Thế nào là Tâm sinh tướng, tướng sinh mệnh?
Thưa quý vị “tướng do tâm sinh” là một câu nói rất quen thuộc đối với chúng ta ý nói rằng: một người có tâm tính như thế nào thì sẽ có tướng mạo như thế ấy. Tâm tư ý nghĩ và hành vi của một người có thể thông qua các đặc điểm trên khuôn mặt mà được hiển hiện ra.
Những người sở hữu tâm hồn đẹp, dung mạo tự khắc sẽ tươi sáng. Người ta nói “tướng do tâm sinh” là vì vậy.
Bất luận phúc báo nào đều là có căn nguyên tất nhiên của nó, giống như tài phú sẽ đến từ việc năng làm việc thiện, sự tôn quý đến từ tính khiêm nhường, dung mạo xinh đẹp sẽ đến từ bản chất ôn hòa và thiện lương.
Trên thực tế không phải là tướng mạo ngay từ khi sinh ra đã định như vậy mà tướng mạo là sự phản chiếu của tâm tính và hành vi qua một khoảng thời gian dài. Những tướng mạo này cũng biểu thị vận mệnh tương lai của người đó.
Nhất cử nhất động từng ý từng niệm trong cuộc sống, qua một thời gian thì dần dần sẽ ngưng đọng trên khuôn mặt, nghĩa là “hữu chư nội tất hình chư ngoại” (có gì bên trong ắt xuất hình bên ngoài).
Con người sau tuổi trung niên sẽ lộ ra tướng mạo được hình thành do ảnh hưởng của tính cách trong đời này. Người khoan dung nhân hậu phần lớn sẽ có khuôn mặt phúc hậu. Người có tính tình nhu hòa tướng mạo sẽ thường xinh đẹp, hiền dịu.
Người có tính nết thô bạo, cay nghiệt sẽ luôn sở hữu khuôn mặt hung dữ. Một số phụ nữ có phẩm hạnh không tốt thường thường có vẻ mặt khắc tướng hay gọi là tướng bạc mệnh, tướng khắc chồng.
Cho nên người xưa đúc kết thành:
Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sinh
Tướng tự tâm sanh, tướng tùy tâm diệt
Do đó, tướng mạo của một cá nhân thuận theo niệm thiện-ác của cá nhân ấy mà biến hóa.
Tướng mạo của một người là có thể từng bước cải biến được. Đặc biệt, tướng mạo đẹp là do sự cuốn hút từ trong nội tâm. Bất kể phúc báo nào đều là có khởi điểm từ tâm tính tốt, cho nên dung mạo xinh đẹp cũng là có nguyên nhân từ tâm.
Tâm niệm nảy sinh, cũng sẽ ảnh hưởng lên thân thể. Nếu như nội tâm an hòa tĩnh tại thì thần thanh khí sảng, lạc quan, đôn hậu, quang minh ngay chính. Điều đó sẽ khiến cho khí huyết điều hòa, ngũ tạng an định, thân thể khỏe mạnh. Từ đó người ta ắt sẽ thể hiện ra mặt mũi sáng ngời, thần thái phấn khởi, ai tiếp xúc cũng cảm thấy thoải mái, có cảm giác thân thiện an hòa một cách tự nhiên.
Cho nên, cũng có thể nói rằng “tâm” là nhân của “tướng”, “tướng” là quả của “tâm”. Nếu nội tâm của một người yên bình, tĩnh lặng, lạc quan, từ bi, ngay chính, lương thiện thì cơ thể của người ấy sẽ hoạt động một cách trơn tru, người ấy đương nhiên sẽ có được một sức khỏe tốt, tinh thần tốt và dung mạo phúc hậu.
Tướng tại tâm sinh, mệnh tùy tâm tạo, cảnh tùy tâm chuyển
“Ngừng oán trách” là một cách chiêu mời vận tốt
Cổ nhân giảng: “Tướng do tâm sinh”. Kỳ thực, tướng ở đây không chỉ là “tướng mạo” mà còn là hoàn cảnh xung quanh của một người. Nếu một người mà trong lòng luôn chứa đựng ý nghĩ tiêu cực thì hoàn cảnh xung quanh của người ấy cũng trở nên không tốt, rất nhiều mâu thuẫn sẽ nối gót nhau mà đến. Trái lại, nếu một người mà trong lòng luôn vui vẻ và tràn đầy ý nghĩ tích cực thì hoàn cảnh liền lập tức chuyển biến thành tốt.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp phải không ít người luôn mang trong lòng tâm oán trách. Họ oán trách cha mẹ không công bằng, oán trách công việc quá nhiều, oán trách bạn bè không hiểu mình, thậm chí trời mưa hay trời nắng cũng oán trách…
Họ không biết được rằng, oán trách là một loại cảm xúc xấu nhất khiến mối quan hệ căng thẳng và mâu thuẫn trở nên kịch liệt hơn. Nó không chỉ khiến cho sức khỏe của chính bản thân người ấy xấu đi mà còn khiến người thân bạn bè dần dần xa lánh họ.
Mục sư người Mỹ – Will Bowen đã viết trong cuốn “A Complaint Free World” (Thế giới không có lời phàn nàn) rằng, những người phàn nàn quanh năm cuối cùng có thể bị cô lập và bị mọi người xung quanh xa lánh. Oán giận là một loại độc dược. Nó có thể làm giảm nhiệt huyết, phá hủy ý chí, hạ thấp địa vị, hủy hoại cả tâm và thân của con người. Cho nên, oán trách vận mệnh chi bằng hãy cải biến vận mệnh, oán trách cuộc sống chi bằng hãy cải thiện cuộc sống!
Trong “Thế giới không có lời phàn nàn” có một ví dụ thực như thế, một người vì “không oán trách” mà đã cải biến được vận mệnh của mình.
Tại một thành phố của nước Mỹ, có một vị khách trung niên bắt taxi đến sân bay. Sau khi lên xe, vị này phát hiện ra chiếc xe mà mình đang đi không chỉ có vẻ ngoài bắt mắt mà bố trí trong xe cũng rất ngăn nắp, trang nhã. Tài xế ăn mặc rất chỉnh tề, lịch sự. Khi xe vừa chạy, ông ấy liền nhiệt tình hỏi hành khách xem độ ấm trong xe đã thích hợp chưa? Không lâu sau, ông lại hỏi hành khách muốn nghe nhạc hay radio? Hành khách lựa chọn nghe nhạc và một đoạn hành trình thoải mái của hai người bắt đầu.
Người tài xế mở lời: “Tôi là một người dễ nói chuyện, nếu anh muốn nói chuyện phiếm thì tôi có thể nói cùng anh. Nếu anh muốn nghỉ ngơi hoặc ngắm phong cảnh, tôi sẽ yên lặng lái xe, không quấy rầy anh.”
Sự phục vụ đặc biệt này khiến vị khách thực sự ngạc nhiên, anh không khỏi nhìn vị tài xế thắc mắc, khó hiểu. Vị khách cất lời hỏi: “Từ bao giờ anh bắt đầu sự phục vụ này vậy?”
Trầm mặc một lát, vị tài xế nói: “Thực ra, khi mới bắt đầu, xe của tôi cũng không có cung cấp dịch vụ toàn diện như bây giờ. Tôi cũng chỉ giống những người khác, hay phàn nàn, thường xuyên càu nhàu khách, phàn nàn chính phủ bất tài, phàn nàn tình hình giao thông không tốt, phàn nàn xăng quá đắt đỏ, phàn nàn con cái không nghe lời, phàn nàn vợ không hiền thục… cuộc sống mỗi ngày quả thực là ảm đạm.
Nhưng một lần, tôi vô tình nghe được một cuộc đàm thoại về cuộc sống trong một tiết mục quảng cáo. Đại ý là nếu bạn muốn thay đổi thế giới, thay đổi cuộc sống của bạn, đầu tiên hãy thay đổi chính mình. Nếu bạn cảm thấy luôn không vừa lòng thì tất cả những chuyện phát sinh đều khiến bạn cảm thấy như gặp xui xẻo. Trái lại nếu bạn cảm thấy hôm nay là một ngày may mắn, như vậy hôm nay mỗi người bạn gặp phải, đều có thể là quý nhân của bạn.
Cho nên tôi tin rằng, nếu tôi muốn vui vẻ, phải thôi phàn nàn, phải thay đổi chính mình. Từ thời khắc đó, tôi quyết định sẽ đối xử tử tế với mỗi hành khách của mình.
Năm thứ nhất, tôi sửa sang xe trong ngoài sạch sẽ, trang trí mới hoàn toàn. Tôi luôn nở nụ cười với mỗi hành khách, kết quả là thu nhập năm đó của tôi tăng lên gấp đôi.
Năm thứ hai, tôi dùng lòng chân thành của mình để quan tâm chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn của khách hàng. Đồng thời tôi cũng khoan dung và thăm hỏi khách hàng nhiều hơn. Thu nhập năm thứ hai của tôi tăng gấp đôi năm thứ nhất.
Đến năm thứ ba, cũng chính là năm nay tôi đã biến chiếc xe của mình thành một chiếc xe “5 sao” độc nhất này. Ngoài thu nhập tăng lên, hiện tại khách hàng mà tôi chở phần lớn đều là khách quen.
Đến nơi, tài xế xuống xe, ra phía sau giúp hành khách mở cửa, cũng đưa một tấm danh thiếp đẹp, nói: “Mong lần sau có thể tiếp tục phục vụ anh.”
Kết quả, việc làm ăn của anh tài xế không hề bị ảnh hưởng khi nền kinh tế trở nên đình trệ. Anh đã thay đổi, không chỉ sáng tạo ra một nguồn thu nhập tốt, mà còn tạo nên một cuộc sống bình yên như vậy.
Cuộc đời là một chuyến lữ hành, mỗi chúng ta đều có cơ hội trở thành tài xế, nghênh đón những vị khách đi ngang qua đời ta. Có lẽ chúng ta sẽ không thể luôn gặp những vị khách hiền hòa, nhưng chúng ta có thể làm một người tài xế tốt bụng, dù không tránh được đoạn đường kẹt xe, nhưng có thể dùng tâm tình vui vẻ, cùng nhau hưởng thụ một đoạn hành trình hạnh phúc và ấm áp.

Người thiện tâm có tướng mạo hiền lành, phúc hậu
Một nhà tâm lý học người Mỹ đã nói rằng: Lực hấp dẫn của một người không phải đơn thuần đến từ dung mạo bên ngoài mà là trực tiếp đến từ tâm tính. Bảo trì một tâm tính tốt là phương pháp làm đẹp hữu hiệu nhất.
Các nhà tâm lý học nước Mỹ gần đây đã làm một nghiên cứu để đánh giá sự ảnh hưởng của dung mạo bên ngoài và bên trong của một người đối với người tiếp xúc. Trong nghiên cứu họ đã ghi hình một số nhóm người. Ban đầu, một số nhóm người này được dẫn vào một căn phòng riêng biệt, rồi từng người sẽ tự giới thiệu về bản thân.
Sau đó họ mời một số người không quen biết những người giới thiệu này, căn cứ vào video ghi hình và chấm điểm cho từng người. Những căn cứ để chấm điểm là hình dáng bên ngoài, biểu hiện cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, cuối cùng đánh giá xem bản thân mình có yêu thích người ấy hay không. Kết quả cho thấy, những nhân tố bên ngoài có sức ảnh hưởng nhỏ nhất, những nhân tố tích cực bên trong lại có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với người tiếp xúc.
Tâm tình tốt hay xấu đều sẽ thể hiện hết ra ở khuôn mặt
Các chuyên gia cho rằng, khi trong lòng cảm thấy vui vẻ, dễ chịu, lượng máu chảy về phía bề mặt da sẽ tăng lên làm cho sắc mặt hồng hào và sáng bóng hơn. Những trạng thái cảm xúc không tốt như căng thẳng, ức chế, hốt hoảng, sợ hãi sẽ làm rối loạn nội tiết khiến cho lượng máu cung cấp cho da sẽ giảm đi, sắc mặt mất đi vẻ sáng bóng mà trở nên khô, thậm chí xuất hiện nếp nhăn. Nếu như tâm tình không tốt kéo dài trong một thời gian sẽ làm suy nhược thần kinh, mất ngủ, làm da bị lão hóa.
Ngoài ra, sự bài tiết hormone do thần kinh chi phối, nên vào lúc tâm tình không vui, thì tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn bị ức chế, khiến sự bài tiết dầu trên da bị bất thường, làm lỗ chân lông to hơn, da trở nên nhão hơn. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra các bệnh về da.
Nếu như một người thường xuyên vui vẻ, thì vẻ mặt sẽ dễ chịu, tường hòa. Đây là nguyên nhân vì sao có một số người có khuôn mặt cũng không phải xinh đẹp xuất chúng nhưng lại rất ưa nhìn.
Tướng do tâm sinh, người tâm thiện có vẻ mặt hiền lành

(Ảnh hoa hậu thế giới Canada là Anastasia Lin)
Trong tướng thuật, “tướng” thông thường là chỉ tướng mặt, cũng đại thể là chỉ toàn bộ tướng mạo. “Tướng do tâm sinh” là có ý nói rằng, một người có tâm tính như thế nào thì sẽ có tướng mạo như thế ấy. Tâm tư (ý nghĩ) và hành vi của một người có thể thông qua các đặc điểm trên khuôn mặt mà được hiển hiện ra.
Trong “Tứ khố toàn thư” viết: “Vị tương nhân chi tương, tiên thính nhân chi thanh; vị thính nhân chi thanh, tiên sát nhân chi hành; vị sát nhân chi hành, tiên quan nhân chi tâm.” Ý nói rằng, đừng nhìn tướng mạo người mà trước tiên hãy nghe thanh âm của người ta, đừng nghe thanh âm người mà trước tiên hãy quan sát hành vi của người ta, đừng quan sát hành vi người mà trước tiên hãy xét cái tâm của người ta. Âu cũng là nhấn mạnh rằng cái “tâm” quyết định cái “tướng” của con người, rằng biến hoá của tướng mặt cũng là biểu hiện ra bên ngoài của sự biến hóa của tâm mang lại.
Thời xưa có câu ngạn ngữ:
“Hữu tâm vô tướng, tướng do tâm sinh; hữu tướng vô tâm, tướng tùy tâm diệt”
Ý nói có tâm thì dẫu vô tướng, tướng cũng sẽ do tâm mà sinh. Có tướng mà không tâm, thì tướng ấy cũng tùy tâm mà tiêu mất. Những lời này cũng là để nói rằng, tướng mạo của một cá nhân là tùy theo tâm niệm thiện-ác của cá nhân ấy mà biến hoá theo.
Dưới đây là một câu chuyện về “tướng do tâm sinh”:
TU TÂM CHUYỂN TƯỚNG
Thời cổ đại có một thợ thủ công sinh sống ở tỉnh Sơn Đông. Mặc dù lớn lên khôi ngô tuấn tú nhưng anh ta lại thích tạc những hình tượng ma quỷ. Những tác phẩm điêu khắc của anh vô cùng sống động, và theo thời gian, việc buôn bán của anh càng ngày càng phát đạt. Một ngày, anh nhìn vào gương và vô cùng kinh ngạc khi thấy rằng diện mạo của mình đã trở nên hung tợn và xấu xí. Anh đã đến gặp rất nhiều danh y nổi tiếng, nhưng không ai có thể giúp được anh.
Chàng trai dừng lại ở một ngôi đền và kể sự tình với một người lớn tuổi. Ông lão trả lời: “Tôi có thể giúp điều ước của anh trở thành sự thật, với điều kiện là anh hãy tạc cho tôi một số bức tượng Quan Thế Âm với các dáng điệu khác nhau”. Người nghệ nhân đã đồng ý ngay lập tức và bắt đầu nghiên cứu tư tưởng và diện mạo của Quan Thế Âm Bồ Tát. Anh cũng cố gắng hết sức để thực hành theo đạo đức của Ngài như thể chính mình là đức Quan Thế Âm vậy.
Sau sáu tháng nghiên cứu và làm việc chăm chỉ, anh đã khắc được một số bức tượng sinh động của Phật Bà Quan Âm, thể hiện lòng tốt, từ bi, khoan dung và thần thánh của Ngài. Mọi người rất ngạc nhiên trước những bức tượng sinh động giống như thật. Người nghệ nhân cũng rất ngạc nhiên khi thấy rằng tướng mạo của mình đã hoàn toàn thay đổi, giờ đây nhìn anh thật hùng dũng và oai nghiêm.
Copy từ FB: – Om Mani Padme Hum –
Kỳ thực, từ Trung Y cổ đại cũng như sinh lý học và tâm lý học hiện đại là có thể thấy rằng đạo lý “tướng do tâm sinh” cũng giản đơn. Cái tướng mạo của người ta là do hai bộ phần ‘hình’ và ‘thần’ tạo thành. Hình tướng là đặc thù của sinh lý còn thần tướng vừa bao hàm nhân tố sinh lý, vừa phụ thuộc vào sự tu chỉnh quyết định. Nhất cử nhất động từng ý từng niệm trong cuộc sống, qua một thời gian thì dần dần sẽ ngưng đọng trên khuôn mặt, nghĩa là “hữu chư nội tất hình chư ngoại” (có gì bên trong ắt xuất hình bên ngoài).
Tâm niệm nảy sinh, cũng sẽ ảnh hưởng lên thân thể. Nếu như nội tâm an hòa tĩnh tại thì thần thanh khí sảng, lạc quan, đôn hậu, quang minh ngay thẳng. Điều đó sẽ khiến cho khí huyết điều hòa, ngũ tạng an định, công năng chính thường, thân thể khỏe mạnh, ắt sẽ thể hiện ra mặt mũi sáng sủa, thần thái phấn khởi, ai gặp mặt cũng cảm thấy thoải mái, có cảm giác thân thiện an hoà một cách tự nhiên.
Trung y thời cổ đại nhìn tướng mặt biết bệnh
Cổ nhân cho rằng, tướng mạo chính là thước đo sức khỏe thân thể của một người. Trung y thời cổ đại có thể thông qua nhìn tướng mạo mà biết được nguyên nhân của bệnh. Trung y cổ đại giảng: “Tứ chẩn”, gọi là “Vọng, Văn, Vấn, Thiết”, tức là bốn phương pháp để thầy thuốc thăm khám bệnh, gồm có Vọng (nhìn), Văn (nghe), Vấn (hỏi), Thiết (sờ).
Trong đó, Vọng chính là nhìn thần sắc. Vọng đứng đầu trong “Tứ chẩn”, cho nên nó được đánh giá là rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh.
Từ bên ngoài của một người có thể thấy: Nếu một người mà mắt nhìn không được rõ thì điều đó chứng minh là gan người ấy có vấn đề. Đầu lưỡi không cảm giác rõ vị thì tim có vấn đề. Môi tái nhợt, không có sắc thì tính khí bất hòa. Mũi ngửi mà không rõ mùi vị thì phổi có vấn đề, tai nghe không rõ thì chức năng thận suy yếu. Các bộ phận khác nhau của tướng mạo là có liên quan mật thiết đến lục phủ ngũ tạng trong thân thể người. Cho nên, người ta nhìn sự biến hóa của tướng mạo bên ngoài sẽ biết được nguyên nhân then chốt của bệnh.
Đối với người lớn tuổi, từng trải, cũng có thể thông qua nhìn tướng, nhìn cách đi, nghe giọng nói, là biết được tính cách, sở thích và tình trạng bệnh của người này. Có rất nhiều điều khiến người ta tin rằng đã được định trước trong mệnh, nhưng cũng có rất nhiều điều đều là do tư tưởng không tốt, thói quen không tốt và hành vi không thiện của bản thân tạo thành.
Cho nên, cũng có thể coi “tâm” là nhân của “tướng”, “tướng” là quả của “tâm” (theo quan hệ nhân-quả). Nếu nội tâm của một người yên bình, tĩnh lặng, lạc quan, từ bi, ngay chính, lương thiện thì cơ thể của người ấy sẽ hoạt động một cách trơn tru, người ấy đương nhiên sẽ có được một sức khỏe tốt, tinh thần tốt và dung mạo phúc hậu.
Ô-Hay.Vn st
Tìm kiếm có liên quan
Cách tu tâm tại nhà
Những câu nói tu tâm dưỡng tánh
Cách tu tâm dưỡng tính
Hình ảnh tu tâm dưỡng tính
Tướng từ tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển
Hình ảnh tâm sinh tướng
Câu tức ngũ tâm sinh tướng
Tướng tại tâm sinh tướng tùy tâm diệt
Tướng tùy tâm sinh, mệnh tùy tâm tạo
Phật dạy: tâm sinh tướng
tâm sinh tướng, tướng sinh mệnh mệnh sinh
Tâm sinh tướng tâm cute nên tướng tròn xoe
Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sanh hữu tướng vô tâm, tướng từng tâm diệt