Thế nào là “khẩu Phật tâm xà”?
Tôi là một thiếu tướng về hưu – Nguyễn Chu Phát, tôi có một ông bạn có chức, có quyền. Thấy ông cũng hay nghiên cứu, tôi xin nhắc lại là “nghiên cứu” về đạo Phật và có ngợi ca đôi lời . Ông hay khuyên tôi nên đọc kinh “Địa Tạng” và “Bát Nhã Tâm Kinh”.
Hầu như lần nào gặp tôi, ông cũng khoe mình theo đạo Phật nên chỉ muốn làm những việc thiện để phúc lại cho con cháu sau này.
Ông nói các cụ ta có câu:
” Nhất sinh hành thiện, thiện do bất túc!
Nhất nhật hành ác, ác tụ hữu dư.”
(Tạm dịch:
Cả đời làm việc thiện vẫn chưa đủ!
Một ngày làm điều ác, ác đã có thừa.)
Nên mình phải cố gắng làm theo để tích thiện cho con, cho cháu sau này. Ít lâu sau, ông đến gặp tôi đưa một đơn tố giác cán bộ cấp trên, và yêu cầu tôi cùng kí vào đơn. Ông nói:
– Bây giờ cậu ta cứ lên cấp vù vù, tiền vào như nước, còn mình thì cứ lẹt đẹt, toàn danh hão. Trong đơn tố giác ông nêu ba tội:
+ Quan hệ nam nữ bất chính.
+ Tham nhũng.
+ Chuyên quyền độc đoán.
Đơn tố giác cả ba tội danh trên đều có chữ kí bịa, địa chỉ bịa, chứng minh nhưng cũng chỉ chung chung, không ai có thể xác minh được. Đơn tố giác cả ba tội danh trên đều có chữ kí bịa, địa chỉ bịa, chứng minh nhưng cũng chỉ chung chung, không ai có thể xác minh được.
Tôi nói:
– Ông ấy là người tốt, không có ba tội danh như ông liệt kê đâu.
Ông bạn tôi cười đáp:
– Ông ngu lâu, viết như thế thì tội mấy nặng, mới gọi là tố giác. Hơn nữa đã gọi là thư nặc danh thì bịa thế nào chả được.
Tôi bảo:
– Anh theo Phật mà làm điều ác, dựng chuyện, bịa đặt, vu khống cho người ta như thế thì coi sao được? Ác quá!
Lúc này tôi mới giật mình để ý, ông bạn tôi nhếc mép cười nham hiểm, nhàn nhạt nói:
– Tôi hỏi là để thăm dò xem ông theo phe nào? Còn cái đơn này hay tương tự kiểu như này tôi đã gửi đi bốn, năm cái rồi. Mỗi đơn tôi viết một cách khác nhau, một kiểu khác nhau.
Tôi quá bất ngờ, chỉ biết thốt lên:
– Ác tụ hữu dư!
Anh ta quay sang cãi:
– Tôi đọc kinh Phật chỉ là để biết thế thôi! “Nhân quả” với chả “Báo oán”, tôi chẳng tin gì cả! Với lại bây giờ chuyện như này thì nhan nhản, cứ vu cáo vào ai đương chức cũng trúng, tội nhiều ít làm sao mà người ta biết được? Phải cho bọn nó một phen…
Dáng vẻ ông ta lúc này rất ngạo mạn, hành vi thì hiểm độc vì ỷ mình cũng có ô dù.
Đơn tố giác của ông gửi đi mà mãi không có lay chuyển gì? Vì ở trên cũng tìm ra đây là đơn nặc danh, họ không thèm để ý truy xét…
Bẵng đi một thời gian, ông ấy đến gặp tôi, nét mặt già đi trông thấy, tiều tụy, hốc hác… Ông ấy nói với tôi, vừa thiểu não, vừa hoảng hốt cầu cứu:
– Mình nhận được tin đứa con trai duy nhất đang ở bên Mỹ bị tai nạn, đang nằm viện. Bạn nó điện về không rõ sống chết thế nào? Mình đang chuẩn bị sang bên ấy thì cơ quan an ninh gọi lên cảnh báo: ” Ông có thư tố giác là tham gia tổ chức chống phá Nhà Nước, có tên trong danh sách trên mạng”! Mình bất ngờ quá quát lên: “Toàn là chuyện bịa đặt!”
Giải thích, cải chính mãi chưa thuyết phục được cơ quan an ninh, họ còn nói: “Nếu không thừa nhận và hối cải thì còng số tám đang chờ đấy!”
Kể với tôi xong ông quỵ xuống kêu lên:
– Trời ơi!!! Sao cái đứa nào nó bịa đặt mà ác thế???
Tôi bủn rủi tay chân, ruột gan nóng như lửa đốt, mồ hôi lạnh toát ra, có lẽ:
“Tôi phải theo Phật học lại luật nhân quả!”
(Trích “Nhân Quả Tập Truyện” của Thiếu Tướng Tiến Sĩ Nguyễn Chu Phác)
_________________________________
Lạm bàn :
Những đạo lý của Thánh hiền để lại cho thế nhân không ít, xong người đời cũng không phải ai cũng có duyên mà đọc được. Một số người khi gặp được đạo lý Phật Pháp vừa thâm sâu vừa gần gũi, thì cảm thấy rất thích, ấy là điều đáng mừng, vì đã bước qua được cửa ải thứ nhất.
Ây nhưng mừng không bao lâu thì… cửa ải thứ hai liền ập đến. Ấy là đạo lý đọc mà thích được đã khó, đem cái đạo lý ấy áp vào cuộc sống, bắt mình phải hành động đúng theo thật là khó gấp ngàn lần khi đọc. Và rất nhiều người tìm hiểu Phật Pháp đã gục ngã ở cưả ải thứ 2 này.
Họ có thể nói về đạo lý thao thao bất tuyệt, soi người A hay sai ở lỗi này, bắt bẻ người B làm không đúng với Đạo ở lỗi kia, nhưng chính bản thân họ… họ không thể sống theo được như đạo lí, tham sân si trong lòng vẫn không chịu sửa, lỗi lầm bản thân không chịu nhận ra, mà như thế thì… đôi tay, cái miệng vẫn tạo nghiệp không ngừng nghỉ. Mọi đạo lý của họ dừng ở những “lời nói gió bay”, chỉ là lí thuyết suông.
Thế thì làm sao thoát được Nhân quả ? Nghiệp báo đổ xuống, lí thuyết suông đâu có tác dụng gì ?
Thật đáng tiếc, vì họ giống như người tìm được kho báu mà không thể đem ra bán lấy tiền mà sử dụng, ở giữa kho báu mà phải chịu chết đói vậy.
Hữu duyên đọc được dòng này, xin bạn hãy nhớ, Đạo lý Phật dạy, đó là để mỗi người đem ra mà sửa lại chính mình, tự tạo cho mình một con đường mới để tiến đến được một tương lai sáng lạng hơn. Và điều đó chỉ đến, khi ta bắt đôi tay mình, bắt cái miệng của chính mình, phải tuân theo Đạo lý !
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi các bài viết – bình luận và chia sẻ rộng rãi. Cầu cho ánh sáng của chư Phật luôn soi sáng tâm hồn các bạn !
Nam Mô A Di Đà Phật ! __()__
FB Tu học mỗi ngày –