Tình dục đồng thuận
Series phim nổi tiếng gần đây “Anatomy of a Scandal” đề cập tới một trong những vấn đề quan trọng xoay quanh câu chuyện tình dục: Sự đồng thuận.
Một chính trị gia quan hệ tình dục với nhân viên nữ – vốn là tình nhân của ông – trong thang máy, sau đó bị khởi kiện ra tòa. Bộ phim tập trung vào những tranh biện quanh việc chính trị gia có tội hay không, trong đó mấu chốt là xác định xem hoạt động tình dục giữa hai người diễn ra trong sự đồng thuận hay phản đối của cô gái. Cuối cùng, tòa tuyên chính trị gia vô tội vì cô gái đã không nói “không” khi người đàn ông thực hiện hoạt động tình dục.
Bộ phim phản ánh thực tế, cáo buộc tấn công tình dục là vấn đề khó xác định; trong đó “sự đồng thuận” được coi là căn cứ pháp lý quan trọng để luận tội.
Tình dục đồng thuận là việc thực hiện các hoạt động tình dục dựa trên sự đồng thuận mang tính tự nguyện của những người tham gia, được đưa ra trên cơ sở người tham gia có đủ năng lực và sức khỏe để quyết định. Sự đồng thuận cần được duy trì trong suốt quá trình thực hiện hoạt động tình dục.
Một người không thể đưa ra sự “đồng thuận” khi họ không tỉnh táo do sử dụng rượu hay chất kích thích, bị đe dọa bằng sức mạnh hay vũ lực và cảm thấy sợ hãi…
Một số ngụy biện phổ biến của nam giới là “cô ấy phản ứng trước kích thích” (và coi đó như một sự đồng thuận ngầm) hay “cô ấy không chống trả” (và cho rằng đó là sự đồng thuận). Trên thực tế, phản ứng trước những kích thích tình dục có thể liên quan tới cơ chế sinh học của cơ thể. Việc không chống trả có thể do nạn nhân quá sợ hãi, cơ thể chưa kịp phản ứng để quyết định. Cả hai trường hợp trên vẫn có thể được xem xét là dấu hiệu của hành vi xâm hại tình dục hay hiếp dâm.
Tại Việt Nam, quấy rối, tấn công tình dục diễn ra khá phổ biến. Một khảo sát của ActionAid năm 2015 cho thấy, 87% phụ nữ ở Việt Nam từng bị quấy rối nơi công cộng, cao hơn nhiều quốc gia châu Á như Ấn Độ (79%), Campuchia (77%), Bangladesh (57%). Điều này xảy ra ngay cả trong chính quan hệ vợ chồng. Khảo sát của ActionAid cũng cho biết 10% phụ nữ ở Việt Nam bị chồng bạo lực tình dục.
Kết hôn bao hàm “luôn đồng thuận tình dục” là quan niệm truyền thống của nhiều người. Tuy nhiên, các quy định luật pháp hiện đại về tình dục đồng thuận đã bác bỏ điều này. Vợ hoặc chồng đều có thể kiện đối phương ra tòa trước các hoạt động tình dục không dựa trên đồng thuận.
Sâu xa hơn trong cách hiểu khác nhau về “đồng thuận” là những khác biệt về văn hóa truyền thống, lối sống và suy nghĩ. Ở Việt Nam, “đồng thuận ngầm” là điều được nhiều người công nhận và bình thường hóa; trong khi với nhiều quốc gia, “Yes means yes”, không có chỗ cho sự “hiểu ngầm”.
Do những khoảng trống về pháp luật và thói quen xuê xoa, ảnh hưởng từ quan niệm truyền thống, việc xử lý các cáo buộc tấn công tình dục còn gặp nhiều khó khăn tại Việt Nam.
Luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành quy định nạn nhân phải có trách nhiệm chứng minh mình bị xâm hại tình dục trái ý muốn. Đây là một trách nhiệm nặng nề đặt lên nạn nhân, biến hành vi của nạn nhân thành yếu tố trung tâm trong việc xác định tội phạm tình dục, gây tâm lý e ngại cho người bị hại khi trình báo.
Hơn nữa, luật hiện hành quy định căn cứ xác định Tội hiếp dâm hoặc Tội cưỡng dâm thông qua “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân” (tội “Hiếp dâm”) hoặc “dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng” (tội “Cưỡng dâm”), thay vì “đồng thuận” hay “không đồng thuận”. Từng có kiến nghị thay đổi cụm từ “không thể tự vệ” trong Điều 141 và Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015 thành “không thể đưa ra sự đồng ý một cách tự nguyện”.
Khoảng trống chưa cập nhật về quy định pháp luật ở lĩnh vực này cũng gây ra sự thiếu hiểu biết về “đồng thuận”, có thể dẫn người Việt tới những tình huống phạm tội, đặc biệt tại các quốc gia có những quy định nghiêm ngặt về tội phạm xâm hại tình dục.
Luật pháp liên quan tới các buộc hiếp dâm chia làm hai loại: Dựa trên sự đồng thuận (consent-base) và dựa trên việc có hành vi ép buộc mang tính đe dọa (coercion-based). Bắt đầu từ Thụy Điển năm 2018, đến nay, hơn 10 quốc gia châu Âu đã chấp thuận mở rộng định nghĩa về tội hiếp dâm là “tình dục không đồng thuận”, mà không cần chứng minh “cưỡng ép hoặc chống cự, dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực”.
Tây Ban Nha là quốc gia gần đây nhất sửa luật hình sự theo hướng này. Tháng 5/2022, Hạ viện đã thông qua dự luật mang tên “Only yes means yes” (Chỉ khi đồng ý mới là đồng ý) cho phép sử dụng “sự đồng thuận” là yếu tố chính trong các vụ xâm hại tình dục. Nếu tiếp tục được Thượng viện thông qua, quan hệ tình dục không đồng thuận có thể bị coi là tấn công tình dục và phải chịu án tù tối đa 15 năm.
Cơ thể phản ứng trước những kích thích không có nghĩa là đồng thuận tình dục. Chấp nhận một mối quan hệ tình yêu hay vợ chồng không có nghĩa là luôn đồng thuận về mặt tình dục. Cho phép một số hành vi như ôm, hôn không có nghĩa là đồng thuận về tất cả hành vi tình dục khác. Sự đồng thuận trong tình dục phức tạp hơn một tờ giấy đăng ký kết hôn, những khoái cảm của cơ thể hay việc theo một chàng trai về nhà sau khi say xỉn ở hộp đêm.
Tình dục vẫn là vấn đề “khó cởi mở” ở Việt Nam, do các ràng buộc về truyền thống và quan niệm đạo đức. Nhưng trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đã hợp pháp hóa nhiều hoạt động liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu cơ bản này của con người, Việt Nam đứng trước yêu cầu cập nhật các quy định về pháp luật, đồng thời, kiến thức về đồng thuận trong tình dục là điều quan trọng và cần được phổ biến rộng rãi.
Được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, ít nhất một người sẽ biết cách hành xử để tránh được rủi ro pháp lý, chỉ còn đối diện với vấn đề đạo đức (nếu có) cho lựa chọn của mình.
Bùi Minh Đức
Nguồn: https://vnexpress.net/tinh-duc-dong-thuan-4497446.html
Bạn đọc comment
An Khánh Cảm ơn bài viết của Tác giả Bùi Minh Đức. Tôi đồng ý với tác giả là quan niệm về Đồng thuận tình dục rất xa lạ với văn hoá Á Đông, nhưng sự thay đổi nếu là cần thiết thì vẫn nên được tiến hành, từng bước một.
Từ nội dung chính của bài viết nhằm góp phần nâng cao nhận thức về Đồng thuận tình dục ở người trưởng thành, tôi xin phép liên hệ mở rộng đến nâng cao nhận thức về Bảo vệ cơ thể ở trẻ em.
Dưới đây là những lời chúng tôi nói với con mình thường ngày, hôm nay được sắp xếp thành câu vần để chia sẻ cùng bạn đọc.
Này con yêu bé nhỏ,
Có muốn một cái ôm?
Ba, Mẹ giang tay chờ
Mình chia nhau hơi ấm!
Con muốn thì chạy đến
Ba, Mẹ ôm vào lòng.
Con không muốn, bảo KHÔNG!
Chẳng cần lời giải thích.
Chỉ mình con mới biết
Con cảm giác thế nào.
Không cần nói tại sao,
CON CÓ QUYỀN TỪ CHỐI.
Này con yêu bé nhỏ
Ba, Mẹ thích được hôn
Lên vầng trán thông minh
Hoặc má thơm phúng phính.
Con đưa trán, đưa má
Ba, Mẹ mới hít hà.
Con lắc đầu, quay ra
Nghĩa là không hợp tác
(Mẹ có tiếc một lát
Nhưng không buồn, mà vui).
Mình con mới biết thôi
Con thích hôn, hay chạy.
Dù Mẹ, Ba, Nội, Ngoại
Hay Cô, Bác, họ hàng
Không ai được vội vàng
Ôm, hôn mà không hỏi
CON CÓ QUYỀN TỪ CHỐI.
Khi cảm thấy bối rối,
Hoặc bỡ ngỡ, ngại ngần
Dù người lạ, hay thân
CON CÓ QUYỀN TỪ CHỐI.
CON CÓ QUYỀN ĐƯỢC NÓI
Những tiếng KHÔNG, rõ ràng.
CON CÓ QUYỀN HÉT VANG
Khi bị ai đó quấy.
Thân con là rất quý
Ta cùng giữ mạnh, lành
Ngăn lạm dụng, bạo hành.
CON CÓ QUYỀN TỪ CHỐI.
Pham dan Rất tuyệt. Cám ơn bạn và tôi sẽ lưu nhớ bài thơ trên!
trang060679 Bài thơ rất tuyệt mình xin lưu lại.
Long Tien Thơ rất hay, mình xin lưu nhé
An Khánh Cảm ơn các bạn đã đọc và đồng cảm cùng thơ.
Khi đã được chia sẻ ở đây nghĩa là thơ dành cho mọi người, nên mình càng rất hân hạnh nếu các bạn lưu lại hay chia sẻ thêm với các bạn đọc khác.
Trân trọng.
hamy31593 @An Khánh: cảm ơn bài thơ của anh. em xin lưu với ạ. Chân thành
Nan Hy vọng Việt Nam sớm xem xét áp dụng “Only yes means yes”, và thay đổi cái luật quấy rối thân thể nhưng chỉ bị phạt 200k như bao trường hợp đã xảy ra.
tbui.vnz đồng ý nếu phụ nữ vn nên thay đổi cách nói “không” là “có” hay ngược lại để tránh sự hiểu lầm đáng tiếc
avt.gothic Sẽ rất đơn giản nếu sự thật chỉ là như vậy.
Bởi rất nhiều khi “KHÔNG” có nghĩa là “CỐ GẮNG HƠN NỮA ĐI” hoặc là “THỬ CÁCH KHÁC ĐI”, thậm chí nhiều khi “KHÔNG” nhưng thực ra lại là “CÓ”.
Đừng tự lừa dối bản thân và mọi người với cái lời nói dối “only yes means yes”
lethanhson21072004 @avt.gothic: KHÔNG LÀ KHÔNG
lethanhson21072004 @tbui.vnz: do nhiều người tự tưởng tượng ra chứ
ol.trung.thna 1 điều luật mang tính cảm tính và cứng nhắc.
Nó chỉ có thể áp dụng nếu 2 người chưa từng có mối quan hệ nào. Ví dụ 2 người tình hoặc 2 vợ chồng tối hôm nọ đang ngọt ngào với nhau, sau đó vài hôm xảy ra vấn đề và người đàn ông bị cáo buộc thì làm sao? Chẳng lẽ phụ nữ nói gì cũng đúng?
Rất nhiều trường hợp ở Mỹ cáo buộc vô lý rồi làm hỏng cuộc đời một người.
Minh Minh @tbui.vnz: “Không” là “Không”. Chỉ có những người muốn hợp lý hóa hành vi của mình mới diễn giải thành đồng thuận ngầm thôi.
tle3006 @Minh Minh: Bạn nhầm, cái câu: “phụ nữ nói không là có nói có là không” còn cổ xưa hơn cả cái đạo luật này.
Phụ nữ thì ỡm ờ, đàn ông mà cứng nhắc như cái luật này thì đến đời nào mới được yêu? Hay chẳng nhẽ, trước khi làm gì cũng phải hỏi có hay không xong kè kè cái máy ghi âm hay giấy bút sẵn?
Còn không hỏi thì xác định có khả năng bị phạm luật. Tôi thấy tỉ lệ sinh/cưới giảm ở các nước phương Tây cũng vì mấy cái luật này. Nó làm cho con người ngày càng cách xa nhau khi cố gắng áp dụng 1 cách rập khuôn và máy móc, tạo kẽ hở cho những kẻ tống tiền từ tình dục mà ra.
avt.gothic @lethanhson21072004: Bạn cứ áp dụng “không là không” với người yêu xem dc mấy bữa thì bị đá nhé.
Mà chẳng phải mỗi phụ nữ Việt đâu, phụ nữ nào thì cũng vậy cả thôi.
Minh Minh @tle3006: – Nếu phải lên tòa vì QRTD hoặc cưỡng dâm, hiếp dâm, xin mời trình câu “phụ nữ nói không là có nói có là không” với thẩm phán nhé.
– Nếu bất kì ai (nam hay nữ) nói “không” trong QHTD thì có nghĩa là họ thể hiện sự không đồng thuận. Việc đối phương tự động diễn giải theo ý hiểu của mình, lo sợ không được yêu hay lo cho tỷ lệ sinh của loài người không ảnh hưởng đến ý nghĩa tường minh nhất của câu này: “Không là không”.
tle3006 @Minh Minh: Một cái oái oăm nữa đó là với luật này, sẽ có 2 thứ xảy ra, 1 là đàn ông phải chứng minh người phụ nữ đã nói “có” để thoát tội và 2 là phụ nữ lại phải chứng minh mình đã nói “không” để buôc tội. Nếu cả 2 đều không có bằng chứng thì tòa xử huề. Nhưng bị đem ra trước tòa thì đàn ông luôn luôn bị hậu quả nặng hơn rất nhiều do định kiến giới. Có rất nhiều trường hợp, ví dụ như Johny Depp, đã bị ảnh hưởng nặng nề về danh tiếng và vật chất trong khi những cáo buộc của bên kia thì vu vơ và không thể xác thực.
Những thứ thẳng như thước kẻ và logic như toán chỉ nên nằm trên giấy, còn áp dụng vào đời sống con người, nhất là về phương diện tình cảm, tình yêu thì 1 + 1 có thể không bằng 2 đâu bạn. Việc khiên cưỡng, dập khuôn, máy móc thì làm con người càng xa nhau và kẻ xấu lợi dụng để trục lợi thôi.
South Ng @Minh Minh: Cám ơn bạn đã trả lời dùm cho các tranh luận suy diễn bên trên,
lien@tbui.vnz: thế nào gọi là phụ nữ vn nói “không” là có”. Chừng nào còn quan điểm đổ lỗi cho nạn nhân như thế này thì chừng đó vấn nạn này còn tiếp diễn!
Minh Minh @tle3006: Ý bạn là vì tồn tại một vài vụ việc thủ phạm thực ra lại là nạn nhân (chiếm tỷ lệ rất ít) mà bỏ đi quyền được bảo vệ thân thể bằng cách từ chối QHTD của con người? Johnny Depp từng bị cáo buộc, thua kiện nhưng cũng chính luật pháp đã giúp anh ấy chiến thắng và giành lại danh tiếng; người vu oan thì bị kết án, mất danh dự và phải bồi thường.
Luật pháp có kẽ hở thì các nhà làm luật sẽ dần cải tiến để hoàn thiện hơn. Có vẻ bạn quá bi quan khi nhìn đâu cũng thấy toàn phụ nữ lợi dụng pháp luật để trục lợi mà quên đi chuyện có bao nhiêu vụ án đúng người đúng tội đã xảy ra.
nobackda Tôi chỉ thắc mắc là nếu người đàn ông không nói gì thì sáng ra họ có được quyền kiện cô kia hay không? Đồng thuận này là một phía hay 2 phía nhỉ.
Mai @ol.trung.thna: phụ nữ nói gì cũng đúng? nếu thật vậy thì phụ nữ đã chẳng phải đấu tranh đòi quyền.
cáo buộc vô lý rồi làm hỏng cuộc đời một người? theo bạn thì số nạn nhân im lặng vì cảm thấy mình ko dc bảo vệ và số người bị cáo buộc vô lý con số nào cao hơn? rồi những nạn nhân tố cáo nhưng ko đủ bằng chứng? cuộc sống của họ chắc ko bị hủy hoại sao? ở Mỹ cũng đã có những trường hợp thậm chí lúc tòa tuyên án có tội rồi mà vẫn thòng câu “vì cảm thấy đây chỉ là sai lầm nhất thời, ko nên để nó hủy hoại tương lai của một người đàn ông” mà tuyên án nhẹ đi. thử hỏi nạn nhân sẽ cảm thấy thế nào?
Jinex @tle3006: Phải học cách yêu văn minh, không được dựa vào yếu tố suy diễn nào cả. Xã hội ngày càng sáng, càng minh bạch rõ ràng. Chuyện tình cảm cũng vậy. Từ bây giờ tập thói quen nói chuyện mạch lạc rõ ràng, yes/no cho rõ ràng, thế thôi.
hoaihuong7788 @avt.gothic: đơn giản. bạn đừng dây dưa với những người nói ko là có nói có là ko nữa là được mà? mn nên tập cách giao tiếp rõ ràng với nhau đi
ol.trung.thna @Mai: Đừng mang câu nói ở 1 hoàn cảnh ra các hoàn cảnh khác áp dụng và bóp méo nó. Tôi nói “cái gì cũng đúng” là ở trường hợp trên.
“theo bạn thì số nạn nhân im lặng vì cảm thấy mình ko dc bảo vệ và số người bị cáo buộc vô lý con số nào cao hơn”
Nói như trên theo tôi là sai trên nhiều khía cạnh:
1. Không phải vì số nào hơn, số nào kém mà chúng ta đưa ra luật. Nếu nói vậy thì sao không cấm thuốc lá, cấm rượu, bia hết đi? Lịch sử mỹ cũng đã từng cấm HẾT các loại đồ uống có cồn để giảm tệ nạn xã hội và kết quả là thất bại thảm hại.
2. Nếu nói nạn nhân không được bảo vệ là vô lý, bạn thử tìm hiểu xem pháp luật có xử phạt các nạn quấy rối, hiếp dâm không? Nạn nhân “cảm thấy” không được bảo vệ ở điểm nào? Vì luật chưa đủ? Vì người hành pháp không liêm chính? Hay kẻ phạm tội đe dọa, áp bức?
Một điều luật mà khiến bất kỳ ai cũng có thể ngay lập tức trở thành 1 TÊN TỘI PHẠM chỉ qua việc nói CÓ HOẶC KHÔNG mà không có chứng cứ thì có ổn không? Lúc đó ai bảo vệ đàn ông, liệu họ có cảm thấy được pháp luật “bảo vệ” mỗi khi thực hiện hoạt động tình dục với bạn đời của mình?
Tình dục dựa vào sự đồng thuận là ĐÚNG, nhưng để kết luận có sự đồng thuận hay không thì không thể dễ dàng bằng “Yes means yes” được.
Dinh Luan Phan @ol.trung.thna: Sau này làm gì cũng phải quay clip lại làm bằng chứng =)
Thiên Bình @avt.gothic: Với tôi, một phụ nữ U40 nhưng Có là Có và Không luôn luôn là Không, chưa bao giờ nhập nhằng kiểu “con gái nói không là có đó”.
Mai @ol.trung.thna: 1. Không phải vì số nào hơn, số nào kém mà chúng ta đưa ra luật.
nhưng những con số này sẽ cho bạn thấy chỗ nào luật còn yếu, cần khắc phục.
2. nói nạn nhân không được bảo vệ là vô lý
luật có ở đó nhưng có hiệu quả hay ko? bạn có biết rất nhiều trường hợp bị quấy rối nhưng ko tố cáo vì luật ko khiến họ tin tưởng hoặc khiến cho quá trình tố cáo/chứng minh tội phạm khó khăn. đối với hành vi quấy rối tình dục thì cần nhiều hơn là sự liêm chính của người hành pháp mới có thể khiến nạn nhân cảm thấy mình được bảo vệ. chỉ riêng việc nhớ lại sự việc và tường thuật nó đã khó khăn rồi, nếu người hành pháp ko ứng xử khéo léo thì chỉ khiến họ cảm thấy tố cáo chỉ là gây thêm chấn thương tâm lý cho mình.
3. Một điều luật mà khiến bất kỳ ai cũng có thể ngay lập tức trở thành 1 TÊN TỘI PHẠM chỉ qua việc nói CÓ HOẶC KHÔNG mà không có chứng cứ thì có ổn không?
ai nói với bạn là ko cần chứng cứ mà bỏ tù người khác dc? ko có luật nào vậy hết nha. mình chưa tìm ra họ sẽ thực thi điều luật đó như thế nào nhưng bạn nghĩ nhà nước nào lại ra luật kiểu ko cần bằng chứng?
Only yes means yes cũng là để khắc phục một điểm yếu trong luật Tây Ban Nhan là chỉ trường hợp có sử dụng vũ lực, đe dọa thì mới gọi là hiếp dâm. trước khi luật này được đưa ra thì có một vụ thiếu nữ 18 tuổi bị hiếp tập thể bởi 5 người, và 2 người trong số đó quay phim lại. nhưng vì cô ấy ko phản ứng, ko nói KHÔNG và đám người đó ko đánh đập cô ấy mà tòa phán là đám người đó ko phạm tội hiếp dâm, chỉ là quấy rối thôi.
tle3006 @Mai: Bạn nghĩ phải có bằng chứng mới kết án được thì bạn lại càng nhầm, ở các nước phương Tây và ở cái tội liên quan đến cưỡng hiếp này, đôi khi chỉ cần một lời cáo buộc và vài giọt nước mắt. Bạn tìm hiểu về vụ Darrell Williams, một sinh viên là ngôi sao bóng bầu dục tại Mỹ ngồi nhà đá sau khi bị bạn gái “nghĩ lại” đi nhé. Sau đó vài năm, cô nàng thú nhận là gài anh này và anh ta ghi âm lại được cuộc nói chuyện mới đc minh oan. Hay Johnny Depp, được tòa xử oan sau hàng bao nhiêu năm kiện tụng, bị các nhãn hàng, người hâm mộ quay lưng.
Izumi @avt.gothic: Bạn đang nói cái gì vậy? Bạn đang dựa vào bài hát ” con gái nói có là không” để ngụy biện hả?
ol.trung.thna @Mai: 1. Vậy xin bạn đưa ra con số cụ thể về việc rõ là hiếp dâm nhưng do nạn nhân không thể hiện là “không” ở VIỆT NAM mà tòa phán sai đi ạ.
2. “luật có ở đó nhưng có hiệu quả hay ko? bạn có biết rất nhiều trường hợp bị quấy rối nhưng ko tố cáo vì luật ko khiến họ tin tưởng hoặc khiến cho quá trình tố cáo/chứng minh tội phạm khó khăn”
Chúng ta đang nói về hiếp dâm hay quấy rối? Vì đó là 2 tội trạng khác nhau.
“đối với hành vi quấy rối … cho mình.” -> hoàn toàn không liên quan đến vấn đề về luật.
3. Ví dụ bạn nêu là ở luật pháp Tây Ban Nha, nói thật tôi không thấy luật về tội Hiếp dâm ở Việt Nam quá khác biệt so với suy nghĩ của bạn và tác giả. Nó vẫn có cơ sở dựa trên sự đồng thuận (hay nếu theo luật là “trái với ý muốn của nạn nhân”)
Ngoài ra ở thời điểm đó, vụ án cũng đã được xét xử lại và tuyên án Hiếp Dâm đối với các tên tội phạm. Nên hoàn toàn có thể cho rằng người hành pháp có lỗi chứ chưa phải là do luật chưa đủ.
Nhắc lại quan điểm:
1. “Only yes means yes” chỉ có thể giúp các trường hợp mà sự đồng thuận không thực sự thể hiện rõ ràng.
2. “Only yes means yes” là giải pháp mang tính cực đoan vì nó hoàn toàn chỉ nghiêng về một phía.
3. “Only yes means yes” cũng có thể khiến cho đàn ông (và cả phụ nữ) cảnh giác và lo sợ hơn về hoạt động tình dục vốn được coi là nhu cầu bình thường.
avt.gothic @Thiên Bình: Vâng
Nhưng luật pháp là để phục vụ cả xã hội chứ không chỉ riêng b.
Không chừa một ai và cũng không phải để phục vụ riêng một bộ phận nào.
Thiên Bình @avt.gothic: Thì như 1 bạn đã trả lời rồi đấy. Nếu không muốn bị oan ức hay bị gài bẫy, hãy quan hệ nghiêm túc với người mình yêu thương và họ cũng mong muốn làm việc ấy với mình xuất phát từ sự yêu thương. Người tử tế trên đời rất rất nhiều cả đàn ông lẫn phụ nữ, tiếc là nhiều người lại thích các đối tượng lẳng lơ, trác táng không ra gì nên bị gài bẫy là cái giá phải trả cho sự dễ dãi của bản thân. Còn vợ mà gài bẫy để đi tố cáo chồng thì con mắt nhìn người của ông chồng quá có vấn đề khi chọn gắn bó với loại phụ nữ tồi tệ như thế. Nhưng bạn yên tâm, cứ sống đứng đắn, nghiêm túc thì không ai làm gì được mình đâu.
tbui.vnz @lethanhson21072004: ban hay nghe bai hat- con gai noi co la khong
chuyenht2.20 Chưa hiểu lắm về cụm từ “only yes mean yes”? Chả lẽ trước mỗi lần lại phải hỏi thành lời là “May I?” rồi lại phải chờ đối tượng trả lời thành tiếng “Yes!” và phải lưu lại bằng chứng này bằng ghi âm dù cho đó có là vợ chồng hay bạn tình?
Thế rồi ở chỗ đông người trật trội vô tình cọ chạm hoặc không thể không cọ chạm thì thế nào?
Nữ cũng có thể vu khống để kiếm chuyện vì nam có bao nhiêu % xấu tốt thì nữ cũng có tương đương bấy nhiêu, chứ không phải nữ là phái yếu phái đẹp thì ý thức tâm hồn tính cách cũng đẹp theo.
tle3006 Thì đúng là có ngày càng nhiều vụ tống tiền/ trả thù bằng cách này mà bạn. Chưa cần quan hệ đâu, họ chỉ cần gài làm sao để bạn (vô tình hoặc cố ý) chạm vào vùng nhạy cảm là bạn xác định có chuyện
Dân đen Phụ nữ ăn mặc hở hang ra đường khiến cánh mày râu phải chú ý, sau đó họ nói đàn ông là dê xồm, lúc nào cũng có ý đồ xấu xa. Ủa alo?
sky.love8891 Vậy thì đừng có ngủ với ai khác ngoài vợ mình.
tle3006 @sky.love8891: Vợ bạn cũng có thể tống bạn vào tù đấy nhé. Bạn hãy ngoan ngoãn mà nghe lời vợ, vợ bảo gì làm nấy, làm phật ý vợ là sẽ bị cho vào tù liền.
ngonie4d bạn đừng đánh tráo khái niệm. quan hệ tình dục không có sự đồng thuận khác với cái trường hợp “vô tình cọ chạm hoặc không thể không cọ chạm” mà bạn nói nhé. khi hiếp dâm người khác ko lẽ do “vô tình” để BPSD vào người đối phương thôi ah
kể cả ban đầu đối phương có đồng ý QHTD rồi mà giữa chừng đổi ý và nói không thì cũng phải dừng lại nhé. người ta có quyền đổi ý và chúng ta có nghĩa vụ tôn trọng mong muốn của đối phương.
nam giới cũng có thể bị hiếp dâm cho nên nữ hoàn toàn cũng có thể bị vu khống như bạn nói nhé.
chuyenht2.20 @ngonie4d: nếu khi có đạo luật này rồi thì thấy bạn hdthinh2007 bảo là “chỉ sờ bằng đúng một ngón tay vào cơ thể họ thì bạn sẽ bị kiện ra toà liền, bị bồi thường và chịu án hình sự”. Làm gì mà lớn chuyện thế? Chủ động kích dục bằng cách đụng chạm trực tiếp vào BPSD thì mới vậy thôi chứ. Còn vô tình đụng chạm chẳng hạn như xếp hàng trật trội, đám đông chen lấn xô đẩy, hoặc trai gái tân đùa cợt tí bằng cách lấy ngón trỏ dí vào cánh tay cẳng tay… cũng hình sự hóa à? Như vậy thì bên luật sư thẩm phán quan tòa có việc làm thường xuyên. Tôi thấy khó hiểu không biết cái đạo luật này thực chất là như thế nào, lợi hại nhiều ít ra sao nên thắc mắc.
Tôi thấy các nước ĐA xung quanh ta cũng văn minh chán sao không mình không học tập nhỉ, chẳng hạn như NB xem các đạo luật liên quan đến SHTD của họ như thế nào.
Còn vu khống hoặc kiện cáo về vấn đề tình dục này thường chỉ nữ là nhiều thôi chứ nam thực tế ít ai làm chuyện đó
Khoa @Dân đen: phụ nữ bận đồ hở hang là quyền của họ, anh nhìn là quyền của anh, còn đụng chạm thì chịu phạt là đúng.
NKH @ngonie4d: Lúc đó thì làm sao biết đối phương muốn gì, vì “đừng, dừng lại” hay “đừng dừng lại” nghe cũng giống nhau nhỉ
Ngoc Nguyen @sky.love8891: Một ngày nọ bạn muốn nhưng vợ không cho, bạn vẫn ép cho bạn bằng được thì vợ bạn cũng có thể cho bạn vào tù đấy. Vì đó được gọi là không đồng thuận, cưỡng ép, bạo lực gia đình.
it.ductrung @ngonie4d: Khi quan hệ nàng thì thào: “Oh không, không, chết đi trời ơi”, nếu theo luật mới này thì tôi đã chấm dứt từ lâu, nhưng vì theo luật cũ, nên chúng tôi đã gần 30 năm hạnh phúc.
Đồng Dao @it.ductrung: Đánh tráo khái niệm làm gì, chẳng hạn đàn ông khác cố ý đụng chạm vợ bạn thì bạn thấy sao? Luật là phải để ngăn ngừa, chứ ko để chờ hành vi xảy ra rồi chạy theo nó giải quyết.
Van Nguyen Ghi âm liệu có là bằng chứng trước tòa, bạn cần yêu cầu đối tượng ký giấy đồng ý, công chứng càng tốt.
hdthinh2007 Có một câu truyện thế này: Một phụ nữ VN sống tại Mỹ, trong khi làm việc với một cô người Mỹ đã xuýt xoa vuốt ve để khen cô người Mỹ này đang mặc bộ quần áo đẹp và thời trang quá, nhưng rồi sau đó người phụ nữ Mỹ này kiện ra toà án là cô người Việt này đã có nhưng hành vi kích dục mìnhỞ Mỹ bạn dễ dàng gặp các cô gái đi ra ngoài chỉ với quần xì ,áo ngực phơi bày các cơ quan nhạy cảm giới tính ra thiên hạ! Là người khác giới bạn hãy chỉ nhìn ngắm, thưởng thức, chứ chớ có lời nói bỡn cợt nào, hoặc chỉ sờ bằng đúng một ngón tay vào cơ thể họ thì bạn sẽ bị kiện ra toà liền, bị bồi thường và chịu án hình sự. Bởi luật pháp Mỹ rất chặt chẽ đối với quan hệ tình dục bảo vệ quyền tự do cá nhân và luật: Only yes means yes.
PO Ở các nước phương Tây thì tối nay “yes” nhưng sáng mai thức dậy đổi thành “no” thì vẫn rất gay go đấy. Tóm lại là nên tỉnh táo, vì ngay cả khi đã dàn xếp tài chính êm xuôi với đối phương (thường thì cách này thành công vì họ đổi thành “no” đa phần vì lý do này) chắc chắn sẽ vẫn mất rất nhiều thứ khác.
tle3006 @PO: Những kiểu luật này chỉ càng khiến môi quan hệ giữa người-người thêm xa cách và tạo điều kiện cho những hành vi tống tiền sử dụng tình dục như một loại vũ khí.
LeeNguyen Một hình thức lợi dụng luật pháp
PO @tle3006: Quan hệ giữa người với người có gì mà xa cách nếu bạn tỉnh táo trước cám dỗ? Còn nếu bạn dính bẫy cám dỗ và chịu mất mát rồi thì sau đó quan hệ giữa bạn với kẻ giăng bẫy sẽ gần hay xa?
South Ng @tle3006: Tôi thấy bạn comment rất nhiều, bạn đang lo cho mình hay sao vậy?
tle3006 @PO: Sau phong trào metoo, bạn có biết các sếp tại wall street hay đến phó tổng thống Mike Pence còn không dám gặp 1:1 với nữ giới và hạn chế tiếp xúc/mentor với họ? có rất nhiều bài viết về vấn đề này.
Như tôi từng là 1 giảng viên cũng cảm thấy rất áp lực khi nói chuyện với sinh viên nữ . Như: gặp sinh viên nữ, phải luôn mở cửa sổ, cửa ra vào, luôn phải gặp 2 người trở lên, trong lời nói phải rà soát kĩ, tránh đối phương cho rằng mình có ý đưa đẩy. Trong khi, với sv nam, tôi lại thoải mái hơn rất nhiều.
Tôi đưa ra quan điểm với góc nhìn của 1 người đã từng trong ngành sư phạm tại Mỹ, ngay trong chính ngôi trường của mình và nhiều trường khác cũng đã xảy ra cá vụ kiện tụng rồi cũng có cả những trường hợp nam sinh bị buộc tội. Nhiều khi, tôi lại thấy thích giảng bài và nói chuyện với sinh viên nam hơn vì tôi được giải tỏa những áp lực này.
Nguyen Anh Tuan @PO: Bạn tỉnh táo kiểu gì nếu gặp kiểu 2 man tối Yes, mai No. Cách tối nhất để không phải rơi vào cạm bẫy là không để cho đối phương có cơ hội gài bẫy đồng nghĩa với việc không chạm mặt 1-1 cho lành. Vậy nó đúng như bạn trên nói là luật kiểu này để làm người ta thêm đề phòng nhau và xa cách nhau.
Lê Ánh @tle3006: Tôi thấy nếu không có động cơ hay hành vi không đàng hoàng thì luật này rất bình thường. Tập đoàn chỗ tôi rất nhiều nam nước ngoài và họp riêng thường xuyên từ 1-2 người với họ. Đàng hoàng lịch sự với nhau thì không ai tự nhiên dựng chuyện. Bên phía pháp lý họ cũng điều tra xét về nhiều góc độ mà khi họ buộc tội nghĩa là xác định người nam đó đã có hành vi chủ đích. Vô số vụ quấy rối, lạm dụng, bạn phải thừa nhận thực tế là vậy chứ? Chẳng ai muốn bất kỳ ai cũng có thể chạm vào người mình. Vì vậy, dù không có luật nào là hoàn hảo cho tất cả các chiều nhưng chiều nào quan trọng cần thiết nhất thì luật phải trực diện nhằm vào đó. Việc kết án và ngăn chặn hành vi quấy rối là vô cùng cần thiết khi nó gây ám ảnh tổn hại tinh thần lâu dài. Những yếu tố khác phát sinh từ luật này đều là phụ trên qui mô quản lý vĩ mô trật tự xã hội.
PO @Nguyen Anh Tuan: Bạn không tỉnh táo được và không phân biệt được ai đó 2 mang hay ai đó gài bẫy bạn thì đó là chuyện của bạn thôi. Việc gặp gỡ ăn uống chém gió thoải mái mà, miễn là tât cả rõ ràng, sao bạn lại phóng đại chuyện cứ chạm mặt là gài bẫy nhỉ?
Winston @Lê Ánh: Rất chính xác.
Nguyen Anh Tuan @PO: Mỗi người có quan điểm, đó là chuyện của bạn, nhưng những người tinh ý họ sẽ tự học cách bảo vệ mình từ những sai lầm của người khác. Vụ JD-AH nó đã nói lên rất nhiều điều. Việc “tối Yes, mai No” nó có hết tình tiết trong vụ này cả. Sự việc nó không chỉ gói gọn trong các mối quan hệ xã hội, mà còn ngay cả chính trong quan hệ vợ – chồng.
Thiên Bình @Lê Ánh: Họ cứ ngụy biện đủ kiểu mà không chịu thừa nhận bản thân mấy người bị tố cáo ấy vốn đã không có suy nghĩ và hành vi trong sáng. Cứ tử tế, đứng đắn thì ai gài bẫy được mình. Mà bị gài bẫy bởi trai hư/gái hư chứ trai tốt/gái tốt đời nào làm vậy. Suy cho cùng, cũng bởi cái máu phiêu lưu sẵn có trong người kết hợp với đối tượng không ra gì thành ra lãnh đủ.
Nguyen Kim Thanh Vợ chồng mà không đồng thuận về quan hệ tình dục (phải xin-cho, phải miễn cưỡng,”cấm vận”, phải bạo hành) thì có quyền đơn phương đòi ly hôn để không ai bị khép tội không?
tinhlac4711 Bạn có thể đơn phương đòi ly hôn không cần lý do gì nhé
thenews93 Sao lúc chưa cưới không thử , cưới rồi mới lệch pha rồi ly hôn àh !
congminhvpc @thenews93: Khi yêu củ ấu cũng tròn, về sống chung rồi thì mọi thứ mới phơi bày bạn nhé.
tle3006 Rồi bạn bị chia 50% tài sản, phải chu cấp alimony (1 loại chu cấp hàng tháng cho vợ) cho đến khi vợ bạn kiếm được việc mới, phải chu cấp cho con trong 18 năm, mất quyền nuôi con trong đa số trường hợp.
Bạn chọn đi, hoặc đi tù, hoặc sống nghèo, hoặc phải coi vợ như bà chủ trong nhà.
Action Cho nên phương Tây ko cưới mà chỉ sống cùng nhau chứ không kết hôn, đến già mà thấy vẫn ổn với nhau mới đăng ký. Ở VN các anh cứ sồn sồn đòi cưới thì chịu thôi.
noname @Action: Vì định kiến sống thử nên các cô gái mới là người đòi đăng ký
Tài Phạm @Action: Tôi tưởng các cô mới thường đòi cưới để có cái danh phận đàng hoàng không thiệt thòi chứ nếu chỉ sống cùng nhau mà không cưới không đăng ký kết hôn thì đàn ông sướng quá rồi tại sao họ phải đòi cưới nhỉ?
Action @noname: Sai rồi bạn. Vì hôn nhân nó quàng vào phụ nữ Á những yếu tố có lợi cho nam mà nhất là đàn ông sợ bị dễ dàng bỏ rơi nên chính đàn ông mới đòi cưới, ở VN là vậy đấy. Bạn cứ theo dõi trên đây là biết. Phụ nữ hạnh phúc khi không kết hôn, đàn ông thì ngược lại.
noname @Action: Đó là bạn không xác định kết hôn chứ những người phụ nữ cổ điển công dung ngôn hạnh họ luôn thích yêu là cưới, họ sợ khi mất sự trong trắng, họ sợ khi sống thử
Kiều Bình Bài viết phân tích sâu sắc! Xin cám ơn tác giả ạ!
bsthang19 Một anh chàng đang phi nước đại bỗng nhiên chùng xuống, cô gái kêu lên “Ôi không! không! Đừng mà! Không, không!….” Các bạn nghĩ sao về tình huống này, nếu ra tòa thì anh chàng kia chắc chắn sẽ dính đòn.
nxuanthuy71 Bạn còm hay quá, hihi
Nguyen Anh Tuan Bạn ví dụ thâm thúy lắm không gì chính xác hơn để diễn tả cái bẫy này. Nếu có ghi âm làm bằng chứng nữa thì anh này có nhảy sông Hoàng Hà cũng chẳng gột rửa sạch
bsthang19 @nxuanthuy71: Chúng ta phải cảm ơn tác giả đã cho mọi người cái nhìn tổng quan về “Tình dục đồng thuận”
aocaro Đồng thuận không phải vấn đề.
Vấn đề là làm sao anh chứng minh đồng thuận.
Lý luận thế thì gài nhau quá dễ. Ví dụ 1 Cô nào lúc vào khách sạn thì im, lúc ra bảo anh đưa vài ngàn đô thì anh làm sao. Anh có giấy tờ chứng minh đồng thuận không?
(cho dù anh có bắt ký giấy, he he, sau đó tôi bảo anh tôi đổi ý không muốn nữa mà, ai làm chứng có sự đồng thuận trong suốt quá trình ?)
Đời khó sống không ?
zztifazz Đúng vậy. Cái này hiện đang là một vấn nạn cực kỳ nhức nhối của phương Tây. Rất nhiều vụ đàn ông trở thành đối tượng bị buộc phải chứng minh mình vô tội trong khi họ đúng ra phải được suy đoán vô tội ngay từ đầu cho đến khi bị chứng minh là có tội. Và cũng rất nhiều vụ đàn ông bị xử oan, đến khi được minh oan thì đã mất vài năm cuộc đời cộng thêm rất nhiều thứ khác nữa, còn những kẻ tố cáo họ thì vẫn nhởn nhơ và chưa có cơ chế cụ thể.
vuthuthuy271190 Là một nạn nhân của việc bị xâm hại tình dục nghiêm trọng. Tôi vẫn luôn bị ám ảnh bởi quá trình tố cáo thủ phạm. Bản thân đã đau đớn vì những vết thương, tâm lý đã khổ sở vì phải lấy lời khai liên tục rồi quy trình tới bệnh viện để ghi nhận dấu vết bị hãm hiếp. Vậy mà tôi luôn phải trong trạng thái bị đối chất bất cứ lúc nào vì hung thủ không nhận tội. Tôi còn bị tất cả cơ quan điều tra nghi ngờ chỉ vì ngoại hình của tôi. Danh dự thì mất, cơ thể thì đau đớn, phải một mình chống chọi mọi thứ vì không dám cho gia đình biết. Cảm ơn tác giả bài viết đã đưa ra quan điểm đúng đắn để những nạn nhân như tôi sẽ có cơ hội được tìm lại công bằng.
tusardeva Một sự khác biệt lớn nữa về văn hóa là ở phương Tây, người ta rất tránh ôm hôn, đụng chạm vào trẻ con, đặc biệt là con người khác, trong khi ở VN điều này lại được xem là khá “bình thường”. Lạm dụng tình dục trẻ em đang nổi lên như một vấn đề khá nhức nhối hiện nay.
Minh Thư Đỗ Nhiều bạn cứ thắc mắc cái “Only Yes mean Yes” rồi lo sợ bị gài bẫy, bị lừa, lúc đó thì đồng ý sau lại quay ra kiện thì lấy gì chứng minh. Hãy suy nghĩ đơn giản đi bạn ạ, qhtd là một việc rất thiêng liêng, nên hãy quyết định thật kỹ trước khi làm việc này với ai đó, và làm với người mình thật sự tin tưởng thì chẳng bao giờ xảy ra ba cái chuyện bị “lật kèo”, “gài bẫy” cả. Còn các bạn cứ thích đi lăng nhăng, “bạ đâu ngủ đấy” thì gặp phải người lừa đảo cũng chẳng thể trách số phận được. Còn ông nào kêu có khi bị chính vợ gài bẫy thì cũng nên xem lại xem mình đã làm gì – hoặc chọn vợ thế nào mà để cho người đáng ra phải tin cậy nhất lại cho mình ra tòa.
Quyết định quấy rối tình dục thông qua sự đồng thuận chính là để cho mọi người suy nghĩ kỹ trước khi làm những việc sẽ tác động đến những nơi riêng tư nhất của một người khác, và để cho mọi người học cách tôn trọng suy nghĩ, cảm nhận của đối phương – điều mà đáng lẽ hiển nhiên phải như thế rồi nhưng lại bị nhiều người làm lơ quá lâu, dẫn đến quá nhiều vụ cưỡng bức, bạo hành, quấy rối tình dục. Nếu bạn đủ tỉnh táo, bạn hoàn toàn có thể tránh được bị gài bẫy. Nhưng dù bạn bạn ăn mặc kín mít từ đầu đến chân và chỉ quanh quẩn trong nhà của mình, chưa chắc bạn đã tránh được bị quấy rối tình dục nhé.
truongthon Đồng thuận – Đó là lý do các phim người lớn hay nghe thấy cụm từ “oh, Yes” được lặp đi lặp lại nhiều lần, chắc họ kèm theo giáo dục pháp luật luôn đó các bạn
chungdanh474 có khi quan hệ xong cái thấy hối hận rồi lại quay qua bảo là bị ngta ép quan hệ
Mai đáng sợ nhất là đa số comment ngay lập tức tìm cách ngụy biện cho những hành động không thể chấp nhận được: phụ nữ ăn mặc hở hang thì sao? – ăn mặc thế nào là quyền của người ta, bạn ko có quyền xâm phạm họ. phụ nữ hay nói ko là có – mấy ông tự nghĩ vậy rồi quen thói ko tôn trọng ý kiến phụ nữ, chừng nào bạn chứng minh được 80% phụ nữ nói ko là có đi rồi hãy đưa ra ý kiến này. lỡ tối yes sáng no thì sao – lúc này người tố cáo phải chứng minh là họ đã nói ko ngay từ ban đầu chứ đâu phải tòa nghe lời họ rồi bỏ tù bạn liền đâu. nếu bạn so sánh con số nạn nhân ko tố cáo vì cảm thấy họ ko được bảo vệ và con số người bị tố cáo quấy rối tình dục sai thì con số nào cao hơn?
thay vì góp ý để luật tốt hơn, để con số 87% phụ nữ từng bị quấy rối sẽ giảm đi đáng kể thì chỉ biết nghĩ rằng nạn nhân có lỗi (ăn mặc hở hang, nói năng ko thống nhất) hay luật khiến họ bị bẫy…..
hoangphuongsjc Trong quan hệ vợ chồng cũng cần đồng thuận.
Tức là khi 1 trong 2 người muốn thì cần tuyên bố và bật ghi âm (Mà đa số là nam thôi chứ nữ thì có muốn chủ động cũng khó):
Thưa em. Bây giờ anh đang đề nghị em cùng với anh sẽ QHTD. Thời gian này có thể có thể kéo dài từ 5s trở lên nhưng ko vượt quá 30p. Kèm một số chi tiết cụ thể như sau đây: 1, 2, 3……..
Nếu em đồng ý thì vui lòng nói “Tôi đồng thuận”. Sau khi đã xác nhận tức là e cam kết không khiếu kiện gì về sự việc diễn ra ngày hôm nay.
Cám ơn em.
chutichphong Chuẩn ! Từ h mình phải cẩn thận với vợ mới dc 😀
saigon84 Có nhiều trường hợp ban đầu đồng thuận vì lí do nào đó như sử dụng chất kích thích sau đó tỉnh thì tố cáo bị cưỡng bức.
Má sấp nhỏ Tình huống dễ gặp hơn là ban đầu thì đồng thuận nhưng sau đó đối phương lén tháo bao cao su, làm sự đồng thuận mất hiệu lực. Nhưng quan trọng nhất vẫn là làm sao chứng minh quá trình?
Mai thế nên mới phải thay đổi nhận thức về đồng thuận. người say thì ko thể đồng thuận
nguyenbdangg @Mai: Vậy thì như thế nào là “say”?
Đông A Cho nên phải cân nhắc cẩn thận ko được quan hệ vào những lúc cả 2 hoặc 1 trong 2 không tỉnh táo. Luật tập tính chỉnh chu cho con người văn minh đấy.
chuyenht2.20 Chưa hiểu lắm về cụm từ “only yes mean yes”? Chả lẽ trước mỗi lần lại phải hỏi thành lời rồi lại phải chờ đối tượng trả lời thành tiếng “Yes!” và phải lưu lại bằng chứng này bằng ghi âm dù cho đó có là vợ chồng hay bạn tình?
Mai Trung Thuc đúng rồi, nếu không sẽ dính bẫy và gặp rắc rối, lúc thân mật thì yes, sáng ngủ dậy thì kêu no và đòi tiền
tusardeva Trong Luật (kể cả quốc tế) có một quy định rất phức tạp và hay, đó là “nghĩa vụ chứng minh”. Nhiều vụ kiện luật sư chỉ tranh luận xem nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên nào, vì rơi vào bên nào bên ấy thua chắc. Trong các vụ kiện xâm hại tình dục, nghĩa vụ chứng minh rơi vào bên nguyên (bên bị xâm hại). Điều này ko dễ dàng nghen!
chuminhhai90 Chuyện này thường diễn ra lúc riêng tư. Cho nên việc xác định là khó khăn. Túm lại là ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Cẩn thận là không thừa
nguyenkhanh.93.2011 Ở châu Âu có kiểu tình dục khi ban đầu là đồng thuận vui vẻ nhưng sau đó người phụ nữ lại quay ra tố cáo là bị hiếp dâm. Tất nhiên là họ chỉ nhằm vào những người nổi tiếng và nhiều tiền
Anh cần có những sáng kiến mới mẻ hơn để có sự công bằng giữa nam và nữ, để không bên nào có thể vu khống bên nào, và cũng không bên nào lọt lưới pháp luật.
minh.hl86.ivegas03 Sự đồng thuận luôn phải từ 2 phía, vậy đàn ông sáng hôm sau có được say No ko 😀
da gama vasco ai chứng minh được yes hay không yes. lúc đầu yes. xong lại bảo không yes
Trần Cảnh Mỗi lần hành sự phải lập vi bằng, có chữ kí và lăn tay 2 bên cộng thêm xác nhận của phòng công chứng để đảm bảo an toàn.
kennythai05 Cái gì quá cũng ko tốt. Bảo vệ cho phái yếu là 1 việc đúng đắn nhưng bảo vệ một cách quá đáng thì sẽ thành công cụ để phái yếu lợi dụng.
letung53 ĐƠN GIẢN NHẤT LÀ LUẬT PHÁP VÔ TƯ KHÔNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI SỨC ÉP TỪ BẤT CỨ PHONG TRÀO NÀO.
Naut Gnauq tốt nhất làm sắm ngay 1 máy ghi âm mang theo người, để không rơi vào cảnh tối “yes” nhưng sáng hôm sau lại “say no” :v
trinh240197 Những vấn đề thế này có nhiều người đàn ông vào thể hiện sự bất mãn và sợ bị gài quá nhỉ. Thay vì quan hệ bậy bạ ngoài luồng thì nên tìm hiểu nhau kĩ rồi hẳn quan hệ. Còn kiểu tình 1 đêm thì hệ lụy là điều tất yếu thôi. Còn vấn đề vợ chồng thương nhau thì sẽ chả bao giờ vợ đi tố chồng vụ cưỡng ép, trừ khi mối quan hệ nó đã tan vỡ rồi, mà đã tan vỡ thì người muốn quan hệ người không muốn là điều dễ hiểu.
thittau Rất nhiều nước đã cởi mở và hợp pháp vấn đề tình dục .thì nhận thức sẽ cao hơn ít xẩy ra những vụ việc không đáng có .còn chúng ta chuyện tình dục khó cởi mở lại cao hơn các nước xung quanh ta .vấn đề cần được cơ quan quản lí lưu tâm trong thời gian tới .cảm ơn tác giả đã viết lên vấn đề nhức nhối này .
pgdthixa.caobang Bài viết mang tính thời sự. Một vấn đề mới về Tình dục, rất cần được phổ biến. Cảm ơn tác giả !
Minh Minh Cần làm nhưng phải phù hợp với văn hoá Á Đông. Câu “Ứ ừ” là một đặc trưng về nét duyên dáng của phụ nữ Á Đông. Nếu quá cứng nhắc vào câu chữ “yes, no” như Phương Tây thì phụ nữ Việt cũng chẳng thích mà đàn ông Việt lại có khi không dám mạnh dạn.
nguyennavpub Chúng ta đang phấn đấu để tiến tới một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh…” do vậy hãy tiếp thu có chọn lọc những quy định mới, những tiến bộ của các nước về các vấn đề xã hội như bài viết đã nêu về quan hệ tình dục đồng thuận.
hieuvv137 Nhiều khi vấn đề nó ở khía cạnh khác, đồng thuận hay không vẫn là không chấp nhận đc, khi mà đã có gia đình lại hoạt động tình dục với người khác. Khi đó vi phạm cả vấn đề đạo đức và pháp luật.
nguyenbdangg Nói khơi khơi vậy thì hay. Nhưng như thế nào được coi là “Đồng thuận”, “không đồng thuận”. Và như thế nào để chứng minh được sự đồng thuận đó trong suốt quá trình quan hệ?
– Mỗi lần quan hệ với người tình hay bạn đời đều phải hỏi, ghi âm, hoặc viết thỏa thuận?
– Người nữ ban đầu đồng ý, nhưng tố cao người nam với lí do tới đoạn giữa thì không đồng thuận nữa?
Van Nguyen Cao Tốt nhất chúng ta trở thành người vô tính là xong. Sau này tương lai loài người sẽ do AI quyết định nhé.
Phan Dung (Hôn nhân không có nghĩa là hoạt động tình dục luôn luôn đồng thuận) vậy hành vi tình dục ngoài hôn nhân có nên bị xem là phản bội không chung thủy????
meccianbam Quá khó để chứng minh. Bây h ko lẽ cứ ghi âm? Rõ ràng trọng mấy việc này nam giới luôn luôn bị vào thế bí, thiệt thòi.
Hoàng Luật pháp ko thể tách rời văn hoá và trình độ phát triển KTXH của cộng đồng đấy. Và luật pháp cũng dần tới Phổ quát. Riêng TD lại vô cùng phức tạp đặc biệt nước á đông như Vn. Tôi tin chắc ko có 1 đàn ô nào 8x mà ko tấn công td vì cô gái thời 8x về trước lấy sự e thẹn, chống trả là thước đo giá trị, dù là đêm tân hôn chồng ko chủ động mạnh mẽ thị vk cũng ko đồng thuận. từ thôi anh e chưa muốn, e ko muốn luôn thường trực trên môi cô gái, người vợ.
Vậy nên, cái gì cũng phải từ từ. Nhất là văn hoá lại là văn hoá tình dục
Thiên Bình Nhưng các cô vợ thời ấy về trước có ai tố cáo chồng không? Không hề, dù một số người bị tra tấn bởi chồng. Chỉ có các cô trẻ sau này ý thức được quyền lợi bản thân, ông chồng nào mà vớ vẩn thì bị tố cáo là đúng rồi. Còn đi quan hệ ngoài luồng, xui rủi gặp đối tượng không ra gì thì phải chịu chứ trách được ai.
trung.nguynngc46 Trong mọi việc nếu có hành vi “nhất trí” đều cho là đồng thuận rồi.
Đỗ Thanh Hãy ký giấy đồng thuận trước khi làm tình
nguyenkhanhnam0511 Cần phải chấn chỉnh lại cả 1 hệ thống tư tưởng về vấn đề nên hay không cởi mở về vấn đề tình dục. Chỉ khi có một số ràng buộc rõ ràng đại loại như đụng vào rồi thì phải có trách nhiệm, hay tự nguyện tính là đồng thuận thì mới tránh được các cáo buộc kiểu cô Amber Heard
ngothaibinh69 Phản đối quyết liệt thì đã rõ, nhưng nhiều trường hợp khó xác định đồng thuận hay không/ chưa đồng thuận khi chính người bị động cũng có tâm lý nửa vời, có trường hợp sự đồng thuận tăng dần lên trong thời gian hoạt động tình dục. Ví dụ, người bị động “ứ, ứ” ngắt quãng, kéo dài, sau lại ừ, ừ … là đồng thuận hay không đồng thuận? Tiếng Việt đôi khi khó nhận ra ý đúng của chủ nhân là vậy.
Đăng Khôi Thảo nào tỷ lệ ngoại tình cao, gây nhiều hệ lụy cho thuần phong mỹ tục gia đình xã hội
Lâm Đặng Vậy mỗi lần tôi muốn gần gũi vợ, phải viết giấy cam kết đồng thuận, có chữ ký của cả 2. Rồi xong phải lưu lại làm bằng chứng đúng không nhỉ?
hahupn Có nghĩa là từ giờ trở đi, các đôi tình nhân hoặc vợ chống trước khi quan hệ đều phải gặng hỏi cho tới khi phía kia nói ra bằng lời “đồng ý” thì mới tiếp tục.