TẠI SAO CHUYỂN NGHIỆP THƯỜNG KHÓ?
Một hành động cứ lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành thói quen, tức là đã thành nghiệp thì rất khó mà thay đổi được.
Nghiệp thì có hai loại, đó là nghiệp thiện và nghiệp ác.
Nếu ta huân tập các thói quen tốt, để cho thành thiện nghiệp, thì đây là điều vô cùng tốt.
Vì nó sẽ dẫn dắt, thúc đẩy cho quý vị làm điều lành.
Và cứ tạo những nhân lành nhiều như thế thì những quả báo lành, quả báo hạnh phúc, tốt đẹp….sẽ trổ ra trong cuộc đời của quý vị.
Còn những vị nào cứ gieo các thói quen ác, để chúng trở thành nghiệp ác.
Thì chính nó sẽ dẫn dắt, thúc đẩy để quý vị làm thêm những điều sai trái, điều ác độc mới.
Và từ đây cuộc đời của quý vị sẽ thường gặp những quả báo đau khổ, bất hạnh xảy ra……
Khiến cho cuộc đời quý vị phải chịu sự cay đắng, bất an, mệt mỏi, sầu bi…
Nhưng để thay đổi nghiệp ác thì quá khó, do nó đã trở thành thói quen.
Đây là lý do chính khiến những người muốn chuyển nghiệp, thường thất bại là vậy.
Quý vị biết, nếu chuyển nghiệp mà thành công tức là có thể thay đổi được số mệnh của một con người.
Con người chúng ta thì có rất nhiều nghiệp xấu, nên họ thường phải nhận lãnh những quả báo xấu ác, và thường bị đau khổ hơn là hạnh phúc.
Ví dụ
Một vài nghiệp xấu ác cơ bản:
- 1. Nghiệp tà dâm, thích quan hệ bất chính với người khác giới, mặc dù họ đã có gia đình.
Nghiệp này nếu gieo ra, có thể sau đó sẽ bị quả báo tình duyên lận đận, tâm nặng về dâm dục nên rất dễ làm gái mại dâm qua các kiếp sau. - 2. Nghiệp ích kỷ bỏn xẻn không thể bố thí, hay cho đi.
Nghiệp này có thể dẫn đến quả báo nghèo khổ. - 3. Nghiệp hiếu sát, thích giết hại sinh mạng.
Nghiệp này có thể dẫn đến quả báo bệnh tật, tai nạn, chết sớm. - 4. Nghiệp sống khép kín, chỉ biết mình không biết người, ít quan tâm con người.
Nghiệp này nếu gieo có thể sẽ bị quả báo tự kỷ. - 5. Nghiệp khẩu hay nói tục hay chửi thề :
Nghiệp này có thể dẫn đến quả báo sau khi chết bị đoạ làm chó… - 6. Nghiệp tham lam hay muốn trộm cắp, chiếm đoạt tài sản của người khác :
- Nghiệp này có thể dẫn đến quả báo nghèo khổ hay bị các tai hoạ làm mất tài sản…
- 7. Nghiệp thích dùng các chất kích thích, các chất gây nghiện làm tổn hại sức khỏe thể chất lẫn tinh thần :
Nghiệp này có thể dẫn đến quả báo trí tuệ ngày càng kém minh mẫn, ngu đần…. - 8. Nghiệp thích nói xấu sau lưng người khác :
Nghiệp này có thể dẫn đến quả báo thường bị tai tiếng, mất uy tín. - ………………
Con người chúng ta thường tạo rất nhiều nghiệp ác sai biệt như thế.
Quý vị hãy tự kiểm điểm lại chính mình, xem mình đang có nghiệp ác gì?
Đang bị khốn khổ về điều gì?
Khi đã nhận diện được nghiệp chủ đạo, quý vị cần tiến hành tu để chuyên nghiệp (tức tập thay đổi thói quen xấu ác trở thành tốt đẹp).
Đây là một điều rất khó, nhưng quý vị phải cố gắng.
Vì nếu không chuyển được nghiệp ác thì cuộc đời quý vị không thể nào sung sướng, hạnh phúc bền lâu được.
Tại sao việc chuyển nghiệp thường mất nhiều thời gian?
Nhiều Phật tử than phiền rằng:
Tại sao họ đã phát tâm tu qua rất nhiều năm tháng nhưng cảm thấy cuộc sống vẫn không có biến chuyển gì cho lắm.
Một số khác thì có sự thay đổi nhưng diễn ra khá chậm. Vậy lý do này do đâu?
>> Xem: Để thay đổi số phận của một con người thì khó hay dễ?
Như đã nói ở trên , nghiệp chính là thói quen khi chúng ta tạo lập các tạo tác từ thân thể, từ lời nói và từ ý nghĩ.
Khi ta nói một lời gì đó không tốt, hay xúc phạm người mà cứ lặp đi lặp lại nhiều lần.
Thì lâu ngày nó sẽ trở thành thói quen.
Và khi thành thói quen rồi thì chính nó lại trở lại dẫn dắt và chi phối chúng ta (Mà ta hay gọi là nghiệp lực, nghiệp dẫn trong luân hồi).
Ví dụ:
Ta có thói quen hay dùng cái miệng mình để chửi người khác là «con chó». Chửi một lần thì chưa sao, nhưng rồi lần hai, lần ba và ….nhiều năm hay cả đời. Thì cái chửi đó sẽ là nhân và nó đã tạo thành nghiệp đủ sức chi phối để qua các kiếp sau Quí Vị phải tái sinh làm chó.
Và việc làm chó vài tháng hay vài năm, hay nhiều năm, hay thời gian lâu hay mau, lại tùy thuộc vào hành động tạo nghiệp ban đầu của Quí Vị là ít hay nhiều, có ác tâm, cố ý hay vô tình, hay nói chơi cho vui,….v…v…mà thời gian quả báo trổ ra và kéo dài trong lâu hay mau.
Nếu ở vị trí làm người mà biết lỗi thì ta rất dễ tu tập và sám hối để cho vơi cái nghiệp hay chuyển nghiệp.
Còn ở vị trí làm chó thì rất khó, vì chó thì đâu có trí tuệ như người, chó sao biết mà sám hối được.
Lấy thêm hai ví dụ về hai cái nghiệp khác nhau, mà khi trổ quả báo khi ta vẫn đang làm người :
* Một là nghiệp nghèo :
Nghiệp nghèo thì có nhiều nhân, ở đây tôi lấy một nhân cũng phổ biến là
«Nhân hưởng thụ phung phí thái quá»
Như Quí Vị lãnh lương có 5 triệu, nhưng mới có nữa tháng thì Quí Vị đã ăn tiêu, mua sắm và nhậu nhẹt hết.
Và từ giữa tháng đến cuối tháng thì Quí Vị phải đi mượn nợ sống.
Và đến tháng mới nhận lương thì trả nợ hết phân nữa. Và rồi tiêu vài ngày hết tiền, lại đi mượn nợ.
Mà Quí Vị không biết được đây là cái sai, cứ sống quen như vậy.
Với lối sống như thế cũng đủ sức làm cho cuộc sống của Quí Vị trở nên nghèo cùng, túng thiếu.
Và có tái sinh qua các kiếp tới cũng lại nghèo khổ, vì phước đã bị Quí Vị ăn tiêu hết rồi.
Mà khi sống thì Quí Vị tạo nghiệp như vậy cả đời.
Nay dù Quí Vị có phát tâm tu mãnh liệt đi nữa thì như muối mà bỏ vào biển. Nghĩa là nó còn quá ít, chưa có thấm vào đâu.
Đây là lý do giải thích vì sao chuyển một quả báo, chuyển nghiệp thì phải mất rất nhiều thời gian. Và đòi hỏi người tu cần phải hết sức kiên trì, chịu khó, thì mới thành công được.
* Hai là nghiệp tình duyên lận đận :
Hôm trước tôi cũng có viết bài về chuyển nghiệp lận đận trắc trở về tình duyên. Thì có Vị đã nói với tôi rằng :
« Sao không chấm dứt luôn, tu luôn, khỏi phải lập gia đình nữa ».
Quí Vị nào làm được vậy thì sẽ rất tốt và tôi cũng hoàn toàn tán thành, đồng ý.
Nhưng không phải ai cũng dứt hết, bỏ hết, ở một mình hay đi tu được. Mà nhiều Vị còn muốn lập gia đình.
Vậy thì bài viết này dành cho những Vị tu tại gia, vẫn còn có đời sống đình, nhưng tình duyên lận đận.
Nghiệp tình duyên thấy vậy chứ rất khó chuyển hóa chứ không phải là dễ đâu Quí Vị ạ.
Tôi đã quan sát rất nhiều bạn trẻ tu để chuyển hóa, nhưng đa phần là thất bại. Vì sức mạnh của nó như vũ bão, ít Vị nào đủ sức mà chống chọi nổi.
Trong nghiệp tình duyên thì lại chia ra có nhiều sự lận đận khác nhau :
– Người thì bị người tình phụ bạc.
– Người thì bị ế.
– Người thì bị góa chồng .
– Người thì bị sống xa chồng, xa vợ.
– Người thì bị chồng, hay vợ bệnh tật rồi nuôi cả đời.
– Người thì làm vợ lẻ, vợ hai, vợ ba.
……v…..v….
Nói chung là có rất nhiều trường hợp.
Nay ta lấy trường hợp người bị người tình phụ bạc:
Nhân quả của người bị vậy, có thể là trong tiền kiếp cũng đã từng là người mà đi phụ bạc, lừa dối người khác.
Mà việc sống lừa dối hay phụ bạc này không phải là một lần, mà đã làm rất nhiều lần với nhiều người khác nhau.
Hoặc đôi khi sự phụ bạc không phải với con người mà là với con vật.
Nhiều người nuôi trong nhà những con vật có hiếu, có nghĩa như con chó trông nhà chẳng hạn.
Thế nhưng vào ngày giỗ, Quí Vị bắt chó nuôi bao năm vậy rồi làm thịt ăn.
Rõ ràng Quí Vị đã gieo nghiệp phản bội rồi.
Con chó chết này nếu tái sinh lại làm người mà gặp Quí Vị thì Quí Vị sẽ rất thương yêu nó (vì mắc nợ). Nhưng nó sẽ phản bội, bội bạc, thậm chí sẽ rất ghét và hay đánh đập Quí Vị (vì tâm tức giận năm xưa).
Khi biết được chính xác nhưng nguyên nhân và thực hiện tu tập để chuyển hóa.
Nếu muốn thành công thì ngoài sự nỗ lực của Quí Vị thì cũng rất cần có sự gia hộ và can thiệp của Trời Phật, để giúp Quí Vị né được các cạm bẫy.
Còn nếu chỉ có sự cố gắng đơn thuần không thì sẽ rất khó.
Kiên trì trong việc sám hối và thay đổi các tâm tính xấu bất thiện, rồi tạo thật nhiều công đức lành, làm thật nhiều việc thiện nguyện, công quả.
Được vậy, mới có thể tích lũy đủ công đức mà chuyển hóa được nghiệp lực.
Tôi tin rằng với một lòng quyết tâm sắt đá, biết hối lỗi và sống phục thiện. Thì không bao lâu, nghiệp sẽ bị chuyển hóa.
Và Quí Vị sẽ lại có một cuộc sống hạnh phúc, an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa
Xem thêm: