THỦ ĐOẠN THAO TÚNG TÂM LÝ CỦA CÁC SƯ
Chắc có nhiều người sẽ thấy vô cùng khó hiểu khi chứng kiến một đám đông quỳ lạy và tranh nhau đưa tiền cho một ông sư, gọi đó là cúng dường.
Họ mê tín hay cuồng tín? Không, khoan nói chuyện đó. Họ bị thao túng tâm lý.
Thao túng tâm lý, hiểu nôm na là dùng các biện pháp, thủ đoạn để thay đổi hành vi hoặc nhận thức của người khác, nhằm mang lại lợi ích cho mình. Việc sử dụng các kinh sách nhà Phật rồi giảng giải thiên lệch, làm đối tượng trở nên tin tưởng, lo âu, hoặc sợ hãi, từ đó mà điều khiển họ chính là một ví dụ điển hình cho chiến lược thao túng này.
Kinh Địa Tạng Bồ tát bổn nguyện là một kinh Đại thừa được truyền bá và thuyết giảng phổ biến bậc nhất trong các chùa chiền hiện nay ở Việt Nam. Kinh này nói gì? Nói về nhân – quả. Trong đó mô tả chi tiết các tội báo khủng khiếp do nghiệp ác gây ra; và đồng thời dạy về cách “giải” những tội báo ấy. Một trong những cách giải linh nghiệm và thù thắng nhất chính là bố thí, cúng dường. Không bàn về tính chân ngụy của bộ kinh, ở đây nói chuyện khác.
Xem kinh dạy thế nào. Ví dụ: “Trong đời sau, như có kẻ thiện nam cùng người thiện nữ nào gặp hình tượng Phật, hình tượng Bồ tát, hình tượng Bích Chi Phật, hình tượng Vua Chuyển Luân mà bố thí cúng dường, thời được vô lượng phước lành, thường sanh ở cõi người, cõi trời hưởng sự vui thù thắng vi diệu”. Các vị sư thời nay sẽ dựa vào những câu như thế để thuyết, làm cho mọi người không những tin rằng mình đang tự cứu mình khi cúng dường, mà hơn thế, còn nghĩ rằng chính các vị sư ấy đang giúp chúng sinh gieo trồng phước đức vì đã đại lượng mở lòng từ bi sẵn sàng nhận cho chúng sinh!
Tuy nhiên, các vị sư này đã không nói hết, họ chỉ nói một phần nhỏ và giảng giải sai lệch nội hàm. Ví dụ, họ sẽ không nói gì đến mấy chữ “thiện nam, thiện nữ”. Thế nào là thiện nam thiện nữ? Phải trọn vẹn đạo làm người (KHÔNG sát, trộm, tà dâm, say sưa, nói dối), kính thờ cha mẹ, thương yêu mọi người… Nghĩa là để việc cúng dường trở nên có giá trị thì phải tu thân tu tâm cho tốt đã. Đó là ý trong Kinh, nhưng sư sãi tuyệt nhiên không giảng đến.
Họ cũng sẽ lờ đi điều đầu tiên được nói trong kinh Địa Tạng: “Nếu gặp kẻ hết sức nghèo túng, nhẫn đến kẻ tật nguyền câm ngọng, kẻ điếc ngây mù quáng, gặp những hạng người thân thể không được vẹn toàn” mà “mở tâm từ bi lớn, vui vẻ” bố thí thì “được phước lợi bằng phước lợi công đức cúng dường cho một trăm hằng hà sa chư Phật vậy”. Nghĩa là bố thí cúng dường trước tiên cần phải hướng đến những người nghèo khổ, thiệt thòi trong xã hội.
Họ cũng lờ đi cách thức bố thí cúng dường. Kinh luôn nhắc đi nhắc lại về “cái tâm” khi cho đi. Đó là cái tâm vô tư, không mong, không cầu, tuyệt đối không tơ tưởng đến phước báu hay quả lành gì hết, thì mới có tác dụng.
Họ cũng lờ đi mục đích của việc bố thí cúng dường, đó là hồi hướng. Hồi hướng nghĩa là mỗi khi làm việc gì tốt đẹp thì chỉ luôn nghĩ đến người khác, vì người khác mà làm, vì những điều cao cả mà làm; không màng danh lợi cho bản thân. Tức, bố thí là một cách để gột rửa thân tâm, thoát ra khỏi lòng tham, từ đó mà tự tại an vui.
Họ cũng lờ hẳn đi rằng chỉ có cúng dường cho Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác – tức những bậc đức hạnh và có đạo lực sâu dày thì mới mang lại ý nghĩa. Điều ấy cũng có nghĩa là mang tiền đi cúng cho những kẻ hư hỏng, đốn mạt là ngu si và đang tạo tội chứ không ích lợi gì.
Những thứ cần nói như trên thì sư sãi ngày nay tuyệt nhiên không nói đến, mà họ dùng địa ngục, dùng nghiệp báo để đe dọa; dùng phước đức để quyến rũ; và dùng chính họ (sư) để quy về. Những thủ đoạn này đang được sử dụng một cách phổ biến, khiến người đi chùa nhận thức sai lạc, sinh tâm lý khiếp nhược, từ đó mà bị dẫn dắt và thao túng.
Thái Hạo
NỀN KINH TẾ TÂM LINH
Trước mình đã viết status Start up chùa, đã nêu cơ bản về cách kiếm tiền nhờ đầu tư vào chùa, status này viết cụ thể thêm tý về khía cạnh rửa tiền trong ngành đầu tư này. Phần 1 xem ở comment đầu tiên, mọi người nên đọc trước phần đó đã thì sẽ rõ hơn ở phần này.
Đầu tư vào chùa nói chung sẽ chia làm 2 mảng. 1 là có công ty công khai đứng ra đầu tư, kiểu chùa Bái Đính, Tam Chúc. Đã là công ty thì đương nhiên phải có đóng thuế, kiểm toán, kế toán đầy đủ. Nhưng với loại hình kinh doanh tâm linh thì tiền vào tiền ra sẽ tù mù. Bố ai mà kiểm soát được tiền công đức, cúng dường chính xác là bao nhiêu. Công ty báo bao nhiêu thì biết bấy nhiêu.
Bên thuế có thể thống kê tương đối số lượng khách tham quan, nhưng không có cách gì biết được mỗi khách công đức bao nhiêu tiền. Tức là khó mà kiểm soát được đầu vào. Nên chắc có thu thuế thì chỉ thu khoán kiểu hộ gia đình. Tính áng áng theo đầu khách du lịch.
Cách đầu tư chùa thứ 2 là kiểu 3 vàng. Tức là “shark tăng” đứng ra đầu tư thông qua gọi vốn bên ngoài. Hoàn toàn dựa vào uy tín cá nhân nhân của shark. Đầu tư kiểu này nó mới hay bởi vì chả có doanh nghiệp gì cả sất, hoàn toàn là đầu tư trao tay, chắc chỉ có giấy viết tay, tin nhau là chính và tiền hoàn toàn có thể là bẩn. Vì đầu tư dạng này cũng không thể có hợp đồng kinh tế được, pháp luật cũng chả điều chỉnh được.
Như vậy tức là shark tăng chưa chắc đã là ông chủ thực sự của 3 vàng. Có thể cũng chỉ là làm thuê cho 1 ông chủ lớn giấu mặt nào đó, như lời đồn đại về anh Quyết còi tự dưng có mấy trăm tỷ rơi vào đầu để đầu tư BĐS. Anh shark cũng có cỡ 300-500 tỷ rơi vào đầu như vậy để đầu tư tâm linh mà, khác gì đâu.
Trên lý thuyết thì shark tăng vẫn là chủ tịch kiêm CEO của chùa này, nên dù có bị cách chức trong Giáo hội thì anh vẫn là ông chủ của công ty này. Nhưng ai là ông chủ thực thì có Phật và shark biết.
Đầu tư kiểu này thì là tù mù toàn tập mà chắc chắn không có kế toán kiểm toán và miễn thuế 100%. Nên nền kinh tế chùa dạng này mới là thiên đường thuế, chứ không phải mấy cái đảo dạng Cayman, Panama.
Có lẽ vì thế, chùa chính là khách hàng thân thiết của anh em xã hội đen và xã hội đỏ. Các anh em cúng dường sẽ nhiều nhất. Một là để an tâm do làm điều thất đức, là bề nổi thôi, còn về chìm là chỗ đầu tư kín đáo. Ví dụ: Con cúng dường 10 tỷ, thì của chùa 1 tỷ, con gửi 9 tỷ lấy lãi! Thầy giữ hộ con. Anh em xã hội thì toàn tiền bẩn mà. Gửi vào chùa là lành nhất.
Quan lại gửi tiền vào chùa chỉ cần thông qua doanh nghiệp. Kiểu doanh nghiệp xách vali đến nhà quan rồi để quên là kiểu của bọn nhà quê, chuyển khoản như VA thì lại càng dốt, rất dễ vào lò. Chuyên nghiệp là quan bảo DN vác vali đi cúng dường, cổ phần của quan, sau quan cứ đến chùa mà thu cổ tức. Sạch sẽ kín đáo. Còn xã hội đen thì cũng làm y chang, như chị gì bồ tát ở Thái Bình, chuyên cúng dường chùa và nuôi trẻ mồ côi ở chùa, chắc cũng coi chùa là chỗ cất tiền thôi. Sau bồ tát có đi tù thì tòa sao dám móc tiền trong chùa ra để thu hồi kiểu thu tiền của anh Chung con. Mà chùa nào dám bùng tiền của dân xã hội.
Thế nên bảo sao chùa giờ mọc lên như nấm, lợi cả mấy đường, dân ng u thì đông, dễ chăn kiểu cúng vong, giải hạn…Nhưng kiểu ấy vẫn chỉ là thu tiền lẻ. Khoản thu chính vẫn là cúng dường tiền tỷ bởi các nhà đầu tư. Đại khái là bán sỉ và bán lẻ tâm linh.
Mấy chùa cổ chủ yếu thu tiền công đức, trụ trì không phải chủ chùa, không phải nhà đầu tư, cũng không còn mấy chỗ để đầu tư mở rộng, chỉ gọi là trùng tu cải tạo vớ vẩn, nên các nhà đầu tư không ham. Tạm gọi đây là chùa quốc doanh là của giáo hội. Còn dòng mà làm ăn tốt, lợi nhuận cao là của mấy shark, xây dựng nhiều, diện tích to, dịch vụ tốt, coi như chùa tư nhân, nên làm ăn năng động, cơ chế thoáng ít bị giáo luật kiềm chế, vui lòng khách đến vừa lòng khách đi, khách hàng là thượng đế. Chùa cổ thì chủ yếu dành cho mấy bà già đến công đức 5 chục 100 ngàn hết vẹo. Chùa tư nhân mới mới thu hút được thiện nam tín nữ rủ nhau đến đốt tiền du lịch tâm linh.
Hay đảng và CP khuếch trương nền kinh tế tâm linh kiểu này để kêu gọi đầu tư cuốc tế của anh em mafia Nga, Ý…có khi còn ngon hơn đầu tư khu công nghiệp, cướp mối du lịch tâm linh của Myanmar, Nepal, Ấn Độ, Thái Lan.
Chiếc áo không làm nên thầy tu
Cái áo của bậc đạo sư đã che mờ đôi mắt của họ, Bồ Đề Tâm của họ.
Điều này giải thích vì sao thời này trở thành mạt pháp.
Om Vajra Kumara Bam Dakini Hung
Hồng Cát
Bạn đọc comment:
Huỳnh Thanh Tâm thích củ từ có phải là sư của Phật đâu, sư quốc doanh ấy chứ, gọi là ma tăng
Pham Anh Vu thời này loạn thế, nhiều con sâu làm rầu nồi canh, chùa chiền nhiều nơi mọc lên với mục đích kinh doanh, nó đc coi là 1 nghề. ngẫm mà buồn
Phạm Phương Thảo thật ra em thấy để nói về việc tu tập đúng thì sẽ rất là dài và nhiều khía cạnh, bài viết này chỉ là 1 phần nhỏ để cảnh tỉnh mọi người hãy tỉnh thức và hiểu biết khi làm bất cứ việc gì, hiểu rõ căn nguyên của nó, lí do tại sao ta làm việc này, mặt phải và trái của việc đấy. Vì thực tế thời nay nhiều người cúng bái nghĩ mình theo tu tập nhưng lại chỉ để đạt lợi mình (như có tiền bạc) nên từ đấy sẽ sinh ra những người ko trọn đạo lí làm thầy nhưng vẫn được xưng là thầy để trục lợi.
Tinh Pham Bài viết rất chân thực về hiện trạng sư sãi ngày nay đang thâu tóm tâm lí bà con nhân dân.
Pakr Jin Hee Nghe mấy ông nói về nghiệp báo thực sự thấy sợ hai và hoang mang
Hứa Thanh Bài viết này đọc kỹ rất hay, rất đúng thực tế. Có những người quá cuồng tín và gặp những người thuyết giảng như thế nào đó mà họ tỏ ra mình làm phước, cúng dường
Làm phước thì ko đúng chỗ, cúng dường là cúng cái gì, cúng cho ai ,ai nhận rồi làm cái gi ?
Nguyen Nhan
Nguyễn Ngọc Linh Trân Bài viết quá hay..! thật sự ko loại trừ 1 đạo nào.. hầu như sư thầy hoặc cha đều có lòng tham từ vật chật hiếm có vị chân tu nào như mẹ Teresa..chính nhu cầu từ thân xác làm cho các đạo bị biến thể..mình chỉ tin Chúa chứ mình ko tin cha kể cả masơ và kể ca sư thầy.! Tin vào luật nhân quả tin vào luật của Chúa sống rèn luyên thân tâm mỗi ngày.!
Trần Quốc Tuấn Bài viết rất hay nhưng ko nên để hình . ai làm người áy chịu bạn ak .
Richard Đảm
Này bạn! Chính bạn cũng đang thao túng tâm lý đó. Đừng nói người để rồi lại nói chính mình.
Tất thảy con người, sự vật, hiện tượng cho dù là gì đi chăng nữa! Nếu bạn KHÔNG CHO PHÉP sự thao túng ở bên trong (chính bạn) thì làm sao những yếu tố bên ngoài có thể thao túng bạn!
Phan Văn Nhật Richard Đảm Tác giả thao túng tâm lý để làm lợi cho ai? Hay nhà bạn có người đi tu và bạn đag ăn những đồng tiền đó do người ấy gửi về?
Linh Trương Mình thấy bài viết này đang diễn giải theo khía cạnh là có 1 số người đang lợi dụng Phật pháp để làm lợi cho chính bản thân mình, chứ có ý phỉ báng Phật pháp đâu mọi người, nhưng lấy hình ảnh người khác ghép vào như vậy thì thật sự k đúng, chứ mình thấy bài viết hay mà, càng ngày càng nhiều người tìm về với tâm linh, với Phật pháp, đó là 1 tín hiệu tốt, nhưng tìm về với mục đích buông bỏ hay lại thêm 1 mong cầu khác lớn hơn nữa thì k biết, và cũng có nhiều người lợi dụng tâm lý này của người dân để trục lợi bản thân, một minh chứng rất phổ biến là tịnh thất bồng lai,
Hằng Hằng bài viết này thức tỉnh chúng ta đôi phần, ai hoan hỉ đón nhận thì sẽ hiểu chủ bài cũng không vơ đũa cả nắm, nói tất cả nhà sư, rõ ràng hiện tại đang có một bộ phận nhà sư bị tha hóa, thì bài viết này nói đúng rồi còn gì. mỗi ý kiến đều mang lại một góc nhìn, giúp chúng ta có thể nhìn mọi vật đa chiều, phần nào đúng thì hoan hỉ đón nhận, phần nào chưa đúng thì không tiếp nhận.
Xuan Dieu Học mà đạo hạnh không cầm, khác gì cỏ dại mọc mầm đồi hoang.
Phạm Lương Rất nhiều sư, tăng thời đã hủ bại cả rồi
Quang Thai Tran Bố thí cao nhất của người học Phật chính là tu thân. Tự mình chứng ngộ chân Tâm của chính mình. Mà không cần nương tựa bất kỳ ai. Vì “ tất cả đều là vô thường “. Người đó phải có hiểu biết thật sự về bản thân và cuộc đời của mình. Khi đó người đó sẽ tự giải thoát cho mình chứ trên đời này không ai có thể giải thoát cho mình cả. Cái này mới là bố thí to lớn nhất cho Đức Phật.
Huỳnh Nhân Bài viết rất hay ạ. Phản ánh đúng về đa số hiện trạng sư sãi ngày nay.
Mei Mei Mình gặp sư ông trụ trì chùa gần nhà, sư thấy mình muốn cúng dường, sư bảo con hiện đang khó, qua hết đận này đi. Bây giờ thầy nhận tấm lòng của con là đủ rồi
Tâm An Mei Mei lâu thật lâu mới gặp được người tu chân chính
Phạm Trần Thanh Tuấn Thôi nào, tâm thức ở đâu thì bị thu hút vào chuyện như thế. Có giảng giải phân tích với người ta mắc công đụng trúng tự ái tôn giáo rồi bị chửi cho ấy chứ. Nên thôi hạn chế đụng chạm tôn giáo với cá nhân bất kỳ một ai. Nghiệp ai nấy trả, tu tập đúng đắng tự khắc sẽ thấy cái sự thao túng đó đã có tư thời thờ thần mặt trời ở thời kỳ Atlantic hay Ai Cập cổ đại, chứ không riêng gì Phật giáo hiện tại. Trong các văn bản sách tâm linh cũng đã vô số cuốn nhắc đến chuyện này. Thậm chí trong cuốn gần nhất là Hành trình đi về phương đông, cũng đã nhắc đến. Nếu mà nhân loại dễ nhận ra vấn dề như vậy làm sao mà bị kẹt ở đây mấy chục nghìn năm :))
Đoàn Thanh Hằng dù sao cũng là đức tin của mỗi người khác nhau
nên đừng làm những bài phỉ báng tôn giáo nào như vậy nhé bạn
nếu bạn tìm hiểu đạo Phật thì bạn cũng hiếu cúng tiền nhận tiền , tài sản là chuyện bình thường từ thời Phật còn tại thế
Phương Thảo Đoàn Thanh Hằng nếu mình ngẫm 1 góc cạnh khác thì đây không là phỉ báng mà là chỉ ra đó bạn ạ, người người biết tới đạo phật nhưng mấy ai biết tới bộ kinh cốt tuỷ của đạo đâu chứ . Đây là ý kiến riêng của mình
Dinh Doan Nguyen
Cúng dường…
Đầu tiên khẳng định, cúng dường cho bất kỳ ai đều tốt, là biết cho đi, biết mở lòng từ bi. Cúng nhiều càng tốt. Cúng nhiều thì phúc báo nhiều, phước nhiều, giàu sang, tiền của, con cái đủ đầy…
Cúng cho bậc càng đắc đạo thì càng nhiều phước. Quý vị càng cúng nhiều thì kiểu gì cũng trúng phải một vài vị chân tu. Quý vị càng cúng nhiều thì mới biết đâu là người có Đức Hạnh. Khi còn tại thế, sư Khang có đệ tử từ nước ngoài về cúng mấy trăm triệu, sư từ chối luôn, sư bảo tôi ngày ăn một bữa, không cất tiền, không xài nhiều tiền, không ti vi, không điện thoại smartphone, cái vài trăm ngàn đen trắng cũng không có. Tôi cũng không có nhu cầu tích phước, nên tôi cũng không cần nhiều tiền như vậy. Cuối cùng người ta năn nỉ, sư nhận vài trăm ngàn cho họ vui lòng.
Trước đây tôi cũng ham làm phước, ham cúng dường, làm thiện lắm và tôi vô cùng biết ơn vì điều đó đã cho tôi hết khổ trong đời sống hàng ngày. Sau này tôi hiểu phước nhiều cũng vẫn sanh tử luân hồi, từ đó tôi vẫn cổ vũ làm thiện, vẫn hành thiện vì nhân duyên chưa dứt chứ không còn nhiệt huyết như xưa. Cũng nhờ tâm không còn lao xao việc thiện hay ác , phước hay hoạ mà tâm được khai ngộ giải thoát, cũng nhờ vậy mà gặp được thầy sáng ,bạn hiền.
Chỉ khi nào tâm bạn không còn hơn thua, không còn lo ngại, không còn sợ hãi , không còn phân biệt thị phi. Khi ấy bạn mới chạm tới cánh cửa của sự an lạc.
Hương Thu Đấy còn được gọi là quỷ tăng . Ngũ nghịch quỷ tăng loại quỷ này đã có lời nguyền rồi nên bọn chung làm hại chúng sinh dụ dỗ người dân bằng mọi hình thức
Nguyen Dinh Bây giờ tìm được người chân tu chẳng khác gì tìm hoa trên đá.toan bọn tả đạo lua dao thôi.
The Stars Xin chào các bạn đồng tu,
Tu học là chúng ta đang đi đến sự giác ngộ những chánh kiến, chánh tri trong sự thanh tịnh.
Tâm Mê thì loạn, sanh phiền não không sanh trí huệ.
Tâm Giác là thanh tịnh, sanh trí huệ không sanh phiền não.
Những gì sanh phiền não nên buông bỏ đi, mê lạc trong đó sẽ khiến chúng ta không sinh trí huệ.
Lạy Sư là lạy chiếc áo Cà Sa, không phải lạy người tên A, tên B. Cái chúng ta nhìn thấy là hình tướng, cái chúng ta lạy là chiếc áo cà sa – lạy cho sự đại diện của Phật, Bồ Tát.
Cúng dường cho Sư là cho Sư phương tiện để tu học. Cúng dường cho Sư “giả” là tiếp tay cho cái ác, đấy là tạo nghiệp ác.
Để phân biệt Phật Tử cần phải có trí huệ, vì vậy:
. Tu – cần – trí – huệ.
. Bố – thí – cần – trí – huệ.
Khi nắm được vững chắc trong sự tu học thì hành động, suy nghĩ sẽ ít sai lệch hơn.
Tất cả chúng ta đều là phàm phu, xin rộng lòng lượng thứ cho người khác trong quá trình tu học.
Tuan Gold Chỉ có người xấu chứ Phật pháp ko xấu phân biệt rõ nha quá vị
Anna Vu Bài này đúng là động chạm đến khá nhiều quan điểm, khá nhiều người. Nhưng nếu m người hoan hỉ nhìn nhận khách quan- thì đây là bài nói hoàn toàn thực tế trong thực tại hiện nay. Chủ bài đang diễn giải theo khía cạnh 1 vài người lợi dụng Phật Pháp để trục lợi và cảnh tĩnh mọi người nên cẩn thận sáng suốt- hiểu biết việc mình làm có thật sự lương tâm mong muốn cho đi hay chỉ là làm theo như 1 cách mong cầu. Bài không hề có chủ ý phỉ báng đạo Phật như m người comment. Càng lúc, càng ngày càng có nhiều người tìm đến tâm linh. Nhưng đâu là đúng thì ko ai dám dạy ai, chỉ có tự mình tìm hiểu, trải nghiệm, nhận thức một cách tỉnh ngộ chân thực, ko mê muội , ko thần thông, ko chấp niệm….
Tuy nhiên bức hình chủ bài ghép chung vô thì bản thân mình thấy không đúng. Dù họ là ai, sai sót thế nào theo mình ko nên đưa lên như vậy.
Viktor Zhao Hãy nhìn bằng trực giác, chứ không dùng tâm phân biệt
Tran Thi Bach Tuyet Chỉ lừa ng nhẹ dạ cả tin thui, buồn cái phần lớn là số này.
Tung Truong Quánh nhao roài pà con ơi
Phan Văn Võ người ta cúng càng nhiều tiền là vì họ đang có nhiều bất an với những nghiệp họ đã tạo trong đời này, chẳng ai thao túng ai cả.
Lê Trần Suy nghĩ bên trong thế nào thì chiêu cảm bên ngoài thế đó,,, người cúng có phước của cúng của họ,,, người thọ nhận thì có nghiệp Phước của người nhận,,, tất cả phước nghiệp đều trong mỗi bản thân của chính mình,,, đừng vì ngoại cảnh bên ngoài mà làm ảnh hưởng phước phần âm đức của mình,,, hạt đã gieo thì thời gian sẽ cho ra quả,,, đừng nên để quả của mình bị hư hỏng ,,,, hãy lo chăm sóc tốt cây trồng của mình cho là được,,, người chăm sóc có tâm thì tự khắc sẽ chiêu ra cành lá hoa quả tốt mà thôi,,, ai làm nấy ăn ai trồng nấy hưởng
Ngọc Thảo “Mây tầng nào gặp mây tầng đó”.
Phân biệt, bày tỏ, khuyên nhủ cũng chỉ kích hoạt thêm tính chủ quan trong quan niệm của họ.
Họ cần trải – rút kinh nghiệm phụ vụ cho tri thức của mình. Ta không chỉ sống một lần.
Hoa Tuyết Nhân danh lẽ phải để làm điều sai trái chứ chưa thấy kịch bản nào nói lẽ trái làm trái cả!!!
Kendy Bảo Lộc nhiều khi không bị lừa lại sống không nổi, mất điểm tựa rồi té, Phật hay Chúa đều dạy mọi người quay vào bên trong mỗi người mà vì tham họ lại chế đủ kiểu…mà có cung thì có cầu thôi
Hien Sunny Người nhận -> họ hưởng hết phước họ gieo. Người gieo-> họ cho đi để giải bớt nghiệp họ tạo.
Mỗi người có trách nhiệm thứ mình làm, đâu liên quan đến mình mà săm soi làm gì. Tại sao hàng ngàn nhà sư, ngôi chùa mà ng ta lại về chùa ba vàng??? Nhân duyên hay nghiệp quả con người ko nhìn thấy được. Nên tốt nhất là mỗi ng sống tốt, tử tế cuộc đời mình trước đã, chuyện họ thì để họ lo
Hài Hòa Nỗi khổ tâm của người đi chùa hiện nay là áp lực cúng dường, trong khi hoàn cảnh rất khó khăn do nghèo khó, bệnh tật….Vì lo sợ rằng không cúng dường đầy đủ sẽ không được phúc đức, khó vượt qua nghèo khó, tai ương, bệnh tật…
Lê Công Cúng là cho mình, không phải cho người, cũng như việc thí tài vật cho người khác, người vui vẻ thoải mái đầu tiên là mình. Cũng chẳng có quy định là nhiều hay ít tùy khả năng, đừng thấy người giàu có tiền cúng nhiều lại sinh tâm ghen ghét ( ở ngoài làm công vất vả kiếm không được bảo nhiêu thấy chư tăng sao mà dễ sống thế). Chính tâm niệm hẹp hòi đó làm bản thân càng thêm ti tiện nghèo hèn. Học lên đến tiến sĩ, trụ trì 1 chùa lớn là cả 1 quá trình dài, thấy người khác hái quả mà không nghĩ lúc khổ cực trồng cây.
Thao Trinh Trong cuốn trên rặng tuyết sơn có 1 chi tiết. Asoka đọc được suy nghĩ của người khác, anh đang định xen vào đám đông vạch mặt bọn tu sĩ 2 mang khi chúng được đám đông quỳ lạy và cúng tiền. Thì sư phụ nhắc anh không can thiệp khi duyên không tới mà cũng không đạt được vấn đề tốt đẹp hơn gì, mặt khác, sự vô minh của những người cúng dường cũng có điểm tích cực xét về mặt ….
Nói chung bạn đọc/ nghe sẽ hiểu. Còn ai 2 mang sẽ có quả báo riêng.
Nguyễn Thành Trung Ông Thích Nhật Từ có nhiều clip sân si và hay xỉa xói vào vấn đề của người khác, phỉ báng tôn giáo khác…
Từ lúc xem mấy clip của ổng là mình thấy ổng không có đức hạnh của người tu rồi. Ít ra thầy Thích Trúc Thái Minh bị rùm beng vụ cúng dường hàng chục tỉ đồng để cúng giải vong cách đây nhiều năm nhưng thầy im lặng và vào rừng ẩn tu, không cần giải thích chuyện thị phi thế gian.
Đúng hay sai, có Pháp Luật lên tiếng. Còn một số ông sư sãi suốt ngày cứ xỉa xói nhau qua lại còn tệ hơn mấy người bán cá ngoài chợ
Dinh Doan Nguyen Nguyễn Thành Trung cả hai ông này mình rất trọng vì các ông diễn rất giỏi
Kiều Mỹ Hương Tui tin là chủ thớt nói mấy sư quốc doanh, mấy công ty chùa chứ không phải các thầy tu chân chính.
Hậu Huỳnh Chánh pháp rơi vào tay tà pháp thì chánh pháp thành tà pháp
Tà pháp được chánh pháp diễn giải thì tà pháp cũng thành chánh pháp .
Lily Tran Việc sai ắt sẽ có nhân quả . Việc gì đến cũng do tâm sanh và nhân quả đủ duyên hội tụ . Không trách người giảng không đúng , trách người nghe tạo nhiều vô lượng nghiệp để bị che mờ đi trí tuệ . Nên cho dù có lấy nghiệp doạ , phước câu dẫn thì người bố thí cho dù có cúng dường sai cách thì họ vẫn muốn làm phước để muốn tiêu hao nghiệp tội quá khứ , người nhận cúng dường còn tuỳ vào mục đích sử dụng mà tự chịu nghiệp báo . Trong thiện có ác , trong ác có thiện . Không có gì là hoàn toàn đúng và hoàn toàn sai .
Lâm Nguyễn NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT . Tác giả bài viết nầy rất hay . Thời nay ÁC TĂNG nhiêu hơn ĐỨC CHÂN TU ..!!
Mrl HQ Không trách, không trọng, không rơi vào cực nào, tâm cân bằng thì mới nói, thì trung đạo, tức khách quan. Nhóm tên là chữa lành không nên rơi vào cực nào. Tâm mình thật lành ~ có thể viết. Cầu an lành đến tất cả.
Ngọc Vân Anh
Đạo nào cũng là đạo, đều hướng về những cái tốt và tâm thiện lành, sư thầy thì cũng là con người, có người này người kia, quan trọng bản thân mỗi phật tử nhận thức cái nào chánh đạo để hướng theo và cái nào tà đạo để loại trừ, cũng giống như đi học phải chọn trường, chơi với bạn phải chọn bạn mà chơi, thì thầy cũng phải chọn đúng người để học. Nếu đã không truyền bá những điều tích cực như đúng ý nghĩa “chữa lành” của Group thì cũng đừng khởi lên tâm nghi ngờ để mọi người đọc rồi hoang mang, bạn nhé.
Amori
Mình xin trả lời về tự chứng
1: mình đã từng đi dọc ở tại các chùa từ Bắc – Nam, trong vai là người cơ nhỡ, khó khăn. Từ chùa nhỏ đến chùa lớn. Hầu như những chùa lớn, đặc biệt là chùa làm du lịch, thương mại sư từ chối giúp đỡ thẳng thừng chỉ có người dân ở đó đi chùa thấy mới giúp, cảm thấy có sự đồng cảm, tình thương người từ bên trong thông qua sâu trong ánh mắt và hành động. Còn sư thì vô cảm dửng dưng, kiểu như ko có lợi ích gì miễn tiếp. Trừ khi bạn phải xuất hiện trong hình thái áo gấm lụa là, đi xe sang, giàu có, … thì mới nhận được tiếp đãi nhiệt tình
(Mình xuất hiện trong hình ảnh tả tơi, đi xe cà tàng, bơ vơ)
Còn những chùa nhỏ, vd như chùa làng thì ngược lại, cơ sở vật chất thiếu thốn, chùa thì vắng nhưng ấm áp tình người. Hỏi han đủ thứ, lo cho từng bữa ăn giấc ngủ. Người dân xung quanh đến cũng rất đầm ấm, tình cảm. Những chỗ như thế này rất hiếm khách du lịch , thường ko nổi, ko gây chú ý, ít người biết đến.
2: Có 1 số chùa lớn mình đến, khi đến thấy đang xây sửa thêm rất to. Mình ngủ ở phòng đọc sách, có ban thờ phật, đạt ma trông rất hoành tráng. Nhưng mọi người biết xảy ra chuyện gì không. Tối hôm đó mình đi tắm ô sư tự tiện mở cửa nhìn thẳng vô mình ko gõ cửa, ko có sự cho phép mở sộc vô, xong rồi còn bảo không có gì ngại với thầy ai cũng như ai, lấy lý do đưa dầu gội khăn tắm.
Xong đến lúc nửa đêm mình đi ngủ ở phòng thờ đó còn lẻn vô rồi sờ mó, xàm sỡ mình, dụ, gạ mình abcxyz với ổ, rất mất dạy. (Có ai muốn xem video ko). Xong sáng hôm sau lúc mình lấy đồ rời đi lừa mình là dẫn mình ra chỗ cây xăng, xong kết quả là sao. Ổng dẫn mình tới phòng ổ thuê trọ ở gần đó, trông rất thành thạo như là đã lặp lại chuyện này nhiều lân rồi. ( có cần chỉ đích danh ai đó tên Quang ko hay cho địa chỉ đóng giả đến trải nghiệm thông đ*t
Bạn muốn tự chứng hãy đóng vai người cơ nhỡ, thất thế để vô chùa sẽ thấy bộ mặt thật. Cái mình nói tới là con người, không phải nói đến cái chùa hay phật giáo nói chung, xin hãy phân biệt rõ ràng.
Và 1 điều hãy giúp đỡ cúng dường những người khó khăn, bắt đầu từ trong gd bạn có ai đang khó khăn không giúp đỡ họ sau đó đến những người khác. Như trong kinh địa tạng bạn đọc có nói :
“Nếu gặp kẻ hết sức nghèo túng, nhẫn đến kẻ tật nguyền câm ngọng, kẻ điếc ngây mù quáng, gặp những hạng người thân thể không được vẹn toàn” mà “mở tâm từ bi lớn, vui vẻ” bố thí thì “được phước lợi bằng phước lợi công đức cúng dường cho một trăm hằng hà sa chư Phật vậy”. Nghĩa là bố thí cúng dường trước tiên cần phải hướng đến những người nghèo khổ, thiệt thòi trong xã hội.
Như vậy cùng 1 lượng cho đi bạn muốn nhận được công đức của 1 hay 100 hằng hà sa chư phật. Hiểu theo cách của bạn vậy bạn lựa chọn nhận được cái nào, 1 hay 100?
Còn chùa dựng nên bởi dân nhưng chỉ nhận tiếp đón người giàu từ chối người khó khăn, cơ nhỡ thì theo bạn mục đích chùa đó là để?
(Kiểu như đối tượng , phân khúc khách hàng là trung lưu đổ lên?)
Nếu đến chùa xin hãy tìm đến những chùa nhỏ thanh tịnh , có muốn cúng dường thì cúng những chùa đó có ích hơn. Một số chùa lớn , kd du lịch bây giờ hầu hết sư, trụ trì ko phải là chủ ngôi chùa mà chỉ là người quản lý, trông coi cho người đứng sau.
Thời gian đầu thức tỉnh mình đã lên chùa tu, ở tại đó, cả cái thư viện hay gọi là tàng kinh các của chùa chỉ có mình mình vô đó đọc hầu như không có bất cứ ai khác vô, sách như để tượng trưng, làm màu. Mình ở 1 tg nhưng bị quấy nhiễu rất nhiều, nội bộ lục đục, chia bè chia phái, còn xảy ra tác động vật lý, ỷ đông hiếp yếu,ỷ lớn hiếp nhỏ. Chia nhóm lợi ích, tách biệt, bắt nạt người tu thật sự. Chia tiền công đức trong hòm loạn xì ngậu. Người biết sẽ đưa tiền trực tiếp cho người sư tu thật sự đó, còn nhóm kia thôbg đồng 1 phe với trụ trì ăn chặn ko chia đồng nào cho người kia.
Trụ trì thường xuyên tổ chức nhậu nhẹt quan hệ với quan chức trên tỉnh để tổ chức các hội này kia thu hút người về cúng kiếng. Sai t đi ra làng mua thịt, mua rượu cho mấy hắn nhậu, sai cho chó,, cho lợn ăn . xin thưa có cái cc t làm.
Sư tu thật sự kia thì thường xuyên bị đánh đập, bắt nạt, rất khổ sở. Vốn dĩ vụ việc này vẫn kéo dài bởi vì dân quanh đó hiền, biết nhưng không dám lên tiếng. Vậy theo các vị phật tử để yên, cúng kiến đều đặn cho các vị sư đó thì các vị có được phước gì hay có tạo nghiệp gì hay ko. Có câu, khi người tốt im lặng là cái xấu lên ngôi
Minh Nguyệt Bạn nói rất đúng luôn
AnnMay Kieu Amori mình nhớ có câu rằng ” bình thường tâm thị đạo”….., đôi khi lúc khó khăn phiền não, được bước vào một ngôi chùa làng nhỏ cổ kính thanh tịnh, được xin một bữa cơm chay và được nghe tiếng chuông buông bỏ, tiếng mõ đều đều, chừng ấy thôi cõi lòng cũng đủ cảm nhận sự bao la từ bi của Phật Pháp rồi!
AmoriT
AnnMay Kieu uhm nên nếu đến chùa vì tâm nên đến chùa nhỏ, có người tu thật sự
Phúc Kiến Amori bạn quả là đen khi gặp phải ngữ ấy, nhưng ko sao may mắn vẫn ở bên cạnh bạn ko là toác r kkk
Nguyễn Trọng Nhật Hoàng Hey bro
Những điều ông đang làm thực sự là cao quý
Tranh thủ đi trước khi bị cấm
Cầu nguyện phước lành cho ông !
Quan Jacky Mạt pháp
Ngân Vũ Thực sự mất lòng tin
Phạm Hải Hai ngàn năm trăm trước ma vương đả nói với phật rồi nó cảnh báo với phật là khi ngài quay trở lại độ người tôi sẻ cho con cháu của tôi mặc áo cà sa dả làm sư sải ở trong chùa sẻ ngăn cản ngài ko cho độ chúng sinh đúng thật chúng làm mọi cách để che đậyko cho quản bá giáo lý phật thế minh sư tại chúa và phật đều đang tại thế thật đáng thương cho một thế hệ
Hoa Quỳnh Rất đúng! Họ thao túng tâm lý mọi người, dùng thủ đoạn để thay đổi nhận thức, hành vi của người khác , nhằm mang lại lợi ích cho mình
Hiếu Trọng mình dùng trí tuệ mình luôn quan sát suy tư trong mọi tình huống
Bánh Mì Mấy cái Chùa to bây giờ giờ biến chất hết rồi. Toàn bắt dân phải làm lễ này lễ nọ, cúng tiền các kiểu thì họ mới giúp. Còn không thì đừng hòng đc tiếp đón nhé. Sư thì rõ là vô cảm
Bùi Hùng Vĩ Bạn này nói vô cùng hay thuyết phục, mình đã có cái nhìn nhận này từ rất lâu mà chưa được nghe ai nói. Bản thân đã mất niềm tin khi được vài vị sư ngoài thì tôn kinh, rao giảng sống như này như kia, đăng thanh đăng tịnh mà vẫn rủ đi chơi vui vẻ abc như bình thường.
Thu Hồng Ngọc Tôi cũng có những suy nghĩ như tác giả nài này, nhưng tôi theo đạo Phật ! Tôi thích giúp đỡ người nghèo , người cô thế , kẻ vấp ngã (cúng dường sau cùng, cứu nghẹt trước trong khả năng của tôi nhưng không bao giờ mong sự đáp trả vì tôi hiểu và thương họ như chính bản thân tôi)
Con Kien Nho Theo tôi thì , số đông gọi là Phật tử ko chịu tu huệ , ko coi kinh điển thì ngu si như biển , ngu si thì bị các thầy dẫn dắt , mất tiền mà chẳng có chút phước nào ,những người có trí họ nhận ra ngay đâu là tà sư
Van Nguyen Sư giờ tu tâm, tu đức, tu thân thì ít ,mà lợi dụng tôn giáo ,giả thần, giả quỷ làm tiền thì nhiều ,tôi mất thiện cảm với 1 số kẻ khoác áo thầy tu nhưng vơ vét tham lam ko khác j kẻ cướp trên mồ hôi công sức của dân nghèo,những kẻ đó ko xứng đáng để chúng ta tôn thờ .cái chúng ta cần là lý trí tỉnh táo tu từ tâm ,thấy nghèo xót thương mà chia sẻ giúp đỡ ,người thân yêu thương chăm sóc ,cha mẹ phụng dưỡng tôn kính ,đấy mới là phước báu thực .
Lài Mai Nam mô a Di Đà Phật
Nhân gian xảo trá lọc lừa
Người thật thì ít người lừa lại đông.
Muốn cho mở Trí hiểu thông,
Tâm mình gột rửa sạch bong bụi trần.
Gột bỏ cái tính tham lam,
Gột bỏ cái tính nóng càn sân si,
Gột bỏ ham muốn lợi danh,
Gột bỏ cái tính si tình gái trai
Mở lòng từ bi rộng lớn
Nỗi lời hoà ái với tất cả mọi người
Thương hết tất cả muôn loài
Công phu tu tập đặng phước duyên.
Hồi hướng tất cả mọi mọi chúng sinh
Đồng được hưởng niềm An Lạc
Không tư riêng lợi lạc ích kỷ
Mọi sự tùy duyên hoan hỷ
Làm việc thiện không mong cầu lợi lạc
Chỉ giúp được người qua cơn hoạn nạn là vui rồi
Hoan hỷ cúng dường không suy bì tính toán,
Những người hưởng sự cúng dường.
Mà tâm ích kỷ nhỏ nhen.
Không có lòng từ bi thương xót chúng sanh
Tranh đua đeo bám lợi danh
Dẫn dắt sai đường Chánh Pháp.
Thì mình hãy lặng yên.
Việc ấy của bề trên phân xử.
Có phước hưởng phước,
Có họa tự chịu
Chẳng ai chịu thay.
Việc gì mà lo nghĩ cho tổn phước thọ
Chúc tất cả mọi người
Quay về tìm lại Phật Tâm
Đẹp bỏ não phiền
Tâm từ bi rộng lớn
Cứu khổ ban vui cho muôn loài khi có thể
Tích lũy nhiều công đức
Phật tâm của mình xuất hiện
Mọi việc An Lành
Chánh tà, Ma, Phật có gì khó phân
Nam Mô A Di Đà Phật