TIẾP NHẬN NHƯNG ĐỪNG TỰ ÁI
Khi chúng ta còn đang trong giai đoạn tu tập, tức còn ở địa vị của Bậc hữu học.
Thì phạm phải sai lầm, hay còn khuyết điểm trong việc tu tập, đây là điều không thể nào tránh khỏi được.
Và khi quý vị bị sai lầm, lại có duyên may gặp được Thiện Tri Thức, Vị ấy đã chỉ dẫn cho các vị thấy được đây là điểm chưa đúng, vấn đề này là đang hiểu tà kiến, điểm kia thì đang bị hiểu lệch lạc,….
Khi được chỉ ra những điểm sai sót thiếu sót như thế, thì có rất nhiều vị đã khởi sinh tâm tự ái, một số còn tức giận, đã xúc phạm, thậm chí chửi lại vị Thiện Tri Thức đã chỉ lỗi cho mình.
Đây là điều quý vị không nên.
Người xưa có câu :
” Ai có thể chỉ ra cho mình những điểm còn thiếu sót, sai sót, thì chính là họ đang chỉ kho báu cho mình “.
Vì rõ ràng khi quý vị bị sai, mà không kịp thời chỉnh sửa lại cho đúng, để rồi cứ nắm lấy và hành động sai thì hậu quả của nó là không thể nào lường trước được.
Ví dụ : Có một người kia, anh ta chấp vào tà kiến rằng :
” Tượng Phật bằng gỗ bằng đá thì không có nên để lạy “.
Với cái chấp tà kiến này có thể khiến anh ta bị gặp những xui xẻo hay bị đoạ lạc, chứ không phải đơn giản.
Do đó, nếu còn phước duyên gặp được Bậc Thiện Tri Thức, vị ấy sẽ chỉnh lại như sau :
” Đức Phật đã nhập niết bàn rồi, nên những hình ảnh, tranh, tượng Phật,…. Đó là nơi để mọi người cùng quy hướng về mà lễ bái, hay công phu tu tập, từ đó phúc đức mới được tạo ra “.
Nên người mà thấy tượng Phật chỉ là gỗ đá, rồi sinh tâm xem thường, thì người này chẳng có trí tuệ chút nào cả, và sẽ bị mắc quả báo đầu óc ngu đần đoạ lạc trong nhiều trăm nghìn kiếp làm súc sinh, hay làm người bị mất trí tuệ (như bị bệnh Down hay bệnh bại não, mất trí nhớ…).
Chính vì thế, khi trên đường tu nếu quý vị có gặp ai chỉ lỗi cho mình, thì lúc đó cần quán xét lại như sau :
1. Xem coi họ nói có đúng hay không ?
Nếu họ nói đúng, thì ta cần sửa lại chính mình, và biết ơn họ chứ không có nên tự ái hay giận dữ.
2. Nếu họ nói chưa đúng :
Thì ta nên khuyên ngược lại họ, là Đạo Hữu nói như vậy thì chưa đúng rồi.
Phải như thế này…. thế này… thế này …thì mới đúng….
Nếu họ không nghe, thì thôi, ta im lặng cáo từ, và tự nhắc trong lòng là ” Mình sẽ không phạm vào sự hiểu biết sai lầm như họ “.
3. Nếu mình chưa có trí tuệ để phân định được, không biết họ góp ý như thế là đúng hay không đúng?
Thì lúc đó chúng ta nên để đó, và tìm thầy khác có trí tuệ hơn để hỏi.
Chứ chúng ta cũng không nên vội bác bỏ.
Và lúc đó cũng nên dè dặt lại với quan điểm của mình, không nên tự đắc thái quá.
Để kết thúc bài viết, tôi tặng quý vị một câu đạo lý mà tôi đã học được :
” Biết được lỗi, thấy được những lỗi lầm của mình, đó chính là khởi đầu của việc tu tập”.
Nam Mô Tôn Giả Xá Lợi Phất Bồ Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>>> Đọc thêm : https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/