Với các nhà quản lý vĩ mô thì cần một chiến lược căn cơ cho miền Trung (chủ yếu là Trung Trung Bộ) để có thể sống chung và sống tốt trong 2 tháng bão lũ trong năm.
Ngay cả như tỉnh Phúc Kiến hay đảo Đài Loan, người dân nơi thường xuyên hứng bão lũ còn hơn cả miền Trung nước ta, họ yêu cầu người dân phải xây cao theo một cao trình nhà nhất định (ví dụ phải có 1 góc nhà có nền cao hơn 2 mét), đổ tấm dale (đổ tấm mê) thay vì ngói hay tole, người dân góp 1 phần, nhà nước hỗ trợ 1 phần. Thậm chí có làng, nhà nào cũng có treo 1 con thuyền cứu sinh nhỏ, khi có nước cao là hữu dụng.
Ăn trưa cùng Tony
Tính chuyện căn cơ cho miền Trung
TTO – Miền Trung năm nào cũng hứng chịu trên dưới 10 cơn bão lũ, chuyện này diễn ra thường niên từ hàng trăm năm nay, vậy tại sao chúng ta không tính chuyện tạo dựng một cuộc sống bền vững hơn cho bà con?

Người dân chạy đôn chạy đáo, mất nhà cửa, cây trái, vật nuôi, người còn cũng bầm dập, người mất cũng không yên, sau lũ lại lo bệnh dịch, sinh kế…
Có nơi nào trên thế giới cũng chịu thiên tai khắc nghiệt như miền Trung mà họ vẫn sống bình thường không? Xin thưa có rất nhiều, hơn 200 quốc gia có biển mà điển hình là Philippines.
Philippies là một đảo quốc nằm chơi vơi giữa biển cho nên hứng trọn tất cả các cơn bão biển lớn nhất, mạnh nhất từ tất cả các hướng. Trong cơn bão số 9 Molave này, báo cáo của Hội đồng quản lý và giảm thiểu rủi ro quốc gia Philippines (NDRRMC) ngày 28-10 cho hay chỉ có hai người mất tích.
Tôi đã ở Philippines 2 năm và nhiều lần cùng sinh viên đến khu vực Luzon là nơi năm nào cũng đối mặt trực diện với bão mới hiểu tại sao người dân giảm thiểu thiệt hại trong bão, bởi mỗi nhà hay liên gia nào cũng có hầm tránh bão và nhà cao cẳng vững chãi tránh lũ, người giàu tự lo còn người nghèo được chính phủ hỗ trợ.
Cùng với nội lực của chính quyền, nhân dân miền Trung, cả nước chung tay lo cho mỗi gia đình, hay liên gia vài ba hộ một căn hầm chống bão và một căn nhà chống lũ được không? Chắc chắn là được. Nếu tính số tiền mỗi năm bỏ ra hỗ trợ cho bà con miền Trung từ tất cả các nguồn (chính phủ, hiệp hội, doanh nghiệp, cá nhân) thì đã lớn hơn số tiền làm những công trình như thế.
Thực tế cho thấy nhiều hộ gia đình ở huyện Minh Hóa, Quảng Bình sống bình an trên nhà phao với giá 30 triệu đồng, những ngôi nhà chống chịu với bão được UNDP (Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc) xây dựng với giá 60-70 triệu đồng đã đứng vững trong cơn bão số 9.
Với niềm tin sắt đá rằng nếu có chủ trương đúng, tổ chức tốt thì việc làm này chắc chắn thành công. Mỗi tỉnh kết nghĩa với một xã; mỗi doanh nghiệp, mỗi hiệp hội, mỗi nghệ sĩ tùy theo khả năng đứng ra bảo trợ cho một số hộ gia đình hay liên gia xây dựng những công trình thiết thân như thế chắc không khó.
Tuy nhiên có một vấn đề kỹ thuật rất quan trọng là làm nhà kiểu nào, vật liệu gì, mấy tầng, diện tích sàn, diện tích xây dựng là bao nhiêu để đủ cho người, lương thực và tài sản của liên gia; tương tự như thế, hầm tránh bão được thiết kế ra sao, cao trình, hướng tránh, lối thoát hiểm liên thông với một trung tâm an toàn lớn hơn, nếu có điều kiện thì có thể làm cả nơi tránh cho gia súc, gia cầm, kể cả làm sao để giữ thông tin liên lạc cũng cần tính đến.
Mà điều này thì người dân không thể tự tính toán được nếu chỉ dựa trên kinh nghiệm. Do vậy rất cần sự trợ giúp của các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và các nhà chuyên môn khác.
Bão tan, lũ rút đi, bà con nhặt nhạnh từng hạt thóc ngâm nước để độ nhật. Đau lòng lắm.
Điều mong ước đó có lớn lao gì không? Hàng trăm đập thủy điện, hàng triệu hecta rừng bị phá, hàng trăm con đường xuyên ngang chẻ dọc đã phá vỡ tan nát hệ sinh thái tự nhiên vốn đã ổn định hàng ngàn đời nay.
Chúng ta làm không phải giúp người dân miền Trung mà để chuộc lỗi với họ. Nếu một ngày nào đó không còn ai đủ sức bám trụ ở đây nữa thì điều gì sẽ xảy ra?
NGUYỄN MINH HÒA
Bạn đọc comment:
Trần Thanh Quang Phải cần giải pháp và thi hành mang tính chủ động, chứ sao chỉ biết đợi thiệt hại rồi mới ngỡ ngàng khắc phục, cứu hộ cứu trợ?
Trịnh Minh Khang Bao nhiêu năm rồi làm gì và được gì? Bao nhiêu năm nữa sẽ lụt như nào và ra sao…
Hòa Lê Lũ lụt miền Trung ngày càng phức tạp. Lúc này cần một giải pháp căn cơ tìm giải pháp sống chung với lũ.
Giải pháp từ hạ tầng, kỹ năng thích ứng và chính sách hỗ trợ.
Đổ tội, kết tội chỉ làm hả hê cảm xúc và mục đích cá nhân. Liệu việc này giải quyết được bao nhiêu % vấn đề lũ lụt miền Trung? Thiên nhiên luôn biến đổi, quá trình phát triển của con người và thiên nhiên dường như chưa cùng tần số, ắt có lúc thảm hoạ. Đó cũng là dấu hiệu cảnh báo rằng “chúng ta cần phải “hiểu ý” thiên nhiên hơn.
Cần đâu xa, con ngõ nhỏ nơi mình ở 1-2 năm đầu vẫn nguyên bờ vỉa hè đất. Mùa mưa cây cỏ rậm rạp chút. Rồi một nhà, hai nhà thấy bẩn nên đắp hết bê tông. Khúc đường nhỏ không còn khoảng hở để nước mưa thấm đất. Năm ngoái là mùa mưa đầu tiên mình thấy mỗi bận mưa vừa thôi, ngõ xóm đã có dòng nước chảy dọc trên mặt đường. Cuối mùa mưa, con hẻm có những hố nho nhỏ… Trong khi các năm trước khi bị bít lấp, đường luôn cao ráo.
Từ chuyện nhỏ nghĩ ra chuyện lớn, từ con đường nhỏ nghĩ ra con phố lớn, rồi cả một đô thị. “Thích ứng” với khí hậu là cụm từ hay ho hơn nhiều, “phòng-chống” chưa hẳn đã đúng.
Hai Nguyen Bài toán gốc cho ngươi dân miền trung ! Cần các kiến trúc sư có chuyên môn cùng với chính quyền, các nhóm có tâm cùng đông đảo ngươid dân thực hiện. Phải xem tận gốc vấn đề, chứ bao năm cứ ở chỗ đấy là ngập, ngập…lại ngập ! Ko bao giờ hết khổ !
Tuan Duong Đơn giản cực kỳ luôn. Tất cả đều xây nhà lầu, và hầu như chỉ ở trên lầu. Trệt chỉ trồng hoa và tiếp khách. Lụt, chỉ việc chạy mâdy chậu hoa, còn khách sẽ ko đến nữa nên ko lo gì.
Hòa Lê Tuan Duong Em nghĩ nhà đổ mê là giải pháp phù hợp. Tính đến một mức độ nào đó về kết cấu, quy hoạch phân bố…
Còn trồng hoa, thưởng trà và khách khứa ngày bão thì là chuyện tình cảm, quý nhau ngại gì bão lũ há anh? Hihi
Thanh Lịch Nguyễn Tuổi nhỏ làm việc nhỏ! Chị dọn rác, móc cống trước nhà mỗi ngày; chăm chỉ trồng cây xanh!
Hòa Lê Dạ. Em từ chiếc vỏ kẹo ăn dọc đường cũng sẽ bỏ vào túi, gặp thùng rác sẽ bỏ hoặc đem về nhà bỏ vào túi đựng rác.
Em thấy nhiều nhà ven đường hốt rác đổ xuống mấy lỗ thoát nước. Trời nắng nó thở mùi cống lên đi bít lại… Sau đó mưa tắc cống thì đổ tội là cống kém, cống dở các thể loại chị à.
Ta Ngoc Diep Thành lập hội trồng cây đi quòa.
Hòa Lê Ta Ngoc Diep Hoà lười như hủi á Điệp. Rẫy nhà bố mẹ Hoà đi rạc chân mới hết mà gần chục năm rồi Hoà không ủng hộ được 1 nhát cuốc🙈
Thanh Thế Võ Eo ôi. Đó là chuyện muôn thuở mà chẳng ai lo chị ha. Như đường 19 B á chị toàn hố voi thôi á. Mưa xuống ngập đường té gãy cổ xe luôn là chuyện thường. Chẳng ai quan tâm đến thế là em ra đo đường nhưng không biết số liệu báo cáo cho ai. Hậu quả chồng lại phải chở đi làm.😂
Quang Ngọc Quy luật “được cái này, mấy cái kia” cô à
Thuc Le Chuyện căn cơ cho miền Trung chính xác là việc ở tầm vĩ mô cần tập trung làm ngay sẽ có hiệu quả thực sự, kết hợp không phá rừng làm thuỷ điện nữa, dẹp những dự án thuỷ điện đang làm. Phục hồi lại rừng ngay , may ra mẹ Thiên Nhiên bớt “giận” 🍀
Lan Phuong Chuyện thủy điện có hại cho môi trường và người ta có thể có nhiều cách khác tạo ra điện là cái mình đã đi học thời cấp 3. Kiến thức đã có mấy chục năm từ mức phổ thông như vậy, đâu phải điều mới. Không phải những người trong cuộc ko biết, mà là cái tham tư lợi cho bản thân mạnh hơn chuyện nghĩ cho đại cuộc. Hy vọng báo TT post bài hôm nay thì ráng đi theo cập nhật xem tình hình có được cải thiện ko. Hy vọng !
Uyen Tran Lan Phuong một phần do tư duy nhiệm kỳ, mỗi ông lên vỏn vẹn 4 năm nên tranh thủ, hết nhiệm kỳ thì thôi để lứa tiếp tính chứ tui ko tính
Tran Nhung Đúng r, nên nhìn về lâu dài hơn thì dân mới ko bị động, bơ vơ trông chờ cứu trợ khi lũ về
Vietroad Cả một dải dài bãi biển bị lấy làm du lịch hết thì lấy gì mà ngăn bão. Ngày xưa rừng phòng hộ còn nhiều, bão đến làm giảm sức gió nên thiệt hại đâu có ghê gớm như bây giờ.
Thân Vũ Bài viết rất thiết thực. Cảm ơn bạn. Các tỉnh nên bổ sung vào chương trình hành động trong nhiệm kỳ 5 năm tới lo cho dân, ổn định lâu dài giảm bớt thiệt hại khó khăn cho dân trong mùa mưa bão.
hoàng đình anh Tuyệt đối không cho làm nhà 3 gian. Nước đạp vào vách là đổ, gió thổi mạnh là tôn lật từng mảng, tay đòn càng ngắn càng tốt. Hình trụ hình vuông lại càng khuyến khích.
vo ngoc thân 1. Các trường học, cơ sở y tế, ủy ban…cần xây dựng nơi cao ráo nhưng xa đồi núi để có thể sử dụng làm nơi tạm cư cho dân khi bão, lũ.
2. Đồng ý với tác giả: các hầm tránh bão, lũ sẽ rất hiệu quả, chúng ta cần chuẩn bị các nắp đậy kín miệng hầm khi cần thiết và ống thông hơi phải được đưa các cây cao.
Nguyễn huỳnh thi thơ Căn cơ nhất là không tiếp tục phá rừng.
Dịch Phong @Nguyễn huỳnh thi thơ Ngừng xây dựng thủy điện nữa. Những thủy điện không an toàn cho dân mùa mưa lũ thì bỏ đi.
phuong nguyen Bão có gây thiệt hại lớn nhưng vẫn không bằng lũ .Địa hình miền Trung có độ dốc cao nên căn cơ nhất vẫn là phòng lũ: cấm phá rừng, dừng hết tất cả thủy điện đang triển khai, trồng lại rừng..
Đức Nguyên Rất tán thành. Bão và biến cố bất thường của thời tiết chúng ta là nước nhỏ phải chịu ảnh hưởng rất lớn. Đã phải tính sống với bão, lũ và cả đất trôi, căn cơ hơn và có khả năng chống chịu tốt nhất.
tuan nguyen Xây cả 2 cùng lúc. Tại sao có từ “bão lũ” mà không có từ “lũ bão”? Bởi bão đến trước rồi mới có lũ. Bão đi qua đồng bằng gặp triền núi dốc hứng nước gây lũ lại cho đồng bằng. Bão tầm 5-7 tiếng là đi qua, còn lũ thì 5-7 ngày mới rút hết nước. Có bão thì mọi người xuống hầm trú ẩn. Hết bão thì về nhà chuẩn chống lũ để đón lũ. Muốn nhà chống lũ chịu nổi con bão như ở Quảng Nam thì phải thiết kế kiểu hình cầu để gió mọi hướng đều tản được đi hết, chớ như kiểu nhà cấp 4 thì cũng tạo điều kiện bung nóc như thường
Tâm 72 Tôi nghĩ vấn đề làm nhà tránh lũ cho người dân miền Trung chưa phải là giải quyết cái gốc, cái căn cơ đâu bởi vì năm nào vào mùa mưa thì miền Trung cũng có bão. Việc này đã diễn ra hàng mấy trăm năm nay rồi chứ đâu phải mới. Nhưng tại sao miền Trung thời gian gần đây hễ có bão là có lở đất, lũ quét, lũ ống, nước ngập đến mái nhà? Phải tìm ra nguyên nhân vì sao, khắc phục được nó thì tôi nghĩ đó mới là căn cơ.
sum Tôi đồng ý với tác giả về việc xây hầm tránh là có hiệu quả thật. Tuy nhiên miền Trung bão không sợ bằng lũ. Số người chết do bão không hề nhiều và đa số chết do lý do chủ quan. Còn số người chết do lũ và sạt lở đất mới nhiều bạn à, mà một khi lũ thì hầm nó vô tác dụng
Trần Nam Bài viết rất hay
Nguyễn Thanh Hùng Vậy là ‘ta” phải thực hiện và hướng dẫn bà con đồng bào người dân miền Trung làm thôi. Cùng với việc vạch ra hướng và lộ trình cụ thể, nhanh chóng, thật là nhanh và cấp bách vì là năm nào cũng xảy ra mà. Cảm ơn tác giả bài viết.
Ánh Hồng Mong miền Trung sớm bình an và có giải pháp chống lũ lụt !
Thao Bài viết rất đúng, việc gì cũng nên giải quyết từ gốc
Mr. Hải Bài viết rất hay và tâm huyết.