TÀI-QUÍ-PHÚ NHÂN SÁNH CÙNG PHƯỚC-NHÂN?
(Tác giả Hương Trần – đăng ngày 12/08/2016)
_____________________________________
1) TÀI NHÂN, QUÍ NHÂN, PHÚ NHÂN ĐỜI NÀO CŨNG CÓ
2) PHƯỚC NHÂN NHƯ NHƯ BÔNG XOÀI TRƯỚC CƠN GIÓ DỮ!
1) TÀI NHÂN, QUÍ NHÂN, PHÚ NHÂN ĐỜI NÀO CŨNG CÓ
- Tài nhân có hai hạng: sanh ra có tài riêng, lớn lên học và hòan cảnh đưa đẩy mà thành người tài.
- Quí nhân thì cũng có hai hạnh: sanh ra trong nhà quyền quí, hoặc lớn lên do hòan cảnh mà thành quí nhân.
- Phú nhân có hai hạng người: sanh ra trong nhà giàu có, hoặc lớn lên do thời thế, do thủ đọan, do tài năng mà giàu có.
Cả ba đều được nhân thế dở nón nghiêng mình kính cẩn đón chào và ngưỡng mộ.
Do nghiệp mà thành tài, được cao sang quyền quí và giàu có dinh cơ đồ sộ….
2) PHƯỚC NHÂN NHƯ NHƯ BÔNG XOÀI TRƯỚC CƠN GIÓ DỮ!
Tu hành ai cũng nói được, nhưng làm thì rất khó! Vì vậy, người phát tâm học Phật ban đầu như bông xoài trổ đầy khắp cây; nhưng chạm phải bát phong thì bông xoài rơi rụng cũng đầy khắp dưới ngay chân xoài !
Bát Phong: Attha-vayubheda (p)—Còn gọi là Bát Pháp, hay Bát Thế Pháp. Theo Kinh Phúng Tụng (Sangiti Sutta) trong Trường Bộ Kinh, có tám ngọn gió khuấy lên dục vọng, làm cản trở hành giả trên bước đường tu tập giác ngộ. Chúng còn được gọi là Bát Pháp Thế Gian vì chúng cứ theo nhau tiếp diễn khi thế giới còn tồn tại. Sự vừa ý khi vinh, khi được…, và sự phẫn uất khi nhục thua. Sở dĩ gọi là “Bát Phong” vì chúng là tám ngọn gió làm ngăn trở sự phát triển của hành giả trên bước đường giác ngộ và giải thoát.
1) Đắc hay được lợi: Labho (p)—Người ta luôn có khuynh hướng bám víu lấy lợi lộc, danh thơm, tiếng khen, và vui sướng; ngược lại, ghét bỏ sự thua lỗ, tiếng xấu, sự chê trách, và khổ đau. Thật vậy, đời là một chuỗi được thua, nhưng con người chỉ thỏa mãn nếu được và khổ sở nếu thua, chính vì thế mà cứ mãi khổ sở. Cuộc đời nếu mãi được thì cười thua thì khóc, thì cuộc đời không đáng để sống nữa. Chính vì thế mà Đức Phật dạy: “Trong mọi ngang trái, ta phải tỏ ra có tinh thần mạnh và can đảm, duy trì tinh thần quân bình thích hợp. Cuộc đời của những người tại gia phải có lúc lên lúc xuống khi tranh đấu với đời, muốn ít bị thất vọng, con người phải sẵn sàng chấp nhận điều tốt cũng như điều xấu.” Vào thời Đức Phật còn tại thế, có một mệnh phụ quý phái cúng dường thực vật cho ngài Xá Lợi Phất và chư Tăng. Trong khi đang dâng thực phẩm cúng dường, bà nhận được giấy báo tin bất hạnh đã xãy ra cho gia đình bà. Không chút rối loạn, bà bình tĩnh bỏ lá thư vào túi rồi vẫn tiếp tục dâng thức ăn đến chư Tăng làm như không có chuyện gì xãy ra. Một nô tỳ mang bình sữa để cúng dường, ngạc nhiên đến nỗi trợt té làm bể bình sữa vì ngỡ rằng khi nghe tin nầy chắc chắn bà nầy sẽ không khỏi khổ đau phiền não. Nghĩ rằng thế nào bà nầy cũng buồn vì cái bình bị vỡ, ngài Xá Lợi Phất liền khuyên giải bà và nói rằng tất cả những gì có thể vỡ được thì một ngày nào đó cũng sẽ bị vỡ. Bà nói: “Thế nào là cái mất không đáng kể? Tôi vừa nhận được tin bất hạnh đã xãy ra cho gia đình tôi. Tôi chấp nhận, tôi vẫn bình tĩnh. Tôi vẫn tiếp tục hầu hạ quý ngài mặc dù nhận được tin buồn.” Sự dũng cảm của người đàn bà nầy thật đáng được ca ngợi.
2) Thất hay Bất Đắc thua kém: Alabho (p).
3) Vinh hay Danh Văn: Yaso (p)—Danh thơm hay vinh dự.
4) Nhục hay Ác Văn: Ayaso (p)—Tiếng nhơ hay sự hủy báng.
5) Tán Thán hay tiếng khen: Pasamsa (p).
6) Chê Trách: Ninda (p).
7) Khổ (buồn khổ): Dukkha (p).
8) Lạc (vui sướng): Sukkha (p).
Phước nhân là người tu theo Lục Độ vạn hạnh. Sao nói vậy? – Làm tròn hai hạnh Phước Trí thì thành Phật mấy ai tu học chẳng biết lẽ nầy. Phước là Thập Độ, Trí là Thập Địa.
Tuy vậy, không phải ai cũng biết tu theo Lục Độ nhất là Bố Thí Độ (Danaparamita).
Kìa như Steve Jobs, sanh năm 1955 chết năm 2011, là Phật tử, giàu có một vùng trời, vậy mà có dám bố thí như Bồ Tát đâu, kinh hòang hõang sợ trước cái chết! Thế thì Steve Jobs hay những người như vậy chỉ gọi là tài nhân hay quí nhân hoặc phú nhân, nhưng tuyệt đối không được gọi là Phước-nhân trong Đạo Phật.
KINH HOA NGHIÊM
PHẨM THẬP ĐỊA
— o0o —
(…)
Tại sao vậy ? Vì Bồ Tát đã được bực Hoan Hỷ Địa thời được khỏi hẳn tất cả sự kinh sợ. Như là xa lìa hẳn sự sợ chẳng sống, sợ tiếng xấu, sợ chết, sợ sa ác đạo, sợ oai đức của đại chúng.
Tại sao lại được khỏi hẳn những sự kinh sợ ?
Vì Bồ Tát này đã lìa ngã tưởng, thân mình còn không mến tiếc huống là của cải, vì thế nên không kinh sợ về sự không sống.
Vì Bồ Tát này không trông cầu người khác cúng dường mình, chỉ chuyên cấp thí tất cả chúng sanh nên không kinh sợ về sự tiếng xấu.
Vì Bồ Tát này đã lìa ngã kiến không có ngã tưởng nên không kinh sợ về sự chết.
Vì Bồ Tát này tự biết sau khi chết quyết định không rời Chư Phật Bồ Tát nên không kinh sợ về sự sa ác đạo.
Vì chí nguyện của Bồ Tát này, trong tất cả thế gian còn không ai bằng huống là hơn, nên không kinh sợ đối với oai đức của đại chúng.
Chư Phật tử ! Bồ tát này lấy đại bi làm trước, chí nguyện rộng lớn không có gì trở hoại được. Lại thêm siêng tu tất cả thiện căn mà được thành tựu.
Bồ Tát này lại nghĩ rằng: Tôi phải ở trong tất cả chúng sanh làm thượng thủ, làm thắng, làm thù thắng, làm diệu, làm vi diệu, làm thượng, làm vô thượng, làm Đạo Sự, làm tướng, làm soái, nhẫn đến làm người y chỉ của Nhứt thiết chủng trí.
Bồ Tát này nếu muốn bỏ nhà để siêng tu Phật pháp, liền có thể bỏ nhà vợ con ngũ dục, vào nhà Như Lai xuất gia học đạo. Đã xuất gia rồi thời tinh tấn tu hành, trong khoảng một niệm trăm tam muội, được thấy trăm đức Phật, biết thần lực của trăm Đức Phật, có thể chấn động thế giới của tăm Đức Phật, có thể qua thế giới của trăm Đức Phật, có thể chiếu thế giới của trăm Đức Phật, có thể giáo hóa chúng sanh trong trăm thế giới, có thể trụ thọ trăm kiếp, có thể biết những việc đã qua và sẽ tới trong trăm kiếp, có thể vào trăm pháp môn, có thể thị hiện trăm thân, ở mỗi thân có thể thị hiện trăm vị Bồ Tát làm quyến thuộc.