TỊNH-ĐỘ PHẢI TU NHƯ THẾ NÀO? — PHẦN 3 —
———-
SANH VỀ TỊNH-ĐỘ BẰNG CÁCH
TRƯỞNG-DƯỠNG TỊNH-NGHIỆP
ĐỂ CẬN-TỬ NGHIỆP DẪN-DẮT
———-
(Tác giả Hương Trần – đăng 20/9/2015)
________________________
Cách thức tu tập Tịnh-nghiệp lẽ ra phải được những người tu theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Abhidharma: Vi Diệu Pháp) tán-thán, mà bây giờ những kẻ si-mê theo
1) Tiểu-Thừa,
2) Nam Tông
3) Phật Giáo Nguyên-Thủy,
4) Thượng-Tọa Bộ
(… nói chung là 20 trường phái của thời kỳ đầu của Phật Giáo)
cực-lực phỉ-báng!
Nghiệp Cận Tử: Asanna (p)—Death-proximate karma—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Abhidharma: Vi Diệu Pháp), cận tử nghiệp là điều gì mà ta làm hay nghĩ đến liền trước lúc lâm chung.
1) Nếu một người xấu mà nhớ lại hoặc được làm một việc thiện trước lúc lâm chung, có thể nhờ đó mà người ấy được tái sanh vào cảnh giới tốt (may mắn) hơn;
2) ngược lại, nếu một người tốt mà trước khi lâm chung lại nhớ đến một hành động bất thiện của mình, người ấy có thể tái sanh vào một trạng thái bất hạnh.
Chính vì lý do quyết định tái sanh đó mà các xứ Phật Giáo có phong tục nhắc nhở người sắp chết những hành động lành người ấy đã làm trong đời, và tạo cơ hội cho người ấy tạo thiện nghiệp trước phút lâm chung.
Khi không có trọng nghiệp, và nghiệp cận tử được thành lập, thì nghiệp cận tử sẽ giữ vai trò chính trong việc tái sanh.
Điều nầy không có nghĩa là người ấy sẽ trốn thoát được những nghiệp thiện ác đã tạo ra trong đời.
Khi gặp điều kiện thì những nghiệp thiện ác sẽ trổ quả tương xứng.
Tứ Thập Nhị Chương Kinh viết,
Chương 4:
Đức Phật dạy: “Chúng sanh lấy 10 việc làm điều thiện, cũng lấy 10 việc làm điều ác. Mười việc ấy là gì? Thân có 3, miệng có 4, ý có 3. Thân có 3 là: giết hại, trộm cắp, dâm dục. Lưỡi có 4 là: nói hai lưỡi, nói độc ác, nói dối trá, nói hoa mỹ. Ý có 3 là: tật đố, sân hận, ngu si. Mười điều ấy không phù hợp với con đường của bậc Thánh, gọi là hành vi ác. Nếu mười điều ác nấy được đình chỉ thì gọi là 10 điều thiện vậy”.
THỰC HÀNH
__________
Nếu hành-nhơn niệm hồng danh của bất cứ đức Phật nào, mà nhớ nghỉ đến danh hiệu, công-đức, hạnh-nguyện bằng cả thân khẩu và ý thì sẽ có Tịnh-nghiệp.
Ví dụ niệm “NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT” thì bắt buộc hành nhơn phải biết danh hiệu nầy nghĩa là gì?
A.- NAM-MÔ: quy kỉnh Tam Bảo:
1) Quy Y Phật: lấy Pháp-Thân là chỗ quay về,
2) Quy y Pháp: lấy 12 Bộ Kinh Đại và Tiểu Thừa làm chỗ đọc tụng tư duy để hiểu ý nghĩa của chư Phật Thế Tôn, và
3) Quy y Tăng: quán Ngũ Uẩn là không thật.
B.- A-DI-ĐÀ: dịch trại âm của AMITABHA: VÔ-LƯỢNG QUANG.
1) Vô Lượng Quang chính là Diệu Quán-Sát Trí hay Sai-Biệt-Trí hay Bát-Nhã Trí,
2) cũng chính là Đại Không là cảnh giới Thường-trụ của Như-Lai
(Hình 1)
C.- PHẬT: dịch từ chữ BUDDHA: Phật-đà (dịch âm), Giác-giả (dịch nghĩa),
dịch là Bụt theo kiểu của Nhất-Hạnh là thiếu chữ “dha”!
(Hình 2: Buddha – 2 âm theo liền nhau)
Phật (chữ “đà” đọc nhẹ nên thường dịch đơn giản là “Phật”) là 1 trong 10 danh hiệu tôn quý của Như-Lai (Tathagata).
(Hình 3: Tathagata – 4 âm)
Một vị Phật phải đầy đủ 10 danh hiệu, Chư A-la-hán (Arhat) chỉ đạt 1 còn thiếu 9 danh hiệu, nên không được gọi là Phật Thế-Tôn!
Khi niệm đủ NAM-MÔ A-DI-ĐÀ đến chữ PHẬT thì phải
1) nhớ nghĩ đến cõi Phật Sukhavati (Cực Lạc) theo Kinh Tiểu A-Di-Đà;
2) nhớ đến 48 lời Nguyện thì phải theo Kinh Đại Bổn A-Di-Đà
3) nhớ đến thân-tướng của chư Thánh-chúng thì phải theo Kinh Quán Vô-Lượng Thọ
Một ngày không thấy quang-minh của Phật, thì ngày thứ 2, cho đến trọn đời thì giống như uốn cây, lâu ngày sẽ thành hình cây mình mong muốn; như gánh nước 1 gàu, 2 gàu, cho đến 10 gàu … lần hồi cũng đầy chum lớn (miền Nam gọi là “khạp da bò” hay “lu”)
Người tu hành 10 Nghiệp Lành thì quyết định
1) sanh lại cõi Người làm Vua làm Chúa thiên hạ,
2) sanh lên cõi Trời làm Vua hoặc con Thiên Vương,
3) đến khi Trọn Lành tức là Thân-Khẩu-Ý thanh tịnh thì thành Phật hay Thiên Trung Thiên (Trời của các vị Trời),
Vì cớ sao niệm, nhớ, tư duy về danh hiệu, hình tướng và cõi Phật lại không thành tựu Tịnh-môn?
Trừ phi, biếng nhác trể lười và bị tà-kiến cũng như nghiệp quá nặng làm cản trở.
Các bạn tu theo Tịnh-Môn không cần học quá nhiều Kinh chỉ nên học nằm lòng 3 quyển trên.
Nếu người có nhiều trí và rảnh-rang việc đời (Kinh gọi là “Cư-Sĩ”) thì học thêm Kinh Bát-Chu Tam-Muội.
(http://www.bodetam.org/…/B…/KinhBatChuTamMuoi-MinhLe-03.html)
Nếu thấy pháp tu nầy quá đơn giản muốn học thêm thì xem Niệm Phật Thập Yếu…
VẤN NẠN:
________
1) Người tu theo Tiểu Thừa Giáo chỉ chấp nhận có 7 Phật thời quá khứ qua các “kinh văn của họ” của Tiểu-Thừa Giáo.
Kinh Trường A-Hàm -31. Phật thuyết thất Phật Kinh, 32. Kinh Phật Tỳ Bà Thi
33. Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự
Kinh Trường Bộ – 14. Kinh Đại Bổn
2) Như vậy, có chư Phật đời quá khứ, có Phật Thích Ca đời hiện tại và có Phật Di Lặc đời tương lai mà không tin có chư Phật ở thập phương tam thế thì đó có phải là quá ư vụng về và thiển-cận khi tu học không?
3) Tin Kinh Tiểu Thừa (4 Agamas và 5 Nikayas) mà không tin Kinh Đại Thừa thì phải xét lại lòng tin của người nầy đối với chư Phật Thế-Tôn!
4) Bậc A-la-hán có cái nhìn không quá Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, nhưng chư vị chưa từng nói không có chư Phật ở thập phương tam thế, thì tại sao những kẻ chưa chứng Đạo quả A-la-hán lại phỉ báng đức Phật Vô Lượng Thọ (Amitayus), Vô Lượng Quang (Amitabha) mà chính đức Phật đã giảng cho Thái Hậu Vi-Đề-Hy, Vua Tần-Bà-Sa-La vào năm 491 TCN dưới sự chứng kiến của 1250 vị Đại A-La-Hán ?
KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT
Hán dịch : Lưu Tống, Tam Cương Lương Gia Xá
Việt dịch : Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
(Pháp Hội Quán Vô Lượng Thọ Phật Thứ 62 Kinh Đại Bảo Tích)
_____________________________
Như vậy, tôi nghe một lúc đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Như Lai ở tại thành Vương Xá trong núi Kỳ Xà Quật, cùng chúng đại Tỳ Kheo một ngàn hai trăm năm mươi người câu hội.
Chúng Bồ Tát có ba vạn hai ngàn, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử đại Bồ Tát làm thượng thủ.
Lúc bấy giờ, thành Vương Xá có một Thái Tử tên là A Xà Thế thuận theo lời bảo của ác hữu Điều Đạt bắt vua cha Tần Bà Sa La nhốt trong nhà tối bảy từng cửa, cấm các quan không một ai được vào.
Quốc Thái phu nhơn tên là Vi Đề Hi cung kính Đại Vương, tắm gội sạch sẽ, lấy tô và mật nhồi mì sợi rồi trét lên thân, trong hột chuỗi ngọc đeo đựng nước nho, đi vào ngục thăm Đại Vương kín đáo dân lên.
Đại Vương Tần Bà Sa La ăn mì, uống nước nho rồi, xin nước súc miệng. Súc miệng xong. Đại Vương chắp tay cung kính hướng về núi Kỳ Xà Quật vói đãnh lễ Thế Tôn mà bạch rằng: “Tôn giả Đại Mục Kiền Liên là thân hữu của tôi, nguyện hưng từ bi truyền thọ giới Bát Quan Trai cho tôi”.
Liền đó, Tôn giả Đại Mục Kiền Liên như chim ưng bay mau đến chỗ vua, truyền giới bát Quan Trai cho vua.
Ngày ngày đều như vậy, đến truyền giới cho Vua.
Đức Thế Tôn cũng sai Tôn giả Phú Lâu Na đến vì Vua mà thuyết pháp.
Thời gian như vậy trải qua hai mươi mốt ngày, Đại Vương Tần Bà Sa La ăn mì mật, uống nước nho, lại được thọ giới Bát Quan Trai, được nghe thuyết pháp nên nhan sắc vua hòa vui.
– Om Mani Padme Hum –https://www.facebook.com/110397320314103/posts/238153287538505