Sơn Thần – Thần Núi
Sơn Thần là vị Thần Núi, là vị Chánh Thần chịu trách nhiệm cai quản các sự vật, việc, hiện tượng xảy ra nơi ngọn núi mình cư ngụ.
Xem thêm: Các Vị Chánh Thần Trong Gia Đạo
* Nguồn gốc
Các trường hợp trở thành Sơn Thần :
– Một ngọn núi có những dòng linh khí trời đất hòa hợp. Sau một thời gian dài, ngọn núi hấp thu, tích tụ được nhiều linh khí nhiệm màu ấy, phần tánh linh, thần thức của ngọn núi đó tự nhiên được thức tỉnh, trở thành một anh linh. Anh linh ngọn núi khi đã thức tỉnh có thần thông, có cảm tình, quan tâm sâu sắc đến các sinh linh nơi ngọn núi ấy, bảo hộ cho khu vực đó, được gọi là vị Sơn Thần.
-Hoặc tuy chưa đủ linh khí để thức tỉnh, nhưng nhờ việc nhận được niềm tin, sự mong chờ, cầu nguyện của các sinh linh, bá tánh nơi đó về một sự hiển hiện linh thiêng, một vị Chánh Thần có thể bảo hộ cho họ được an lạc.. Khi ấy, linh khí đang tích tụ trong ngọn núi sẽ có thêm năng lượng nguyện lực ấy của bá tánh, sinh linh nơi ấy để đủ thức tỉnh, hiện hình tướng cụ thể, trở thành Sơn Thần, đáp ứng nguyện vọng, niềm tin của bá tánh, sinh linh nơi đó.
– Một người, hay vật có lực tinh thần mãnh liệt, vì duyên nào đó mà gieo thân mạng của mình ở núi. Anh linh đó khi thoát xác liền hòa thần thức, tâm cảm của mình với dòng linh khí nơi ngọn núi, hiển hóa thành vị Sơn Thần của ngọn núi ấy.
– Một anh linh có thần thông, vì cảm tình đặc biệt với một vùng núi, đặt tâm tư của mình nơi ấy. Anh linh nguyện kết duyên bảo hộ, quan tâm đến sự an nguy của các loài sinh sống nơi núi ấy. Anh linh có lòng bi mẫn như thế, cư ngụ ở núi nên được gọi là vị Sơn Thần.
* Hình dạng thị hiện
– Vị Sơn Thần thường hay thị hiện hình ảnh nhân dạng to lớn khổng lồ, toàn thân là đá tảng, có cỏ cây bao phủ xanh mát, có chim chóc, những loài vật nhỏ vây quanh nô đùa.
– Có khi vì tính chất hoạt động của mình cần sự linh hoạt, giao tiếp hòa nhập vào muông thú, lúc ấy vị Sơn Thần sẽ thị hiện biến hóa thành hình loài chim, hoặc thú rừng để dễ giao tiếp gần gũi.
– Có lúc lại thị hiện là nhân dạng như người trần gian bình thường. Trường hợp này thường do chư anh linh vốn dĩ từng là những con người bình thường, sau khi từ bỏ thân mạng đã hiển hóa linh thiêng, trở thành vị Sơn Thần ở núi ấy.
– Có khi vị Sơn Thần chỉ truyền tải thông điệp của mình qua tâm thức những ai ở trong khu vực ấy, hoặc là tiếng nói trong không trung chứ không thị hiện hình dạng cụ thể.
* Đặc trưng
+ Vị Sơn Thần quan tâm sâu sắc đến các sinh linh trong khu vực mình cai quản, hiểu được các sinh linh như chính sự sinh tồn của mình.
+ Vị Sơn Thần bảo hộ, chăm lo đến các sự vật, hiện tượng nơi khu vực ấy sao cho giữ được hòa khí và tinh tấn tốt nhất có thể, như tình thương phụ mẫu đối với con cái.
+ Khi vị Sơn Thần thị hiện hình dạng người khổng lồ, toàn thân là đá tảng và có cỏ cây hoa lá trên mình chính là sự hòa đồng, nhân ái, thể hiện khối tinh thần được gắn kết, giao cảm tương thông với nhau giữa các sinh linh trong vùng.
+ Vị Sơn Thần cai quản khu vực của mình có thể chủ động làm cho không khí, thời tiết được mưa thuận gió hòa. Nhờ vậy mà muôn loài sinh sôi nảy nở tốt đẹp, cỏ hoa xanh tươi, bốn mùa đều tràn đầy sức sống.
+ Ngọn núi nào bị khô cằn, cỏ cây khô héo, nhìn thiếu sức sống có các khả năng sau:
- – Nơi ấy có thể chưa có vị Sơn Thần.
- – Hoặc vị Sơn Thần nơi ấy vì duyên nào đó mà ngủ yên, hay là vị ấy đã đi đâu đó không có mặt ở đấy.
Nên các sinh linh nơi đó ít được chăm sóc, nếu cây cối gặp mùa màng khô hạn, tiết trời quá oi bức, hoặc do bàn tay con người tác động gây nên sự biến đổi khí hậu thì khó sống.
– Về lâu dài, có khi tệ hại nhất thì ngọn núi ấy sẽ trở nên hoang vu, gần gióng như vùng đất không có sự sống hoặc sự sống rất hiếm do cỏ cây đã khô héo quá nhiều, các loài động vật cũng khó sinh tồn ở nơi khắc nghiệt như thế.
+ Người có dã tâm, dục vọng đen tối, hoặc kẻ nói năng ngông cuồng ngạo mạn, xem thường sinh mạng của kẻ khác, muốn gây hại chúng sinh trên núi khi đến núi. Vị Sơn Thần cảm ứng được, có thể khiến cho những kẻ ấy bị lạc đường, mệt mỏi rã rời, gặp phải thú dữ, đau nhức mình mẩy để những kẻ ấy sợ hãi mà không gây hại cho các sinh linh nơi ấy.
+ Người có lòng thiện tâm, hòa nhã muôn vật, có những lời cầu nguyện tốt đẹp liên quan đến sức khỏe, sự bình yên khi lên núi cầu nguyện sẽ được vị Sơn Thần nơi ấy độ duyên, leo núi không biết mệt, trở về nhà an toàn, lời nguyện cầu sớm được ứng nghiệm.
+ Người sống lương thiện, tạo nhiều thiện nghiệp trong cuộc đời, đủ duyên phước báo kết quả, khi lên núi có thể được vị Sơn Thần dẫn duyên, khiến cho người ấy tìm được những cây thuốc quý hiếm giúp người giúp đời, hoặc tìm thấy của cải châu báu để có được tịnh tài mà tiếp tục hành thiện phước, gieo duyên lành đến chúng sinh bá tánh.
+ Người lên núi cầu tình duyên, nếu mối lương duyên của bản thân chưa thật sự đi đến kết quả tốt đẹp lâu dài, thì các mối duyên ngắn, chóng vánh sẽ nhanh chóng được hiển lộ, để giải quyết rõ ràng các mối quan hệ như thế.
– Người sống lương thiện, sẽ được dẫn duyên sớm tìm được tri âm, tri kỷ đời mình.
– Người lên núi cầu tử, tức là cầu xin có con cái. Nếu là người sống lương thiện với đời, gặp cảnh hiếm muộn hoặc thân thế cô độc chẳng người bầu bạn, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống.
Lúc bấy giờ, vị Sơn Thần sẽ độ duyên cho họ bằng cách giúp họ kết duyên với các chơn hồn đồng tử để họ sớm có con là người trần gian, hay là được nhận con nuôi hữu hình hoặc vô hình, đều là lương duyên tốt đẹp.
– Nếu người nào sống lương thiện, bị cường quyền ác bá ức hiếp, tà quái gây nên chướng duyên ác nghiệp nặng nề, khi đến núi cầu nguyện giải nạn thì vị Sơn Thần có thể giúp đỡ độ duyên cho người ấy được mau chóng tai qua nạn khỏi, sống an lạc.
* Tính chất
+ Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá, núi có Sơn Thần, rừng có Lâm Thần, biển có Hải Thần cai quản cho bốn mùa điều hòa, bá tánh chúng sinh được hưởng cảnh an lạc phồn thịnh.
+ Tuy vậy, do lòng tham của con người, vì mối lợi riêng của một cá nhân, hay một nhóm nhỏ người, họ đã sẵn sàng ra tay tàn hại thiện nhiên để trục lợi, buôn thần bán thánh, đưa những điều mang tính tài lộc, sát sinh hại vật vào đền thiêng.
– Khiến cho nơi đền thiêng yên bình, thanh tịnh trở thành nơi tụ tập của những kẻ đầy lòng tham, cầu toàn những chuyện tài lộc lợi mình dễ gây hại cho kẻ khác, lại còn mùi máu tanh hôi, tiếng la hét khóc than ai oán của các sinh linh bị tàn hại làm vật hiến tế cho các vị Chánh Thần.
– Vậy nên nơi các điện thờ như thế, các vị Chánh Thần chẳng còn cư ngụ nữa, vì họ chẳng có phương kế gần kẻ tà tâm, không thể chịu đựng được những sự ô uế, tàn bạo mà những kẻ tham dnah lợi đem đến bỏ vào đền thiêng. Từ đó, các phần âm linh tà quái cũng đến tá túc trong đền thiêng, nương tựa vào những bệ thờ chư vị Chánh Thần, mạo danh họ, rồi chứng cho các lời nguyện cầu danh, lợi, quyền được hoàn thành viên mãn.
– Thực ra, các phần âm linh ấy khi chứng pháp như vậy, sẽ khiến người ta càng tin sâu hơn, càng đáp lệ trọng hậu hơn bằng việc sát sinh hiến tế, thì tội lỗi sát nghiệp nặng hơn, lại đặt niềm tin mạnh mẽ nơi các sự mạo danh Chánh Thần, chắc chắn khi hết kiếp thì những kẻ ấy trở thành nô lệ dưới quyền tà quái vậy.
– Ngoài ra, việc tàn hại thiên nhiên khiến sinh linh đồ thán, oán khí chất chồng, sát nghiệp nặng nề, cho nên mỗi năm đều có các nạn thiên tai, dịch bệnh khiến cho con người đau khổ vô cùng, cũng vì tự mình đã gieo thì phải gặt quả. Công nghiệp chung của cả một dân tộc, quốc gia, những người có cùng tiếng nói, sống chung trong một xã hội thì cũng chịu ảnh hưởng nạn chung dù ít dù nhiều.
* Cách thức tương thông, giao tiếp
+ Để có thể tương thông, cảm ứng, giao tiếp được với các vị Sơn Thần. Tốt nhất là nên đến đền thờ của họ, hoặc đến vùng núi họ đang cai quản, thành tâm khấn nguyện những điều tốt đẹp, không dính đến danh lợi quyền có thể gây hại cho người khác, không dính đến sát sinh hại vật.
– Lễ vật hiến tế cho các vị ấy quan trọng chính là sự chân thành, tấm lòng lương thiện. Phần phụ thêm nếu có hoa quả, trà bánh thì chỉ cần một ít, một nén hương, một ngọn nến cũng đủ tỏ lòng thành kính.
– Tuyệt đối không dùng heo quay, gà luộc hay tam sên, hoặc bất kì vật cúng lễ nào có nguồn gốc từ việc gây hại động vật mà có.
– Nếu dùng thịt, cá… sẽ làm ô uế nơi thanh tịnh, khiến cho thân tâm người khấn nguyện cũng ô uế đầy mùi ác trược, sát khí, thì làm sao có thể tương thông với chư vị ấy được.

+ Khi lời khấn nguyện được ứng nghiệm, có kết quả mỹ mãn. Người đã cầu nguyện cũng nên đáp lễ cảm tạ bằng chính lối sống lương thiện của mình, làm phước giúp đời nhiều hơn, sống tốt hơn, thiện lành hơn nữa mới là đáng quý.
* Sự tích núi Bà Đen và Linh Sơn Thánh Mẫu
– Xưa kia, vào khoảng thế kỷ XVIII, có nàng liệt nữ tên Lý Thị Thiên Hương, tài đức vẹn toàn. Nàng còn là trang nữ kiệt giỏi võ, có nhan sắc tuy không vào hàng khuynh nước nghiêng thành, nhưng cũng được xem là mỹ nhân vì làn da bánh mật khác thường thu hút người khác. Nàng thường làm phước, giúp đỡ bá tánh ở gần khu vực núi Một, thường lên chùa cúng dường, lễ Phật trên núi.
Một ngày kia, trên đường núi hiểm trở nàng bị bọn cướp núi vây khốn, nàng dũng cảm chống trả không chạy trốn. Tuy giỏi võ nghệ, nhưng sức yếu thế cô chẳng địch nổi số đông bọn cướp núi. Nàng quyết tự tận, lao xuống vực thẳm để giữ gìn tiết hạnh không để bọn chúng làm hoen ố.
– Lúc nàng mất, tánh khí can trường, ý chí mãnh liệt, đức hạnh đủ đầy khiến nàng hiển linh trở thành một vị Sơn Thần nơi ấy. Nàng hiện về báo mộng cho nhà sư tu trên núi nơi nàng vùi thân, nhà sư biết được liền nhanh chóng cùng những người khác đến nơi ấy đưa thân xác của nàng đi an táng. Vì nàng là người nữ kiệt có tiếng đức hạnh trong vùng nên dân chúng xung quanh hay tin thì thương xót vô cùng, mọi người mới lập miếu thờ nàng, gọi nàng với tên gọi thân mật là Bà Đen, do bà có nước da ngâm đen.
– Khi vua Gia Long chạy nạn, ông đến vùng núi Một thì được Bà Đen hiển linh chỉ đường thoát hiểm. Nhờ vậy sau này khi lên ngôi, ông tưởng nhớ ân cứu mạng của mình, muốn báo đáp bà nên nhờ ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt mang chiếu chỉ đến núi Một tìm hiểu lai lịch Bà Đen. Được người dân kể rõ nguồn cơn, vua càng cảm phục hơn nữa đức hạnh của bà, sắc phong truy tặng Bà Đen danh hiệu Linh Sơn Thánh Mẫu, lại cho tạc tượng đồng đen đặt tại chùa trên núi, đổi tên là Linh Sơn Tiên Thạch Tự, từ đó về sau nơi chùa Bà ở đất Tây Ninh ngày càng linh thiêng, hương khói chẳng bao giờ dứt.
Ở nơi núi thiêng ấy, có một con suối có lấp lánh ánh vàng, được người đời gọi là Suối Vàng. Từ nơi Điện Bà, muốn viếng chùa Hang thì phải đi vòng qua suối vàng, vì giữa đường có tảng đá to chặng ngang. Vị sư tổ thứ ba của Linh Sơn Tiên Thạch Tự lúc bấy giờ có pháp hiệu là Tánh Thiền, nhìn thấy cảnh bá tánh phải lặn lội đường xa, khó khăn mệt mỏi thì thương cảm, quyết tâm đến nơi tảng đá ấy cầu nguyện, tụng kinh hàng đêm.
Sau một thời gian, lời khấn nguyện của vị sư ấy được ứng nghiệm, vào một đêm nọ, tảng đá tự động nứt ra, rồi tánh làm đôi, tạo nên một con đường nhỏ xuyên qua tảng đá to lớn ấy với bề rộng đường đi chừng gần 3 thước. Đến nay, di tích tảng đá được tách đôi bởi sự linh thiêng màu nhiệm vẫn còn ở nơi đấy, nằm ở hai bên đường đi từ Điện Bà đến chùa Hang.
…
– Câu chuyện trên cho thấy tấm gương một người nữ kiệt, có lòng nhân hậu, thường làm việc phước đức đã được quả báo tốt lành, trở thành một vị Sơn Thần nơi núi Một. Tên núi cũng được đổi thành Bà Đen theo tên gọi thân mật của người thiện nữ ấy.
– Tấm lòng vì chúng sinh của nhà sư đã cảm ứng đến vị Sơn Thần là Linh Sơn Thánh Mẫu nơi núi ấy, nên bà hiển linh, làm cho tảng đá tách đôi bằng huyền diệu chẳng thể nghĩ bàn.
– Dù là cỏ cây, sắt đá, khi nghe kinh kệ cũng có thể cảm ứng mà tự nhiên chuyển mình, nhờ lực cảm ứng với tâm tình chí nguyện, chí thành của bậc giác ngộ chẳng ngại gian khó.


Xem thêm: Tịch san – Linh sơn – ngọn núi linh thiêng
Tam Giới Toàn Thư
Bạn đọc comment:
Kator Thanh Thực tế luôn đó AD. Vào Rừng mà lớn tiếng rồi nói tục chưởi thề hay chặt cây dựng trại ồn ào sau chiều tà thì tối đó sẽ bị ném đá vào lửa trại và nơi ở ngủ
Lâm Trường Hưng Một dẫn chứng cụ thể chính là Đức Linh Sơn Thánh Mẫu hay tên gọi quen thuộc là Bà Đen ở núi Bà Đen, Tây Ninh.
Hồ Văn Hợp Tôi là Hồ Văn Hợp 50 tuổi. Ở cam Phú TP cam ranh tinh khánh hòa Việt Nam.
Ở cam ranh có núi Hàm rồng. Tôi lập ban thờ thần núi tại nhà.
Nguyễn Văn Công Có sơn thần nào có tâm ma k ad? Anh cho em hỏi các vị thủy thần, sơn thần này có thọ mạng như thế nào ạ? Các vị ấy đã thoát luân hồi chưa ạ?
TGTT Thọ Mệnh của các vị này ở linh giới thường vài ngàn năm, có thể xem là họ thoát khỏi luân hồi nếu họ chỉ chuyên tâm làm việc thiện, tích đức, thì linh hồn ngày thêm tinh tấn hoài hoài.
Nếu lỡ không may, họ tương tác tiêu cực, để tà niệm chi phối ý niệm, hành động của mình thì có thể chuyển hóa thành quỷ hồn hoặc là đầu thai vào Hạ Giới thành các dạng tồn tại chúng sinh hữu tình.
Thanh Tam Nguyen Vùng núi hấp thu linh khi trời đất hấp thu ánh sáng nhật nguyệt nên bậc tu thích sông núi làm nơi tu luyện .