TỊNH ĐỘ TÔNG CÓ PHẢI LÀ CỦA TRUNG QUỐC LẬP RA KHÔNG?
Trả lời nhóm Học Phật Đối Biện
Phần I
(Tác giả Hương Trần – đăng ngày 8/10/2017)
_____________________________________
Ba Kinh có nguồn gốc ra sao? – Căn cứ vào quyển “Lịch Sử Phật Thuyết Kinh Đại Thừa”, Pram Nguyễn, viết, nhưng không trích sát câu chữ, có sửa đổi đôi phần cho phù hợp với câu hỏi.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
—————————-
(…) để xiển dương mặt DIỆU HỮU (Asùnyata hay Amogha) không ly KHÔNG (Sùnyata), đức Phật tuyên thuyết CÁC CÕI TỊNH ĐỘ. Nếu chứng KHÔNG mà chẳng thấy chư Phật Tịnh Độ bất khả tư nghì thì người nầy bất quá chỉ vào hàng Tiểu Thánh chứng Tứ quả Sa-Môn là cùng tột cái thấy của họ.
KIẾN THIỆT BỒ TÁT (KINH ĐẠI BẢO TÍCH), BẤT KHÔNG KIẾN BỒ TÁT (KINH ĐẠI TẬP), 16 VỊ BỒ TÁT TẠI GIA đứng đầu là ngài HIỀN HỘ, hoặc các ông BẢO TÍCH VÀ 500 Cư Sĩ (KINH DUY MA CẬT SỞ THUYẾT, với “Tâm tịnh tức cõi Phật tịnh” hay “Duy Tâm Tịnh Độ” mà ngày nay người ta cho rằng đó là “tịnh độ tín ngưỡng”, hay “học thuyết” hoặc là “triết lý” chớ không phải cảnh giới Như Thật Tri Tự Tâm hay Thánh Giác Sở Chứng, thật đau lòng biết bao!) DIỆU NGUYỆT, v.v… là những vị đã hoàn mãn Đệ Bát Bất Động Địa.
Trong hơn 40 Kinh thuyết về Tịnh Độ, tôi đặc biệt xét riêng những Kinh sau đây, xếp đặc theo thứ tự 6 Chứng tín đã viết mà truy ra năm và trụ xứ đức Phật thuyết Kinh.
I.- KINH A-DI-ĐÀ hay KINH CƯC LẠC hoặc KINH NHẤT THIẾT CHƯ PHẬT SỞ HỘ NIỆM hay KINH XƯNG TÁN TINH ĐỘ PHẬT NHIẾP THỌ được đức Phật tự thuyết mà không có ai hỏi (vô vấn tự thuyết) vì sao nói cho ngài Xá-Lợi-Phất mà không nói cho chư Bồ Tát?
Có hai lý do:
1) Chư Bồ Tát hiện thân tại cõi nầy, nhưng Pháp Thân khắp cả các Tịnh Độ nên không cần phải chỉ bảo.
2) ngài Xá-Lợi-Phất là bậc trí tuệ bậc nhất trong 1250 vị Đại A-la-hán (toàn bộ là ngoại Đạo được đức Phật nhiếp hóa trong năm đầu khi trở về Vương quốc Thích Ca của ngài. Nhóm ngoại Đạo nầy hoàn toàn mù tịt về các cõi Phật thanh tịnh.
Sau khi Vua Tịnh Phạn đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn (Đệ Bát Bất Động Địa) cùng với 70.000 Thích-chủng thành Ca-tỳ-la-vệ, vào năm 527 TCN, tại Vương Quốc Thích Ca (Shakya Kingdom, Bắc Kosala theo lịch sử cổ của Bà-la-môn Giáo, xưa nay lấy kinh đô làm Vương quốc! Hèn chi ngoại Đạo nói nước Ca-tỳ-la-vệ rất nhỏ bé và đức Phật chỉ là con một tộc trưởng!) và thọ ký đều sanh về cõi Cực Lạc (Sukhavati-vyuha) và thành Phật cả (KINH ĐẠI BẢO TÍCH – Pháp hội Kiến Thiệt Bồ Tát, Hương Trần đã dẫn chứng 5 lần 7 lượt trong các bài viết về Tịnh Độ Pháp môn). Đây là cảnh giới của Bồ Tát vừa chứng nhập Vô Sanh Pháp Nhẫn (Đệ Bát Bất Động Địa), nhưng vẫn còn mang nhục thân, chưa có thần túc tự tại.
II.- KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ được đức Phật hiện thân vào cung cấm thuyết cho Hoàng Hậu Vi Đề Hy, khi Vua Tần Bà Sa La xứ Ma Kiệt Đà đang bị giam trong ngục thất vào năm 492-491 TCN.
Khi đức Thế Tôn nói lời ấy rồi, Vi Đề Hy Hoàng Hậu cùng năm trăm thị nữ liền thấy tướng rộng dài, thế giới Cực Lạc, sắc thân của Phật A Mi Đà và hai vị Bồ Tát. Tất cả đều sanh lòng vui mừng, khen là việc chưa từng có. Hoàng Hậu hoát nhiên đại ngộ, chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Năm trăm thị nữ phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Bodhicittotpada), nguyện sanh về Cực Lạc. Đức Thế Tôn thọ ký cho tất cả đều được vãng sanh và sau khi sanh về tịnh độ đều chứng Chư Phật Hiện Tiền Tam Muội (đây là nhân duyên, sau đó đức Phật giảng KINH BÁT CHU TAM MUỘI và BỒ TÁT NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT và KINH ÐẠI TẬP ÐẠI PHƯƠNG ÐẲNG BỒ TÁT NIỆM PHẬT TAM MUỘI). Vô lượng chư thiên phát tâm vô thượng bồ đề (Bodhicittotpada). Đây là cảnh giới của Bồ Tát vừa chứng nhập Vô Sanh Pháp Nhẫn (Đệ Bát Bất Động Địa), nhưng vẫn còn mang nhục thân, chưa có thần túc tự tại.
KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ nầy được HT Thiền Tâm và HT Trí Tịnh dịch ra Việt văn hơn 4 thập niên rồi. KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ nầy cũng đã được dịch sanh Anh văn, THE SUTRA OF CONTEMPLATION ON BUDDHA AMITAYUS, từ nhiều thập niên về trước.
III. KINH VÔ LƯỢNG THỌ, hiện nay ai theo Pháp Sư Tịnh Không cũng biết tôn danh PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH, được thuyết cho nhóm 16 vị Bồ Tát tại gia.
PHẨM THỨ HAI
ĐỨC TUÂN PHỔ HIỀN
“Lại có mười sáu vị Bồ Tát tại gia: Hiền Hộ Bồ Tát, Thiện Tư Duy Bồ Tát, Huệ Biện Tài Bồ Tát, Quán Vô Trú Bồ Tát, Thần Thông Hoa Bồ Tát, Quang Anh Bồ Tát, Bảo Tràng Bồ Tát, Trí Thượng Bồ Tát, Tịch Căn Bồ Tát, Tín Huệ Bồ Tát, Nguyện Huệ Bồ Tát, Hương Tượng Bồ Tát, Bảo Anh Bồ Tát, Trung Trú Bồ Tát, Chế Hạnh Bồ Tát, Giải Thoát Bồ Tát, là những bậc thượng thủ. Các vị Bồ Tát này đều tuân theo hạnh nguyện của Phổ Hiền Đại sĩ, thật hành vô lượng hạnh nguyện quyền hành phương tiện đi khắp mười phương làm các công đức, vào pháp tạng của chư Phật, rốt ráo giải thoát, nguyện chúng sanh ở vô lượng thế giới đồng chứng Phật quả. Rời cung trời Đâu Suất, giáng sinh vào cung vua, bỏ ngôi vị mà xuất gia, khổ hạnh học đạo.
Thị hiện thuận theo thế gian pháp, đem sức định huệ hàng phục ma oán, đắc pháp vi diệu thành bậc tối chánh giác, người trời qui ngưỡng. Chuyển bánh xe pháp, đem pháp âm giác ngộ thế gian, phá thành phiền não, lấp ao tham dục, gột sạch cấu uế, hiển bày đức thanh tịnh, điều phục chúng sanh, tuyên thuyết diệu lý, tích công lũy đức, gây tạo phước điền. Đem pháp dược cứu liệu các khổ ba cõi. Làm phép quán đảnh thọ ký Bồ đề. Giáo hóa Bồ Tát nên làm A xà lê biểu thị vô biên công hạnh, thành thục vô biên thiện căn cho hàng Bồ Tát. Vô lượng chư Phật đồng đến hộ niệm. Trong tất cả cõi Phật đều có thể thị hiện như vậy. Như nhà ảo thuật biến ra các hình tướng, nhưng các hình ấy không có thật tướng. Bậc Bồ Tát này cũng lại như vậy, đã thông đạt tánh tướng của chúng sanh, cúng dường chư Phật. Dắt dẫn quần sanh, hóa hiện các thân, mau như ánh chớp. Phá tan lưới chấp, thoát dây ràng buộc, qua khỏi quả vị Thanh văn Bích chi, chứng nhập ba pháp: Không, vô tướng, vô nguyện.Khéo lập phương tiện hiển thị ba thừa. Đối với hàng trung hạ căn thị hiện có diệt độ. Chứng đắc vô sanh vô diệt, vào sâu thiền định, được vô lượng trăm ngàn pháp tổng trì. Ngộ nhập Hoa Nghiêm tam muội, chứng trăm ngàn tổng trì tam muội, vẫn trụ sâu trong thiền định, thấy rõ vô lượng đức Phật. Khoảnh khắc đi khắp cõi Phật, được biện tài của Phật. Vào hạnh nguyện Phổ Hiền.
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại. Với lục đạo phàm phu làm bạn không thỉnh. Vâng giữ pháp tạng nhiệm mầu Như Lai, hộ trì giống Phật khiến không dứt. Phát rộng lòng thương xót hữu tình, nói lời từ ái, trao pháp nhãn, đóng đường ác, mở cửa lành. Đối với chúng sanh biểu hiện cởi mở, cứu giúp phò trợ, mong độ chúng sanh đến bờ giác ngộ. Quyết được vô lượng công đức. trí huệ sáng suốt không thể nghĩ bàn.
Vô lượng vô biên đại Bồ Tát như vậy đồng đến pháp hội. Lại có năm trăm vị Tỳ kheo ni, bảy ngàn vị Ưu bà tắc, năm trăm vị Ưu bà di, và chư thiên cõi Dục, cõi sắc, cõi Phạm chúng đồng đến dự đại hội.”
— # —
Thế thì mục đích của ba Kinh nầy nhắm vào hàng Vua Chúa và tại gia Bồ Tát. Chư vị nầy, vừa chứng nhập Vô Sanh Pháp Nhẫn (Đệ Bát Bất Động Địa), nhưng vẫn còn mang nhục thân, chưa có thần túc tự tại, không nhắm vào hàng xuất gia.
Nói cách khác, Tịnh Độ Tông nguyên gốc xuất phát từ kinh thành Vương xá, nước Ma-kiệt-đà (Magadha) và đức Phật dạy cho hàng Vua Chúa và địa Cư sĩ Bồ Tát tại gia. Những người nầy phước đức trên thiên hạ, giàu sang lẫy lừng, danh tiếng lớn, thê thiếp không ai sánh bằng, ngũ dục sung mãn mà không đắm nhiễm, ai nấy cũng là Bồ Tát chớ không phải phàm phu!
Vì thế, chư Bồ Tát sau nầy như ngài Mã-Minh, Long Thọ, v.v.. đều THỊ HIỆN ở Địa vị thấp, nên nguyện sanh tây phương Cực Lạc, vì sao? – Vì chư vị thể hiện đại bi khiến cho chúng sanh tự xét thân phận của mình mà bỏ tánh kiêu mạn, ngã mạn và tăng thượng mạn.
Hương Trần