Tại sao người tu tốt mà hay gặp sóng gió?
Mới đây có Phật tử hỏi tôi là :
Tại sao có những Thầy tu rất tốt, có trí tuệ và đức độ lớn mà lại gặp nhiều sóng gió, bão táp, bị nhiều kẻ ác dèm pha, bức hại, hiếp đáp? Vậy công lý và lẽ phải đâu rồi ?
Trả lời :
Đọc qua câu hỏi của Vị này, tôi lại nhớ đến lời dạy của HT Tuyên Hóa là :
« Ma đến để giúp Quý Vị tu đạo »
« Quý Vị khi nào không muốn thành Phật thì thôi, chứ hễ muốn tu thành Phật, muốn phát Bồ Đề Tâm, muốn độ tất cả chúng sinh, thì ma sẽ tìm đến Quý Vị. Đây là một sự thật ».
Quả đúng như thế Quý Vị ạ!
Cái ý chí, sự cứng cỏi và mạnh mẽ trong tâm của một người tu, chỉ có thể được tôi luyện qua sóng gió, hay thử thách của cuộc đời. Vì chỉ có nghịch cảnh mới chính là liều thuốc thử rất quý, là bài học vô giá để giúp người tu mạnh mẽ và trưởng thành hơn.
Trường hợp của Vị Thầy được Phật tử hỏi đến tôi cũng đã theo dõi từ lâu, và tôi biết đây là «Bậc Chân Tu thời hiện đại» chứ không phải thường.
Nguyên nhân một Vị chân tu gặp nghịch cảnh
Nghịch cảnh đến với một Vị chân tu thường bởi những lý do sau:
1. Trả nghiệp quá khứ, giúp trả nhanh các quả báo đời trước :
Trong quá khứ, trong nhiều tiền kiếp, tất cả chúng ta đều gieo tạo ác nghiệp, không ít thì nhiều, ai ai cũng có cả.
Và có gieo ắt phải nhận quả báo, và người chân tu cũng thế, cũng phải trả quả báo.
Nên nghịch cảnh xuất hiện là để giúp Quý Vị trả nghiệp.
Ví dụ: Đáng lẽ Quý Vị sẽ trả quả báo là bị mười người chửi mười câu trong ba năm. Nay gộp lại hai tháng chửi mười câu, vậy là nhờ bị chửi sớm nên sẽ giúp Quý Vị tiêu nghiệp nhanh, giúp hết quả báo sớm rồi.
2. Gánh nghiệp của chúng sinh, của những đệ tử :
Tất cả những đệ tử theo học đạo với Vị Thầy của họ, mà đệ tử thì nhiều, người gieo nghiệp chướng cũng không phải là ít.
Nên Vị Sư Phụ của họ, người đứng ra làm Bậc lãnh đạo tinh thần, và bảo trợ sẽ bị ít nhiều gì của việc gánh nghiệp của các đệ tử, thậm chí bị nhiều chúng sinh có thù với đệ tử nhắm vào Vị Thầy để tấn công trả đũa (cả thế giới hiện tại và cả trong cõi Tâm linh).
3. Bị sự đố kỵ, ganh ghét từ các chúng sinh khác :
Cùng là người xuất gia như nhau, nhưng Tâm phàm còn, họ vẫn đố kỵ với Vị Thầy tu tốt, Vị có nhiều đệ tử hay được tín đồ yêu quý hơn.
Chưa kể là sự ganh ghét và đố kỵ hãm hại từ các ngoại đạo khác.
4. Kìm hãm tâm kiêu mạn, giúp tăng tâm khiêm hạ :
Với một người tu chân chính, muốn tiến đạo thì cần khiêm cung, hạ mình, luôn thấy mình còn kém dở (vì chưa thành Phật).
Do đó, nên khi một Vị Sư mà được quá nhiều người yêu mến, cúi đầu, hoặc tán dương khen ngợi. Thì sẽ rất dễ làm tăng tâm ngã mạn, tự hào. Do đó nghịch cảnh sẽ làm Vị ấy khiêm tốn hơn, tiến tu tốt hơn.
5. Thử thách chí nguyện tu hành :
Các Hộ Pháp và Phật, Bồ Tát,….. có thể ra “bài toán” bất cứ lúc nào.
Các Ngài sẽ thử Quý Vị với nhiều cách khác nhau, để xem tâm tu, chí nguyện của Quý Vị tới đâu.
Vượt qua được càng nhiều thử thách, và chông gai, thì Phật đạo ngày càng đến gần.
Còn thất bại không vượt qua được, thì sao thể vào nhà Phật được.
Do vậy, Quý Vị cũng không nên quá lo lắng khi thấy Vị Chân Tu này đang gặp rắc rối.
Tất cả chỉ là thử thách!
Và đằng sau luôn có Trời Phật theo dõi và bảo vệ.
«Tà không thể thắng chánh».
Đây là định lý có giá trị muôn đời.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
Xem thêm:
Vì sao sau khi tu tập, lại gặp nhiều khổ nạn hơn trước ?
Vấn: Vì sao từ lúc quyết định tu tập tôi lại thấy cuộc đời mình gặp nhiều chuyện phiền não khổ nạn quá?
………
Đáp:
“Người tu mà chịu nhiều khổ hạnh là nét chạm trổ thêm xinh”
Phải chịu khổ hạnh nhiều, khảo đảo nhiều và vượt qua được các điều ấy thì mới xứng đáng với giá trị của Đạo Quả nơi cõi hằng sanh.
Từ khi người tu bắt đầu có ý định quyết tâm thực hiện con đường giải thoát, thế lực tà quái sẽ tìm đủ mọi phương cách để ngăn trở, dụ dỗ và đe dọa làm cho người tu phải bỏ đường chánh Đạo mà theo Tà Đạo. Vì nếu người này tu thành Chánh Quả, thì thế lực tà quái sẽ lại có thêm một đối trọng và mất đi một phần tử.
Thêm vào đó, chúng sinh nào lúc sống ở thế gian làm nhiều điều bất thiện, thương sinh hại lý, chúng sinh đồ thán, thì tự nhiên ở Nghiệt Cảnh Đài nơi cõi vô hình sẽ có tên mình, do nhiều linh hồn chúng sinh từng bị mình hại sẽ đến đây kêu oan, kiện cáo. Cho nên, Nghiệt Cảnh Đài ở cõi vô hình là nơi có các oan hồn đã từng có oán hận với ta từ tiền kiếp đến nay đang chờ đợi ta chết để thanh toán các mối nợ ấy. Để rồi, khi một người tu đã quyết chí tu, thì khả năng người này thoát khỏi Luân Hồi rất cao. Vì thế, từ Thiên Đình sẽ có chiếu chỉ truyền xuống đây. Chiếu chỉ này bảo với các oan hồn ấy hãy lo tranh thủ đến trần gian thanh toán các mối nợ hoặc đi đầu thai chuyển kiếp, nếu không thì người này thoát được Luân Hồi sẽ không thể trả được các món nợ, đứng chờ nơi đây cũng vô ích.
Các oan hồn sẽ có hai lựa chọn, một là đi đòi nợ ngay lập tức, hai là đi đầu thai chuyển kiếp chứ không đứng nơi đây chờ đợi người này chết nữa. Thường thì họ chọn cách đầu tiên, có nợ thì phải đòi. Thế là người tu phải chịu khảo đảo từ nhiều phía, thế lực tà quái lẫn các chủ nợ của mình. Phải như vậy thì mới đúng luật Công Bình của Thiên Điều.
Các khảo đảo sẽ trở nên ngày càng khốc liệt, dồn dập tới tấp nhằm đánh đổ người tu bằng nhiều hình thức: tai nạn, bệnh tật, bị xung quanh đối xử không tốt, người thân trong gia đình bị tai nạn, bệnh tật… buộc người tu phải chìm đắm trong Luân Hồi mà chịu khổ.
Khi người tu có ý chí kiên định, biết dùng tình thương yêu và công chánh để vượt qua các thử thách này và hướng tâm về Đạo Pháp thì khi ấy, các loài tà quái theo quấy rối lẫn các oan hồn có oan khiên với người tu sẽ chán nản mà bỏ cuộc, hoặc là khi đòi hết nợ thì chúng sẽ bỏ đi.
Có những người tu đức hạnh cao trọng có thể cảm hóa được tà quái và các oan hồn chủ nợ của mình. Khi ấy, tà quái và oan hồn sẽ kính phục đức độ, đạo hạnh cao thâm của người này mà trở thành lực lượng ủng hộ, giúp đỡ cho người tu, để cho bản thân thế lực tà quái và oan hồn có điều kiện gần gũi người có đạo đức cao trọng, mà học hỏi về trí thức tinh thần, đạo đức, tình thương yêu, mà trở nên tốt đẹp để thoát khỏi Luân Hồi, lập vị nơi cõi thiêng liêng, nâng cao sự tiến hóa trên phẩm vị linh hồn.
Tóm lại, việc cần làm đó là:
* Những ai đã quyết chí trên con đường trở về nguồn cội cần mở rộng lòng mình bằng tình thương yêu, công chánh mà chào đón các thử thách của những người bạn đặc biệt của chúng ta.
Khi làm được điều đó, ta sẽ giúp đỡ được cho nhiều anh em chưa được tiến hóa về trí thức tinh thần, đạo đức, còn mang vô minh, thù hận trong lòng được thấy ánh sáng của tình thương yêu, mà chính Thượng Đế đã ban cho chúng sanh, các con cái thương yêu của Người.
* Mở rộng vòng tay yêu thương với sự chân thành và đạo đức, để tiếp nhận thử thách, ta sẽ có thêm được nhiều người anh em thiện lành trong gia tộc thiêng liêng đó vậy.
TGTT
TK Thuận cảnh .. hay nghịch cảnh đang giúp ta
Được.. thứ hữu hình thì mất trong vô lượng
Cảm ơn có nghịch cảnh
Càng khảo tâm càng kiên Cang vững bền thấu ngộ chân lý
Cảm ơn khổ nạn hữu hình
Hoàn cảnh giúp ta mở rộng tâm lượng
Thanh Nguyen Vì là giúp cho người tu tập trải nghiệm sống trong bất như ý để rút ra nhiều bài học bổ ích
TuyênThanh Thanh Thảo nào mình gặp nhiều khó khăn ốm đau đợt này hơi lâu
Lê Anh Quân Chính xác là sẽ gặp những điều không thuận duyên khi quyết chi tìm đạo, có khi gần mat mạng đó, trước mình chưa tin, nhưng sau khi có những trải nghiệm mình rút ra được nhiều điều để chiêm nghiệm
Quang Khánh Đơn giản là khi tu mình đối diện với cái tôi bản thể của mình
La Vĩnh Kiên Có cái đúng nhưng cũng có cái sai. Chưa trả hết nợ sao thoát được luân hồi?
Lê Mỹ Bạn đang bị thiện ác ý niệm chi phối đây là gian đoạn quan trọng nhất bạn không phải thiện bạn không phải ác bạn chỉ là bạn thôi. Cuối cùng bạn sẽ nhận ra bạn chỉ là 1 phần trong bạn nữa nam mô a di đà phật mong bạn tìm ra chân giải của chính mình.
Thuật Kỳ Môn
Khổ hạnh là gì định nghĩa
Định nghĩa khổ là gì tại sao khổ
Hạnh là gì hảy định nghĩa
Hạnh là hạnh kiểm kiểm lại
Hạnh là hành vi hành động
Động đó là gì định nghĩa
Động tâm hay là động vật
Vật đó thuộc nhóm thể gì
Thể người hay thể thực vật
Thực vật có tánh động không
Nếu có thời giải thích tại sao
Nếu là vật chất vô tình
Nếu là hữu tình tại sao
Tại sao gọi là hữu tình
Tại sao gọi là vô tình
Vô tình là gì giải thích
Tình có tướng hình dạng không
Như thế nào gọi là vô
Hiểu thông hết thấu rỏ hết
Thời sẽ hiểu sự khổ hạnh