Tam Thế Thời Luân
– Thuở khởi nguyên vũ trụ, khi Tam Giới đang trong quá trình hình thành, phân định các cõi thì từ ánh sáng Đại Linh Quang của Cội Đạo phát sinh một dòng năng lượng mạnh mẽ tạo nên một vòng xoáy có hình giống như bánh xe, gọi là Tam Thế Thời Luân. Vòng xoáy năng lượng này thường được biết đến với tên gọi vòng xoáy thời gian.
– Tam Thế Thời Luân có hình giống như một xoáy nước khổng lồ của vũ trụ, tồn tại và vận hành ở cõi Thượng thiên Hỗn Nguyên.
– Tam Thế Thời Luân được cai quản bởi Tam Tôn Hỗn Nguyên Tam Thế Phật là Đức Brahma Phật, Đức Shiva Phật và Đức Krishna Phật. Ba vị Tam Tôn này cai quản sự vận hành của thời luân với ba giai đoạn trạng thái của một chu kì vận mệnh của chúng sinh khắp Tam Giới.
Trách nhiệm thiêng liêng của Tam Thế Phật
- – Đức Brhama Phật cai quản về sự sáng tạo, sản sinh những cái mới mẻ và phát triển của các lý sự, chúng sinh trong khắp Tam Giới.
- – Đức Shiva Phật cai quản về sự hủy diệt, quá trình già cỗi dần tiến về diệt vong của những điều cũ, để có thể phát sinh những điều mới tinh tấn hơn, tốt hơn những điều cũ đã bị bào mòn, hư hoại theo thời gian.
- – Đức Krishna Phật cai quản về sự trường tồn, bảo lưu những điều tốt đẹp được tồn tại lâu dài theo thời gian, chuẩn bị cho sự tái sinh, hay sản sinh điều mới mẻ tốt đẹp hơn những điều xưa cũ đã bị hư hoại.
– Tam Thế Thời Luân cũng giống như khối năng lượng ánh sáng Đại Linh Quang vĩ đại của Cội Đạo vậy. Từ trong Tam Thế Thời Luân này phát ra dòng năng lượng là những sợi dây nhân duyên, liên kết với từng cá thể, từng phần tử của vũ trụ này. Thế nên mỗi sự tồn tại, các lý sự trong Tam giới đều mang nơi mình một Tiểu Tam Thế Thời Luân. Tiểu Thời Luân này cũng chính là vòng xoáy, bánh xe vận mệnh của từng phần tử trong Tam Giới, gọi ngắn gọn là Thời Luân.
o Mỗi một chu kì sinh tồn rồi diệt vong của một sinh linh trong Tam Giới là chu kì của một Thời Luân, hay còn gọi là một kiếp sinh.
Khi kết thúc thọ mệnh của một kiếp sinh tồn, Thời Luân của sinh linh ấy sẽ ngừng quay, thần thức chuyển sinh sang trạng thái tồn tại mới. Trạng thái này có thể là một linh thể trong linh giới hoặc là một sinh vật, vật chất hữu hình nơi Hạ Giới. Lúc bấy giờ, Thời Luân lại bắt đầu một chu kì chuyển động mới, có thời gian thọ mệnh, kiếp sinh, tính chất vận hành phù hợp với sự tồn tại ấy.
o Thời Luân và các sợi tơ niệm nhân duyên có mối liên hệ mật thiết với nhau.
– Mỗi khi những sợi tơ niệm được sản sinh, năng lượng của tơ niệm ấy tương tác, ảnh hưởng tới sự vận hành của Thời Luân. Thế nên mỗi niệm tơ tưởng rung động của chúng sinh đều có thể khiến đường đi vận mệnh của chúng sinh ấy thay đổi.
Khi một người, vật khởi lên tơ niệm, hoặc hành động cụ thể là những việc có liên quan đến thọ mạng, ảnh hưởng đến Thời Luân của chúng sinh khác:
- — Nếu là thiện nghiệp tích cực, truyền tải thêm năng lượng yêu thương, cứu giúp chúng sinh khác được bảo tồn sinh mạng, an lạc tinh tấn, thì Thời Luân của kẻ ấy cũng được tiếp thêm năng lượng tích cực, kéo dài chu kì vòng xoay của nó, thọ mạng ấy gia tăng, sức khỏe cũng kiện khang.
- — Nếu là nghiệp bất thiện, tổn hại đến thọ mạng, ngăn trở sự sinh tồn và phát triển, khiến chúng sinh khác diệt vong, thì Thời Luân của kẻ ấy cũng chịu ảnh hưởng lực tác động bất thiện, làm cho chu kì vòng xoay ấy ngắn đi, tiêu giảm thọ mạng, sức khỏe suy tàn nhanh chóng.
– Chu kì của Thời Luân chịu ảnh hưởng bởi những ý niệm liên quan đến sinh tử như là tham sống sợ chết, không còn tham sống, chán ngán cuộc sống, muốn sống lâu dài với thân nhân, khát khao được sống để hoàn thành những điều tâm nguyện của mình… từ đó mà thọ mạng sẽ được kéo dài hơn hay rút ngắn lại.
– Tam Thế Thời Luân lưu trữ thông tin của tất cả mọi sự vận hành từ khởi nguyên vũ trụ cho đến hiện tại của vạn vật, vạn linh trong khắp Tam Giới.
Thời Luân của một sinh linh hay lý sự thì lưu trữ những thông tin từ lúc sinh linh ấy được hình thành, lý sự phát sinh.
Nhờ vậy mà chu kì của Thời Luân ở vị lai sẽ có thể được nhìn thấy, hoặc dự đoán khi nào sẽ kết thúc, đường đi của vận mệnh ấy có thể đi đâu về đâu. Tất nhiên, dù là nhìn thấy hay dự đoán cũng chỉ mang tính xác suất, vị lai là thứ có thể thay đổi bởi những yếu tố tác động từ chủ quan đến khách quan của các tơ niệm ảnh hưởng đến Thời Luân ấy.
Tam Tôn Hỗn Nguyên Tam Thế Phật
oOo Tam Tôn Hỗn Nguyên Tam Thế Phật có hệ thống chư vị Cổ Phật chung tay cai quản, duy trì hoạt động của Tam Thế Thời Luân cùng hàng hà sa số Thời Luân trong Tam Giới. Chư vị ấy thường an trú nơi cõi Thượng Thiên Hỗn Nguyên Thiên, gồm chư vị:
* Đức Thanh Tịnh Trí Phật
– Đức Thanh Tịnh Trí Phật là vị Cổ Phật cai quản sự thanh tịnh của Tâm Thức vũ trụ, giúp bình ổn, cân bằng sự vận hành của Tam Thế Thời Luân.
– Khi chúng sinh hồi hướng về sự tịnh lặng, lắng đọng thân tâm, thì thần thức có thể đạt được trạng thái thanh tịnh trí. Lúc bấy giờ, chúng sinh ấy có thể quán chiếu, nhìn thấy được nhân duyên, khởi nguyên của các tơ niệm đang cuốn xoay trong Thời Luân của chính mình. Khi đi sâu hơn nữa trong việc thanh tịnh lắng đọng tâm trí, chúng sinh ấy còn có thể thấy được khởi nguyên của chính mình từ lúc bắt đầu hình thành Thời Luân của mình. Nhờ vậy mà chúng sinh có thể giác ngộ, rồi tìm đường tự giải thoát cho chính mình.
* Diệu Minh Lý Phật
– Đức Diệu Minh Lý Phật là vị Cổ Phật cai quản sự nhận thức tích cực tiêu cực, đúng sai, lẽ Đạo tự nhiên, chân lý vận hành của lý sự trong Tam Giới.
– Khi chúng sinh hiểu được giá trị sinh tồn của mình, nhận thức rõ ràng nhân duyên của mình thì cần hiểu về sự vận hành lý sự của thế giới quanh mình để đạt được tương tác tốt nhất. Tức là cần hiểu mới có thể thương yêu đúng cách. Sự nhận thức về lý sự này giúp chúng sinh có thể tương tác đúng đắn, phù hợp nhân duyên, thành quả mới tích cực được.
* Đức Phục Tưởng Thị Phật
– Đức Phục Tưởng Thị Phật là vị Cổ Phật cai quản sự nhìn thấy, nhìn nhận lại những kí ức, tâm tưởng, ý nguyện, tơ niệm của chúng sinh khi các ý niệm này được lưu giữ trong Tam Thế Thời Luân từ lúc khởi nguyên cho đến thời điểm hiện tại và vận hành đến vị lai.
Khi chúng sinh hiểu được thấu đáo các lý sự vận hành của lẽ Đạo tự nhiên, lại có thể nhìn thấy những tâm tưởng, hồi ức của mình từ nhiều đời kiếp trước. Nhờ vậy mà đối chiếu, so sánh, nhận biết được bản thân mình đã sống hòa hợp lẽ Đạo tự nhiên chưa, có thuận với tự nhiên không. Nếu thuận thì là tinh tấn, nếu chưa thuận thì thay đổi sao cho thuận lẽ Đạo mới có thể trở về cội nguồn của mình, là Cội Đạo.
* Đức Diệt Thể Thắng Phật
– Đức Diệt Thể Thắng Phật là vị Cổ Phật cai quản việc tịch diệt hình tướng của một chơn hồn đã hết một kiếp, hết một chu kì Thời Luân vận hành. Từ đó, chơn hồn sẽ chuyển sinh sang hình tướng mới, một kiếp sinh mới. Trạng thái mới này, thường có xu hướng tinh tấn hơn, thanh tịnh hơn trạng thái cũ trước đó.
– Một số trường hợp chơn hồn chuyển sinh kiếp mới là sự trả quả của những những bất thiện mình đã từng gieo trồng, khi đó hình thái mới sẽ mang tính chịu khổ, ít thiện lành như hình thái trước đó.
– Một số trường hợp chơn hồn tinh tấn tự chủ động chuyển sinh thành các hình thái ít tinh tấn do thệ nguyện độ duyên, chịu khổ nhiều để hiểu thêm về sự khổ, học hỏi trau dồi các khiếm khuyết mình chưa hiểu rõ để ngày một thiện lành, tinh tấn hơn sao cho trở nên Chân Thiện Mỹ.
– Sự tịch diệt hình tướng cũ để chuyển sinh hình thái mới này bao gồm chúng sinh hữu hình lẫn vô hình khắp Tam Giới. Việc này rất quan trọng, bởi vì nếu chơn hồn ấy còn mãi bám chấp vào hình tướng cũ của mình, sẽ khó lòng chuyển sinh được, mãi vướng mắc chấp niệm cầu bất đắc khổ do hữu hình hữu hoại là lẽ thường tình, lúc ấy chơn hồn mang sự khổ như thế thường tồn tại ở Ngạ Quỷ Dạng mà thôi. Khi họ nhìn vào các nhân duyên, hình tướng khác nhau mà mình từng trải qua trong nhiều đời, nhiều kiếp, được lưu trữ thông tin trong Thời Luân của họ, năng lực Diệt Thể Thù Thắng sẽ giúp cho họ đối diện và chấp nhận được việc thay đổi hình tướng của mình suốt từ quá khứ đến hiện tại và vị lai.
* Đức Phục Linh Tánh Phật
– Đức Phục Linh Tánh Phật là vị Cổ Phật cai quản việc quy hồi cân nguyên, khởi nguyên của một chơn hồn, cai quản dòng năng lượng liên kết giữa Tam Thế Thời Luân với khối ánh sáng Đại Linh Quang khởi nguyên của vũ trụ hay còn gọi là Cội Đạo.
– Khi Thời Luân của chúng sinh kết thúc một chu kỳ sinh tồn hoại diệt, có một khoảnh khắc chuyển tiếp khởi đầu một chu kì mới. Lúc bấy giờ, nhờ vào năng lượng của việc phục hồi linh tánh này mà ngay thời khắc chuyển sinh sang trạng thái mới, tâm thức của chơn hồn ấy sẽ một lần được quán chiếu, soi thấu hết tất thảy căn duyên của mình từ khởi nguyên lúc bắt đầu hình thành nên Thời Luân của chơn hồn ấy. Lúc bấy giờ, tùy vào định hướng và sự chi phối của nhân duyên nghiệp quả, chơn hồn ấy sẽ quyết định chuyển sinh thành trạng thái nào, sự tồn tại nào, rồi bắt đầu một chu kì vận hành Thời Luân, một kiếp sinh mới của chính mình.
– Các chơn hồn đang tinh tấn sẽ có định hướng qui hồi về cội Đạo nguồn gốc của mình bằng cách luân chuyển, trau dồi, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm sinh tồn với sự Khổ và quá trình giác ngộ giải thoát.
– Các chiết linh, linh căn, chủng tử của các chơn hồn vĩ đại cao trọng thì có thể hội hiệp về với vị bổn tôn của mình, căn nguyên của mình nếu buông xả được hết các vướng mắc của sinh diệt, duyên nghiệp, thiện ác… trở lại trạng thái bất nhiễm và vô ưu. Lúc đó, họ có thể hòa nhập Thời Luân của mình vào Thời Luân của vị bổn tôn ấy, đạt được trạng thái giải thoát sinh tử triệt để.

Tam Giới Toàn Thư
Bạn đọc comment:
Dat Ly Tại Sao lại gọi các vị thần như shiva , brahma , Krishna là Phật?
Bùi Cường Theo tín ngưỡng của Ấn thì họ dùng từ Thần để chỉ sự tôn kính khi gọi các vị nằm ngoài tầm hiểu biết của họ.
Danh từ “Thần” thì sẽ chia thành nhiều nhóm như Á Thần, Tiểu Thần, Thần, Đại Thần, Thượng Thần, Cổ Thần, Thượng Cổ Thần, Thái Cổ Thần, Hỗn Nguyên Thần.
Và 9 danh hiệu ấy cũng được hiểu tương ứng như Cửu Phẩm Thần Tiên. Còn từ Phật là chỉ về sự giác ngộ viên mãn trọn lành.
Các vị được nhắc đến trong bài đều là các vị xuất hiện từ khởi nguyên vũ trụ, họ vốn chẳng phải loài người tu tập thành Thần như cách người ta thường hiểu hay ghi chép lại trong lịch sử tôn giáo.
Nguyễn Kiên Bài viết này là viết theo hệ tư tưởng phật giáo?
TGTT hông nhe bạn
Quan Le Hình như Krishna là tên lúc giáng sinh làm người của Vishnu mà phải không anh ơi?
Nguyễn Thủy Mình đọc nhiều về các quan điểm và điều kiêng về phật, thánh thần. Mình đang muốn xây một bể cá Koi và đặt tượng phật tổ ở đó. Mà rất nhiều lý luận về việc thế là chính thần hạ thủy, và kiêng kị…. Ad có dẫn chứng nào về việc tuyệt đối ko thể đặt tượng phật tổ ở bể cá ko?
TGTT Tranh ảnh tượng của chư vị không phải là vật dụng rang trí cho đẹp mắt, cho vui. Nếu đặt với mục đích được chiêm ngưỡng và mong bình an thì được. Không gây sát nghiệp, ăn mạng chúng sinh ở khu vực đặt tranh ảnh tượng.
Không cấm nhưng cần hiểu vì sao mình muốn đặt tranh ảnh tượng nhe bạn
Huu Hue Quach
Ta vẫn là ta tự thuở nào
Ta như là ngủ giấc chiêm bao
Diễn cảnh trong đêm khi nhắm mắt
Đói ăn khát uống chứ làm sao?!
Ta đến cõi đời bởi nghiệp duyên
Tùy thuận hòa nhau bớt gây phiền
Học đạo làm người cho trọn vẹn
Tỉnh trí bình tâm cũng như tiên.
Ta hết vai này tới vai sau
Thay hình đổi xác chẳng giống nhau
Thay luôn tên họ thay tập quán
Ta vẫn là ta tự thuở nào!
Vô Hạ Huu Hue Quach Quá hay ạ, bài thơ ý cảnh sâu sắc, lắng đọng tình người. Bài thơ nói lên một người tin vào nhân quả, luân hồi. Kiếp này chỉ là giả tạm, sau chục năm, thân xác chúng ta hoại diệt, chỉ còn linh hồn quay về bản nguyên, nơi khởi đầu của luân hồi. Tuy nhiên, bài thơ nhấn mạnh, dù ta có tin vào nhân quả, luân hồi. Nhưng kiếp này dù là giả, thì bố mẹ, anh em, vợ con, bạn bè của ta ở kiếp này là thật, ta phải yêu thương họ.
Chỉ cần tin tưởng sẽ tồn tại.