Thiên Nhãn
Thiên Nhãn nghĩa là gì?
Thiên Nhãn có nghĩa là “mắt của Trời”. Thông thường biểu tượng này tượng trưng cho Thượng đế toàn năng, thấu rõ tất cả những hành vi của con người. Biểu tượng này tìm thấy ở cả các nền văn minh phương Tây lẫn phương Đông
* Nguồn gốc
– Thiên Nhãn xuất hiện khi vũ trụ hình thành, tượng trưng cho ánh Đạo quang từ bi thiên lương sáng soi khắp cả vũ trụ.
– Thiên Nhãn thị hiện nơi Bạch Ngọc Kinh phía trước ngôi Thái Cực Đại Linh Quang, là hình ảnh tượng trưng của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế.
* Hình dạng và các tính chất đặc trưng
– Thiên Nhãn mang dáng dấp của mắt trái, vì trái tượng trưng ngôi Dương, phải tượng trưng ngôi Âm. Vì thế Thiên Nhãn hiển thị mắt trái ý chỉ về sự vận hành của vũ trụ mang tính dương, sinh sôi nảy nở, phát triển tinh tấn ngày thêm tận thiện tận mỹ.
– Thiên Nhãn thị hiện nơi đâu thì báo hiệu nơi ấy có nền Chân Đạo xuất thế. Ánh Đạo quang chiếu diệu xua tan bóng tối vô minh, đem lại sự thật, sự cứu rỗi cho chúng sinh đang trong cảnh khổ não khốn cùng.
– Có nhiều nơi trên thế giới dùng biểu tượng Thiên Nhãn để tôn thờ Đấng Tạo Hóa, tánh thiên lương minh chánh, trí tuệ từ bi của bậc giác ngộ.
* Thiên Nhãn của Đạo Cao Đài.
Thiên Nhãn là biểu tượng tín ngưỡng thờ Đức Thượng Đế Chí Tôn của Đạo Cao Đài.
– Vào khoảng năm 1921, sau khi được tham dự mấy đàn cơ Tiên, ông Ngô Văn Chiêu được Tiên Ông dạy suy nghĩ biểu tượng để thờ. Ông suy nghĩ nhiều lần nhưng chưa ra, lại nguyện với Tiên Ông xin cho ông thấy dấu hiệu nào có thể thờ được. Sau đó ông được nhìn thấy một Thiên Nhãn xuất hiện giữa không trung, sáng soi với đủ hình ảnh Nhật Nguyệt Tinh. Ông hỏi Tiên Ông có phải muốn ông chọn biểu tượng Thiên Nhãn để thờ thì Tiên Ông nói phải. Từ đó ông Ngô văn Chiêu vẽ hình Thiên Nhãn và thiết lập bàn thờ tại tư gia của mình.
– Năm 1926 Đạo Cao Đài được thành lập, biểu tượng Thiên Nhãn được dùng làm hình tượng thờ chính thức ở các thánh sở cũng như Thiên Bàn tại tư gia.
– Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy các vị tiền bối Cao Đài làm một quả Càn Khôn có màu da trời, trên ấy vẽ Thiên Nhãn cùng 3072 ngôi sao để thờ nơi Tòa Thánh Tây Ninh.
* Ý nghĩa việc thờ Thánh Tượng Thiên Nhãn
Lời dạy của Đức Cao Đài Thượng Đế về việc thờ Thiên Nhãn
” Tại sao Thầy lại biểu các con tạo hình Thiên Nhãn mà thờ, không dạy thờ hình tượng như các tôn giáo khác ?
Thầy vốn là Hư Vô Chi Khí, không giống cái chi hết. Các con chớ tạo hình Thầy mà thờ.
Trời là Lý, thì Lý ấy rất thông linh bao quát Càn khôn Thế giới. Thầy đâu phải có xác phàm như các con mà tạo hình thể như các con.
Nên chi, thờ Thiên Nhãn là thờ Thầy.”
….….
“Chưa phải hồi các con biết đặng tại sao vẽ Thánh Tượng Con Mắt mà thờ Thầy, song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh:
Nhãn thị chủ Tâm
Lưỡng Quang chủ tể
Quang thị Thần
Thần thị Thiên
Thiên giả ngã dã
Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày Ðạo bị bế. Lập Tam Kỳ Phổ Ðộ nầy, duy Thầy cho Thần hiệp Tinh Khí đặng hiệp đủ Tam Bửu là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh.
Các con nhớ nói vì cớ nào thờ Con Mắt Thầy cho chư Ðạo hữu nghe.
Phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, từ ngày Ðạo bị bế, thì luật lệ hỡi còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên đình mỗi phen đánh tản Thần không cho hiệp cùng Tinh Khí.
Thầy đến đặng hườn nguyên Chơn Thần cho các con đắc Đạo.
Con hiểu “Thần cư tại Nhãn”.
Bố trí cho chư Ðạo hữu con hiểu rõ. Nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó.
Thầy khuyên con mỗi phen nói Ðạo, hằng nhớ đến danh Thầy.”
………………
Thờ Thiên Nhãn tại nhà là đặng chi?
Chư môn đệ nghe.
Phần nhiều trong các con chẳng để lòng thờ kính Thầy, tưởng cho đem thờ Thầy vào nhà là chủ ý cầu một việc lợi riêng chi cho gia quyến vậy thôi, chớ chẳng hiểu là một nguồn trong sạch để rửa các lỗi phàm tục của các con.
Nhiều đứa lại còn mờ hồ, đã thờ Thầy mà còn chưa chắc ý rằng thờ đặng chi, và mở Đạo có ích gì?
Than ôi! Ðã bước chân vào đường Đạo hạnh mà chẳng để công tìm kiếm, học hỏi cho rõ ngọn nguồn, thì làm phận sự môn đệ như thế có ích chi cho nền Thánh đâu?
Đạo Trời khai ba lượt, người tục lỗi muôn phần, sanh đứng vào vòng thế cuộc, chưa biết mình đã lãnh một vai tuồng, đặng chờ lúc kết quả hồn quy Thiên ngoại, lánh khỏi xác phàm trở về nơi khởi hành mà phục các điều đã thi hành giữa sân khấu là chốn trần ai khốn đốn này. Phận chưa xong phận, thân chẳng nên thân, thân phận lo tính chưa rồi, còn mong mỏi chi dụng mình vào đường Đạo đức để cho có ích chung nữa đặng.
Lương tâm của các con là một khiếu thiêng liêng của Thầy ban để sửa trị riêng các con trong đường tội lỗi và ban thưởng trong việc nhơn đức. Làm một việc phải tức là do nơi ý Trời, phạm một nét vạy tà là cải nơi Thiên Luật.
Phải quấy Thần Thánh vẫn chép biên, thưởng phạt duy đợi ngày chung cuộc.
Khá biết lấy.
Trích từ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển
Trích Thánh Ngôn Hiệp Tuyển – Đạo Cao Đài:
Ngày 12-8-Bính Dần (dl 17-9-1926) tức là trước ngày Đại Lễ Khai Đạo 15-10-Bính Dần (DL 19-11-1926) một khoảng thời gian gần 2 tháng, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy Ngài Phối Sư Thái Bính Thanh làm một Quả Càn Khôn để thờ Đức Chí Tôn nơi Bát Quái Đài, xin trích ra như sau:
“Bính!
Thầy giao cho con lo một Trái Càn Khôn, con hiểu nghĩa gì không?
Cười…
Một trái như trái đất tròn quay, hiểu không:
Bề kính tâm ba thước ba tấc (3m30) nghe con, lớn quá, mà phải vậy mới đặng, vì là cơ mầu nhiệm Tạo Hóa trong ấy, mà sơn màu xanh da trời, cung Bắc Đẩu và tinh tú vẽ lên Càn Khôn ấy.
Thầy kể Tam thập lục Thiên, Tứ Đại Bộ Châu ở không không trên không khí, tức là không phải tinh tú, còn lại Thất thập nhị Địa và Tam thiên Thế giới thì đều là tinh tú. Tính lại 3072 ngôi sao. Con phải biểu vẽ lên đó cho đủ. Con giở sách Thiên văn Tây ra coi mà bắt chước.
Tại ngôi Bắc Đẩu, con phải vẽ hai cái bánh lái cho đủ và sao Bắc Đẩu cho rõ ràng. Trên vì sao Bắc Đẩu, vẽ con Mắt Thầy, hiểu chăng?
Đáng lẽ trái ấy phải bằng chai, đút trong một ngọn đèn cho nó thường sáng. Ấy là lời cầu nguyện rất quí báu cho cả nhơn loại Càn khôn Thế giới đó, nhưng mà làm chẳng kịp thì con tùy tiện, làm thế nào cho kịp Đại hội, nghe à!”
….……..
Trích từ Bút ký quyển 1 của Đức Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu
………………
Thiên Nhãn tuy là Chí Tôn dạy ta vẽ ra mà thờ kỉnh Chí Tôn nhưng lại có dạy treo một ngọn đèn gọi là Thiên Đăng để chiếu rọi vào Thiên Nhãn, tức là Thánh Ý Chí Tôn muốn trạng thái cái nguồn cội của sự sáng suốt thông minh gọi là ánh Thái Cực vốn từ buổi khai Thiên.
Chí Tôn đã phân định:
Nhứt khí hư vô chia đôi ra gọi là phân lưỡng nghi. Xẻ tư ra gọi là sanh Tứ tượng, rồi lại phân tám ra gọi là biến Bát quái
Bát quái vẫn là tám đẳng hào quang gọi là Bát Phẩm Chân Hồn:
- Phật hồn
- Tiên hồn
- Thánh hồn
- Thần hồn
- Nhơn hồn
- Cầm thú côn trùng hồn
- Thảo mộc hồn và
- Vật chất hồn
Vì đó nên Chí Tôn chỉ giáo hai câu đối nầy:
“Bát phẩm chơn hồn tạo thế giái, hóa chúng sanh, vạn vật hữu hình tùng thử Đạo.
Quái hào bác ái định càn khôn, phân đẳng pháp, nhứt Thần phi tướng trị kỳ tâm.”
Sơ giải rằng:
Tám bậc linh hồn gầy nên cõi đời, biến thành chúng sanh là muôn vật có hình dõi theo gương Cơ Tạo.
Ánh sáng trọn lành định an võ trụ, đặt bày ngôi thứ, do một Đấng vô ảnh phán đoán nơi cõi lòng.
Vậy thì Bát quái vốn là tám hào quang, tùy sự cao hạ mà định phân ngôi thứ ra tám bậc, cho nên Chí Tôn mới là Bát phẩm chơn hồn…
……………..
* Thiên Nhãn được nhắc đến trong cơ bút thi văn
– Cơ bút của Đức Diêu Trì Kim Mẫu
Treo đai ngọc đền vàng Long Hội,
Ớ con hiền bước vội đài sen.
Con ôi! Đây Mẹ đốt đèn,
Gắng đi tận đến bệ tiền Trời ban.
Người làm việc gian nan lắm nỗi,
Người thảo ngay sớm tối khổ đau.
Ma vương chen lấn Đạo Cao,
Đốt đèn trí huệ, đừng nao tấc lòng.
Nhớ hai chữ Đại Đồng nơi dạ,
Rằng thệ đường một ngả không hai.
Quyết đi tận đến kỳ khai,
Vào trường Long Hội gặp ngày định phân.
Con dầu gặp trăm lần cay đắng,
Nguyện với Thầy dìu dẫn giùm con.
Chẳng cho đạo đức hao mòn,
Chẳng cho mực lộn với son đổi màu.
Trống đã giục con nào lơi dạ,
Thúc hối mau bươn bả kịp kỳ.
Bóng đèn dẫn đến trường thi,
Lẽ nào con lại tách đi về đời.
Tay rạch đất con ôi trẻ nhớ,
Ngước mặt lên phú có cao xanh.
Con ghi nơi dạ làm lành,
Dốc lòng đoạt đặng bảng danh đại đồng.
Nay con nắm ấn rồng Thượng Phụ,
Ngậm phù linh đặng giữ lòng con.
Trăm năm con cứ giữ tròn,
Nếu con bội tín, thân con tan tành.
Nhớ Mẹ già cung xanh đợi trẻ,
Tả tâm thơ thỏ thẻ bên con.
Bài nầy Mẹ chép bút son,
Để làm kỷ niệm cho con học đòi.
Gặp cảnh khổ cho con bớt khổ,
Dầu lao tâm ấy số tiền căn.
Lời Thầy đã có dặn rằng,
Hữu chung hữu thủy đạo hằng đừng sai.
Lòng con nguyện Cao Đài gắng sức,
Diệt khảo lòng nắn đúc chí con.
Ấy là bài học để lòng,
Gặp khi nghịch cảnh long đong con phòng.
Hễ quên Mẹ, muốn trông thấy Mẹ,
Ngâm bài nầy có lẽ khuyên lòng.
Dặn con nhớ giống nhớ dòng,
Nhớ cùng bạn Đạo nhớ trong cảnh buồn.
Tình anh chị thịt xương một loại,
Hễ thương Thầy thì phải mến nhau.
Biết rằng không phải rún nhau,
Mà Thầy đem lại đổi trao mối tình.
Con thương Mẹ con nhìn lấy nước,
Ắt lòng con phải nhớ giống nòi.
Nhớ rằng thảo chúa ngay tôi,
Khuông phò đạo đức phục ngôi đại đồng.
Họa chữ Tâm trên dòng Thiên Nhãn,
Cho Ma vương chẳng dám lăng loàn.
Để con đường thẳng bước sang,
Khỏi ai trì kéo đặng an tinh thần.
Ve dáo dác xa gần rủ bạn,
Nhớ chị em lai láng lòng trông.
Nữ Nam coi cũng một dòng,
Trên Thầy giáo hóa tấc lòng không sai.
Ơn đức ấy con nay chạm dạ,
Đặng con lo đền trả đức nầy.
Mãn rồi lại hiệp cùng Thầy,
Giáo Tông sắc mạng tại nầy năm châu.
Trời đã tối cung lầu trống đổ,
Các thú chim tìm tổ nghỉ ngơi.
Các con thì cũng đua bơi.
Kẻo khi trễ bước ắt thời tối tăm.
Nguyện chí một dốc tầm chơn lý,
Không sai lòng nản chí người tu.
Dầu cho mưa nắng dãi dầu,
Thân con phú có trăng thu soi giùm.
Một lòng trọn thủy trọn chung,
Mực đen giấy trắng thệ lòng đừng sai.
– Cơ bút của Lục Nương Diêu Trì Cung
Nương Huệ Kiếm đoạn vòng oan nghiệt,
Thủ Thanh long đặng diệt tà tinh.
Thuyết đàn đã trổi thinh danh,
Thổi loa giục thức chúng sanh giấc nồng.
Đại Đạo mở Trời đông cứu thế,
Nắm tay nhau đoàn thể dắt dìu.
Tây đoài ác xế chín chiều,
Rừng hoang lạc bước ắt nhiều thú hung.
Nhìn Thiên Nhãn Huyền Khung Thượng Đế,
Mặc Đạo y dụng kế độ đời.
Tam Kỳ tự chủ là Trời,
Diệu huyền giáng bút để lời dạy khuyên.
Khá xem lấy tích Tiên sử Phật,
Trải thân cho gió dập mưa dồi.
Biển trần mặc sức sóng nhồi,
Từ thuyền tuông lướt giữa đời cứu dân.
Quan Thánh Đế Huỳnh cân dẹp giặc,
Trừ nịnh tà gian tặc giúp đời,
Xuân Thu bỉnh chúc nước người,
Giữ tròn nhơn nghĩa muôn đời sử nêu.
Lục Nương chị liều mình cứu nước,
Quân nghịch thù mua được thiêu thân.
Cũng vì thương nước thương dân,
Cầm binh lướt trận tấm thân sá gì.
Em lựa phải hờn chi tiếng quở,
Lo tìm phương ăn ở vừa người.
Vàng cao nào sợ lửa vùi,
Lửa cao đem thử vàng mười đẹp xinh.
Chị đến tỏ thiệt tình em rõ,
Luật Thiên điều mắc mỏ lắm thay!
Tùy lòng Cơ Tạo đổi xây,
Dùng phương thử thách dở hay mất còn.
Cơn bão tố thuyền con thủ phận,
Để chờ cơn tan trận phong ba.
Nương Thuyền Bát Nhã vượt qua,
Biển êm sóng tạnh mới ra giữa dòng.
Cơn gió vụt thuyền bong hải ngoại,
Phải lẹ tay bịn lấy dây lèo.
Giữ gìn tay lái tay chèo,
Giông to gió giật thân bèo sóng xao.
Chịu xuống thấp trồi cao mặt sóng,
Thương thân bèo bợn đóng rêu bao.
Nhọc nhằn thân chịu sóng xao,
Ngửa nghiêng vì nước, lao đao vì Trời.
Em khá nghiệm những lời chị tỏ,
Xét cho cùng hiểu rõ thi hành.
Chị thương em lắm nhọc nhằn,
Thấy thân em khổ chẳng đành làm thinh.
Em muốn đặng thân vinh Cực Lạc,
Phải chịu cơn gió tạt sương lồng.
Quản chi đông lạnh thu nồng,
Gìn tròn trách nhậm, đảo Bồng sau chung.
Cây muốn tịnh nhành rung vì gió,
Trăng ánh mờ mất tỏ vì mây.
Trái oan buộc chặt vì dây,
Cũng vì phàm thể nhục thây giục người.
Làm sao thế đừng cười chẳng thị,
Làm sao cho kẻ vị người kiêng.
Làm sao nêu đặng bảng Tiên,
Làm sao Bạch Ngọc triều Thiên đặng chầu.
Làm sao cả đâu đâu tôn tặng,
Làm sao cho người đặng yêu thương,
Làm sao rõ mặt hiền lương,
Làm sao thoát khỏi tai ương cõi trần.
Khuyên em phải thuận vâng chiều lụy,
Khuyên em lo đoạt vị tranh ngôi.
Khuyên em bền chí chớ thôi,
Khuyên em khá biết Ngũ Lôi chẳng vì.
Tam Giới Toàn Thư
Bạn đọc comment:
Vi Vương Người Ai Cập cũng có thờ hình mắt trái, con mắt tượng trưng cho thần mặt trời Horus Amulet, cả 2 đều thờ mắt trái vậy có liên quan với nhau k ad ?
TGTT Vì người ta tin rằng Thần Mặt Trời cũng là Thần tối cao sáng tạo nên muôn loài đó bạn.
Tan Loc Làm sao biết được một người có thần nhãn
TGTT Chỉ có một vài trường hợp do duyên khế hợp đủ đầy thì người ta sẽ được cho thấy, chớ gọi là Thần Nhãn avf muốn thấy gì thì thấy thì … chắc hông có đâu nè em
Tan Loc cảnh giới đó chỉ có người đắc đạo thôi. Nhưng nhìn tâm con người bình thường thì chắc có thể
TGTT Đó là cảm giác do năng lượng, tâm tình, tính khí của người ta phát ra, ai nhạy cảm chút sẽ cảm thấy được đó em. Giống kiểu người ta đang buồn, hay vui, hay yêu, thất tình , chán đời… mình đều có thể cảm thấy rõ vậy
Tiến Trần
Video nầy rất hay, tóm tắt được lịch sử và ý nghĩa của biểu tượng Thiên Nhãn, xin trân trọng cám ơn Anh lớn. cầu nguyện ơn trên gia ban phước huệ cho Anh lớn nhiều sức khỏe góp phần phổ tế nhân sanh. Điều mà em mong mỏi video nầy và tất cả những video khác nói về nền tân giáo lý không nên cài nhạc nền vì nó chi phối người nghe đồng thời thiếu đi sự trang nghiêm thanh tịnh. Rất mong ý kiến nầy được Anh lớn thể nhận, để giáo lý của THẦY được thể hiện một cách trân trọng tôn kính. Rất mong!
miss you
Thiên nhãn của dương tiễn đó bạn. Ngày xưa lúc dương tiễn chưa có thiên nhãn xuống trần và đi học pháp thuật mới có cơ duyên gặp đc thiên nhãn.
Viet Duong
Thượng Đế có phải là cái tâm của mình không anh
Độc thoại lê phương
Xin hỏi các ông đạo này lấy gì làm gốc
Miss Yuri
Lấy từ bi làm gốc
anhduy phan
Lấy công bình, bác ái làm gốc!
Độc thoại lê phương
@anhduy phan đó không phải là gốc đó lí thuyết của đạo
anhduy phan
Đạo này lấy lòng thành thật và một đức tin mạnh mẽ làm gốc. Bởi vậy trong bài Niệm Hương có câu: “ĐẠO GỐC BỞI LÒNG THÀNH TÍN HIỆP”.
Van Tran
Lấy đạo làm gốc, lấy tam kì làm gốc, lấy từ bi, làm người, nhân nghĩa làm gốc.
Độc thoại lê phương
@Van Tran nếu các ông đem cái tốt đẹp của nhân loại ra làm bình phong và gọi là gốc thì các ông sai rồi. Đạo là thuận theo tự nhiên vậy theo tôi nghĩ các ông lấy “tùy duyên” làm gốc nghĩa là vạn sự để tự nó xoay chuyển thì nó sẽ hợp lý hơn và thuyết phục hơn. Còn nếu các ông lấy con mắt làm gốc thì xin hỏi lại quý đạo hữu con mắt là hữu hình hay vô hình vô tướng rất mong muốn dk nhận lại câu trả lời của các vị
Van Tran
@Độc thoại lê phương vậy tôi xin hỏi bần đạo, “Đạo” là gì?
Độc thoại lê phương
@Van Tran một câu trả lời rất thuyết phục nghe đạo hữu nói nhân và gieo nhân theo cách hiểu nôm na đó là gốc của phật giáo vậy đạo này nên lấy phật giáo làm gốc thì đúng hơn chứ nhỉ cảm ơn . Theo quan điểm của tôi chúng ta k nên chấp vào bất cứ thứ gì hay đạo gì hay hình tượng nào hết trên đường đời hãy sống theo lối sống chánh niệm thì k cần phải bám vào đạo nào để tu cả sống đúng là chính mình đạo hữu có kẽ rất hiểu về nhân quả
Van Tran
@Độc thoại lê phương tôi sống và chỉ mong truy tìm 1 chữ đạo. Không quan trọng đạo nào, vì cũng đã nêu rỏ đạo Cao Đài có cả Đạo Phật, Đạo Cao Đài lấy các Đạo làm gốc, lấy tâm để tạo người. Nên tôi nói là nằm trong đạo Phật. Chữ Đạo nó mênh mong rộng lớn lắm, nhưng nói lớn không lớn nói nhỏ không nhỏ. Đạo nó như 1 cộng lông vũ vậy đó đối với người chưa hiểu vậy đó, thấy nó bay giữa gió thấy bắt chụp được nhưng càng chụp cố chụp mạnh thì càng tạo hơ gió để nó bay khỏi tầm tay, còn người hiểu đạo cảm thấy nó như ngọn núi vậy. Càng hiểu càng thấy cao lớn và nặng nề, hiểu đạo hiểu được thế thái nhân tình thì càng phải thận trọng tránh những việc trái đạo, tránh việc gặt quả đắng bởi con người. Giống như việc, đạo hữu độc thoại về 1 câu chuyện cho khán giả không hiểu được khán giả thì cho đọc bao nhiêu họ vẫn không hiểu, khi hiểu rồi thì phải tránh và tìm được những gì họ yêu thích. Nhưng suy cho cùng, đạo cao cách mấy vẫn là đạo, núi cao cách mấy vẫn là núi, vì sao phải phân biệt núi này cao núi kia thấp, núi này dãy dài, núi kia dãy thấp. Mà không nhìn lại núi cao hay núi thấp, núi dài hay núi thấp thì cũng đều là núi.
Van Tran
@anhduy phan vậy nếu 1 ngày đạo không thực hiện được sở nguyện, và người đó mất niềm tin vào đạo thì sẽ ra thế nào?
Độc thoại lê phương
@Van Tran đạo thiên chúa thì chúa tạo ra muôn loài và chúa có quền nang vô hạn trái ngược vs thiên chúa đạo phật lấy tâm mình làm gốc mình làm mình chịu giống như người ta nói có làm mới có ăn. Rất thực tế rất công bằng rất khoa học. Không huyễn hoặc như các đạo khác nên tôi nghĩ khi quan điểm khác biệt nhau mà ngồi cùng một chỗ thì nó rất mâu thuẫn đạo hữu có hiểu ý tôi k ạ
Van Tran
@Độc thoại lê phương tôi hiểu và biết đạo hữu đang suy nghĩ vì sao 1 đạo được cho là đấng cứu thế, 1 đạo là tự gieo nhân tự gặt hái vì sao được đặt chung 1 chổ. Nhưng đạo hữu nhìn 1 một mặt mà quên một mặt, đức Chúa đấng quyền năng có thể cứu, và đức Phật đắng giác ngộ có thể dẫn dắt con người ra khỏi u minh, hay đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đắng đại toàn đại năng dùng ánh quang minh để soi sáng con người, điều vì chung 1 việc đó là sẵn sàng từ bỏ mọi thứ của bản thân để độ thế. Dù bắt cứ đạo nào cũng chỉ mong cứu độ con người, còn cách xưng hô hay cách gọi thì cũng do người tôn sùng họ gọi ra thôi. Như việc, công giáo họ gọi cha, đạo Phật gọi là sư trụ trì, Cao Đài là đức thầy. Nhưng nếu đạo hữu ngồi và ngẫm lại thật kỷ thì từ đấng cứu thế cũng không phải là không có lý do, vì bắt cứ đạo nào cũng chỉ mong dẫn dắt người về đúng nẻo thiện. Còn việc vì sao ngồi chung chổ? Ngoại trừ đều mình nói là cứu chúng sinh thì vẫn còn 1 vấn đề, đức Chúa gọi trời là chúa Trời, đạo Phật gọi là tây thiên, Cao Đài gọi là thiên đình. Cũng điều ám chỉ là chung 1 bầu trời, mà nói tóm gọn lại 1 điều đạo nào cũng là đạo đều hướng con người về điều tốt, còn việc làm và nhìn nhận phân biệt là do con người
Phương Trần
Bất cứ đạo nào cũng lấy đạo đức làm gốc, đạo nào cũng được không quan trọng, không so đo đạo cao, đạo thấp, hễ có đạo đức là đã làm theo thiên đạo là lẽ phải và công bằng của tạo hóa vũ trụ. Nam mô Đức cha từ phụ Ngọc Hoàng thượng đế.
Tuyet Nguyen
Mình ko phải xúc phạm đâu nhưng sao mà cái j cũng thờ vậy từ phật giáo đạo giáo kito giao rồi thần thánh các kiểu vậy rồi lấy tư tưởng chính là cái j
Dung Dang
Vay đạo phat k liên quan j tới đạo cao đài .cho nên ngta hay gọi đạo cao đài là đạo 3 phải thứ j cũng thờ .chua Phật .roi bác hô
Dung Dang
@dang Huê mỗi đạo chỉ có giáo chủ khai sáng ra thôi. Tuy cách hành đạo tu tap cảnh giới khác nhau sự cầu nguyện cũng khác nhau .mỗi con người theo đạo nào đó cũng đều do nhân duyên CỦA mình nhân duyên từ cha mẹ đi trước .còn đạo cao đài lai chủ Trương tập họp các đạo khác làm đạo của mình k co giáo li chính thống k có cảnh giới nhất định. Nhu Phật giáo chúng ta thường hay nói tới là cảnh giới tây phương của Phật a di đà .còn cảnh giới thiên chúa là cõi trời. Đạo cao đài thì lai khác phat cũng thờ chúa .1 mắt roi cả hô chi minh .và và nhiều nữa.
Right Minh Lake
Thiên Chúa hay Thượng Đế hay gọi là Allah cũng chỉ là một. Ở đâu ra mà Ngọc Hoàng tiên ông rồi bồ tát ở đây. Cái đạo pha trộn búa xua nữa Tây nữa Tàu kg ra sao cả. Thậm chí bị ảnh hưởng của PG rất nhiều. Đạo Cạo Đài thật ra chỉ là thủ đoạn kết hợp các tôn giáo để làm chính trị. Trong thuyết giáo của đạo nghe pha tạp giữa Nho giáo, PG, Kitô giáo, thậm chí thần thoại của Tàu. Nói độc thần nhưng thật ra nghe có vẽ lưỡng tính vì pha thêm Vương Mẫu ở đây.Thậm chỉ nghe lời thề có vẻ cực đoan” thiên tru địa diệt” nếu bỏ đạo.
Kim Vũ
Tôi thấy toàn là lý thuyết vay mượn, chap noi lý luận của các tôn giáo khác..
Tran Ivan
Tự người việt sáng lập ra đạo cao đài mà tại sao ? Xếp chúa jessu bằng với các thần . Đó khác nào phân biệt và nói đạo công giáo thấp hơn .
Đạt Lý Tuấn
Do bạn không hiểu ý nghĩa thể pháp với bí pháp. Cao Đài chỉ thờ phượng duy nhất Đấng Thượng Đế, còn các đấng giáo chủ khác chỉ kính trọng khuyến khích mọi người học tập theo sửa mình, các hình tượng các vị giáo chủ chỉ mang biểu tượng bí pháp chứ không phải là thờ! Ngũ chi Đại Đạo, là 5 bậc thang tiến hóa tâm linh của con người trên đường tu. Tam giáo tổ sư, là nền tảng Đạo Học và Triết Học của Cao Đài Giáo. Tam Chấn, là sự kế thừa tiếp nối kế thừa. Nghĩa là Đạo Cao Đài không phải sanh ra để lập Tôn Giáo mới, mà chỉ là tiếp nối các truyền thống cũ, cải cách cho phù hợp với bối cảnh mới. Người đời không chịu tu học, tìm hiểu kĩ hay gán Cao Đài Giáo cái danh “Đạo Thập Cẩm”, chứ thật sự cái huyền diệu trong bí pháp, thể pháp và những mặc khải thiêng liêng. Thì hầu như không ai biết và muốn tìm hiểu.
Vui là 9
Đạo nào cũng tốt ! Luôn nhắc nhở con người ăn hiền , ở lành và làm điều thiện , chỉ có một số người lợi dụng tôn giáo làm điều xấu làm ảnh hưởng đến tôn giáo đó mà thôi ( Do yếu tố con người đó gây ra ) sẽ bị Trời không vung , Đất không tha . Chúng ta tín ngưỡng tâm linh là có thật thì theo các đạo mà tôn thờ và kính trọng các đạo khác để tạo ra đẹp đời , tốt đạo . (Sưu tầm)
Thanh Huyền vtg
- Thứ 1: Đạo CĐ thờ Đức Chí Tôn là Trời (đạo CĐ còn gọi là Đạo Trời), Ngài k0 có hình dạng như người phàm nên làm sao vẽ nhân dạng được.
- Thứ 2: Thiên Nhãn chỉ có 1, vì số 1 là khởi nguyên của vạn vật, 1 sinh ra 2 – 2 sinh ra 3 – 3 sinh ra vạn vật âm dương..
- Thứ 3: Mắt Trái vì bên tả tượng trưng cho Dương. Đức Phật Mẫu sẽ tượng trưng cho Âm. Vào chánh điện, Nam tả Nữ hữu.
- Thứ 4: Phật tổ vs hình tượng người Ấn, mẹ Quán Thế Âm người Hoa, Thánh Kito người Do Thái.. còn Đức Chí Tôn là Ngọc hoàng Thượng đế ngôi Trời trên cao, k0 phân định sắc tộc. Đó là vài lý giải cho việc thờ Thiên Nhãn.
Dang Anh
Con mắt của Thượng đế nhìn thấu mọi việc. Thật là ý nghĩa. Tôi theo Phật giáo nhưng đạo Cao Đài lại rất thuyết phục.
Walking To Horizon
Câu nói “Trời Cao Có Mắt” tiếng Hán “Hoàng Thiên Hữu Nhãn” cũng là sư huyền diệu mà Đức Chí Tôn dạy thờ Thiên Nhãn
Eric Pham
Phải chăng ý hình như giống như quan niệm của Eastern USA . Nếu vẽ symbols của solar system vì solar system giống thiết kế của ánh mắt và chức năng của sáng tạo vì tầng số của solar system là tầng số chung của sự sống trên địa cầu
Tìm kiếm có liên quan
- Thiên Nhãn TVB
- Người có thiên nhãn
- Thiên Nhãn là gì
- Thiên nhãn’ Trung Quốc
- Dấu hiệu mở thiên nhãn
- Mắt thiên nhãn
- Thiên nhãn thông