TÌM HIỂU VỀ ĐẠO PHẬT
Kính thưa giáo hội phật giáo Việt Nam, cùng toàn thể đại chúng tăng ni phật tử và nhân dân cả nước.
Tôi nhận thấy rằng: trong nhiều năm trở lại đây, nhiều nhà sư đã có những tư duy lệch lạc, khiến cho đại chúng nghi ngờ về tính minh triết của đạo Phật.
Chính vì vậy mà tôi dành thời gian để biên soạn cô đọng những ý chính mà đức Phật muốn truyền tải đến với mọi người.
Xin mọi phật tử cả nước hoan hỷ chia sẻ và cùng đàm đạo.
Hà nội ngày 4 tháng giêng năm canh tý. 2020.
Người học đạo.
Lương Ngọc Huỳnh.
TRIẾT LÝ CỦA ĐẠO PHẬT.
Con người luôn phấn đấu đến sự hoàn thiện về tâm thân, luôn đặt câu hỏi cho chính mình, và cũng luôn tự mình tìm ra câu trả lời, người có trí huệ minh mẫn, dẫn nhập được lý thuyết nói người khác phải nghe theo, thì đó là thánh nhân.
Hoàng tử Tất Đạt Đa là con người như thế, ông đã tìm ra chân lý và tuyền bá tư tưởng của mình.
Quan điểm của ông là lấy giác ngộ làm tối thượng, chứ không để ý đến đấng tối thượng nào.
Cơ sở cốt lõi mà ông truyền dạy là Tứ Thánh Đế. Đó là bốn chân lý giải thích bản chất sự khổ trong quy luật luân hồi của vạn vật và chúng sinh.
*Cơ sở thứ nhất gọi là Khổ Đế:
Là chân lý về sự khổ trên thân chúng sinh gồm: Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Vạn vật và chúng sinh đều phải trải qua sinh tử, đó là một quy luật không thể thay đổi.
*Cơ sở thứ hai gọi là Tập Đế:
Là chân lý về sự phát sinh của khổ là Tham, Sân, Si. Điều này ứng với bản chất sinh tồn của chúng sinh, mà trong đó con người là một đại diện điển hình. Ranh giới giữa khát vọng và tham vọng, giữa tự trọng và tự cao, giữa sự quan tâm và sự chiếm đoạt… thật mong manh.
*Cơ sở thứ ba gọi là Diệt Đế:
Là chân lý về diệt bỏ cái khổ khổ, để không còn trạng thái Tham Sân Si nữa.
*Cơ sở thứ tư gọi là Đạo Đế:
Là chân lý về những con đường có thể diệt khổ, đó chính là phương pháp tu Bát Chính Đạo.
Mà trong đó:
- Chính kiến: là không để cảm xúc dẫn dụ.
- Chính tư duy: là phát triển trí tuệ và giác ngộ.
- Chính ngôn: là lời nói chân chính.
- Chính nghiệp: là làm việc tốt không làm việc xấu.
- Chính mệnh: là làm việc theo đúng lương tâm, bản ngã của mình.
- Chính tinh tấn: là sáng tạo, quyết tâm theo đuổi những khát vọng đến cùng để đạt được kết quả.
- Chính niệm: là thân tâm an lạc, trì tụng, phát nguyện việc tốt trong tâm ở mọi lúc mọi nơi.
- Chính định: là nhất tâm tu luyện, ly dục, ly ác, hỷ lạc, xả khổ.
Ông lập niết bàn thành Phật lấy hiệu là Thích Ca truyền giảng giáo lý cho đến cuối đời, hưởng thọ 80 tuổi.
Toàn bộ các lý thuyết được các đệ tử ghi chép lưu truyền cho hậu thế phát triển thành Kinh Phật.
Do những tư duy, định kiến và phương pháp truyền giảng khác nhau mà sau này đã hình thành ba hệ phái.
- Phật giáo nguyên thuỷ: còn gọi là Nam Tông, Thượng tọa, Tiểu thừa, Thanh văn thừa. Đây là nhánh có hệ thống kinh Phật được coi là gần nhất với giáo lý nguyên thủy của đạo Phật.
- Phật giáo đại thừa: còn gọi là Bắc tông, đại chúng, có chiều hướng phát triển.
- Phật giáo chân ngôn: còn gọi là Phật Giáo Tây Tạng, hay Mật Tông, cũng có thể gọi là Phật giáo Kim cương thừa.
Mục đích tu luyện để tạo phúc, tạo duyên, tránh nghiệp, dựa theo luật nhân quả, và luân hồi.
KINH PHẬT TỪ ĐÂU MÀ CÓ.
Kinh Phật do các đệ tử của đức Phật ghi lại và truyền tụng, do vậy trong văn phạm của kinh thường nói:
“Tôi nghe như vầy”.
Để tóm lược nhưng đủ ý dễ hiểu, ai cũng có thể nắm bắt mà không cần đến chùa nghe sư giảng, tôi viết ngắn gọn cho mọi người đọc và suy ngẫm, tự thân tâm đi tìm chính đạo cho mình.
1- Bát nhã kinh.
Là kinh tu luyện trí huệ để đưa người qua bờ bên kia. Mà trong đó khuyên con người tu tập để thành một vị bồ tát, hoặc một vị phật tương lai.
Không có một pháp thuật hay một chứng đắc nào cả, mà chỉ là sự khôn khéo trong lúc áp dụng phương pháp, và hồi hướng công đức làm nhiều việc thiện.
Trong kinh bát nhã nói nhiều về tính không trong thuật ngữ rằng “sắc tức thị không, không tức thị sắc” quan điểm của phật không can thiệp vào vạn vật, vạn vật tự vận hành theo duyên nghiệp của mình, vật chất có cũng như không, quan niệm có và không này được nhắc nhiều trong “Ngũ uẩn”. Đó cũng là lý do của quy luật luân hồi.
2- Kim Cương kinh.
Chủ trương khuyên người tu hành không nên nhìn nhận một chúng sinh, một linh hồn, hay một cá nhân nào cả.
Không có pháp nào được Như Lai chứng đắc gọi là “Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác” Như Lai cũng chẳng truyền pháp nào cả, Ngài chứng ngộ và thuyết giảng, nó không phải pháp, cũng không phải phi pháp bởi pháp được xuất hiện trên cơ sở vô vi.
Vì vậy người tu hành không nên nương tựa bất cứ nơi nào, mà phải do chính tự mình giác ngộ.
3- Đại Nhật kinh.
Người tu hành đi tìm sự giải thoát, muốn giải thoát thì phải loại bỏ được Tham Sân Si, lấy sự giác ngộ của chính mình để giải thoát cho mình, lấy tâm đại bi làm gốc, biến cái có thành cái không, biến cái không thành cái có, tự tâm tự tại, tự khoan dung với chính mình cũng như chúng sinh.
4- Pháp Hoa kinh.
Khuyên người đi tu phải biết chuyển hoá phật tính và khả năng giải thoát, có nhiều cách giác ngộ khác nhau, tuy nhiên khả năng giác ngộ còn tuỳ thuộc vào căn cơ của mỗi người tu hành, nhưng nội dung chính là hãy lấy phật tính thay cho nhân tính của bản thể, lâu dần phật tính sẽ thay thế bản tính tự sinh của người tu hành và người tu hành sẽ trở thành một vị phật tương lai.
5- Hoa Nghiêm kinh.
Kinh này không phải Phật Thích Ca trực tiếp truyền dạy, mà do các nhà tu hành tự giác ngộ theo phương pháp Tam Thân của Phật, kinh này nhắc nhở nhà tu hành cần có tính vô ngại, phải lấy tâm mình làm trung tâm của vũ trụ và đồng thể với tâm của Phật, từ đó dụng tâm ý của Phật để phát triển tâm thức của chính mình, đó là sự kết nối linh thức tâm truyền tâm, đòi hỏi nhà tu hành phải tinh, sạch, vô chấp vô cầu, vô ngã mới tiếp nhận được linh thức của phật tổ, các vị bồ tát chân tu thường luyện theo phương pháp này.
6- Thủ Lăng Nghiêm tam muội kinh.
Khuyên người tu hành phá vỡ mọi phiền não bằng phương pháp thiền định ấn tam muội. Nghĩa là lấy mọi phiền não quy về một điểm, lại lấy phật tính không, để hoá giải mọi phiền não đó, khi nhân tâm và phật tâm được đồng thể thì mọi phiền não lập tức được hoá giải, đó cũng là nguyên lý gốc trong việc giải chướng nghiệp mà luật nhân quả mang lại cho người tu hành, tự thân hoá thân, tự thân mượn phật tính, lấy tâm thân của mình đồng thể vào tâm thân của phật để giải nghiệp chướng phiền não cho chính mình.
7- A Di Đà kinh.
Khuyên người tu hành tụng niệm danh hiệu của Phật, dựa vào danh hiệu của Phật để được dẫn dộ về miền cực lạc, mỗi lúc gặp nguy nan, nghiệp chướng thì tụng trì danh hiệu A Di Đà để mọi nghiệp chướng được tiêu tan, đây chính căn bản nguyên gốc là hệ quả của Đức Phật đã phát nguyện khi còn tại thế.
8- Thắng Man Kinh.
Kinh này nói về đức tính chân thật của Như Lai, việc một nhân vật là công chúa Thắng Man được Phật thụ ký gia trì để phát triển Bồ Đề tâm. Sau khi giác ngộ được đạo đức của Phật Giáo, Công chúa Thắng Man ngộ ra rằng:
Có ba hạng người tu hành, có thể đi trên đường đại thừa là:
– Hạng người thứ nhất, có thể thực hiện được Trí huệ vô thượng một cách độc lập.
– Hạng người thứ hai, có thể nhờ nghe pháp mà đạt được trí huệ.
– Hạng người thứ ba, có đức tin, và tín tâm tin tưởng Phật pháp cũng có thể chứng ngộ, mặc dù không đạt được trí huệ tột cùng. (Đây là hạng người phổ biến ngày nay bao gồm cả nhiều nhà sư)
9- Thập Địa kinh.
Kinh này khuyên người tu hành phải chấp nhận sự cản trở và sẵn sàng vượt qua những ma nghiệp, ác chướng trong quá trình tu đạo, nó giúp cho người tu luyện có chính kiến, và chính định vượt qua mọi gian lao thử thách.
10- Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh.
Kinh này nói lên sự tu hành của một người cho dù người đó ở hoàn cảnh nào, giàu nghèo, sang hèn, tu ở nhà hay tu ở chùa thì đều có thể cùng nhau đi đến giác ngộ.
11- Giải Thâm Mật Kinh.
Kinh này nhắc nhở người tu hành phải quan sát thế giới theo tư duy và nhận thức trong quá trình học đạo, hiểu rõ nguyên do và thời điểm Phật thuyết giảng kinh và truyền đạo, tìm hiểu chân lý tuyệt đối, tính siêu việt của tâm thức, tâm ý, thức tướng, tự tính và vô tự tính, giác ngộ quán và hạnh ngộ quán.
12- Lập Lăng Già Kinh.
Kinh này nhấn mạnh đến tính giác ngộ nội tại, đánh thức những tiềm năng phật tính của con người, tự mình tìm cho mình con đường chân lý, mọi văn kinh và lý pháp không đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền đạo.
13- Bộ kinh- A Hàm Kinh.
Kinh này nói về pháp quy, sự căn bản, thông qua đó để phát hiện những pháp màu nhiệm, tập chung các yếu tố siêu nhiên thông qua quán tưởng và thiền định.
Trong các bộ kinh, còn nhiều những chi tiết nhỏ nhưng tựu trung ý nghĩa bao hàm của đạo Phật, chúng ta chỉ cần hiểu rõ những nội dung được ghi trong 13 đại kinh trên.
Ngoài ra còn nhiều pháp chú cầu duyên, cầu phúc, cầu an, gia trì cho chúng sinh. Tiêu biểu trong đó là “Chú Đại Bi”.
Mà trong bộ A Hàm Kinh gồm có:
- – Kinh phạm võng: Kinh này nói về triết học thời phật giáo sơ khai, “tấm lưới của phạm thiên”.
- – Kinh sa môn quả: Nói về sau vị Sa Môn thời phật giáo sơ khai.
- – Kinh đại bổn: Nói về sáu vị phật ( lục tổ phật ) trước khi có đức Thích Ca.
- – Kinh đại duyên: Nói về giáo lý khởi duyên.
- – Kinh đại niết bàn: Nói về thời khắc trước khi đức Phật vào niết bàn nhập diệt.
- – Kinh giáo thọ thi: Nói về giáo lý và bổn phận của cha mẹ con cái, thầy trò.
NGƯỜI TU THEO PHẬT CẦN HIỂU GÌ?
Mỗi người có một tư duy khác nhau, mỗi người có một khát vọng khác nhau, nhưng hầu hết ai nấy cũng đều mong muốn tinh tấn về trí huệ, học đạo để hiểu đời, lấy đạo để soi sáng chân lý cho mình.
Lý thuyết của đạo Phật nằm gọn trong tứ diệu đế, để giúp cho con người giảm bớt những phiền não, giảm bớt dục vọng, hạn chế sự tham sân si. Khát vọng và mong muốn của đức Phật là giúp chúng sinh thấy được những khiếm khuyết của mình, lại hướng dẫn cho chúng sinh biết được con đường mà đi.
Tụng niệm danh hiệu của Phật là để mở tâm mình chấp nhận Phật tính, lấy những đức tính tốt đẹp của Phật thay thế cho nhân tính của mình, lấy thân của Phật thay thế cho thân của mình, Phật là ta, ta là Phật, làm trọn bổn phận của con cái đối với cha mẹ, với vợ chồng, anh em, bạn bè và cộng đồng xã hội.
Giác ngộ nội tại, đánh thức tiềm năng, quan sát thế giới, vượt qua mọi chướng ngại, tự giải thoát mọi phiền não, tính độc lập trong tư duy, không dựa vào những sự cuồng tín, khôn khéo áp dụng phương pháp sống tốt, sống đẹp, hồi hướng công đức, làm nhiều việc thiện, chấp nhận quy luật sinh, lão, bệnh, tử, gạt bỏ phiền não, gạt bỏ tham, sân, si… thì ta đã thành Phật.
Mỗi câu kinh, mỗi bài chú, cũng chỉ như một cơn gió thổi qua miệng người đọc, nếu ta không hiểu nghĩa của kinh chú đó, hoặc miệng đọc kinh mà tâm không trì, chú không nhập, lý thuyết có mà không thực hành, tu mà không tập, nói mà không làm, hiểu mà không tự mình chứng nghiệm, lo xa, nghi ngờ, không giám tin vào kết quả của việc tu luyện… thì có tu cũng không thể chứng đắc, có hạnh cũng chẳng cho ra được nhân quả.
Nhiều bạn trẻ chỉ nghe lời ngon ngọt, nhìn thấy đạo lớn mênh mông, đi vào như mê hồn trận, đọc được một bài kinh lại tưởng đó là chân lý.
Nhiều người già chỉ ưa lời xu nịnh, thấy kinh hay nhưng lại cảm giác mình đã biết rồi, không chịu suy ngẫm.
Những nhà sư, nhà cư sĩ, đi tu nhưng tâm còn vướng hồng trần, tận dụng cái chính đạo để biến hoá, mê muội lòng người, phục vụ cho mục đích riêng, thấy chùa nhỏ thì buồn, có chùa to thì vui sướng hoan hỷ, khách thập phương đến ít, không có tiền cúng dường thì lo lắng bồn chồn, khách thập phương đến đông, cúng dường nhiều thì nổi lòng tham, lại còn nghĩ ra đủ trò để kinh doanh nơi cửa Phật thì há chẳng phải phạm đủ điều trong giáo lý hay sao?
Đức Phật có tu trong chùa đâu?
Các đệ tử xây chùa là để kính rước xá lợi, tôn nghinh tượng Phật, lấy tính Phật và tượng Phật để tự soi tâm thân của mình trong quá trình học đạo. Chứ đâu phải dụng xá lợi, xây tượng Phật, làm chùa to, để kích thích lòng tham của chúng sinh, hay thu hút khách hành hương đến đó cúng dường để làm ăn kinh tế?!
Cho nên hàng ngàn năm rồi, được mấy người tu hành chứng đắc, được mấy ai đạt những hạnh nguyện Bồ Tát, nào thấy ai thành Phật?
Nhưng người ta cứ đi, cứ tu, cứ phải đến chùa… phải chăng đó là nhân trí thấp, hay đó là lòng tham, chẳng có lẽ cứ phải đến chùa mới thành Phật hay sao?
Phật tại tâm, phật ở trong lòng, tăng sĩ, cư sĩ, nhân sĩ, chúng sinh…. có lòng hướng thiện, làm nhiều việc tốt, không mê muội, không u đạo, tự hạnh, tự nguyện, tự tâm, đọc, học, hiểu, và hành động theo những chân lý của Phật thì mỗi người chúng ta sẽ là một vị Phật tương lai.
AI LÀ THẦN TIÊN PHẬT THÁNH MẪU?
Ai mang lại trí tuệ, sức khỏe, sáng tạo, niềm tin và cuộc sống tự do, ấm no hạnh phúc, cho mọi chúng sinh thì người đó là thần tiên, phật thánh mẫu.
Hy vọng tôi viết bài này cho dù chưa thật tỉ mỉ, nhưng cũng phần nào giải đáp cho những ai cuồng tín!
Tín phải có Ngưỡng, nghĩa là đừng vượt qua cảm xúc, vượt qua trí tuệ mà tự mình đi sai giáo lý trở thành kẻ cuồng đồ ngu muội thì thật đáng thương!!!
Adida Phật.
Tác giả bài viết: Lương Ngọc Huỳnh.
– Tu học mỗi ngày –
Hien Phamthi bài viết của Thầy tuy ngắn nhưng đọc dễ hiểu và cũng giải đáp được nhiều thắc mắc bấy lâu về các hiện tượng xung quanh các chùa. Em thấy hay bổ ích nên đã chia sẻ bài viết này.
阮阮 Sadhu Sadhu Sadhu!
Bài viết rất hay ạ, em chỉ xin có thêm một ý kiến những ai đã theo đạo Phật thì nên bám vào những kiến thức của Nguyên Thuỷ vì đó là những nội dung gần với các giáo pháp của Đức Phật nhất. Hãy cứ bám chắc vào các bộ chú giải của Kinh Tạng Pali thôi ạ.
Chứ bây giờ quá nhiều Kinh sách mọi người rất dễ bị loạn
Trần Anh Dũng Lương Ngọc Huỳnh Anh viết về Bát Chính Đạo sai sót nhiều quá
Nguyet Mai Thầy ơi trong Phật giáo không đốt mã tiền vàng. Vậy sao cúng các chư vị Thần Tiên, Thần Linh vẫn cần có vàng mã? Không đốt mã khi cúng Thần Tiên mà quy tiền mua vàng mã thành tiền thật để đi làm việc thiện được ko ạ?
Lương Ngọc Huỳnh Nguyet Mai cả hai việc đều cần em ạ. Mỗi đạo có lý của đạo đó. Mình chưa hiểu hết mình sao hiểu được đạo?
Thiên Mệnh Nguyet Mai bạn nên tìm hiểu về lục đạo luân hồi. Có cõi Thần và Cõi Trời. Với sinh linh cõi Thần thì họ vẫn còn tham sân si nên vẫn đón nhận, mong cầu những thứ mà con người cúng tế. Dựa vào những đồ cúng tế đó để đánh giá mức độ thành kính của con người dành cho Thần
Nguyễn Trung Hiếu Thiên Mệnh ai dám khẳng định là giới thần họ cần con người cúng tế bằng vàng mã để đánh giá sự thành kính. Vàng mã là tục lệ bắt nguồn từ trung quốc. Cái họ cần và hoan hỷ vẫn là tấm lòng thành kính và sự hồi hướng công đức của chính con người tu theo Phật pháp chia sẻ đến cho họ để họ được tăng thêm phước và hộ trì ngược lại cho chúng ta.
Thiên Mệnh Nguyễn Trung Hiếu cõi thần cũng có nhiều đạo như cõi người vậy đó. Đâu chỉ có thần theo phật đạo, còn đạo thiên chúa, đạo do thái, đạo hồi, đạo giáo thì sao? Trong tín ngưỡng mỗi đạo đều có thiên thần mà bạn. Và trong lịch sử không thiếu những người hội đủ cơ duyên để có những năng lực tâm linh có thể giao tiếp tìm hiểu xem cõi thần cần gì, muốn gì. Có nhiều cách để tỏ lòng thành kính tri ân tới các vị thần linh, trong đó có tục đốt vàng mã, cúng tế lễ vật. Giờ thế giới văn minh cho là không tốt, không đúng cần bỏ thì cũng được thôi vì vẫn còn nhiều cách khác để kính lễ thần tiên mà.
Nguyễn Trung Hiếu Thiên Mệnh cần tìm hiểu và tư duy hơn. Giác ngộ dẫn đến giải thoát và niết bàn e rằng đến nay chỉ đếm trên đầu ngón tay trong đó có Phật Thích Ca. Cầu cúng tế lễ thần linh thậm chí còn hiến tế sát sinh chính là điều đức Phật phản bác mạnh mẽ nhất, chẳng ai có thể giúp mình bằng chính mình. Bạn nói những ai đã từng giao tiếp được với các cõi thần linh? Liệu có đáng tin? Cái đó người đời hay gọi là ( nhãn ) mình thấy nó ảo tưởng lắm bạn ạ. Thiên nhãn trên đời có được mấy ai? Cảnh giới cao họ nhìn cõi ta bà này thật ô uế bẩn thỉu họ cần gì đến mấy cái tiền vàng mã bằng giấy lộn đó, họ chẳng thiếu thứ gì cả cái mà họ muốn nó là ở lòng thành kính cái tâm trong sáng cầu nguyện lợi lạc cho chúng sinh và cho cả họ nữa.
Tran Tam Nguyễn Trung Hiếu Một câu trả lời hay và xác đáng ! Bạn là một người đã giác ngộ Luật Nhân Quả
Nguyet Mai Nguyễn Trung Hiếu Nhưng thầy chưa trả lời dc ko. Hoặc Thầy sẽ trả lời: Tùy em. Ai biết chỉ giúp mình nhé.
Nguyễn Trung Hiếu Nguyet Mai câu hỏi hay
Do Manh Tien Nguyet Mai: Đạo Phật ko có đốt vàng mã. Mà đốt vm là đạo dân gian thôi. Và khi Phật giáo đi tới đâu sẽ tôn trọng những tín ngưỡng tập quá có sẵn truyền thống ở đó và chấp nhận tồn tại chung và dạy cho dân ở đó về những đạo lý của PG để dân học theo điều lành, chứ ko như một số tôn giáo khác khi đi đến đâu là bắt người ở đó phải bỏ cái cũ của họ để theo tôn giáo của mình.
Nguyễn Kim Hoa Nguyễn Trung Hiếu Trịnh muốn biết có thiên nhãn, muốn trải nghiệm thần thông có thật hay giả, gửi ảnh (không chỉnh sửa) bạn có thể biết ngay đấy
Nguyễn Trung Hiếu Nguyễn Kim Hoa mình chưa hiểu ý bạn ạ
Nguyễn Đông Nguyễn Trung Hiếu theo mình biết thì có thiên nhãn. Đấy là theo đạo Phật Thiền Tông. Nếu tu luyện được thì có thể nhìn được các cõi nhưng nói thật là mình chỉ mới nghe vậy còn chưa đc chứng kiến bao giờ. Nhưng mình tin là có
Hạo Thiên Thiên Mệnh biết thì thưa thốt, không biết thì im lặng. Lục đạo luân hồi ở trong 3 cõi này có cõi nào là cõi thần vậy? Kinh sách nào nói vậy?
Nguyễn Trung Hiếu Nguyễn Đông nhãn nhiều cấp bậc tùy theo cảnh giới tu luyện kiếp này hoặc các kiếp trước, thiên nhãn đạt được là rất khó và cũng chẳng có gì kiểm chứng là có ảo hay không. Bạn trên kia có nói là nếu cần trải nghiệm thần thông, thiên nhãn thật giả thì gửi ảnh không chỉnh sửa là có thể biết, thiên nhãn theo như mình biết thì đâu có cần xem qua ảnh? Đến ngay như tâm nhãn hoặc âm nhãn còn chẳng cần xem qua ảnh nữa là thiên nhãn, mình chẳng lạ gì mấy cái nhãn nhĩ ảo tưởng này đâu, quá quen là đằng khác
Năm Tấn Tác giả nghiên cứu thêm về THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN nữa cho trọn Bộ !
Lương Ngọc Huỳnh Năm Tấn
Có ác sẽ có thiện.
Không có ác sẽ không có thiện.
Có sinh sẽ có tử.
Không có sinh sẽ không có tử…
Nghĩa là cái này tồn tại thì cũng có cái kia tồn tại.
Nếu diệt cái này thì cái kia sẽ tự diệt.
Điều này không phù hợp với quy luật tạo hoá sáng tạo và phát triển nên tôi không chủ trương đưa vào bài viết.
Linh Do Manh Linh Lương Ngọc Huỳnh Biết được Đạo Phật đã khó, tin được Đạo Phật lại khó hơn, và thực hành theo đạo phật một cách thuần thục còn khó hơn nữa…
Do Manh Tien Lương Ngọc Huỳnh “quy luật tạo hóa sáng tạo” mà thầy nói đến là gì thầy có thể nói rõ thêm cho con biết đc ko ạ?
Hồng Lương Lương Ngọc Huỳnh chỉ cần diệt hết cái ác đi xã hội sẽ bình yên
Năm Tấn Hồng Lương Cái ác từ đâu sinh ra mà chị muốn diệt hết ?!
PhưƠng QuỲnh NgA Hồng Lương có ác ắt sẽ có thiện . Cũng như có thiện ắt sẽ có ác, vậy mới nói cần tu dưỡng đạo đức từ bỏ dc ( tham, sân si ) trong cõi ta bà này khó thật
Phương Phan Cho em hỏi với ạ: năm nay ngày mồng 9 thầy có làm lễ tại đền quán thánh không ạ? Mong thầy hoan hỉ. Em hỏi ngoài đề tài ạ
Lương Ngọc Huỳnh Phương Phan ngày 19 âm nhưng thầy đang chờ chính quyền cho phép. Thầy đã nộp đơn trước Tết rồi
Phương Phan Lương Ngọc Huỳnh em cảm ơn thầy đã hoan hỉ giải đáp ạ. Chúc thầy và các đệ tử và các cộng sự của thầy vạn sự cát tường ạ. Ngày 19 cả Gđ em lên lễ ạ
Hien Phamthi Lương Ngọc Huỳnh cảm ơn Thầy và các cộng sự. Mong Thầy thông báo sớm để nhiều người có thể đến
Kim Oanh Luong Thi Phương Phan hai năm thầy làm giải hạn cho chị và gia đình tốt lắm em ơi, đang mong chờ thầy thông báo làm
Khanh Quan Nguyen Tất cả lý thuyết đều được Thầy trình bày đầy đủ và đúng từng chi tiết.
Nhưng không biết Thực hành Thầy có được như vậy không ạ ?
Mô Phật.
Lương Ngọc Huỳnh Khanh Quan Nguyen rất khó, vì thầy không phải là Phật
Tuan Anh Lương Ngọc Huỳnh khi người ta nhận ra được chân tâm, Phật tánh, hay tánh giác, tánh biết nơi mình, dù chỉ ngắn ngủi như tia chớp thì sẽ giải thích đạo Phật sát với ý Phật dạy, còn không thì mọi giải thích, kể cả tóm tắt của Thầy chỉ là kiến giải tri thức, giống như người chưa từng ăn quả mít nhưng giải thích, phân tích, giảng giải về hương vị quả mít theo cách tổng hợp, cô đọng lại các tác phẩm viết về hương vị quả mít
Khanh Quan Nguyen Lương Ngọc Huỳnh
Con đường dẫn đến giác ngộ tuy khác nhưng đích đến đều giống nhau.
Đã là con người thực tu thì đều biết một đích đến là Chân Tâm. Chân Tâm này khi đến được rồi thì tự mình hiểu rõ nó như vậy không còn cần sự cố gắng tu tập nữa. Từ nền tảng chân tâm đấy mình mới sửa đổi thói hư tật xấu để 1 đời người này hoàn thiện hơn , thật sự hoàn thiện với Lương Tâm của mình.
Chân Tâm ấy tạo ra 1 định lực quán xét tất cả mọi ý nghĩ xuất hiện và tan biến mất bên trong bộ não mình và rồi mình tỏ được cái tốt xấu nhưng nó không phải là mình nên được thong dong và tự tại.
Ngoài ra, khi đã đến đấy thì ” Đức Trọng Quỷ Thần Kinh ” tức luôn tiếp xúc với Vô Vi , vậy nên thực hành nó khác lý thuyết là vậy.
Tức Quả Vị nó là gì thì mình được họ đối xử như vậy.
Mai Thanh Nguyen Khanh Quan Nguyen thầy phân tích ý nghĩa và mục đích tu của đạo phật, còn thầy có đức tin của thầy và thầy tìm hiểu và chia sẻ kiến thức để mọi người hiểu rõ về đạo phật, ngoài ra thì thầy cũng làm rất nhiều việc thiết thực và cố gắng hết sức truyền đạo và giúp mọi ngừoi hiểu đạo, thầy có nói rõ là cùng tu và học đạo phía bên trên bạn ko đọc thấy ah? Bạn đừng đòi hỏi quá đáng.
Khanh Quan Nguyen Mai Thanh Nguyen
Một chữ THẦY trong Đạo Phật có sức nặng rất nặng đi kèm lời nói ra.
Bạn chưa minh triết chưa thể hiểu ý nghĩa sau từng lời bình mình gửi đến THẦY.
Khanh Quan Nguyen Tuan Anh chính là ý này.
Người trong khoẳng khắc tia chớp nhận thấy CHÂN TÂM ấy. Họ khi nói về PHẬT sẽ rất ngắn gọn và xúc tích. Qua cách Anh viết đủ thấy Anh đã từng có sát na hưởng quả ngọt ấy.
Cái nguy hại của việc được người ĐỜI xưng là THẦY đó chính là làm chậm hoặc lụn bại luôn con đường tu hành.
Âm thầm mà tu , âm thầm mà tự độ và độ cho cho mọi người .
Riêng về mảng linh phù , bùa chú không được phép họa phù viết tùm lum trên mạng.
Khai Nguyen Dạo này thấy thầy ít quan tâm chính trị là hiểu rồi
Lương Ngọc Huỳnh Khai Nguyen chính trị chỉ là trò hề thôi em ạ. Thầy chỉ quan tâm khi cái chính trị ấy làm hại dân. Còn nếu nó không hại dân thì thầy mặc kệ nó vì mình chẳng có gì phải quan tâm cả.
Khai Nguyen Lương Ngọc Huỳnh vâng Chinh Tri nó giống như một con đĩ già khó tính xin lỗi thầy vì con lấy ví dụ hơi khiếm nha
Hồng Hạnh Trần Thầy phân tích ngắn gọn dễ hiểu
Cám ơn Thầy rất nhiều ah
Em có được nghe Sư Như Huyễn Huyền Thông , Người đã từng làm hiệu trưởng trường Phật họcphía Nam mấy mươi năm khai trí , ý cũng ngắn gọn như Thầy
K yêu cầu phải ăn chay trường
K yêu cầu xây chùa to
K yêu cầu cúng dường nhiều
K yêu cầu phải thuộc kinh và trì tụng suốt ngày
Chỉ hiều đúng nghĩa về chữ thiện , sống đúng chữ tâm ắt sẽ thành Phật
Khoa Luong Nguyễn Trung Hiếu người ngoài không thấy nhưng tự mình thấy – giác ngộ.
Nguyễn Trung Hiếu Hồng Hạnh Trần sống đúng chữ tâm đức liệu đạt được cảnh giới nào? Phật là gì? Bạn cần phải tìm hiểu thêm.
PhưƠng QuỲnh NgA Hồng Hạnh Trần chỉ sống đúng chữ tâm , hiểu chữ thiện thôi , ắt thành phật là chưa đủ .
Toán Thanh Mai Phật ở trong tâm.Là con người dù ko có điều kiện giúp đỡ ai thì chỉ cần ko hại người hại mình đã ko hổ thẹn 1 kiếp người rồi!
Lạc Nguyên Sờ ko đụng nhìn chẳng thấy dễ động tâm phiền nghiệp chướng.
Tran Tam Anh Huynh Chẳng xa xôi gì ? Một cái hít vào mà không thở ra nữa là coi xong một kiếp rồi . Ai bảo già mới chết ? Ra nghĩa địa xem ối kẻ dưới đó đầu còn xanh !
Hồng Hạnh Trần PhưƠng QuỲnh NgA vì Phật ở trong tâm mỗi người
Phật rất từ bi hỉ xả
Phật k bắt ai phải thế này thế kia
Phật k đưa ra tiêu chí parem gì cả
Chỉ cần lương thiện và có tâm
Nghĩa là ta vẫn có quyền theo đuổi mục tiêu phấn đấu , công việc , g đình . . . Nhưng làm theo chữ tâm , k hại người khác , đó là tâm Phật mà cũng là Phật
Nguyễn Trung Hiếu Hồng Hạnh Trần đức Phật khi đã tựu thành chánh đẳng chánh giác, ngài nguyện sẽ là ngọn đèn soi sáng cho tất cả chúng sinh bằng chính với giáo pháp, chánh pháp mà ngài đã chứng đạt. Ngài từng nói nếu chỉ để sống nhân đức thì cũng vẫn phải chịu nhân quả luân hồi họa chăng quả báo sẽ tốt đẹp hơn mà thôi. Ước nguyện của ngài là muốn tất cả mọi người học và hành theo chánh pháp của ngài đã chỉ dạy mà tự giải thoát cho chính mình ngay trong kiếp sống hiện tại này.
Hoan Nguyễn Nguyễn Trung Hiếu bạn nói quá chính xác, để đến được thành Phật là một quá trình khó khăn vô cùng
Còn chỉ sống tốt sống thiện lương thì vẫn trong vòng luẩn quẩn khổ đau của cuộc sống
Ai muốn đạt được như Phật thì phải trải qua một quá trình tu tập chứ ko phải chỉ tốt là dc.
Nguyễn Đông Hồng Hạnh Trần k yêu cầu phải ăn chay trường vậy là bạn đã ăn thịt đó mà ăn thịt thì phạm vào sát sinh rồi. Hi
Hạo Thiên Hồng Hạnh Trần kinh là lời dạy của Phật mà dám nói là không cần thuộc kinh và không cần trì tụng. Đã nghe câu : Học mà không tu chỉ như cái đãy đựng sách. Tu mà không học thì cũng là tu mù chưa?
Phi Le E hỏi thầy đả giác ngộ chưa ak
Lương Ngọc Huỳnh Phi Le em đọc bài thầy viết thì hiểu
Thang Nguyen Thầy giỏi hơn chúng ta. Tức là thầy cũng đã giác ngộ rồi đó bạn
Muoi Huu Bài viết của Thầy LNH rất đúng pháp chân lý và Đức Phật đã tự tìm ra và sống đúng pháp chân lý của vụ trụ đó.
Bài viết được nhắc lại lời Đức Phật và có lời khuyên rất thời sự cho con người khi ai đó chưa nắm bắt được cốt lõi của đạo trí tuệ của Phật. Rất đau lòng là còn đâu đó có nhà sư còn có tâm dẫn dụ người dân đi lệch hướng lời dạy của Phật. .. Tư duy đó không chánh ! và làm tổn thương tới người học đạo chân chánh. .. Cảm ơn bài viết của Thầy.. Quả thật bài viết này sẽ rất khó hiểu cho những người còn chưa chọn ra con đường chánh đạo. nhưng nếu ai mà luôn luôn tự nhìn lại thân,tâm mình qua thân,thọ,tâm,pháp và quán tưởng theo vô thường thì sẽ thấy và hiểu ngày đây là bài viết rất hay cho chúng ta tư duy quán trưởng… Vạn pháp bắt đầu từ tâm mà để tâm vô ngã,ba la mật… thì phải dựa vào lời dạy của Đức Phật… ít nhất là thực hành trừng bước nhỏ của “Bát chánh đạo”
Nam mô Bổn Sư Thích Ca mâu Ni Phật”.
Diệu Vi Phi Le câu hỏi thật tuyệt
Trương Thị Thu Hiền Phi Le chả hiểu hỏi vậy ý gì mà có người khen tuyệt
Diệu Vi: tuyệt chỗ nào?
Vũ Trung Phi le
Giác là hiểu, ngộ là biết
Giác ngộ là hiểu biết
Còn hiểu biết đến đâu, hiểu biết cái gì thì còn phải ….
Khúc Tiêu Cầm Sadhu Sadhu bài viết của GS rất hữu ích . Gs đã hệ thống lại toàn bộ Tang kinh các của Phật giáo giúp bá tánh dễ tìm đọc và hiểu Chánh pháp . Thank you
Kim Chi Tran Cảm ơn anh Huỳnh, chia sẻ của anh là Món quà tuyệt vời cho một năm mới! Em kính chúc anh và gia đình một năm mới dồi dào sức khoẻ, thân tâm thường an lạc, vạn sự cát tường!
Thu Hương Cảm ơn Thầy bài viết xúc tích dễ hiểu,tự giác ngộ trong tâm
Nguyễn Lan Phương Bài viết giúp cho mọi người hiểu đúng hơn về đạo Phật. Xin cảm ơn Thầy.
Phạm Tiến Cường Cảm ơn anh đã viết bài, bài viết rất hay. Nói lên chính kiến và đúng với thực tế hiện nay. Đã có rất nhiều người lợi dụng danh nghĩa của đạo giáo và tư tưởng hướng thiện của mọi người để làm những việc không đúng với đạo giáo. Tu tại tâm, tu tại gia. Có tâm thì phải có hiếu với cha mẹ, ông bà, có nghĩa với anh em ruột thịt. Sống tốt với gia đình, thì đó mới là nhân quả.
Thi Thanh Giang Le Những ai còn vô minh, cuồng tín xin hãy đọc kỹ tóm tắt của thầy để tự thấy con đường mình đi, tránh mê lầm
Đặng Đình Phúc Đệ tử xin lưu bài này để tu tâm dưỡng đức, chia sẻ với người thân về tư tưởng đạo đức làm người của thầy. Đệ tử vẫn đang chờ quyển sách của Thầy. Trân trọng Thầy
Lương Ngọc Huỳnh Đặng Đình Phúc cảm ơn em sau tết anh em phòng khám sẽ gửi sách đến cho mọi người
Đặng Đình Phúc Đệ tử mong gặp và chờ Thầy trả lời tin của đệ tử
Nghiêm Xuân Quang theo em thầy thay từ người hay ngài thay từ (ông) thì sẽ hay hơn ah .
Nguyễn Thúy Hoan hỷ lắm thầy ơi, xh này đag dần thanh lọc thiện và ác, nghiệp và duyên …bách gia ng việt đag nhiều người mê lầm trog thế giới tâm linh huyền bí, ngộ nhận đó thầy ơi
Cao Bá Cảnh Theo bài viết này của gs thì Phật thích ca chỉ để lại 2 nền tảng chính Tứ diệu đế và bát chính đạo. Còn lại là những ng đi theo tự đúc kết và viết ra cho thế hệ tiếp theo thì có đc gọi là lời phật dạy ko ? Vậy chỉ có 1 vị Phật thôi, dân gian gọi thêm phật bà, phật tổ, phật adida …liệu có đúng hay ko ?
Nguyễn Trung Hiếu Cao Bá Cảnh cứ hành đúng giáo pháp mà đức Phật đã truyền dạy, giữ vững trung đạo. Trước Phật còn có các vị cổ Phật khác đắc đạo nhưng người sáng lập ra nền Phật giáo nguyên thủy chỉ có một vị đó là ngài Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, giáo chủ cõi ta bà, còn ngài ADIDA là theo truyền thuyết( tịnh độ tông ) giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc.
Thuy Nguyen Người làm cho Phật giáo thời nay mạt pháp không ai khác chính là những nhà sư quốc doanh, họ đã k còn là những nhà tu hành mà là kiếm tiền, danh vọng
Ha Huynh Thuy Nguyen đúng đấy, vào chùa bây giờ ko còn thấy sự tôn nghiêm nơi cửa Phật, nhiều sư Thầy ko thích người nghèo vì họ ko có tiền và đồ lễ của họ ko hoành tráng, có khi vào cửa chùa chào nhà chùa mà ko được đáp lại.
Long Nguyen Giáo sư nên tìm hiểu thêm, hiện có ngài Tịnh Không Pháp Sư đang hoằng dương tịnh độ tông. Học Phật khác với Phật Học. Chỉ hiểu ở ngoài da lông thì sao mà vội quy kết như thế thì oan cho mười phương ba đời chư Phật.
Chân Tâm Long Nguyen tịnh độ tông là do ng TQ sáng lập ra , k phải ngài Thích Ca thuyết giảng
Lê Quang Long Nguyen : Hãy tập trung tìm hiểu cho rõ chữ và nghĩa của PHẬT là gì đã.
Chân Tâm : Đúng vậy ạ. Tịnh độ tông hay còn gọi là Tín tâm do 1 Cao tăng TQ sáng lập, không lầm tên là Huệ Viễn.
Hạo Thiên Chân Tâm có hiểu thế nào là tịnh độ không?
Long Nguyen: bài viết của chủ thớt chỉ mấy người chưa tìm hiểu kĩ về đạo Phật và chưa có học pháp, hành pháp mới vào khen ngợi trong khi viết sai tùm lum
Lê Quang Cám ơn Anh đã dành thời gian phân tích tổng hợp rất gần gũi, dễ hiểu về đạo (Phật) cho Cộng đồng.
Đúng như Anh đã nói, còn quá nhiều con nhang đệ tử u mê không hiểu nổi những sơ phác cốt lõi của Phật pháp.
Dưới góc nhìn nhỏ bé của em thì có lẽ em có sự bi quan cho đạo Phật thời nay- thời của mạt pháp. Có thể tương lai không xa sẽ có những điều kỳ diệu xảy ra..hy vọng lắm thay.
Xin phép được chia sẻ, lan tỏa bài viết của Anh.
Trân trọng.
Diệu Vi Làm người cho tốt, rồi mới học theo phật thánh tiên
Chùa lớn tượng to sư tham lam phổ biến khắp nơi làm ô uế đạo Phật
Lê Quang đúng sai ai cũng biết, chỉ mỗi việc có thắng nổi con ma tham ngự trị ko thôi. Tham danh, tài, tiền, tình, … nên đánh mất ” chi sơ”
Lê Quang “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, mỗi một con người sinh ra đều (có) tính Phật cả rồi. Nên cụ thể hóa ntn là TỐT và khai triển thì sẽ giữ được bản tính (thành) Phật rồi đó. Bởi vậy, giữ gìn, tu tập và phát huy bản ngã là chúng ta đã thành Phật, đâu cần học đâu xa.
Diệu Vi Lê Quang Phật thì cũng dạy làm người tốt là quý rồi, nhân thiện lo chi quả ko lành!
Lê Quang Đang coi gala VIỆC TỬ TẾ trên VTV1, tuyệt lắm Chị ạ.
Diệu Vi Lê Quang tử tế là tiến hóa từ con lên người. Nhưng lên người rồi dễ bị ma tham nó chiếm xác. Vì vậy mà cản trở sự tiến hóa tâm thức, luôn là người tốt thật sự phải cảnh giác với chính mình. Chị suy từ bản thân ra vẫn còn tham nhiều thứ nên may ko làm việc xấu, nhưng việc tốt làm được còn ít. Cái nghĩ, động cơ còn chưa thanh sạch đâu, nên phải luôn nhớ, luôn cố gắng
Minh Nguyen Bản chất của việc tu để chứng đắc là gì ko thấy ai giải thích rõ
Khúc Tiêu Cầm Muôn pháp qui về một mối tại nơi một mực THUẦN CHÂN.
Nếu trừ khử nổi 3 Tâm (tham Sân Si) ẳy vượt qua đươc 3 giới (Dục giới Sắc giới và Vô sắc giới) mà thành Chính quả.
Người đòi tu Đạo đều do 3 Tâm 2 Ý 6 thần (mắt mũi tai lưỡi thân và ý) ko có Chủ mặc cho ma dẫn lối quỷ đưa đường kéo mình chìm trong mê muội ko thể siêu thoát. Trầm luân trong sanh tử luân hồi.
Văn Lê Bác nên tìm đọc kinh do hòa thượng Thích Minh Châu biên dịch từ kinh điển gốc; các kinh bác nêu ở trên là những kinh phát triển và kinh được dịch gián tiếp qua chữ hán. Sau khi Phật nhập diệt, tăng đoàn bắt đầu chia rẽ, đến khi vị A-La-Hán cuối cùng nhập diệt – ngài Anada- thọ 110 tuổi- thì tăng đoàn chia rẽ sâu sắc, phân chia thành 20 bộ phái, nhưng bộ phái nào cũng tự đưa ra tư duy mới, có thể nói đạo Phật mất dần căn gốc từ đây. Hoặc để tiếp cận nhanh thì đọc bộ kinh sách Đường Về Xứ Phật, do trưởng lão Thích Thông Lạc biên soạn.
Kim Cương Tử Kính Bác! Bác nói không đúng về Bát Chánh Đạo , khi chưa hiểu , chưa thực hành thì không nên nói
Nguyễn Thị Xuân Chùa to để hoằng pháp phật lớn để độ sinh . Vì phật pháp hưng long vì phật pháp trường tồn phải chùa to phật lớn . Con người thời mạt pháp. Mấy ai được như ngài . Đọc sách thì lại lười .từ hán thì k hiểu. Nếu k có thầy giảng . Ai làm được như ngài. Phật pháp tồn lâu dài phải chùa to phật lớn. Thầy độ mới rộng khắp. Xã hội sẽ nề nếp. Vì phật tử mênh mông. Còn chỉ đọc sách thôi . Thì mấy người làm được . Xã hội chờ mỏi mắt. Vì phật tử sai đường
Hạo Thiên Viết tầm bậy mà nhiều người khen quá trời.
Nguyễn Vân Cảm ơn thầy đã tóm tắt khái quát về chân lý của đạo Phật khá dễ hiểu . Ngoài 13 loại kinh Phật ,con còn thấy có Kinh Địa tạng . Mong thầy chỉ giúp kinh này có ý nghĩa gì ? Xin cảm ơn ạ !
Lương Ngọc Huỳnh Cảm ơn mọi người đã bình luận và chia sẻ.
Mỗi chia sẻ cũng là một cách để giúp đời, giúp người.