Thế nào gọi là sống trong vô minh?
Nếu Quý Vị nào tìm hiểu về Phật Pháp thì sẽ biết được rằng:
Trong chuỗi mắc xích mười hai nhân duyên tạo nên một quá trình tương tục của sự sống, hình thành nên kiếp luân hồi của mỗi chúng sinh thì Vô Minh chính là đầu mối, là gốc rễ, là khởi nguyên.
Vậy Vô Minh là gì ?
- Vô là không.
- Minh là sáng suốt.
Vô minh có nghĩa là không sáng suốt, là u tối, u mê.
Và vì vô minh nên con người không thấy biết được những hành động nào của họ là đúng là sai, là hợp với đạo hay không hợp với đạo.
Hoặc nếu tạo nhân này thì tương lai sẽ có quả báo nào, quả báo nào,….
Tất cả những tạo tác từ nhân con người không thấy được con đường hình thành nên quả, và vì không biết nên chính là đang vô minh.
Theo Quý Vị thì một nhà bác học thì còn vô minh hay hết vô minh ?
Bác học hay tiến sĩ, giáo sư gì thì cũng vẫn còn vô minh như thường nha Quý Vị.
Chỉ khi nào một Bậc tu hành mà chứng được Tứ Thánh Quả A La Hán thì mới đoạn trừ được vô minh.
Còn lại tất cả phàm phu như chúng ta đây thì đều đang sống trong vô minh cả.
Chỉ có những Bậc thật sự đang tu hành và hành trì sống đúng theo giới luật, sống đúng nhân quả.
Thì những Vị ấy đang dần dần bắt đầu có trí tuệ, đang thắp đuốc tuệ cho cuộc đời họ.
Giống như trong đêm khuya trời không trăng, không có gió, nhưng chúng ta có cây đèn cầy, thì dù trời tối nhưng chúng ta vẫn bước đi được an toàn mà không bị sụp hầm, hay lao vào hố hoặc ổ gà.
Và dần dần khi tu tiến dần, trí tuệ sáng dần thì từ đèn cầy, người ấy sẽ tăng lên thành đèn pin, đèn đường một trụ, mười trụ, trăm trụ, và…..
Khi chứng được Tứ Thánh Quả thì lúc này trí tuệ sẽ là trăm ngàn ánh mặt trời, chiếu sáng vô ngại, thấu suốt toàn triệt, biết rõ và minh bạch hoàn toàn mọi điều trong trời đất, trong vũ trụ, và tất cả các cõi sống.
Nhiều nhà trí thức, khi có được chút kiến thức thì họ cứ nghĩ mình là đang « Minh », nhưng thực chất, dưới cái nhìn của một Bậc Thánh thì họ vẫn còn đang sống trong vô minh, trong tối tăm.
Ví dụ ta hỏi họ vài câu :
Như trong năm nay những sự kiện gì sẽ xảy ra với cuộc đời bạn ?
Tai nạn, bệnh tật, hay có ai thân quen qua đời hay không ?
Thì người trí thức sao có thể biết được, mà không biết tức là đang vô minh rồi.
Hoặc câu hỏi khác :
Một người ăn mặc hở hang, thích khoe nội y thì tương lai họ đón nhận bao nhiêu quả báo? thời điểm nào sẽ trổ quả?
Câu hỏi này thì người trí thức sao biết mà trả lời.
Hoặc hỏi một trí thức lớn tuổi đang trên giường bệnh và chuẩn bị mất.
Ta hỏi ông :
Xin cụ cho biết là sau khi mất cụ sẽ tồn tại ở cõi nào ?
Với câu này thì cụ sẽ mờ mịt mà không hề biết.
Khác hẳn hoàn toàn với một Thiền Sư đã chứng đạo trước khi viên tịch.
Các Ngài sẽ thường nói những câu, đại loại như:
«Ta biết ta đến từ đâu, và sau khi mất sẽ đi về đâu, các con không nên quá đau buồn ».
Qua phần tìm hiểu về đề tài sống trong vô minh, Quý Vị cũng cần cố gắng tu tập để trí tuệ mình thêm sáng hơn.
Và Quý Vị cũng không nên tự hào, khi mình có học thức, có hiểu biết.
Vì vô minh trong Quý Vị vẫn còn, do đó nên học hạnh khiêm tốn, hạ mình, thì mới có thể mở rộng tâm hồn mà có thể dung chứa, hay học hỏi thêm được.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư Sĩ Nhuận Hòa
Đời là cõi tạm
Đời là cõi tạm trần gian
Đạo là bến giác từ quang nhiệm màu
Đời là tạo sóng ba đào
Đạo là hỷ xả dạt dào từ bi
Đời là oan trái thị phi
Đạo là chân lý bất di bất dời
Đời là bể khổ tơi bời
Đạo là Bát Nhã thuyền rời bến mê
Đời là bình phẩm khen chê
Đạo là khiêm tốn chẳng hề lợi danh
Đời là tranh chấp phân tranh
Đạo là thanh tịnh thiện hành tu tâm
Đời là thế sự oái oăm
Đạo là chánh pháp thậm thâm diệu kỳ
Đạo – Đời hai chữ khắc ghi
Dung hòa hợp lại còn gì lành thay
Tốt đời đẹp đạo dựng xây
Thường Lạc Ngã Tịnh chắp tay Di Đà.
Đường về khép bóng trần gian
Lợi danh gói một hành trang vô thường