Thực phẩm biến đổi gen GMO đã bắt đầu có mặt trên thị trường từ năm 1996, với giống đậu nành biến đổi gen được trồng và thương mại hóa đầu tiên ở Mỹ, đến nay loại thực phẩm biến đổi gen này đã có gần 20 năm phát triển với nhiều giống thực phẩm mới đã được biến đổi gen.
Những năm gần đây, thực phẩm biến đổi gen (hay còn gọi là gien, gene hay DNA) đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trên phạm vi toàn cầu, và trở thành chủ đề chưa bao giờ nguội trong báo giới quốc tế suốt nhiều năm qua. Tại sao như thế? Vấn đề là gì? Liệu loại thực phẩm đã biến đổi cấu trúc gen này liệu có thực sự an toàn cho chúng ta?...
Sinh vật chuyển gen hay thực phẩm biến đổi gen GMO là gì?
Sinh vật biến đổi gen (Genetically Modified Organism – GMO) hay Thực phẩm biến đổi gen (Genetically Modified food – GMF) gọi chung là GM, được dùng để chỉ các loại cây trồng, động vật được chuyển, ghép gen bằng phương pháp Công nghệ Sinh học (CNSH).
Cụ thể hơn, sinh vật biến đổi gen (GMO) có thể được định nghĩa là các sinh vật mang vật liệu di truyền hay DNA (viết tắt của Deoxyribo Nucleic Acid, là một đoạn phân tử có chứa thông tin di truyền từ đời này sang đời khác của một sinh vật nào đó) đã được biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người (chủ yếu trong phòng thí nghiệm), không theo cách thức thông thường diễn ra trong tự nhiên (nhân bản, nhân giống, sinh sản tự nhiên).
Công nghệ này thường được gọi là “công nghệ gen” hay “công nghệ sinh học hiện đại”, đôi khi còn gọi “công nghệ DNA tái tổ hợp” hay “kỹ thuật di truyền”. Cho phép những đoạn gen được chọn lựa (thường có mang những đặc tính như mong muốn nào đó, như khả năng chống chọi điều kiện khắc nghiệt: thời tiết, môi trường xấu, sâu bệnh…) từ loài sinh vật này ghép, chuyển vào sinh vật khác, kể cả giữa các loài không có họ hàng, hoặc tách bỏ đi những đoạn gen mang những đặc tính không mong muốn trong loài sinh vật ấy. Mục đích là để biến đổi mã di truyền (DNA) trong sinh vật (thực vật và động vật) theo hướng mong muốn chủ quan của con người.
Vậy thực phẩm biến đổi gen có an toàn không?
Mục đích ban đầu của việc nghiên cứu biến đổi gen là để biến đổi mã di truyền DNA trong thực vật và động vật, làm cho chúng có thêm những đặc tính có lợi như khả năng sản xuất cao, khả năng chống lại điều kiện môi trường sống không thuận lợi (thời tiếc khắc nghiệt, sâu bọ…)
Ví dụ: những hạt đậu nành đã bị biến đổi gen có thể tồn tại trong việc sử dụng thuốc diệt cỏ mạnh mà một cây đậu nành hữu cơ có thể bị phá hủy. Hay cá hồi bị biến đổi gen, trong trường hợp này, các gen của cá hồi bị tinh chỉnh hooc-mon tăng trưởng làm cho kích thước của cá tăng gấp đôi, nhanh hơn bình thường rất nhiều và người nuôi cá có thể tăng lợi nhuận của mình lên.
Nhưng điều này đã gây tranh cãi, và đến nay, cá bị biến đổi gen không còn được chấp nhận trong cung cấp thực phẩm, nhưng không chắc điều này sẽ không tiếp tục xảy ra ở tương lai.
Vấn đề ở đây là gì? liệu thực phẩm GMO có ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta?
Dường như bề ngoài của các hạt đậu nành và các loại cá được vỗ béo bằng công nghệ biến đổi gen đã tạo ra thực phẩm có nhiều ưu điểm, nhưng thật sự ở đây vẫn còn có nhiều điều để lo lắng.
Để nhận thức được các vấn đề về GMO là khá phức tạp, dưới đây liệt kê một số điểm làm rõ những cái lợi và hại, cũng như các quan điểm ủng hộ và chống đối của thực phẩm biến đổi gen GMO.
Lợi ích và tác hại của thực phẩm biến đổi gen?
Lợi ích và quan điểm ủng hộ thực phẩm GMO:
Hiện nay, những người ủng hộ nhiệt tình việc sử dụng sinh vật biến đổi gen đều dựa vào những lý lẽ cho rằng:
- Có thể sản xuất được hạt giống chống lại những điều kiện khắc nghiệt của môi trường
- Tạo ra thực phẩm chủ yếu giàu dinh dưỡng hơn
- Tạo ra nhiều thực phẩm trên diện tích nuôi trồng nhỏ hơn và ở đất nghèo dinh dưỡng
- Thực phẩm được bảo quản lâu hơn
- Giảm được nhu cầu sử dụng hóa chất
- Tạo ra các động vật nuôi có năng suất hơn
Tóm lại, trồng cây có GMO được cho là giúp người nông dân:
- Chi tiêu ít, sản xuất nhiều lương thực
- Sử dụng ít thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ
- Ít làm đất loại bỏ cỏ dại, bảo vệ đất
Ngoài ra, ở lĩnh vực nghiên cứu y học, có thể tạo ra vacxin hoặc dễ dàng hơn trong việc xác định những căn bệnh bằng sử dụng dấu hiệu của gen hoặc xác định sớm các gen dị tật.
Lý lẽ duy nhất để ủng hộ cho việc sử dụng lúa mì biến đổi gen là sự cần thiết nuôi sống nhiều người đang bị đói ăn trên thế giới, những người ủng hộ cho rằng chỉ có phương pháp chuyển gen mới có thể phát triển nhanh những dòng lúa mì đủ có năng suất thích hợp, duy trì được dân số trái đất.
Tác hại, rủi ro và những quan điểm chống đối:
Những ý kiến phản đối cây trồng biến đổi gen không chỉ giới hạn trong một quốc gia và tồn tại trong cộng đồng các nước phát triển, đặc biệt ở các nước có công nghệ sinh học phát triển như Hoa Kỳ và một số nước thuộc EU, mặc dù đây là những nước tạo ra được những sinh vật biến đổi gen mang tính thương mại toàn cầu.
Bằng chứng là từ năm 2003 đến 2012, ở các quốc gia thuộc EU lần lượt đã có 8 Hội thảo quốc tế về những vùng không sinh vật biến đổi gen (GE/GMO free regions). Những quan điểm về việc cần phải đánh giá toàn diện nguy cơ tiểm ẩn và mức độ rủi ro của GMO thường được đưa ra thảo luận một cách công khai và thẳng thắn, đặc biệt những nguy cơ mà GMO có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cho người và vật nuôi, cho môi trường, cho ngành kinh tế khác… Những quan điểm này thường được số đông ủng hộ nhiều khi đi ngược lại lợi ích của những công ty tạo ra cây trồng hoặc thực phẩm biến đổi gen.
Các bất lợi trong nông nghiệp, công nghiệp có liên quan đến GMO gồm:
- Sản lượng cây trồng đang thất vọng và có sự nghi ngờ về lợi ích của môi trường ít cày xới.
- Tạo “nhiều siêu cỏ dại” và chúng phát triển tăng sức đề kháng chất diệt cỏ Glyphosate, loại chất phổ biến trong sản xuất thực phẩm có GMO.
- Con người vô tình dùng chất trừ sâu BT (là một độc đố vi khuẩn có tên Bacillus Thuringiensis có khả năng tổng hợp protein gây tê liệt ấu trùng của một số loài côn trùng gây hại), thì cũng là lúc chất diệt sâu bọ này dần trở thành thành phần của cây trồng có GMO. Sau một thời gian cây trồng GMO tự sản sinh ra chất trừ sâu BT => thực phẩm có độc tố.
Liệu có thể sống khỏe mạnh với thực phẩm GMO?
Người ủng hộ GMO thường cho rằng trước đây nhiều cây trồng có khả năng tự sản sinh nhiều chất chống lại bệnh dịch, những cây trồng có GMO không có gì khác, chúng cũng có thể thiết kế sản sinh ra chất tiêu diệt loài gây hại.
Sai lầm! Mẹ thiên nhiên đã đạo ra loài thực vật có khả năng chống lại sâu bọ để tự vệ chúng khỏi những kẻ thù tự nhiên, chúng ta đã ăn những loại thực vật này một thời gian dài, vì vậy, cơ thể chúng ta cảm nhận được những chất này và quen với việc xử lí chúng.
Chất diệt loài gây hại có trong cây trồng chứa GMO còn mới lạ với con người và khi ăn vào, cơ thể chúng ta không biết phải xử lí chúng như thế nào. Tuy nhiên, chúng ta biết chắc chắn rằng chất diệt loại gây hại (một thuật ngữ gồm có thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm) có liên quan đến bệnh ung thư, các bệnh thần kinh như bệnh Parkinson và một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Chúng cũng bị chỉ ra là nguyên nhân gây bệnh ung thư ở trẻ em.
Và có vẻ như hiện tượng nhiễm bẩn chéo đang xảy ra ngày càng phổ biến: các loại cây trồng có GMO khác cũng trà trộn vào đất trồng tự nhiên, dù người nông dân chủ mảnh đất hoàn toàn không có ý trồng chúng. Nếu hiện tượng nhiễm bẩn chéo tiếp tục phát triển trên diện rộng, hậu quả có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thực phẩm, làm chúng ta trở thành những con vật thí nghiệm bất đắc dĩ trong cuộc thử nghiệm có qui mô lớn và rất nguy hiểm.
Vậy tóm lại thực phẩm GMO có an toàn không?
Nói thẳng ra không ai thực sự có thể trả lời câu hỏi đó. Công ty Monsanto hiện đang sở hữu nhiều bằng sáng chế về các hạt có chứa GMO đảm bảo rằng những thực phẩm này vô hại và đưa ra những nghiên cứu đang chứng minh điều đó, có nhiều công ty kiểm soát chúng.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này đã chỉ trích rộng rãi về xu hướng hiển nhiên của chúng. Các nghiên cứu của Tập đoàn Monsanto chỉ chứng minh dữ liệu đã được thực hiện khéo léo chứ không phải những sản phẩm an toàn. Vì vậy, với chất lượng không cao, thông tin không khách quan, tranh luận nhanh chóng trở thành một cuộc nói chuyện bế tắc kiểu ông nói gà bà nói vịt, để lại cho chúng ta nhiều câu hỏi hơn câu trả lời.
Trong khi đó, dù những thực phẩm GMO được bày bán ở Hòa Kỳ, nhưng chúng bị cấm hoặc hạn chế nhiều, phần lớn ở các nước Châu Âu, gồm có Vương Quốc Anh, Tây Ban Nha, Ý, Pháp và Đức.
Một lo ngại khác: công ty Monsanto đã chi hàng triệu đô la để giành thắng lợi trước pháp luật như luật Bảo hộ Nông trại, thường được nhắc đến như “Luật bảo vệ Monsanto”, cho dù một lượng lớn người tiêu dùng kiến nghị chính phủ bác bỏ dự luật.
Thái độ coi trọng lợi nhuận hơn tính mạng rất rõ ràng của Monsanto cho thấy sự thiếu quan tâm và coi thường của công ty đối với người tiêu dùng.
Ở nhiều nước phát triển, nơi Monsato và thực phẩm GMO có mặt, người dân đã ngày càng nhận thức và dấy lên nhiều phong trào tẩy chay Monstato và thực phẩm biến đổi gen. Riêng tại các nước đang phát triển, như Châu Á: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam…thì đang cho phép trồng thử nghiệm giống cây trồng biến đổi gen GMO như ngô biến đổi gen.
Tham khảo: tình hình cây trồng thực phẩm biến đổi gen ở Việt Nam ở bài tới.
Trong lúc này, một kết quả nghiên cứu gây sốc của người Châu Âu về những con vật trong phòng thí nghiệm đặt ra nhiều câu hỏi. Những con chuột trong nghiên cứu được cho ăn bắp ngô có GMO phổ biến thì những khối u to khủng khiếp đã phát triển và phá hủy nội tạng. Bản nghiên cứu đó đã bị chỉ trích rộng rãi nhưng có những nghiên cứu do ngành công nghiệp thực hiện chỉ ra rằng GMO là an toàn.
Sự thật vẫn không có những nghiên cứu nào về lâu dài chứng minh rằng thực phẩm GMO có lợi hay không có lợi cho sức khỏe được công bố và được chấp nhận một cách chính thức. Nhưng nhiều kết quả đã phản ánh và cho biết nên tránh những sản phẩm biến đổi gen GMO bất cứ khi nào có thể vì chính bản thân mình và gia đình mình.
Các loại thực phẩm biến đổi gen GMO phổ biến
Ở Hoa Kỳ, có khoảng 40 loài thực vật biến đổi gen được chấp nhận sử dụng như hàng hóa. Có thể kể ra một số loại thực phẩm đã được nghiên cứu biến đổi gen như danh sách dưới đây:
- Gạo
- Ngũ cốc
- Khoai tây
- Cà chua
- Đậu hà lan
- Đu đủ
- Bí ngòi
- Bí vàng
- Dầu thực vật
- Salad trộn
- Bánh Granola
- Bánh mì và bánh qui giòn
- Thịt gà miếng rán
- Các sản phẩm sữa không hữu cơ
- Đậu nành ở nhiều dạng (dầu, đậu phụ, bột protein, v.v..)
- Vài thứ có chứa si-rô bắp có chất fructoze cao
Khi mua bất kỳ thực phẩm nào trên đây, chỉ nên mua những loại thực phẩm hữu cơ (thực phẩm Organic) hay loại có dán nhãn “Không GMO”
Nghiên cứu mới nhất cho thấy điều gì?
Ngày nay, hầu hết mọi người đều mang 1 gánh nặng về độc tố đủ loại từ chất nhựa dẻo, kim loại nặng đến những hợp chất được tìm thấy trong thuốc và bây giờ là thức ăn và đồ uống. Một trong những quan tâm chính của tôi về GMO là chúng dễ dàng tăng hàng đống độc tố, dẫn đến nhiều bệnh ung thư được chẩn đoán.
Bây giờ người ta chỉ ra rằng một chất thậm chí ở những mức “an toàn” có thể gây ra ung thư khi chúng kết hợp với mức “an toàn” của một hóa chất khác. Bản nghiên cứu đến từ trường Đại học Texas chỉ ra khi estrogen ở mức thấp kết hợp với một lượng nhỏ thạch tín (arsen), các con vật nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tăng gấp 2 lần khả năng phát triển ung thư tuyến tiền liệt hơn đối với động vật không tiếp xúc với estrogen và thạch tín.
Thật không may chúng ta không có lựa chọn trong việc tiếp xúc với các chất này. Chúng ta thường xuyên tiếp xúc estrogen thông qua các sản phẩm nhựa mà chúng ta sử dụng hàng ngày như lớp tráng ở thực phẩm đóng hộp, thậm chí 1 lượng nhỏ thạch tín cũng rất phổ biến trong môi trường và trong nhiều thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày.
Làm thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm?
Các nghiên cứu mới về độc tố của các loại hóa chất khác nhau dùng để sản xuất thành phẩm có GMO đã khiến nhiều người không thể yên tâm. Ví dụ, một thí nghiệm lâm sàng đã tìm ra chất Glyphosate, một thành phần trong thuốc diệt cỏ thường được sử dụng phát triển thực vật chứa GMO gây ra tế bào ung thư vú ở con người phát triển dựa vào đặc tính của Estrogen của nó. Điều này rất có ý nghĩa, bởi vì trước giờ, chất Glyphosate được cho là thành phần an toàn với độc tố thấp.
Thảo nào nhiều người bị nhầm lẫn và lo lắng về thực phẩm có GMO đến vậy! Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, các câu hỏi và thắc mắc vẫn được mọi người đưa ra, mà không một ai có thể trả lời với bất kỳ đảm bảo nào. Nhưng từ khi câu trả lời là có ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người, dựa vào nghiên cứu và thống kê ở nhiều nước, thì lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là:
Ăn các sản phẩm hữu cơ, thịt bò nuôi bằng cỏ, gia cầm nuôi thả và ăn cá đánh bắt tự nhiên bất cứ khi nào có thể.
Đúng vậy, thực phẩm hữu cơ lớn lên không có hóa chất và hooc-mon tăng trưởng nên mất nhiều chi phí chút. Nhưng bạn có thể hoặc là trả thêm vài xu cho sản phẩm hữu cơ hoăc là trả nhiều tiền cho bác sỹ, trả tiền thuốc và nằm viện. Đối với tôi, tôi thích trả nhiều hơn chút cho đồ ăn không có GMO cho an tâm hơn về sau.
Cách nhận biết thực phẩm biến đổi gen?
Tranh luận về GMO sẽ tiếp tục trong những năm tới. Trong khi chờ đợi, tôi hi vọng chúng ta phát triển các tiêu chuẩn dán nhãn mang tính quốc gia để có thể dễ dàng xác định đâu là thực phẩm bị biến đổi và đâu là thực phẩm chưa bị biến đổi. Như vậy, ít nhất chúng ta có thể có nhiều thông tin lựa chọn.
Song Vui Khoe Club tổng hợp từ nhiều nguồn, trong đó có tham khảo nguồn của Tiến sĩ y khoa Leigh Erin Connealy