TÂM ĐỐ KỴ VÀ CÁCH CHUYỂN HÓA
Nếu nói về các tâm rác trong tâm ta, thì có rất nhiều. Tuy bình thường chúng không hiển hiện, nhưng gặp tình huống thực tế va chạm thì ta thấy chúng nổi lên, mà không biết từ đâu mà ra.
Trong các tâm đó, thì tâm Ganh tỵ, đố kỵ cũng là một trong những tâm rác. Tâm đố kị là một tâm xấu mà hình như con người chúng ta ai cũng có. Tuy nhiên mức độ nặng nhẹ thì khác nhau ở mỗi người. Mà nếu ta không biết cách kiểm soát hay chuyển hóa. Thì chúng sẽ phá hủy làm tiêu tan công đức ta rất lớn.
Những Bậc tu chân chính thì có thể chuyển hóa hoàn toàn chúng. Còn một số phàm phu, nếu không biết tự chuyển hóa thì qua thời gian có thể nó sẽ lớn mạnh và ngự trị trong tâm hồn họ.
Vậy tâm đố kỵ là gì? Tướng trạng, hình tướng của tâm đố kỵ thế nào?
Đố là ghen ghét.
Kỵ là ganh.
Đố kỵ chính là tâm ghen ghét, ganh, lòng không vui, khi thấy người khác đạt những sự thành tựu cao hơn mình.
Thường thì tâm đố kỵ xuất hiện, khi ta được đặt trong sự so sánh với một đối tượng khác, một người khác, một ai đó,… mà họ hơn ta về mặt gì đó, khi người đó được tán dương, khen ngợi, được tặng thưởng.
Ngay lúc đó, ta thì không được như vậy. Thức phân biệt, chúng nhận ra là ta đang bị thua thiệt, ngay đó, vì có tâm chấp ta, chấp ngã. Nên ta cảm giác khó chịu, tâm mất đi sự hoan hỷ. Và tâm ganh tị nổi lên.
Ví dụ :
Hai nhà ở cạnh nhau, mà nếu như nhà kế bên xây lầu cao hơn.
Còn nhà kia thì vẫn là nhà trệt.
Vậy nếu người nhà trệt ganh tỵ, tức là họ ghen ghét, ganh với nhà kế bên,
và trong tâm họ luôn ấm ức, không có vui vẻ chút nào.
Trong thực tế thì con người ta ganh rất nhiều mặt như :
Thấy ai giàu hơn thì ghét, thấy ai nổi tiếng hơn cũng ghét, thấy ai làm chức cao hơn cũng ghét, hay thấy ai hạnh phúc hơn mình thì cũng ghét,…..
Chính cái tâm đố kỵ này nó sẽ làm cho người ấy suy giảm phước báu rất nghiêm trọng.
Vì ghét người đang đạt được những gì, thì mình sẽ mất phần đạt được cái ấy.
Do đó nếu quý vị nào còn tâm này thì hãy cố gắng tu tập để chuyển hóa nó đi.
Có thể áp dụng các cách tu như sau :
Cách chuyển hóa tâm đố kỵ
1. Sám hối trước Phật :
Mỗi ngày hai thời sáng tối, quý vị lên trước chánh điện Phật, lễ Phật và sám hối.
Sám hối như thế nào?
Đó là nói :
Con xin sám hối là con vẫn còn tâm đố kỵ, dù biết đó là tâm xấu nhưng con vẫn cứ tái phạm hoài.
Con nguyện chừa bỏ, để những lần sau không còn khởi tâm ấy nữa.
Nay con xin thành tâm sám hối.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát.
2. Tu tập các pháp để phát triển chánh niệm :
Có thể ngồi thiền, có thể đi thiền hành, hay có thể trì danh hiệu Phật thông qua lần chuỗi,…
Đây là các pháp tu để phát triển chánh niệm và sự tỉnh giác trong mọi giây phút.
Khi sức tỉnh giác chánh niệm đã có, thì khi đối cảnh như thấy người khác thành công hơn, mà lúc đó quý vị khởi lên tâm đố kỵ, thì sức tỉnh giác chánh niệm sẽ nhận biết được ngay.
Khi nhận biết được, quy vị tác ý không theo, tập buông nó đi.
Vậy là thành công rồi.
3. Tu tập tâm tùy hỷ :
Mỗi ngày trong các thời khóa công phu, nên tu tập thêm tâm tùy hỷ.
Tùy là thuận theo.
Hỷ là vui mừng.
Nghĩa là trong các thời khoá, quý vị nguyện thêm là con sẽ luôn vui mừng và hạnh phúc khi thấy người thành công như chính con làm được.
Tại sao con lại không vui khi thấy người khác thành công, những cố gắng của người để đạt được thành công thì mình phải mừng cho họ chứ, sao con lại ghen ghét ganh tị như thế.
Rồi nếu mình thành công mà người khác ghen ghét ganh tị thì mình có vui hay không ?
Rõ ràng là không rồi.
Nếu là người biết tu, khi sự nhận thức được tâm ganh tị khởi phát, ta buông xả không theo, tác ý tâm hoan hỷ.
Quán thêm ý nghĩ : «Người làm tốt là ta phải vui mừng trước thành công của người, sau này ta cũng vậy, sao ta lại đố kị ». Sau đó ta tác ý dừng khởi niệm. Đưa tâm về trạng thái rỗng lặng, vô niệm.
Những ai tu tốt, thì họ kiểm soát chúng từ trong gốc, niệm vừa khởi thì cũng buông luôn, không nắm giữ, tâm xả hoàn toàn.
Với người không tu, cứ chấp giữ chỉ làm người đó bị tổn phước, thậm chí có những hành động không tốt như cạnh tranh hay hãm hại, rồi làm tình hình thêm phức tạp, chỉ gây thêm khổ não. Và tương lai, chỉ mãi làm người thấp hèn, chẳng bao giờ được ai kính trọng hay khen ngợi.
Do vây, có những cách tạo phước nhìn có vẻ rất đơn giản. Như chỉ cần ta khởi tâm hoan hỷ, vui vẻ trước thành công của người, là ta cũng đã có phước rồi, chưa nói gì đến làm những việc to tác.
4. Tu tập tâm từ bi :
Hằng ngày ta phải trải lòng thương yêu tất cả chúng sinh.
Như thương yêu con người, những con vật, những chúng sinh trong cõi siêu hình, thương yêu cả môi trường và cây cỏ,…v…v …
Tình thương ấy cũng giống như mình thương chính bản thân mình vậy, hay là thương như chính những người thân yêu của mình vậy.
Và khi tâm từ bi ấy chúng phát triển ở mức cao độ, nghĩa là quý vị sẽ không còn ghen ghét khi thấy người khác đạt được những thành tích cao hơn mình nữa.
Vì xem họ cũng chính là người thân yêu của mình mà, nên tâm đố kị không có động cơ để phát sinh.
Đó, trên đây là những cách thức tu tập rất căn bản để quý vị có thể áp dụng để chuyển hóa tâm đố kỵ.
Khi tâm này được chuyển hóa xong, thì lòng quý vị sẽ rất là vui vẻ, không còn cảm thấy khó chịu gì nữa.
Khi tâm đố kỵ hết thì không những không còn có cơ hội tạo nghiệp ác, mà phúc lành của quý vị không ngừng được tăng trưởng thêm.
Chúng như những giọt nước mưa từ trên trời tuôn xuống đều đặn và sẽ làm cái hồ phước đức của quý vị mỗi ngày thêm đầy hơn.
Vậy là quá tốt rồi.
Chúc các vị sẽ chuyển hóa được thành công.
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>> Tìm hiểu thêm : https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/
Các tìm kiếm liên quan đến Tâm đố kỵ
- Lòng/Tâm/Sự đố kỵ là gì
- Tâm lý đố kỵ của con người
- Danh ngôn về lòng đố kỵ
- Sự đố kỵ của đàn bà
- Đố kỵ là tâm lý của kẻ thất bại
- Từ bỏ/thôi đố kỵ để tâm hồn an nhiên