Ý nghĩa câu nói quay đầu là bờ
Quay đầu là bờ – “Hồi Đầu Thị Ngạn”, tức “Quay đầu lại là bờ giác”
Nếu có một chiếc thuyền mà người thuyền trưởng ngủ quên để chúng trôi dạt ra biển xa xôi, cách bờ bao nhiêu là hải lý.
Nhưng khi Thuyền trưởng tỉnh giấc, nhận thấy mình đã bị trôi dạt khá xa, so với nơi đang định đến. Ông ta quay đầu chạy, nhắm hướng la bàn mà đi, nếu trên tàu có đầy đủ xăng dầu, nước uống và lương thực và thời tiết ổn định.Thì Ông sẽ chạy và về đến đích an toàn.
Cũng vậy, tất cả chúng ta, từ vô thỉ kiếp đến nay cũng đều là những người lầm lỗi. Và ta đã từng phạm rất nhiều lỗi lầm, và ta đã trôi lăn qua rất nhiều cảnh giới.
Có khi ta cũng đã từng làm thú, làm thần tiên, làm người, hay làm ngạ qủy, hay vào địa ngục.
Nhưng nay, ta đã biết đến Phật pháp, có duyên gặp Phật pháp và tu hành.
Cứ xem như đây là một sự quay đầu, một sự hướng thiện, một sự buông bỏ đồ đao, một sự quay đầu trở về bến giác.
Nếu ta kiên quyết, từ bỏ mọi thói hư tật xấu, quyết sống một đời đạo đức, nguyện sống với tâm từ bi, và siêng năng tinh tấn trong việc tu tập.
Thì ta sẽ dần gội rửa được những vết ố trước đây, trở thành một Bậc mô phạm, và được người đời kính trọng.
Nên những Bậc cổ đức đã khuyên : «Quay đầu là bờ» , là vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tu học mỗi ngày – Cư Sĩ Nhuận Hòa
Câu chuyện vị Thiền Sư và tên đầu gấu
Có một vị Thiền Sư tu hành lâu năm ở trên núi, nhà sư muốn phổ biến nói cho mọi người hiểu về thuyết nhân quả của nhà Phật. Một hôm nhà sư đi xuống núi đến vùng quê, hôm ấy là phiên chợ rất đông người mua bán tấp nập.
Nhà Sư bắt đầu nói chuyện thuyết nhân quả của nhà Phật cho mọi người nghe, dân chúng hiếu kỳ ngồi lại xem rất đông.
Bỗng có gã đầu gấu cao lớn, mặt hung dữ từ đâu bước vào quát mắng và chỉ tay vào mặt nhà Sư nói:
“Này Ông Sư, ông hãy về chùa mà ăn xôi, ăn oản, đây là vùng đất làm ăn của tôi. Ông đừng nói khoác, nói láo ở đây làm gì nữa ?”
Đợi tên đầu gấu nói xong, Nhà Sư liền tát một cái vào mặt tên đầu gấu, tên đầu gấu bị tát bất ngờ trước đám đông bị quê độ. Hắn thầm nghĩ chắc ông Sư này ở đâu đến đây, không biết tiếng tăm lừng lẫy của hắn. Dân vùng chợ này nghe đến hắn là sợ khiếp vía, không ai dám đụng tới sợi lông chân của hắn….
Lập tức gã đầu gấu trợn mắt hung dữ dơ nắm đấm giáng thật mạnh vào mặt nhà Sư. Bị cú đấm mạnh bất ngờ, nhà Sư bị ngã ngục xuống đất… Dân chúng chứng kiến bị hoảng loạn sợ hãi, tính rời đi chỗ khác, họ không muốn dây với gã đầu gấu hung dữ này nữa.
Nhà Sư ngồi dậy miệng dính đầy máu, dơ tay nói với mọi người:
Bà con khoan hãy đi, để nghe tôi nói hết đã: “Đây là một minh chứng cụ thể, vừa rồi tôi tát anh kia Là Nhân. Ngay lập tức nhận cú đấm gấp trăm lần là Quả. Nhân Quả công bằng của nhà Phật không thiên vị bất kì ai, đó là quy luật của vạn Pháp…. Trồng ớt được ớt, trồng cam được cam. Gieo Nhân nào thì gặp Quả ấy, đó là quy luật tất yếu trong cuộc sống giành cho chúng ta..”
Gã đầu gấu nghe vậy liền trộm nghĩ, mấy chục năm nay. Mình gieo bao nhiêu tội ác tày đình ở vùng quê nghèo khó, ức hiếp mọi nhà, cho vay nặng lãi cắt cổ, chém giết không nương tay. Gieo bao nhiêu ác nghiệp, nay tuổi đã cao rồi sẽ già yếu, nếu không rửa tay gác kiếm. Thì bọn trẻ lớn lên cao tay hơn sẽ định mạng sống của mình khó thoát khỏi cái chết. Quay đầu là bờ lúc này cũng chưa muộn, tốt nhất theo thầy.
Gã đầu Gấu bước tới quỳ trước nhà Sư xin lỗi: “Thưa Thầy con có mắt như mù và xin thầy nhận con làm đệ tử theo thầy lên núi tu hoc, từ nay con xin ăn mày cửa Phật, thành tâm sám hối những tội ác mà con gây ra từ xưa đến nay…”
Nhà Sư vui vẻ đồng ý, nhận con làm đệ tử. Dân chúng vỗ tay hoan hỉ, ai cũng vui mừng. Vì vùng quê nghèo từ nay được bình an không sợ cảnh bị chém giết… mọi người tiễn thầy tròn nhà Sư về núi…!!!