PHƯƠNG NGỮ CHÚ DAKINI
Mật Tông Kim Cương Thừa được trao truyền bằng 3 dòng truyền là :
1/ Dòng truyền thừa trực tiếp từ Thượng sư – còn gọi là Dòng Khẩu truyền :
Đây là dòng truyền chủ yếu trong Tăng Đoàn và ở Tây Tạng được xem là Dòng truyền có tính hợp lệ nhất.
Tuy nhiên khuyết điểm lớn nhất của dòng truyền này là bị dừng lại ở Pháp Du Già – Hành giả Mật Tông Kim Cương Thừa nuốn tu tập Du già ở mức cao hơn cần phải có thêm một Dòng truyền nữa hỗ trợ là Dòng Tâm truyền Tâm : Khi có Thượng sư Vô hinh đến Quán Đảnh thì Du già mới trở thành Tối Thượng Du già.
2/ Dòng Tâm Truyền Tâm :
Dòng truyền chỉ xuất hiện khi hành giả đã được khai mở Bồ Đề Tâm – bởi vì những Mật Chú, Mật Giới và những phần nâng cao của các Pháp Thực hành – trong Dòng Tâm thức Siêu việt của Kim Cương Thừa sẽ được truyền xuống bởi những Dakini thông qua Luân xa Tâm đã được mở rộng bởi Bồ Đề Tâm.
Sau một quá trình Huân tập – Thông Điệp sẽ được trao truyền nhanh hơn khi đi qua một luân xa nhỏ trước trán đến thẳng Luân xa số 6 (luân xa trí huệ).
Đây là Dòng truyền chủ đạo của giới Bạch Y Cư Sĩ. Tức nếu chỉ là Cư sĩ bình thường thì khó có được Linh Điển Mật Tông.
Yếu điểm của Dòng Tâm Truyền Tâm này là hành giả sẽ bị “nhiễu” bởi các thông điệp đến từ các thế lực khác ở thời kỷ đầu – lúc Bồ Đề Tâm mới được mở rộng. Khiến hành giả trở nên rất rối loạn – làm một số Tăng sĩ trong Tăng Đoàn dường như điên khùng.
3/ Dòng Truyền Tượng Trưng :
Dòng truyền Siêu Việt nhất của Mật Tông Kim Cương Thừa.
Đây cũng chính là Dòng truyền mà hôm nay tại hạ chia sẻ những Mật Điển với quý đạo hữu.
Không chỉ đơn giản là thông qua Mandala – một hình thức đã bị xâm chiếm và xuyên tạc bởi các thế lực hắc ám dẫn đến nhiều thông điệp bị sai lệch. Dòng Truyền Tượng Trưng được bảo tồn bởi các Terton (văn bản bí mật) được viết bằng Phương Ngữ Chú Dakini.
Phương Ngữ Chú Dakini là chữ viết được những Dakini ghi lại bằng một ngôn ngữ của riêng họ trên những cuộn giấy hoặc phiến đá – và khi một Đạo sư có cơ duyên khám phá ra nó – Dakini sẽ đến và nhờ đó Đạo sư sẽ đọc được những văn bản này. Vì thế những vấn đề Tối quan trọng và những Giáo lý, Giáo pháp thực hành cao nhất của Mật tông Kim Cương Thừa được bảo vệ tuyệt đối không gì có thể xâm nhập và không thể bị mất.
Khi có sự kết hợp của Dakini – Dòng Truyền Tượng Trưng sẽ chia ra thêm nhiều dòng truyền khác biệt nữa. cơ bản là 3 Dòng truyền sau :
1/ Dòng truyền Terton Dakini :
như trên đã nhắc tới. Ở đây Phương Ngữ Chú Dakini là đặc trưng nhất.
2/ Dòng Khát Nguyện – Nhập môn :
Đây là Dòng truyền Duy Nhất có thể đến được những Vùng Biên Địa cực sâu, cực xa – tức cả Địa Ngục, cõi Atula, Ngạ quỷ… những nơi gọi là dưới đáy xã hội…
Đây là dòng truyền có sự xuất hiện của Bổn Tôn Vô Hình – Guru Padmasambhava hoặc Sarasvati (Yeshe Tsogyal).
Cùng với những Mandala siêu việt và pháp Quán tưởng Mandala.
Sở dĩ gọi là Khát Nguyện – vì thực chất nó xuất hiện khi có Khát Nguyện từ hành giả – những Tâm thức Tái sinh của những hành giả Mật tông Kim Cương Thừa trong tiền kiếp.
Chính vì thế nó xuất hiện khá nhiều ở vùng biên địa này – quý đạo hữu chịu khó quan sát sẽ thấy.
3/ Dòng truyền Tiên tri :
Dòng truyền được Tiên tri từ Bổn Tôn Vajrakilaya. Một dòng truyền được xác định từ trước và được sắp đặt bời Dakini Trí Tuệ là Yeshe Tsogyal.
Lắng nghe từng tiếng cơ huyền,
Từ Bồng lai đến Cửu tuyền xa xăm.
Thời gian chẳng quản tháng năm,,
Mới hay được khúc thăng trầm nông sâu.
Từ trong thinh lặng nhiệm màu,
Mà nghe bao tiếng nguyện cầu thể nhân.
Cung sầu sao mãi vang ngân,
Tiếng yêu thương vọng tưởng gần mà xa.
Từ bùn đen nở sen hoa,
Lắng nghe tiếng vọng Tâm ta mới là.
Mong người cố gắng vượt qua,
Để nghe được khúc Liên tòa đón xuân.
Om
Cư sĩ Hồng Cát
Trong hình minh họa là một Phương Ngữ Chú của Dakini
Hồng Cát
Có một phiến đá được phát hiện ở Utal có nét chữ giống như Phương Ngữ Chú Dakini. Nhưng số tuổi đến 120 triệu năm
Lê Nguyễn Quỳnh
Cảm ơn A Hồng Cát chia sẻ! Có 1 khái niệm trong này hơi khác với truyền thống Kim Cương Thừa. “Terton” trong này ghi là “bản văn bí mật”. Trong thực tế các bản văn bí mật là “terma”. “Terton” là các vị Khai Mật Tạng, người được tiên tri có sứ mệnh khai mở, khai quật terma. Terma là các pháp bảo bao gồm kinh điển, bản văn bí mật, pháp khí, tượng, thuốc pháp, mạn đà la, cờ lungta… được chôn cất trong 4 nơi chốn chất liệu. 4 nơi chốn gồm: Đất, Nước, Hư Không, Tâm Thức. Sau đó vị chôn các terma bí mật này sẽ giao phó cho Hộ Pháp, Tinh Linh canh giữ nghiêm mật các kho tàng này. Các vị sẽ phải gìn giữ nó như mạng sống tinh hoa của mình. Truyền thống terma này ở Tây Tạng chỉ có Đức Liên Hoa Sinh và truyền thừa Cổ Mật mới có. Các dòng khác không có. Đây là sự nhất quán của chư Phật. Các Ngài đã thọ kí cho Đức Liên Hoa Sinh Padmasambhava hình thức terma này, vì thế các vị khác sẽ không lấn sân. Bởi vậy ơn phước terma đều đến từ Đức Liên Hoa Sinh. Sau đó các Đạo Sư Terton sẽ được chính vị chôn cất terma tiên tri trước thậm chí cả ngàn năm để lấy kho tàng terma đó ra với những dấu hiệu rõ ràng. Các chữ mật mã Dakini sẽ được giải mã bởi chính các Dakini bằng cách ban linh kiến. 1 chữ Dakini thường ẩn trong đó nhiều chữ, thậm chí 1 văn bản có thể dc ẩn chứa trong 1 chữ Dakini. Vì thế, các Terton sẽ được Dakini xuất hiện, ban cho thuốc pháp đặc biệt, và biến bản văn chữ Dakini thành các bản văn chữ Tây Tạng, chữ Phạn. Lúc này các Terton sẽ viết nó lại trong dòng Tâm của mình. Sau đó, vẫn chưa xong. Vị này phải ẩn mình nhập thất từ 7-20 năm, để tự mình thực hành Terma đó cho tới khi thành tựu đắc Pháp. Lúc này, vị đó mới mang bản văn Terma này ra trao truyền cho chúng sinh hữu duyên! Các terma thường được kết thúc bằng 1 câu chú niêm ấn: “Samaya! Rgya’ Rgya’ Rgya!” Đã ấn niêm! Niêm Ấn, niêm ấn, niêm ấn!
Hồng Cát
Lê Nguyễn Quỳnh
đúng rồi terma. Tại hạ hay nhầm lẫn mấy từ này. Đạo hữu nên nói những Đạo sư Tây Tạng chuyển qua dùng tiếng việt đi cho nó dễ dàng
Lê Nguyễn Quỳnh
Hồng Cát
tương lai chắc cả nhân loại chuyển qua 1 thứ ngôn ngữ đơn giản nhất – ngôn ngữ nội tâm truyền tải trực diện. Cái này lẹ a ah, ko còn Tây, Tàu, Ta chi cả, chỉ còn Tâm! Mà hơi rắc rối, vì ai tâm địa ko thanh tịnh là lộ hết cả. Chắc vậy nên Long Hoa Tam Hội, các ngài quét sạch 10 phần hết 7 còn 3, hết 2 còn 1 mới ra mặt nào, ai thanh sạch mới giữ lại dùng hệ ngôn ngữ mới này quá
Hồng Cát
Lê Nguyễn Quỳnh
thể lúc đó chắc toàn nhạc không lời. Hết rap oy
Hồ Tiến
Lê Nguyễn Quỳnh
nó chí giản chí dị trong cái sự hình tượng hoá. Chúng ta toàn tự diễn cho nó loằng ngoằng.
Lê Nguyễn Quỳnh
Hồ Tiến
Đây là lời chư Tổ Mật tông để lại đó bạn, ko phải mình tự bịa ra đâu. Cái chí giản chí dị bạn nói mình hiểu, bên Pháp Luân Công hay dùng từ chí giản chí dị, dù họ thực hành tới 5 thức tập, mỗi thức tập lại có các bài kệ tiếng Hoa đi kèm. Còn Phật pháp, khi chí giản chí dị là “KO làm gì hết, KO nói gì hết”. Khi diễn hóa, thiên kinh vạn quyển cũng không hết. Có ai đếm dc thực sự số lượng kinh Phật thuyết là bao nhiêu quyển? Nếu bạn trả lời dc chính xác, số lượng Kinh Phật thuyết là bao nhiêu, lúc đó bạn mới đánh giá dc đúng về những lĩnh vực Phật pháp. Ng tu phải chân thật, “biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết, thế mới gọi là biết” Cái mình ko biết lại phê phán là tổn phước đó. Bạn phải biết giữ gìn phước báu cho chính mình!