QUẢ VỊ TU CHỨNG
Soạn giả Pram Nguyen
Ngày 30/3/2020
— o0o —
Nguyễn Yến: Dạ nhân đây cho phép con xin thỉnh Thầy chỉ cho con các quả vị của Tiểu Thừa, các quả vị của Bồ Tát như thế nào ạ, làm sao để xác nhận được các quả vị thực chứng đó ạ, tại có người bảo con có dấu hiệu của người chứng sơ quả, con thì không rõ các quả vị Như thế nào, nên muốn hỏi cho biết để khiến cho con và nhiều người có chánh kiến, không phán xét quả vị một cách thiển cận bừa bãi, tránh sự tăng trưởng tà kiến ngã mạn trong sự tu hành ạ, con mong Thầy chỉ điểm cho con được thông suốt.Nam Mô A Di Đà Phật ????
TRẢ LỜI
Người chứng Sơ quả Tu-đà-hoàn hay Nhập lưu dòng Thánh phải vượt qua 16 tâm mới được Pháp-nhãn Tịnh.
THIỀN PHÁP YẾU GIẢI
Hán dịch: Tam-tạng Cưu Ma La Thập, đời Diêu Tần.
– Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
Hỏi: – Thế nào là đắc tướng sơ thiền?
Ðáp: – Như trước dùng chánh niệm quở trách, ngăn chặn năm dục, đắc vị đáo địa, thân tâm vui thích, nhu hòa, nhẹ nhàng; thân có ánh sáng, được tướng sơ thiền, lại càng tăng tiến nên bốn đại thuộc sắc giới biến mãn khắp thân, nhu hòa, nhẹ nhàng, lìa dục ác bất thiện, do định nhất tâm nên khiến cho vui thích. Vì tạo sắc của sắc giới có tướng ánh sáng nên hành giả thấy ánh sáng đẹp chiếu trong và ngoài thân. Hành giả như thế tâm ý chuyển khác, là chỗ sân không sân, chỗ vui không vui, tám pháp thế gian không thể làm lay động, tín, kính, tàm quý chuyển tăng gấp bội, đối với áo mặc cơm ăn, tâm không đắm trước, chỉ lấy các công đức thiện làm quý, ngoài ra là giặc. Ðối với năm dục cõi trời còn không màng đến, huống gì năm dục bất tịnh của thế gian. Người đắc sơ thiền được các tướng như vậy.
Lại nữa, khi đắc sơ thiền, tâm rất vui mừng, ví như người nghèo mà được kho báu, tâm hết sức vui mừng, nghĩ như vầy: “Ðầu đêm, giữa đêm, cuối đêm tinh cần khổ hạnh, tập đạo sơ thiền, nay được quả báo như thật không hư. Cái vui kỳ diệu như vậy mà các chúng sanh cuồng mê, ngu ngơ, đắm trong năm dục bất tịnh, chẳng phải vui. Thật đáng thương xót!”.
Sơ thiền vui thích trong ngoài khắp thân, như nước ngấm vào đất khô, trong ngoài đều thấm nhuần. Thân thọ vui ở cõi dục không thể biến khắp. Các thứ lửa dâm, sân cõi dục thiêu đốt thân, còn vào ao sơ thiền thì mát mẻ, vui vẻ bậc nhất, trừ các thứ nóng bức. Như nóng bức cùng cực mà vào ao mát mẻ, đã được sơ thiền thì nghĩ đến pháp môn tu hành đã tu tập, hoặc các duyên khác, đó là:
1) niệm Phật tam muội,
2) niệm bất tịnh,
3) quán từ tâm.
4) v.v…
Vì sao vậy? – Vì sức tư duy của sự thực hành này khiến được thiền định, dần dần thâm nhập thì pháp quán trước tăng gấp bội sự thanh tịnh sáng suốt.
— # —
Nam nữ yêu nhau đắm đuối, giao hợp đạt đến tuyệt đỉnh khoái lạc, kéo dài trong vòng 10-15 phút; đức Phật lấy sự sung sướng xác thịt nầy cho chúng sanh dễ hiểu, rồi nói cường độ sung sướng khi vào Sơ Thiền là gấp 16 lần, cũng đồng nghĩa là Ánh sáng của trí tuệ hay Thức chuyễn động gấp 16 lần ánh sáng của mặt trời. Kinh nghiệm nầy chính đức Phật trải qua khi ngài 12 tuổi.
Người tu theo Đạo Phật thì vượt qua 16 tâm, dẹp Thân-kiến và Ngã-kiến, nên có danh “Sơ thiền vui thích trong ngoài khắp thân”, nhập vào Sơ Quả Tu Đà Hoàn (Nhập Lưu).
Thập Lục Tâm:
1) Khổ pháp nhẫn
2) Khổ pháp trí
3) Khổ loại nhẫn
4) Khổ loại trí
5) Tập Pháp nhẫn
6) Tập Pháp trí
7) Tập loại nhẫn
8) Tập loại trí.
9) Diệt Pháp nhẫn.
10) Diệt Pháp trí.
11) Diệt loại nhẫn.
12) Diệt loại trí.
13) Đạo Pháp nhẫn.
14) Đạo Pháp trí.
15) Đạo loại nhẫn.
16) Đạo loại trí.
** Mười lăm tâm đầu tiên dành cho những người đang trong tiến trình tới quả vị thứ nhất: “dự lưu.” Tâm thứ 16 dành cho người đã chứng quả “vị lưu.”
Đời nay, tu hành Sơ Thiền rất khó vào, huống chi là Tư-Đà-Hàm và A-Na-Hàm. Cho dù họ có tử không phu tu Quán Không, Vô tướng Tâm (như ngài La-Hầu-La), hay tu Thiền Chỉ Quán, Thiền Nín Thở, hay Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Cần, Bát Chánh Đạo thì KHÔNG CÒN AI CÓ KHẢ NĂNG TU CHỨNG A-LA-HÁN QUẢ CẢ. Ai nói mình đắc quả A-La-Hán thì yêu cầu thi triển 18 pháp thần biến, và kiểm chứng xem họ có Tam Minh, Lục Thông hay không.
Ngày hôm nay tính tới 16.500 năm nữa sẽ có một vị Duyên Giác Phật xuất thế. Vì vậy, KHÔNG PHẢI AI TU 12 NHÂN-DUYÊN QUÁN THÌ CÓ KHẢ-NĂNG CHỨNG ĐẮC DUYÊN-GIÁC QUẢ.
TỪ ĐÂY, ĐẾN HƠN 8.000.000 NĂM NỮA HAY 2.000 NGÀY TRÊN CUNG TRỜI ĐÂU SUẤT, KHÔNG AI CHỨNG QUẢ PHẬT CẢ
BỒ TÁT QUẢ
______________
Nếu ai:
1) Phát Tâm Bồ-Đề
2) Tin nhận mình có Như-Lai Tạng hay Phật-tánh
3) Tu Bồ-Tát Đạo: Tứ Nhiếp, Thập Ba-la-mật,
4) Tùy thuận bậc chân Thiện Tri Thức
5) Hành Bồ-Tát hạnh – thuận nghịch
6) Chứng Tam Giải thoát môn (Không, Vô-Tướng, Vô Nguyện)
Thì sẽ mau chứng nhập các địa vị của Bồ Tát như KINH THỦ LĂNG NGHIÊM, KINH HOA NGHIÊM, PHẨM THẬP ĐỊA, KINH KIM QUANG MINH TỐI THẮNG VƯƠNG đã rộng nói.
— hết —
Trương Nga Hay quá Chú ơi. Trong Kinh Phật dạy Quả Sơ Thiền là đạt khó như thế! Cường độ khi vào Sơ Thiền sung sướng như thế.
Vậy mà có nhiều vị Thầy, khi đệ tử mới mô tả được chút ít sự rung động! Nói rằng hoan hỷ ngập tràn! Rơi lệ. Liền khẳng định “chúc mừng con đã vào Sơ Thiền”.
Con nghe tới đó con cũng buồn cười! Sơ Thiền mà chỉ đơn giản vậy thôi sao. Một chút cảm xúc ngập tràn, rung động… hii ..
Pram Nguyen không biết nói càng
Trương Nga Pram Nguyen Con nghe con buồn cười quá con phụt cười luôn mà!
Vậy mà con có người bạn nói con nghe bài giảng đó đi! Con tùy thuận mà chịu khó “thử nghe” thì trước sau chỉ thấy buồn cười không nuốt nổi.
Pram Nguyen Trương Nga cho nên đám Thích Thông Lạc mới hoang tưởng mình chứng đắc.
Trương Nga Pram Nguyen Ngán nhất là đi đâu gặp đệ tử Thầy Thông Lạc.
Phủ nhận nguyên cả hệ thống Kinh Điển Đại Thừa. Đi đâu cũng oang oang chỉ có Thiền Nguyên Thủy là đạo Phật gốc! Quả báo của họ sẽ ra sao Thưa Chú?…
Những người này rất nhiều luôn…
Nguyễn Yến Nếu sơ quả dễ chứng thì ai tu cũng có thể đắc sơ quả một cách dễ dàng nhanh gọn, nhưng thực tế thì không như suy tưởng, tưởng giản đơn mà không hề đơn giản ạ
Quảng Tín Xin phép có chút thiển ý cá nhân.
1: Với các bậc hành giả thì quả vị để các vị đó tiến tu chứ không hề dừng lại. Nếu dừng lại có 2 trường hợp
a) thân thọ mạng có thời hạn
b) nếu có ý hài lòng với quả vị thì bị dính vào “cái của ta”
2: Hướng việc tu về kiếp kế cận ! tại sao lại vậy? Để việc tu tập hoàn thiện và dứt hẳn thường thì có vị Phật thọ ký. Các vị đồng tu đó thường hay có giao ước về nơi xuất hiện đời kế cận.
ví dụ : tín vật, dòng tu, thời gian quay lại…
3: Việc của tại gia khi không đồng tu, đồng hạnh, đồng kiến với pháp môn hay truyền thừa nào thì hạn chế tối đa về việc nhận xét mang tính cá nhân. Nên tham khảo ý kiến ảnh hưởng, hay liên quan trên nền tảng Giới luật, y cứ Kinh điển.
Có đôi lời xin chia sẻ như vậy. Cám ơn soạn giả và mong soạn giả ấn hành thêm về Kinh điển hơn nữa.