SỰ GIẢI THOÁT
Đa phần mọi người trong chúng ta khi tu theo Phật đều biết rằng :
« Tu theo Phật là tu để giải thoát »
Nhưng nhiều Vị lại không biết :
Giải thoát là thoát cái gì ?
Hay
Ý nghĩa của sự giải thoát?
Hay
Giải thoát như thế nào? nữa
Có rất ít người hiểu được.
Mà không hiểu, không biết thì sao có thể tu tốt được.
Giống như một người đi tìm mỏ vàng mà không biết tìm lối nào, thì khi nào mới tìm được vàng đây.
Sau đây ta cùng tìm hiểu luận bàn, để vấn đề được rõ ràng, hiểu thấu đáo hơn.
Từ giải thoát thì mức độ sâu cạn sẽ rất khác nhau, tùy theo trí tuệ tu học, hay khả năng thực chứng của từng Vị mà sẽ có mức thâm hiểu khác nhau.
Ở khả năng còn kém cỏi của tôi, tôi sẽ trình bày ý nghĩa của sự giải thoát chỉ ở mức độ cơ bản nhất, thấp nhất, để giúp Quý Vị dễ hình dung. Sau này nếu tu sâu, thực chứng thì Quý Vị sẽ hiểu cặn kẽ, và rõ ràng hơn. Vậy:
Giải thoát có nghĩa là gì ?
Giải có nghĩa là cởi hay mở ra.
Thoát có nghĩa là cởi, bỏ, tháo, thoát khỏi, hay không còn bị gò bó hay câu thúc.
Vậy tu giải thoát có nghĩa là áp dụng các phương pháp tu tập của Phật dạy, để từng bước cởi bỏ các sự trói buộc, và đạt được sự tự do tự tại.
Nói đến đây tôi chợt nhớ đến một câu chuyện trong nhà thiền, như sau :
Một hôm có một Vị Tăng trẻ đến hỏi một Thiền Sư :
Vị Tăng : Mô Phật, xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con pháp tu giải thoát ạ ?
Thiền Sư : Ai trói anh ?
Ngay câu hỏi đó, Vi Tăng chợt bừng ngộ một điều gì đó.
Quý Vị hãy chiêm nghiệm xem cuộc đời của mình, từ lúc sinh ra đến giờ Quý Vị có thấy mình được tự do tự tại hay không?
Cuộc đời bạn được tự do tự tại hay trói buộc?
Tôi thấy hồi trẻ thì còn tung tăng, chạy chơi vui đùa chút, nhưng tiếc thay hồi trẻ thì chúng ta còn ngây thơ quá, không am hiểu gì về cuộc đời.
Nhưng khi lớn lên rồi, càng lớn, tôi thấy rằng cuộc đời mình đang bị trói chặt hơn. Lo học hành, rồi sự nghiệp, công việc, rồi gia đình, vợ con,…v..v….Và già rồi cũng chưa yên, còn phải lo cho con cho cháu,….
Ôi thôi, đủ thứ lo, chúng trói chúng ta đủ kiểu. Chẳng có lúc nào được có đầu óc thảnh thơi, nhẹ nhàng, muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm, muốn sang Mỹ chơi thì đi, lâu mau tùy thích, muốn mua xe thì mua, mua nhà cũng được, ….
Ta thấy, trong tâm ta có tham sân si. Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, nếu người không chuyên tu, thì sẽ bị kẹt trong sự dính mắc, hay sự trói buộc, khi đã trói buộc thì chúng sẽ khống chế và sai xử ta.
* Mắt khi tiếp xúc với hình sắc :
Ví dụ người nam nhìn thấy một cô gái đẹp, cái thức ngay đó nhận thức phân biệt được cái đẹp. Tâm tham ái nổi lên, cái thích thú xuất hiện, ngay đó đồng thời phát sinh sự hạnh phúc, tâm cảm giác vui sướng.
Nếu người không biết tu, ngay đây nảy sinh sự dích mắc, vì có chấp giữ, ngay đó có sự trói buộc, có sự sai sử. Người biết tu, ngay đó tác ý buông trong tâm, không chạy theo hình sắc. Ngay đó tâm được an ổn, và không có sự dính mắc, cũng không có sự trói buộc. Ngay đó người tu được tự tại.
* Khi tai tiếp xúc với âm thanh êm dịu :
Khi nghe tiếng du dương của một loại nhạc cụ, hay giọng hát. Cũng tương tự như trên, cái thức chúng phân biệt được đây là âm thanh êm dịu. Vì êm dịu, nên có xuất hiện cảm giác thoải mái. Khi tâm cảm nhận được sự thoải mái, lòng tham cảm giác thoải mái phát khởi.
Với người không tu, ngay đó sẽ hướng ngoại, tâm chạy ra ngoài đi tìm âm thanh để thỏa mãn. Ngay đó ta bị mắc kẹt, có sự dính mắc, có sự trói buộc. Vì vậy mất tự do, chịu sự sai sử. Với người có tu, cảm giác êm dịu, ta biết êm dịu, tâm tác ý buông, không chạy theo. Ngay đó, không có sự dính mắc xảy ra. Ngay đó ta được giải thoát, được tự tại.
Và cũng tương tự với :
* Lưỡi tiếp xúc với vị :
* Thân tiếp xúc với xúc chạm :
* Mũi tiếp xúc với hương :
* Ý thức tiếp xúc với mọi điều :
Rõ ràng nhiều người chúng ta không làm được điều đó. Thậm chí có rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh đau khổ, mà không biết làm cách nào mà giải thoát đau khổ được.
Nên nếu quan sát kĩ chúng ta sẽ thấy chúng ta vừa bị trói buộc ở cái thân, mà cũng trói buộc ở cái Tâm, nên không có được sự tự do, giải thoát.
Nói vậy nhiều người sẽ nói rằng người giàu sẽ làm được. Câu nói này không sai, nhưng họ vẫn còn giới hạn, họ chưa phải là một Bậc mà tu chứng được sự giải thoát.
Ý nghĩa của sự giải thoát
Với một Bậc chứng Thánh, sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần cảnh. Tâm các Ngài luôn an trụ, trú xả, không nhiễm. Tâm giải thoát, tuệ giải thoát và tri kiến giải thoát.
Sự giải thoát của một vị tu chứng
Vị tu chứng có thể đi lên trời, đi xuống đất, đi xuyên biên giới.
Và cái thấy biết, sự hiểu rõ mọi điều trong vũ trụ của Vị ấy là tuyệt đối, mà không có sự ngăn ngại.
Với một Bậc chứng Thánh, sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần cảnh. Tâm các Ngài luôn an trụ, trú xả, không nhiễm. Tâm giải thoát, tuệ giải thoát và tri kiến giải thoát.
Ơn Phật sâu dày
Đa phần con người chúng ta vì mê cái nhỏ mà đánh mất cái lớn, mê miếng mồi ngon móc ngay đầu lưỡi câu mà ngậm vào và bị mắc kẹt trong ấy, để rồi phải cứ trôi lăn nhiều kiếp, cũng có bao nhiêu đó.
Nào ăn ngon, mặc đẹp, mê đắm rượu chè, sắc đẹp, chìm đắm trong ngũ dục của cuộc đời, rồi mình tự thắt dây, tự ràng buộc đời mình, như trói vào gốc cột vậy.
Và cũng chẳng có ai đủ trí tuệ mà thấy được con đường để thoát ra.
Nên có thể nói « Sự kiện Đức Phật thành đạo, và đi chuyển Pháp luân, để chỉ cho các chúng sinh thấy con đường để tu học, thoát khỏi bờ mê ».
Đây là một sự kiện phải nói là cực kì quan trọng, và khi giáo pháp của Ngài được tuyên thuyết. Điều này cũng giống như thế gian qua bao trăm ngàn năm mà sống không có ánh mặt trời, nay ánh bình minh sáng rỡ nhẹ nhàng ấm áp xuất hiện và chiếu soi thế gian.
Nguyên do của khổ đau là vô minh, tức là nhận thức sai lầm về thực tại.
Đời vô thường mà ta tưởng là thường, đó là vô minh.
Thực tại không có tự ngã mà ta tưởng là có tự ngã, đó là vô minh.
Từ vô minh, phát sinh ra tham vọng, giận hờn, sợ hãi, ganh ghét, và bao nhiêu đau khổ khác. Con đường giải thoát là con đường quán chiếu thực tại để thực chứng được tự tính vô thường, vô ngã, và duyên sinh của vạn hữu. Con đường ấy là con đường diệt trừ vô minh. Vô minh diệt thì phiền não diệt, và khổ đau diệt. Đó là giải thoát.– Đức Phật –
Ôi !
Thật hạnh phúc thay.
Hạnh phúc thật vô bờ bến.
Hạnh phúc vì con gặp được Giáo pháp, biết rõ được con đường của sự tu tập, để mà tiến tu.
Nên tận sâu trong tâm khảm, trong từng phút giây con thật biết ơn Phật vô lượng, vô biên.
Nguyện lòng sẽ cố gắng tu tập, để đạt được sự giải thoát, giác ngộ.
Và mãi mãi bước đi trên con đường Bồ Tát Đạo để hóa độ chúng sinh, con sẽ lấy đó như là một sự cúng dường, để dâng lên Phật.
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
Tìm kiếm có liên quan
- Tâm giải thoát là gì
- Giải thoát là gì
- Như thế nào là giải thoát
- Giải thoát trong đạo Phật
- Cách tu giải thoát
- Làm sao để giải thoát
- Không đi tu nữa gọi là gì
- Giải thoát Tiếng Anh là gì