THẦN CHÚ BAN PHƯỚC CHO THỊT, GIẢI ĐỘC THỨC ĂN VÀ HÓA TRỪ TÁC HẠI HÀNH TỎI
(Tài liệu mở, không cần quán đảnh hay khẩu truyền)
Những câu chú này vô cùng quan trọng trong thời điểm hiện tại và tương lai sắp tới, khi mà mọi thứ sẽ dễ dàng bị nhiễm độc. Xin hãy nhớ nằm lòng 3 câu chú sau.
Ăn chay được là rất quý, trong một số trường hợp không thể ăn chay được thì trì câu chú này và thổi vào thịt, cá (động vật) trước khi ăn.
1. “Trì tụng rồi thổi lên thịt trước khi ăn. Nó sẽ tịnh hóa thịt và đem lại sự giải thoát cho chúng sinh. Thần chú này chuyển hóa thịt thành cam lồ và tạo ra sự rộng lượng và phước báu quảng đại và nó trở thành nhân cho giác ngộ. Hành giả sẽ không phải nhận nghiệp xấu nặng nề của việc ăn thịt mà hơn thế còn đem lại lợi lạc lớn lao cho chúng sinh bị ăn.”
Nhưng xin đừng xem đây là phương tiện để thỏa thích ăn thịt, mà là vì bắt buộc phải ăn thịt nên mới phải ăn, và cần nhớ thần chú để niệm.
Om Ah Bira Khe Chara Hum (x7)
Đọc:
Om A Bi Ra Khê Cha Ra Hum.
(Tài liệu từ Lama Zopa Rinpoche)
Theo Pháp sư Hải Đào, Trung Quốc thì câu này có khác một chút, như sau:
嗡ong阿a比bi惹ra 吽hong嘎ga 杂za惹ra 芒mang 梭 suo 哈ha
https://www.youtube.com/watch?v=AJceo6iwMfE
Câu Chú trên được cho là của Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi.
2. Xướng Tăng Bạt:
三san缽be囉la 佉qie多duo”。
https://www.youtube.com/watch?v=4NN0F2nXwCw
Đọc theo âm Hán Việt:
“Tam Bạt la dà đa” (x3)
Có chỗ ghi là:
“Tam bát la khư đa”
Sau đó thêm “Án” (Om) ở đầu và “ta bà ha” (svaha) ở cuối theo cách thức hình thành một câu chú, như vậy sẽ đọc đầy đủ là:
“Án, tam bạt la dà đa, ta bà ha”.
Không tìm thấy câu tiếng Phạn tương ứng.
Câu này dùng để giải chất độc có trong thức ăn, đây là Phật dạy các Thầy tỳ-kheo.
3. Thần Chú Loại Bỏ Tác Hại Của Hành, Tỏi (ngũ tân)
匝查 匝匝娘
Đọc:
Táp Tra Táp Táp Nương (x3)
(Không tìm thấy câu tiếng Phạn tương ứng)
Nếu bắt buộc phải ăn những món ăn có hành tỏi, khi trì câu chú này 3 – 7 lần, sẽ hóa giải tác hại của hành tỏi.
Hãy nhớ, “ăn một miếng hành công đức một ngày sẽ mất, ăn một miếng tỏi công đức một tháng sẽ mất.”
—
Nếu không ăn được thì tốt, nhưng vì phải ăn thì nhớ nên đọc. Hạn chế tối đa ăn ngũ tân, đặc biệt là hành tỏi.
(2 và 3 là từ Pháp sư Hải Đào, Trung Quốc).
—
Đọc âm Hán cũng có tác dụng, hãy tin tưởng, giống như niệm âm Hán Chú Đại Bi vẫn linh nghiệm như niệm âm Phạn.
Lam sơn trang,
05/07/2020
MINH CHÚ TỊNH HÓA “NGŨ TÂN” SẼ CÓ LÚC KHÔNG CÓ TÁC DỤNG
Mấy ngày trước đi dạo lòng vòng chợ Đà Lạt, cô học trò kể cho Lam nghe một câu chuyện thú vị.
Từ ngày biết được các câu chú niệm để tịnh hóa thịt và cả tịnh hóa tác hại của “ngũ tân” thì trước khi ăn cái gì có “ngũ tân” thì cô đều niệm Minh Chú.
Hôm đó ăn món gì đó có “ngũ tân” cô niệm “Án, táp tra táp táp nương, ta bà ha” rồi thổi vào món ăn, sau đó ăn.
Tối cô nằm mơ thấy rất nhiều em bé, con nít xung quanh cô nhờ cô giúp đỡ. Cô mới niệm Minh Chú để giúp cho các em bé, nhưng Minh Chú không có tác dụng bởi cô đã ăn “ngũ tân” [và mặc dù có niệm Minh Chú tịnh hóa “ngũ tân” trước đó].
Sau sự kiện này, Lam cũng học được bài học rằng, muốn niệm Minh Chú có tác dụng thì tốt nhất là KHÔNG ĂN NGŨ TÂN.
Dù có Minh Chú tịnh hóa “ngũ tân” nhưng có thể mình không hoàn toàn tịnh hóa được tác hại của “ngũ tân” và điều đó làm cho mình không thể trì niệm các câu Minh Chú khác có tác dụng.
Minh Chú tịnh hóa “ngũ tân” là trong trường hợp bất đắc dĩ phải bắt buộc ăn gì đó có “ngũ tân” mà mình bất khả kháng thì mới niệm để ăn. Không phải ỷ y vào việc có Minh Chú tịnh hóa “ngũ tân” nên mình tha hồ ăn “ngũ tân”. Xin hãy chú ý điều này.
Sau sự kiện này, cô học trò của Lam càng phát khởi tâm bồ-đề mạnh mẽ, rằng để GIÚP ĐỠ CÁC CHÚNG SANH KHÁC HIỆU QUẢ HƠN thì sẽ không ăn “ngũ tân” nữa.
Nếu có tâm bồ-đề thì việc giữ giới rất đơn giản. Giới chính là tâm bồ-đề. Vì lợi ích chúng sanh mà làm, như vậy là giới.
Cố Trưởng lão Hòa Thượng Thượng Trí Hạ Tịnh cực kì nghiêm ngặt trong việc không sử dụng “ngũ tân” ở chùa và trong việc ăn chay.
Ba-rô cũng là “ngũ tân” đừng lầm lẫn.
Đi qua cái miệng rồi, thì mọi thứ đều như nhau.
Dính vào sắc, thanh, hương, vị, xúc thì là trói buộc.
Sự dính mắc chẳng qua là một chút tham mà thôi.
Phật tu hành khi xưa, giang san, cha mẹ, vợ con còn có thể bỏ lại đằng sau. Chúng ta ngày nay, bỏ đi một chút “ngũ tân” thì có đáng gì mà không bỏ được phải không?
07/11/2020