theo Ta mà ko hiểu, lại gây nghiệp sát. Cuối cùng, đại bàng phải bị đày xuống trần thành danh tướng Nhạc Phi. Con dơi xuống trần thành gian thần Tần Cối. Về sau Tần Cối giết hại Nhạc Phi để đòi nợ nghiệp bị giết năm nào. Chia sẻ cùng các đạo hữu!
Pram Nguyen Lê Nguyễn Quỳnh bạn nói về các bậc tu đã hoàn tất giai đoan chuần bị!
Ngay chính ta còn chưa chắc làm được từ đoạn “Với những vị thần …cầu vòng ánh sáng.”
Lê Nguyễn Quỳnh Pram Nguyen con chia sẻ kinh nghiệm cá nhân cùng 1 số việc thực trong vô hình nhỏ thôi ah. Vợ con cũng tu tập cùng con, cô ấy cũng thấy bình thường khi có kinh nguyệt nhưng khi vô tình vào đền, chùa cầu nguyện cho mọi người, nhất là các ngôi đền, gieo duyên các vị thần linh với Tam Bảo, con vẫn dặn cô ấy thực hành giữ ý thức mình ko phải thân thể tứ đại này, mà là thân năng lượng trong suốt. Như thế tâm cô ấy cũng thấy thoải mái hơn và cũng thêm dc phần thực tập tri kiến thanh tịnh đúng pháp tu của mình!
Lê Phương Thật sát thực và rõ ràng! Tiếc cho những ai không đọc hoặc không có duyên gặp chú!
Nguyễn Văn Hiền hơi sai rùi né ngày đó ra ngày nào hết kinh nguyệt thì tụng kinh lễ bái vẫn được. thanh tịnh trang nghiêm mà hi
Lê Nguyễn Quỳnh Nguyễn Văn Hiền bạn có con chưa? Khi con cái nhỏ, cha mẹ thương con hút mũi dãi, dọn vệ sinh ko chút ngăn ngại có gọi là ko thanh tịnh ko! Đó là tình thương thật sự, vượt lên chấp bẩn, sạch. Chư Phật, Bồ tát thương chúng sinh như con một mà thiếu tình thương và trang nghiêm để phải chấp chúng sinh việc bình thường đó sao. Ở tâm hết bạn ah! Tâm cung kính thì là thanh tịnh trang nghiêm!
Pram Nguyen THANH TỊNH của Phật gia là LÌA NGÃ-CHẤP và PHÁP-CHẤP! Không phải là sạch đối với dơ! Con lạy mấy cha mấy mẹ học Kinh phải học thuật ngữ của Kinh, chớ nên học từ mà bỏ nghĩa! Chết không đọa thành Súc sanh cũng là lạ đó!
Khóa sổ Nguyễn Văn Hiền. Người nầy để lâu nó nguyền rũa xéo khi phê bình sẽ đọa!
Nguyen Minh Nguyet Chú ơi con may mắn vì thời gian gần đây đc đọc nhiều bài của chú nhờ Quán Tánh Không chia sẽ. Hiện tại con mỗi ngày có đc 2 thời sáng và tối tụng Chú Đại Bi, có thời gian đọc thêm kinh nhưng khi đọc những bài viết của chú con thấy mình tu chưa có đầu có đuôi gì hết chú ạ.
Pram Nguyen Nguyen Minh Nguyet biết chỗ kém của mình tự sẽ hay. Ráng lên!
Nguyen Minh Nguyet Pram Nguyen Dạ, con sẽ ráng và mong đủ duyện để sớm dc gặp thầy khai ngộ cho sáng ạ
Nguyễn Lê Minh Đức Có bạn gái tâm sự khi có kinh rủ đi chùa lễ Phật là khăng khăng trong khi con bảo không sao đâu. Mấy sư ni thì sao trời. Công phu bình thường. những vẫn ko nghe. Ở vùng quê VN thì tư tưởng con gái có kinh ko dc đi ngang hình, tượng, bàn thờ Phật còn ăn sâu.
Thuy Tham Bai viết hay va y nghĩa lắm. Con cảm ơn chú !
Các tìm kiếm liên quan:
- Đến tháng có được thắp hương không
- Đang bị hành kinh có được thắp hương không
- Có kinh nguyệt có nên thắp hương không
- Đến ngày đèn đỏ có được thắp hương không
- Có kinh đốt nhang được không
- Đến tháng có được tụng kinh không
- Có kinh có được thắp hương không
- Phụ nữ đến tháng có nên tụng kinh