TẠI SAO KHÔNG NÊN TỰ ĐỌC KINH ĐẠI THỪA?
Soạn giả Pram Nguyen
Ngày 22/4/2020
— o0o —
4/22/2020 Sunshine Nguyen
Kính bậc Thầy tối cao của con!
Xin ngài giải thích tại sao Kinh điển Đại thừa và Mật thừa phải có sự cho phép mới được đọc?
Con thấy ngày nay ai cũng tụng Chú Om mani padme hùm, Chú Chuẩn đề, Chú Lăng Nghiêm, Ngũ Bộ Chú, Thập Chú và so on and on. Còn Kinh thì Kim-Cang, Bát nhã Tâm Kinh, v.v… vậy có được không?
———————
TRẢ LỜI
Kinh Đại Thừa chia ra nhiều thứ loại, nhưng chungquy có hai là liễu nghĩa (viên giáo) và bất liễu nghĩa hay quyền và thiệt, thỉ và chung, đốn và tiệm, v.v…
1) Có nhiều Kinh đức Phật giảng cho Vua Chúa, Tể Quan, hay Trưởng giả, Cư-sĩ. Ở đây, chia ra làm Hiển và Mật giáo.
2) Có nhiều Kinh đức Phật giảng cho Tiên nhơn, Bà-la-môn. Đa phần là Hiển giáo.
3) Có nhiều Kinh đức Phật giảng cho chư Thiên, chư Long hay chư Quỷ Thần Vương. Đa phần là Hiển và Mật giáo.
4) Có nhiều Kinh đức Phật giảng cho hàng lợi căn A-la-hán và Tiền địa Bồ-Tát.
5) Có nhiều Kinh đức Phật giảng cho Bồ-Tát Sơ Hoan-Hỷ Địa đến Thập Địa.
6) Có nhiều Kinh đức Phật giảng cho chư bậc bát Động Địa đến Thập Địa.
7) Có nhiều Kinh đức Phật giảng cho chư Bồ Tát Thập Địa, Đẳng Giác.
Còn Tứ A-Hàm hay sau nầy 200 năm hơn gọi là 5 Nikaya thì giảng cho ngoại Đạo và những hạng thiểu trí, kém huệ, căn lành mõng, phước đức ít, cố chấp, ngang bướng, tội lỗi và ít học.
Vì sao không nên đọc? – Thói thường con người thường có thói tăng thượng mạn mà không hay.
Tại sao nói vậy? – Ta hỏi một người thường trích Kinh văn Đại Thừa rằng: “Hiền giả có biết ý nghĩa những gì mình nói hay mình trích không?” – Trả lời, “nếu không biết tôi trích làm gì?”. Nghe hay đấy.
Ta hỏi, “mời Hiền giả phân biết khác nhau giữa Không và Bất Không cho.” – Trả lời, “không là emptiness là nothingness còn bất không tức là phủ định của mấy thứ đó, ông dốt mà bầy đặt sanh chuyện!”
Tự cho mình hơn các bậc Thánh A-la-hán nên trích dẫn mà chẳng hiểu! Đem Đại Bát-Nhã Ba-la-mật-đa ra lòe đến khi hỏi Trí tuệ và Bát-nhã khác nhau như thế nào thì nói một cái là dịch nghĩa một cái là dịch âm!
Khi nói Lục Ba-la-mật thì Ba-la-mật thứ 6 là Trí-tuệ sao không dịch là Bát-nhã thì ú ớ! Hỏi trớ lại sao không dịch Ba-la-mật thứ 10 là Bát-nhã thành Trí-tuệ thì im re.
Rồi dùng dao to búa lớn với “Như-Lai Tạng” thì nói có bao nhiêu loại Như-Lai thì ấm á ấm ớ! Nói phân biệt giữa A-lại-da và Như-Lai Tạng thì nói giống nhau!
Hỏi sao nói Ngũ Uẩn là Phật-tánh, là Ngũ Trí thì chẳng biết!
Hỏi Tám Thức sao tiêu-biểu bằng 8 Bồ Tát thì trả lời là “có sao?”
Hỏi 6 trần sao là 6 Bồ Tát, Lục căn là 6 Như Lai thì trả lời là “có sao”?
Vậy mà mở miệng đem Trí Độ Luận ra nói sôi bọt mồm, bọt mép!
Những thuật ngữ Đại Thừa mà giải thích kiểu nầy thì đọc oan cho tam thế Phật hết! Còn bỏ ra thì đồng Ma thuyết!
Phật ơi! “không là emptiness là nothingness” tức là “ngoan không” rồi, nghĩa là trống vắng hay trống rỗng! Cho nên, Tâm Kinh họ thay chữ Không (Sunyata) thành trống rỗng! Một sự sai lầm trầm trọng mà các học giả Âu-Mỹ thường sử dụng.
Thuật ngữ “không tức trống rỗng” nầy có thể thấy khi người ta dịch Kinh bằng chương trình điện toán. Đây là oan cho tam thế Phật!
Còn “bất không” chính là “diệu hữu” chớ không phải nghĩa đối của trống rỗng là dầy đặc!
Nếu nói sanh-tử và niết-bàn bình-đẳng thì giải thích ra sao? – Chúng liền cải bướng sanh-tử sao bình-đẳng với niết-bàn?
Nếu nói tham-sân-si vốn Bồ-Đề hay hiểu phiền-não tức Bồ-Đề thì có ai giải được?
Nếu nói dâm-dục tức Đạo hay khi hành dục mà còn chấp-ngã ắt đọa Địa-ngục thì ai nấy ngậm câm như hến!
Nhiều Kinh dường như nói có khác biệt hay mâu thuẩn thì làm sao trả lời? – Chúng nói, “Phật dạy không sai cứ tin. Ví dụ mình niệm Phật tùy không phát ra ánh sáng, nhưng chư Thiên, Long sẽ thấy!”
Bồ Tát ơi! Nói vậy không sợ ngoại Đạo cười chê? Người trí bắt bẻ sao?
Kêu chúng học Kinh Đại Bát Niết Bàn các phẩm Đại Ca Diếp, Phú Lâu Na thì chúng nói rằng: “Kinh đó là Kinh phát triển, không phải là Kinh gốc, Kinh nguyên thủy, học làm chi; vả lại khó hiểu. Khó hiểu thì không phải Kinh Phật!” – Bó tay!
Muốn hiểu nghĩa của các thuật ngữ Đại Thừa thì phải có các bộ Phật-Quang Đại Từ-điển, hay Từ-điển Phật-học của Thiện Phúc, v.v… để kế bên. Vậy người học Kinh Đại-Thừa có mấy ai có trọn bộ Phật-Quang Đại Từ-điển?
Mình còn ở PHÀM-PHU ĐỊA, hay VÔ-MINH TRỤ ĐỊA mà ví như chư lợi căn A-la-hán, hay chư Bồ Tát, thì có phải là tăng thượng mạn không?
THẦN CHÚ/CHÂN NGÔN (MANTRA) ý nghĩa thậm thâm vi-mật, chỉ trộm pháp thì làm sao thành tựu? Ma quỷ không theo mới là chuyện lạ. Nhiều khi Ma Quỷ nhập vào người đọc Thần Chú bốp trời thiên thì sao?
Đành rằng Thần Chú của Phật oai lực khó nghĩ bàn, cũng như thanh kiếm sắc bén vô song, uy lực cũng khó nghĩ bàn [dụ cho Thần Chú] mà không biết kiếm đạo hay kiếm thuật thì bỏ mạng chư chơi, huống chi là bị cướp lấy kiếm kia. Học Thần Chú chỉ thấy quyền lợi mà không thỏa mãn tất cả điều kiện như Kinh nói thì làm sao thành?
Vậy, có nên đọc khi CHƯA ĐƯỢC PHÉP hay CHƯA CÓ THIỆN TRI THỨC CHỈ DẠY không?
Xem tiếp: KINH VĂN HIỂU SAO CHO ĐÚNG?
TẠI SAO KHÔNG NÊN TỰ ĐỌC KINH ĐẠI THỪA?Soạn giả Pram NguyenNgày 22/4/2020— o0o —4/22/2020 Sunshine…
Người đăng: Pram Nguyen vào Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020
Cường Nguyễn Dạ .Thưa Ngài. Hôm qua Con mới thỉnh 1 số Kinh.
Con xin Ngài khai mở cho Con nên đọc và xâm nhập Kinh như thế nào ạ.????
Pram Nguyen Cẩn thận khi đọc! Con có đọc Kinh A-Hàm hay 5 Nikaya trước chưa? Có đi nghe quí Thầy Nam Tông giảng chưa? Có hành Thiền theo quí Thầy ấy chưa?
Cường Nguyễn Pram Nguyen dạ chưa Ngài. Trước giờ con chỉ đọc mấy cuốn giảng về phẩm hạnh của 10 vị đệ tử Phật . Con cũng chưa Thiền hay gì hết ạ.
Pram Nguyen Vậy thành tâm mà đọc Kinh Đại Bát Niết Bàn, Phẩn Tứ Y, Phân Biệt Tà Chánh, xem có hiểu không. Sau đó đọc Phẩm Di Giáo, rồi quay lại đọc phẩm Thuần Đà. Xong tìm xem Trường Bộ. Kinh số 16 Đại Bát Niết Bàn xem Kinh nầy có hủy báng ngài Thuần Đà như Chú nói không? Rồi dùng sự hiểu biết so sánh. Nếu thấy Kinh Trường Bộ đủ sức thuyết phục hơn Kinh Đại Thừa thì xếp Kinh lại. Lạy Phật, đừng đọc tiếp! Vì con căn cơn Tiểu Thừa. Còn thấy Kinh Trường Bộ không nói đúng thì xếp lại. Đừng bao giờ đọc lần thứ hai. Chú nói vậy con xem có đúng ý không?
Cường Nguyễn Pram Nguyen dạ.????
Dương Hớn Tường Đa tạ tri ân bậc Thiện Tri Thức Đại Thừa Chánh Pháp – Thiện pháp – Phật pháp Nhiệm mầu – Vi diệu Vi tế … đã chia sẽ Đạo Pháp Bất nhị – Vô tướng Chân thiệt tế… ????????OM OLUÂN NI SVAHA????????
अवलोकितेश्वर ओं मणिपद्मे हूं Trích “Học Thần Chú chỉ thấy quyền lợi mà không thỏa mãn tất cả điều kiện như Kinh nói thì làm sao thành? ” , điều này chú nói rất nhiều người phạm phải. Khởi tâm lên tưởng thiện nhưng lại là bất thiện, vì lợi mình,vì cầu thần thông chứ ko vì giải thoát vì toàn thể chúng sinh trọn thành Phật đạo
Sunshine Nguyen Da con cam ơn ngai da chi điểm , chi có bậc đại thiện tri thức mới biết căn cơ mỗi người mà ban pháp , con không đọc không hiểu được ý nghĩa sẽ sanh tâm phỉ báng, nghi ngờ , tự chuốt hoạ vào thân .
Hoàng Hương Mai Sao CHÚ lại kiệt xuất đến vậy????
Son Nguyenky Hoàng Hương Mai Câu này không ai đối đáp nỗi
Nguyễn Lê Minh Đức tạ ơn chú khai thị, bài viết quá hay.
“Kêu chúng học Kinh Đại Bát Niết Bàn các phẩm Đại Ca Diếp, Phú Lâu Na thì chúng nói rằng: “Kinh đó là Kinh phát triển, không phải là Kinh gốc, Kinh nguyên thủy, học làm chi; vả lại khó hiểu. Khó hiểu thì không phải Kinh Phật!” – Bó tay!” đoạn này có thể cho thấy bọn Thích Nhật Từ, Thích Thông Lạc không hiểu kinh còn báng bổ, rồi dẫn dắt người ta vào lầm lạc
Kính bạch chú, kinh điển đại thừa nhiều thứ bậc khác nhau, vậy chúng người tự tu mà chưa gặp được Thiện Tri Thức chỉ dẫn thì làm sao biết kinh đó mình chưa thể đọc được chưa. Hay tự tu thì tuỳ duyên, gặp được kinh nào thì ta đọc kinh đó ạ.????
PT Thắm Nguyễn Lê Minh Đức mình thấy chú nói mấy lần là nếu tự tu thì trước mắt đọc sám hối và thọ giới. Chỉ sám hối, sám hối, và sám hối. Cho nghiệp của mình nhẹ bớt.
Nguyễn Lê Minh Đức PT Thắm ukm mình cũng có thấy điều đấy chú ghi trong vài bài, sám hối cho nghiệp mỏng lại, rồi sẽ gặp thiện tri thức chỉ dẫn,
Mà mình nghĩ lại, chắc người có tâm cầu học họ sẽ tìm tòi và hỏi, đến khi đủ nhân duyên ắt có người cho biết qua, chứ tu học không được hấp tấp. Cảm ơn bạn đã chia sẻ
Pram Nguyen PT Thắm chính xác, đúng vậy! Khéo bình.
Nơi Bình Yên Bài của chú cũng có đúng với ý của con..( đọc tụng kinh điển đại thừa là phải có thầy dẫn dắt hoặc tùy theo căn cơ mà vị thầy đó cho phép hay không,không khéo lại sinh ra cống cao ngã mạn..). Nhưng con không dám bl vì sợ các thiện hữu trong đây nói con bày đặt tài lanh…bây giờ chú chỉ bày thì thật hoan hỷ..
Kính chú.????
Ngọc Thiện Lạ nhỉ, đọc kinh cũng sanh ra ngạo mạn
Nơi Bình Yên Ngọc Thiện đúng bạn.. khi mà bổn tâm con người còn tham, sân, si quá nặng thì mọi chuyện đều có thể tạo tác bất kể đúng sai.
Ngọc Huy Nơi Bình Yên đúng đó, chưa kể kinh còn có chư thần hộ kinh. Xui rủi đọc xong sinh tâm phỉ báng, nghi ngờ là xong.
Son Nguyenky Nếu không sám hối mà thích tìm hiểu để thỏa lòng…thì chắc chắn sẽ ngã mạn. Nhớ Thầy có nói Bồ Tát Thập địa mà cũng sám hối. Như Thầy cũng sám hối
Vũ Trần Hữu Minh Pram Nguyen Kính Bạch Ân Sư, Ân Sư có thể hướng dẫn cho con được không. Sau khi con sám hối và đọc Kinh Diên Mệnh Địa Tạng xong thì bắt đầu nên đọc kinh gì (hiện con đang phát nguyện sám hối và đọc kinh Diên Mệnh Đại Tạng trog 100 ngày liên tục).
Từ trc đến nay con chưa từng đọc kinh nào (lúc nhỏ con có chép kinh Bát Nhã và Chú đại bị cho ba mẹ con đọc thôi). Và khi biết Ân Sư đến nay con mới bắt đầu tập tu.
Rất mong Ân Sư khai thị.
Con xin cảm tạ!
Hoàng Hiệp Vũ Trần Hữu Minh mong chú chỉ dậy con cũng muốn được nghe chú chỉ bầy cho chúng con, con cũng có suy nghĩ định hỏi chú câu hỏi bạn vũ trần hĩu minh, chúng con xin chi ân công Đức của chú ạ.
Pram Nguyen Bây giờ không đọc thêm. A chính là 600 quyển Bát Nhã
Nơi Bình Yên Pram Nguyen thưa chú,kinh Đại Nhựt hay quá mà sao trong này con không thấy ai phát tâm đọc tụng à chú..( hay là đã đọc rồi)
Pram Nguyen Nơi Bình Yên không cho đọc.
Nơi Bình Yên Pram Nguyen nếu ai khởi tâm chân thật,dõng mãnh đọc tụng kinh Đại nhựt..ko lâu là định rất mạnh.. Dạ, chú.
Pram Nguyen Nơi Bình Yên chữ A là tinh yếu của Kinh Đại Nhựt.
Lê Nam Pram Nguyen nhờ Kinh Đại Nhật con mới biết được Chú.
Nơi Bình Yên Lê Nam kinh đại nhựt là mặt trời soi sáng khắp hang cùng ngõ hẻm mà..bạn..????.
Cường Nguyễn Nơi Bình Yên kinh Đại Nhựt tìm thỉnh mà không thấy bạn
Pram Nguyen Cường Nguyễn hỏi Thới Lai
Cường Nguyễn Pram Nguyen dạ Con cảm ơn Ngài.
Nguyen Nguyen Bài này quá hay ạ! Con cám ơn chú Khai thị.
Hoàng Hiệp Con mới vào đạo được hơn một năm, con thấy mọi người hay đọc kinh địa tạng bổn nguyện, con cũng thỉnh về đọc, mới kinh đại thừa vô lượng thọ, kinh dược sư, kinh di Đà, hầu như phật tử nào cũng có mấy cuốn đấy, con cũng có mấy cuốn đấy, từ ngày được chú ban pháp cho con, con chỉ đọc thọ giới và đọc kinh diên mệnh địa tạng, mấy bộ kia là con dừng, không gặp chú thường ngày con vẫn đọc kinh bổn nguyện địa tạng, có lần còn đọc chú đại bi, chú lăng nghiêm, chú vãng sanh, nhưng con đọc cho có lần chả hiểu gì cả thấy mọi người hay đọc con cũng tự đọc nay được chú khai thị vậy con mới hiểu không phải kinh nào cũng đọc được, con thật ngu si, từ giờ con không giám tự ý đọc mà không có thiện tri thức chỉ cho thì đọc cũng chẳng hiểu gì, chi ân công Đức của chú.
Cường Nguyễn Hoàng Hiệp mình cũng vậy mới tu tập cũng tìm hiểu mà thấy không thấm được.
Trước cũng nghỉ đơn giản vô chùa đọc kinh Nhật Tụng nhưng bữa được bữa mất. Thấy không ăn nhập. Đọc kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì hiểu được 1 ít .
Sau này dần dần mình cũng không có hứng thú qua chùa . Chỉ đi sám hối hồng danh Phật
Rồi phát nguyện đọc Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện nhưng thấy dài cũng không ham.
Sau gặp Ngài . Ngài chỉ giáo Kinh Diên Mệnh Địa Tạng .sám hối.
Rồi phát tâm chép Kinh và đọc sám hối luôn..
Cơ duyên kiếp này gặp Ngài Pram Nguyen sớm. Chứ không mình không biết mình trôi đi đâu nữa ????
Hoàng Hiệp Cường Nguyễn hi may quá bạn ạ tâm trạng y mình, cứ đi mò cua bắt ốc chẳng may mò phải rắn độc nó cắn cho mất mạng như chơi, cảm ơn bạn đã mạnh dạn hỏi chú. Nam mô diên mệnh địa tạng thế tôn.
Cường Nguyễn Hoàng Hiệp kiểu vậy.. giờ thấy đâu đâu cũng vậy.. mình không gặp được Ngài Pram Nguyên. Thiện Tri Thức thì mình cứ nghĩ mấy vị thầy giảng là đúng . Nghĩ khác là sai và phỉ báng ????
NAM MÔ DIÊN MỆNH ĐỊA TẠNG THẾ TÔN ????
Ngọc Huy Con cảm ơn bậc thiện tri thức ???? chữ A vốn là vật báu mà không hay biết ????
Hoàng Linh A di đà phật. Đọc được những dòng này đúng là hữu duyên. Con đang thật sự mất phương hướng… Từ đây đọc kinh sám hối và nhật tụng trước mới dc.