THIỀN ĐẠI TOÀN THIỆN LÀ GÌ?
Là toàn thiện ngay từ cái lúc bắt đầu, chứ không phải con thiền để đạt tới cái toàn thiện hơn. Thiền để không phải con trở thành một cái gì đó xịn hơn cái con đang có vì ngay từ bây giờ con đã xịn rồi.
Tỏa chiếu rạng rỡ của Biết thì có gì mà không xịn? Nó chỉ không xịn ở trong suy nghĩ mà thôi. Suy nghĩ bảo rằng “nó không xịn”; bảo “thế này thì chết”, đúng không? Nhưng mà chết thì sao? Chết rất rạng rỡ mà. Biết bao năm sư phụ giảng, thường dạy 5-7 năm mới ra cái đoạn này. Bây giờ dạy luôn cho con biết còn con hấp thụ được bao nhiêu là do duyên, là do ý “cha” đúng không? “Cha” cho hấp thụ bao nhiêu thì hấp thụ được bấy nhiêu.
Khi con nhìn thế giới như vậy thì bệnh tật nó không còn là kẻ thù của con nữa. Bệnh tật sẽ biến thành bạn. Khi xem bệnh tật là bạn thì con không cần thực hành để thoát khỏi bệnh tật nữa, đúng không? Tại sao phải thoát khỏi một thứ vốn luôn rạng rỡ? Con chỉ thực hành để làm quen với sự thật mà thôi.
Thiền là gì? Là con làm quen với cái sự thật mà sư phụ nói. Nhưng khi con rời khỏi lớp này 5 phút là gì? Sự giả lại văng vẳng bên tai và một lúc sau, con quên béng mất cái sư phụ nói. Vậy thiền là làm quen với cái đấy, chỉ vậy thôi.
Thiền là những cách khác nhau để con làm quen với cái sự thật chứ không phải thiền là để biến con từ một người bệnh thành hết bệnh. Cũng không phải thiền để biến một cái người đang đánh nhau với bệnh tật chiến thắng bệnh tật. Không cần chiến thắng bệnh tật, không cần hết bệnh luôn.
Con sẽ dần làm quen với việc bệnh tật chỉ là tỏa chiếu rạng rỡ của Biết, thì đấy gọi là thiền. Không chỉ bệnh tật mà bất hạnh, rủi ro, người yêu phản bội đi chơi với người khác… tất cả đều là toả chiếu rạng rỡ của Biết. Sợ chưa? Nhưng con đồng ý không?
Suy cho cùng mọi thứ: hình ảnh, âm thanh, suy nghĩ,… con có thấy rằng đều hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết hay không? Nó có rạng rỡ không? Khi nhìn nhận ở ở góc độ đó thì bất kì chuyện gì xảy ra cũng vô cùng rạng rỡ.
(Trích “Bệnh tật là cái gì?” HN 07/2021)
Cái Thấy và Thiền định Đại Toàn Thiện
Kính lễ Đạo sư,
Cái thấy và Thiền định Đại toàn thiện có thể được diễn giải bằng nhiều, nhiều cách, nhưng đơn giản việc duy trì tinh túy của sự nhận biết trong hiện tại gồm chứa tất cả chúng.
Tâm của con không thể tìm thấy ở đâu khác.
Nó chính là bản tính của sự suy nghĩ từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác.
Hãy nhìn một cách trần truồng cốt lõi của sự suy nghĩ này và con sẽ tìm thấy sự nhận biết hiện tại, ngay tại nơi con ở.
Tại sao lại phải chạy theo các suy nghĩ, chúng chỉ là những gợn sóng bề mặt của sự nhận biết hiện tại?
Hơn thế, hãy nhìn thẳng vào bản tính trần truồng, trống rỗng của các ý nghĩ; khi đó sẽ không có nhị nguyên, không người quan sát, không có gì được quan sát.
Đơn giản chỉ nghỉ ngơi trong sự nhận biết hiện tại trong suốt và bất nhị này.
Hãy như đang ở nhà mình trong trạng thái tự nhiên của sự đơn giản hiện diện, chỉ đang là, không làm cái gì đặc biệt cả.
Sự nhận biết hiện tại thì trống rỗng, rộng mở và sáng tỏ; nó không phải là vật chất cụ thể, nhưng cũng không phải là không có gì cả.
Trống rỗng, nhưng hoàn toàn nhận biết, sáng tỏ, tỉnh thức.
Giống như, thật kỳ diệu, không bởi cố gắng để nó trở nên nhận biết, mà là nhận biết tự có, sự nhận biết liên tục hoạt động.
Hai mặt này của sự nhận biết hiện tại hay Rigpa – tính trống rỗng của nó và tính nhận biết (sáng tỏ) của nó – là không thể phân chia.
Trống rỗng và sáng tỏ (nhận biết) là không thể chia tách.
Chúng không có hình tướng, giống như không có gì cả, không nắm bắt được, không sinh ra, không mất đi; nhưng thoáng đãng, sáng rõ, sống động.
Không có gì cả, nhưng thật tuyệt diệu!, tất cả mọi thứ được kinh nghiệm một cách kỳ diệu.
Đơn giản là nhận ra nó.
Nhìn vào tấm gương huyền ảo của tâm và thưởng thức sự trình diễn kỳ diệu vô tận này.
Với sự chánh niệm liên tục, chú ý, duy trì sự nhận thức về tính giác trống rỗng, rộng mở, sáng tỏ.
Đừng tu tập gì khác.
Không có gì khác để làm, hoặc để sửa lại.
Hãy để nó tiếp tục tự nhiên.
Đừng làm hỏng nó bằng điều khiển, kiểm soát, can thiệp vào nó, hay lo lắng xem mình đang đúng hay sai, hoặc đang có sự thiền định tốt hay tồi.
Hãy để nó như nó là, và nghỉ ngơi cái tâm mệt mỏi của mình.
Sự sáng tỏ tối thượng của Pháp thân – sự thật tuyệt đối – thì không có gì hơn là chính bản tính của cái tâm bình thường không trù tính hay sắp xếp gì này.
Đừng tìm Đức Phật ở đâu khác.
Nó không là gì khác ngoài cái bản tính của sự nhận biết hiện tại này.
Đó là vị Phật ở bên trong.
Có vô số giáo pháp.
Có vô số đối trị cho nhiều dạng khác nhau của các căn bệnh tâm linh.
Có rất nhiều ngôn từ về giáo lý bất nhị của Đại Thủ Ấn và Đại Toàn Thiện.
Nhưng gốc rễ, trái tim của mọi thực hành đã được bao gồm ở đây, đơn giản duy trì bản tính sáng tỏ tự nhiên của sự nhận biết hiện tại này.
Nếu con tìm ở đâu khác một cái gì tốt hơn, một vị Phật siêu việt hơn sự nhận biết hiện tại này, con đang đánh lừa chính mình.
Con đang bị trói buộc, vướng mắc vào dây gai của hi vọng và sợ hãi.
Vì vậy hãy từ bỏ chúng! Đơn giản duy trì sự tỉnh giác hiện tại, khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác.
Sự tận hiến, lòng từ bi và hoàn thiện các đức hạnh và trí tuệ là những phương pháp hỗ trợ quan trọng nhất để hoàn thành giáo lý bất nhị trần truồng này về sự nhận biết hiện tại, Pháp thân tự có.
Vì vậy hãy luôn tận hiến mình cho việc thực hành giáo pháp để làm lợi lạc cho người khác và áp dụng thân, khẩu, ý của mình vào những gì đức hạnh và lành mạnh.
Mong điều lành tăng trưởng.
Mong mọi chúng sinh đều an lạc!
Đức Jamgon Kontrul Rinpoche đệ nhất.
Jamgön Kongtrül Lodrö Thayé (1813-1899)
Dịch bởi Rangxi Sangbo Rinpoche
WHAT IS GREAT PERFECTION MEDITATION?
It is to recognize that everything is perfect from the very beginning. It is not to meditate to achieve something more perfect. You do not meditate to become something better than what you are. Because right now you are already perfect.
What isn’t glorious about the radiance of Awareness? It is not glorious only in thoughts, because thoughts say so. “It is not alright if I do this”, thoughts would say. But the question is: what is so bad about not being alright? Not being alright is also glorious!
When you view the world as such, diseases are no longer your enemy. They instead become your friend. When diseases become your friend, you no longer practice to escape from them. Why try to escape from such a glorious situation? You just practice to get used to the truth!
What is your meditation? You get used to the truth. After you leave this class for five minutes, deceptions start spewing garbage in your ears again. After a while, you forget about the truth that I tell you. Thus, meditation is the many ways to help you get used to the truth. Meditation is not to change you from a diseased person to a disease-free person. It is also not to turn you into a person battling their diseases, or conquering their diseases as there is no need to conquer diseases.
So, what are you getting used to? That illness is just Awareness’ glorious radiance. That’s called meditation.
And not just diseases in general: unhappiness, risks, betrayal from your partner, etc. All of these things turn out to be just Awareness’ glorious radiance. Isn’t that amazing? After all, are they not just images, sounds, thoughts, and contents that are radiated from Awareness and dissipate into Awareness? When you look at it that way, that is very glorious.
,
Trong Suốt
(Quoted from the talk “What is the nature of diseases?” Hanoi July 2021. Translated by Nguyen The Tu Dat)
Xem thêm các bài viết liên quan:
Tánh Biết – Tính Không
Một bình giảng ngắn về ba lời tuyên bố của Garab Dorje
do Đức Dudjom Rinpoche
I. Về sự trực tiếp đưa vào bản tánh của chính mình:
Cái tỉnh giác tươi mới hiện tiền này của khoảnh khắc hiện tại, siêu vượt mọi tư tưởng liên quan đến ba thời, chính là cái tỉnh giác bổn nguyên hay trí huệ (ye-shes) bổn nguyên, nó là tánh Giác (rig-pa) tự tại. Đây là sự trực tiếp đưa vào bản tánh của chính mình.
II. Về quyết định dứt khoát ở trong trạng thái độc nhất này:
Bất cứ hiện tượng nào của Sanh tử và Niết bàn biểu lộ ra, tất cả chúng đều hiển hiện trò chơi của năng lực hay tiềm năng sáng tạo của tánh Giác tự tại trực tiếp của chính mình. Bởi vì không có cái gì ra khỏi cái này, người ta cần liên tục ở trong trạng thái của tánh Giác kỳ diệu và độc nhất này. Bởi thế, người ta phải quyết định dứt khoát ở trong trạng thái độc nhất này cho chính mình và phải biết rằng không có gì hiện hữu ngoài Cái Này.
III. Về liên tục trực tiếp tin vào giải thoát:
Bất cứ tư tưởng thô hay tế nào khởi lên, chỉ bằng nhận biết bản tánh của chúng, chúng sanh khởi và tự-giải thoát đồng thời trong cảnh giới bao la của Pháp thân, nơi đó tánh Không và tánh Giác không một chút tách lìa. Bởi thế, người ta cần liên tục tin ngay vào sự giải thoát của chúng.
Dịch bởi Vajranatha Baudhnath, Nepal, 1978

Xem thêm các bài Trà đàm Trong Suốt về :
SỨC KHỎE – SINH TỬ