Thế nào là Phước hữu lậu – Phước vô lậu?
Phước hữu lậu – vô lậu là gì?
Hữu là có.
Vô là không.
Lậu là sự rò rỉ, là sự thấm, sự tươm ra.
- Phước hữu lậu là phước có giới hạn và khi hưởng sẽ hết. Do đó nói rò rỉ, là vì khi hưởng chúng sẽ vơi cạn dần. Giống như cái thùng nước, nếu thùng không kín đáy mà bị rò rỉ, thì sẽ dần dần cạn nước.
- Phước vô lậu thì ngược lại với phước hữu lậu, chúng là vô tận, vô hạn, không bị rò rỉ, hưởng mãi, hay cho ai mãi mãi cũng không hết.
Đây là cái phước trong tâm linh, cực kì quan trọng và thiết yếu.
Nếu một người tu mà không có cái phước này thì rất khó mà ngộ đạo được.
Tại sao lại có phước hữu lậu?
Phước hữu lậu vốn dĩ có là do ta trồng nhân hữu lậu.
Vậy thế nào là nhân hữu lậu?
Cũng giống như trên , chỉ khác chữ nhân, nghĩa là lúc ta gieo ra.
Ví dụ :
Với một người tây phương, hoàn toàn không tu .
Anh này có lòng nhân hậu, và cả đời anh đều đi làm từ thiện, giúp đỡ người khó khăn.
Đây là anh đang trồng nhân hữu lậu.
Qua kiếp sau, quả báo chín mùi và trổ ra, anh trở nên rất giàu có. Giàu có nhiều tiền, nhưng không biết đạo lý tu, không biết Phật pháp.
Thế là anh đi du lịch, anh hưởng thụ hạng sang. Và đến giữa đời hết phước. Sự nghiệp kinh doanh trở nên khó khăn, và anh nghèo trở lại.
Qua ví dụ trên rõ ràng ta thấy phước anh đã rò rỉ như thế nào.
Tại sao lại có phước vô lậu?
Cũng như trên, là do ta trồng nhân vô lậu.
Ví dụ :
Có một số cách tạo nhân vô lậu, để ta có phước vô lậu , và ta sẽ chứng đạo trong kiếp này hay trong các kiếp tới:
1. Khi ta đọc những lời kinh Phật dạy, và ta hiểu rất rõ ràng, sâu sắc. Sau đó ta áp dụng vào việc tu hành, cũng như trong đời sống. Và ta thấy cuộc đời mình rất tốt đẹp, hạnh phúc may mắn.
Vì thế, khi ta nhìn tôn tượng Phật, hay trong lúc lạy Phật. Tự nhiên lòng ta phát sinh lòng biết ơn vô hạn và sự tôn kính. Ngay đây, nhân vô lậu hình thành, và phước vô lậu đã hiện hiện. Chỉ chờ đủ nhân duyên là ta sẽ đắc đạo.
2. Một ví dụ nữa :
Khi ta thấy một Bậc cao tăng đi ngang qua, trước dung mạo uy nghi, đạo hạnh. Thế là ta xúc động, kính trọng, ta đến đảnh lễ hay cúng dường Ngài bữa ăn. Nếu Vị này đã chứng A La Hán. Thì phước cúng dường và sự kính trọng này sẽ là nhân vô lậu, giúp ta đắc đạo trong những kiếp tới.
3……..
4……..
Và vẫn còn rất nhiều nhân vô lậu nữa.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư Sĩ Nhuận Hòa
Xem thêm:

FB: Tu học mỗi ngày