SAO GỌI LÀ NGƯỜI ĐA-VĂN ?
(Tác giả Hương Trần – đăng ngày 20/09/2016)
____________________________________
“(…) Nghĩa chân thật là từ người đa văn mà được. Đa văn là giỏi về nghĩa, chẳng phải giỏi về ngôn thuyết.
Giỏi nghĩa là không theo các kinh luận ngoại đạo, tự thân chẳng theo cũng không khiến người khác theo, ấy gọi là đại đức đa văn.
Thế nên, người muốn cầu nghĩa phải thân cận bậc đa văn, nên gọi là giỏi nghĩa. Trái với người này tức là chấp trước ngôn thuyết, nên phải lìa xa.”
— # —
Ngày nay, tín-đồ Phật-Giáo chẳng tin thuận lời chư Phật, các chúng Bồ-tát, chư Thánh và chư Tổ, lại giỏi lắng nghe lời của Tà Sư, thuận theo lời của bọn ngọai Đạo!
Kinh Phật thuyết thì không lấy các Pháp Ấn và đệ nhất nghĩa Pháp Ấn TỰ TÁNH NHƯ LAI làm chổ biện-thuyết! Hể ngoại Đạo với danh nghĩa “Tiến Sĩ” hay “Học gỉ” viết hoặc nói thì cho là Phật-ngôn, Thánh-ngữ!
Thương thay!
Cho nên, đến cuối đời thì lâm vào cảnh
“Làm người gặp Phật pháp mà ngu si chẳng hiểu đạo, khi chết đọa làm loài voi, lợn, trâu, dê, trâu nước, rận, chí, ruồi, muỗi, kiến, các thân hình, nếu được làm người thì mù điếc câm ngọng, gù còng, các căn không đủ, không hay thọ giáo Pháp.”
Một phen mất thân Người, nẽo dị loại mang lông đội sừng (loài voi, lợn, trâu, dê, trâu nước, rận, chí, ruồi, muỗi, kiến) ngàn muôn kiếp khó hồi phục nhân thân!
Kẻ ngu si không trí chẳng phân biệt thuyết và nghĩa, vọng tự đắm trước, là đáng thương xót vậy.