TRẢ LỜI VỀ NIỆM PHẬT NHẤT TÂM BẤT LOẠN
Soạn giả Pram Nguyễn.
Ngày 2, tháng 3, 2020
——————————————–
Dạ chào chú Pram Nguyen.
Cháu đang tu trì theo Tịnh Độ, trước đây cháu có duyên nghe được các bài Pháp của HT Thích Giác Khang, và có niềm tin lớn đối với Phật A Di Đà và cõi Tây Phương Cực Lạc, theo như bài giảng của HT thì khi mình niệm Phật, các chủng tử niệm Phật sẽ ghi vào A lại da thức của mình, niệm đến khi nào chủng tử niệm Phật đầy hết trong A lại da, đè bẹp các chủng tử ác và vô ký thì tiếng niệm Phật sẽ tràn ra trên hư không và mình đạt nhất niệm, ko cần niệm Phật mà vẫn có tiếng niệm Phật, khi đó mình thêm phát nguyện nữa thì mới được đảm bảo vãng sanh. Nhưng bữa cháu có đọc bài Niệm Phật Có Chắc Được Vãng Sanh hay không của chú Pram Nguyen thì thấy phải ngồi điều tức hơi thở và nín thở 4 phút tưởng hình ảnh Đức Phật A Di Đà thì đạt 10 niệm Vãng Sanh. Vậy 2 phương pháp có gì khác nhau không chú? Nhờ chú chỉ dẫn thêm. Hiện thời phương pháp của chú chỉ dẫn cháu chưa làm được. Câu hỏi hơi dài nhưng mong chú hoan hỉ chỉ dẫn cho ạ. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
TRẢ LỜI
Minh Thiền! Chú không biết cháu, nhưng thấy cháu có duyên với pháp-môn Tịnh-độ, ắt đã có gieo trồng căn lành từ nhiều đời nhiều kiếp mà tu không thành. Nên Chú không ngại tài học sơ-thiển ráng học đòi tiếng rống của đấng Nhân Sư-Tử Thích-Ca Mưu-Ni Thế-Tôn, nương bổn-nguyện của Ngài triển khai ít nhiều, như người vào rừng trầm ắt có vướng mùi trầm, cũng như kẻ vào hàng cá, thớt thịt ắt mang theo mùi tanh tưởi.
NGHE: “nghe được các bài Pháp của HT Thích Giác Khang” tức là cháu từng là Tỳ-kheo.
NIỀM TIN LỚN: “và có niềm tin lớn đối với Phật A Di Đà và cõi Tây Phương Cực Lạc,” tức là cháu từng dự trong chúng-hội khi đức Phật thuyết cho ngài Xá-Lợi-Phất. Còn những ai sanh ra, tự biết niệm NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT là những người từng đứng trong hàng ngũ của Vua Tịnh Phạn đón tiếp đức Phật trở về kinh đô Ca-Tỳ-La của Vương quốc Thích Ca (Shakya Kingdom).
Hòa Thượng nói không sai “khi mình niệm Phật, các chủng tử niệm Phật sẽ ghi vào A lại da thức của mình”, nhưng là đó là nói những người thật tu, chớ không phải tu trên đầu mô chót lưỡi!
Miệng niệm danh hiệu mà không hiểu “Nam mô” là gì, A-Di-Đà Phật là gì, cả đời chưa từng xem KINH A-DI-ĐÀ, A-DI-ĐÀ SỚ SAO, hay KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT thì chú gọi là niệm trên đầu môi chót lưỡi. Niệm như vậy thì làm sao ghi vào A-Lại-Da Thức vì sao? Vì chưa trọn đủ duyên:
1) Không hiểu mình niệm Phật là suy nghĩ đến công đức và trí tuệ của Phật.
2) Không có lòng quả-quyết khi niệm, mà muốn mau đủ ký số mỗi ngày,
3) Gặp ai cũng Nam mô A-Di-Đà Phật mà không biết họ có vui thích nghe hay ghét. Nếu nghe thì mình có phước, phước đó dồn vào A-Lại-Da Thức; thoảng như họ không thích nghe, chán, hay ghét thì ôi thì mình đã gây ác nghiệp. Ác nghiệp kia cũng ghi vào A-Lại-Da Thức!
NIỆM ĐẾN TRÀN KHẮP A-LẠI-DA THỨC: “niệm đến khi nào chủng tử niệm Phật đầy hết trong A lại da, đè bẹp các chủng tử ác và vô ký”
Thường nghe, “TAM GIỚI DUY TÂM TẠO”, “TÂM LÀ THẾ GIAN”. Tâm đây đồng nghĩa với A-Lại-Da Thức. Vậy thì niệm trên đầu môi chót lưỡi chừng nào mới đầy hết A-Lại-Da Thức? – Cháu đã làm trong quá khứ, nhưng không xong! Trong hiện tại cả trọn kiếp cũng không thành, vì sao? – Mỗi ngày cháu niệm được bao nhiêu giờ? Trong khi niệm Phật có bao nhiêu vọng tưởng kéo về? Còn thời gian khác có phải là cơ-hội cho các chủng tử Thiện, Ác và Vô-ký đè bẹp chủng tử Phật của cháu không? Nghiệp-lực bất-khả tư-nghị! Không thể suy lường, không thể nói được!
“đầy hết trong A lại da” thì làm sao “đè bẹp các chủng tử ác và vô ký”? Chú là người dân quê nên lấy thí dụ quê mùa để con dễ hiểu.
Cháu có một hủ đựng đầy ắp cả mắm (tham-sân-si), hôi thúi (các chủng tử ác và vô-ký). Vậy cháu làm gì trước khi muốn đổ nước thơm vào? Cứ đổ đại vào cho nó hòa cùng nước mắm kia rồi chảy ra từ từ, phải không? – Chừng nào xong? Năm hay 10 năm, mà cháu chắc gì ngày nào cũng có nước thơm (niệm Phật) để đổ vào? Cho dù có đổ vào thì nước thơm cũng bị nhiểm phải mắm mà thành hôi thúi!
Vậy lời nói của HT Giác Khang đứng trên bề da thì có lẽ đúng, nhưng không hề thắm xuống thịt, huống chi xương tủy, tức là thành khối Nhứt Tâm Bất Loạn “và mình đạt nhất niệm, ko cần niệm Phật mà vẫn có tiếng niệm Phật”!
Tại sao phải chờ đến khi được “nhất niệm”mới phát nguyện? Trể rồi! Muộn rồi!
Trò chơi nào cũng đòi hỏi sự đam mê và tốn thời gian. Cháu có đồng ý không?
Nếu đồng ý thì nói tiếp nha.
Khi cháu đam mê có phải là buông bỏ tất cả, chỉ nổ lực vào việc mình muốn làm phải không? – Đó là định nghĩa của chú “đam mê”. Chú đam mê THỦ HỘ CHÁNH-PHÁP, nên ngay cả tài sản, vợ con, quyến thuộc, danh dự, địa vị xã hội đều xả bỏ như quăng đôi giày hở mõ sút đế để học theo chư Phật và chư Bồ Tát. Thời gian để kiếm tiền, nghĩ cách làm giàu hay tranh đoạt với thiên hạ thì Chú dồn hết vào giảo-đính Kinh, chú giải, v.v… để làm nhân thành Phật.
Mỗi ngày cháu có khoảng chừng 21.600 hô-hấp, vậy đình chỉ 1-2 hô-hấp thì có sau đâu, miễn là đừng bị Covid-19, tại sao? – Tại vì khi vướng phải siêu vi nầy thì thì cháu không thể ngưng hơi thở trong 30 giây, nó bắt phải ho!
Mỗi ngày tập ngồi Thiền cho đúng cách, nín 40 giây vào ba tháng lên 60 giây… một năm thì thành. Những người nhái trong Hải Quân, họ tập nín 3-4 phút dưới nước, trong vòng vài tuần hay một tháng là thành. Sao cháu không thử tập và mạnh dạn nói với chính bản thân: “dám làm như vậy!”
Chú cho cháu 3 năm tu tập để đạt 4 phút nín thở khi Thiền được không? Làm nổi không?
Nếu ban ngày làm vất vả hay đi học thì chiều ăn ít một chút, tối ngồi thiền phình bụng và hót bụng vào dễ dàng đình chỉ hô hấp,
Sau khi đạt đến đó thì Nhất Tâm sẽ dễ như trở bàn tay. Nhưng, đừng chấp vào hô-hấp khi Thiền mà nói là Nhất Tâm Bất Loạn. Có khi cháu chỉ cần nín được 1-2 phút đã thấy ánh sáng tràn đầy… chỉ còn tiếng niệm Phật vang rền… Ngồi Thiền không thấy ánh sáng là tiêu! Làm sao Nhất Tâm, chỉ có Bấn Loạn vì vọng tưởng ào ạt ập đến. Cảnh giới Nhất Tâm Bất Loạn không tu không biết.
Nhớ năm xưa khi chú tu thì chỉ nín (không biết bao lâu) thì thấy cảnh-giới, và được đức Phật thọ-ký cho vãng-sanh nhiều thập niên về trước… Nhưng, mỗi người mỗi căn cơ, Chú dựa vào Kinh A-Di-Đà phân tích cho những người ham lý-luận và suy-tư có chỗ nương tâm.
Chú đã đi qua, nhưng không dừng (không chứng), không nắm (không kẹt trong cảnh-giới) nên thuật lại theo tư-tưởng trào ra khi viết. Nếu cháu không tin tưởng cứ đem trình cho HT Giác Khang để ngài phân biện, nếu Ngài đã từng đi qua đoạn đường nầy như Chú. Còn nếu chưa thì chỉ là võ-đoán!
Nguồn FB:
TRẢ LỜI VỀ NIỆM PHẬT NHẤT TÂM BẤT LOẠNSoạn giả Pram Nguyễn.Ngày 2, tháng 3,…
Người đăng: Pram Nguyen vào Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020
Mc Clayton Dừng truyền bá tư tưởng thiền nín thở được không ạ?
Pram Nguyen Mc Clayton học thêm Kinh đi!
Lan Thu Học sinh lớp 1 khuyên Thầy giáo Đại Học đừng dạy “ma trận” vì nó chưa từng nghe nói. Hihi, chuyện hài của năm.
Mc Clayton Giáo lý Phật ko dạy để trở thành, mà dạy để trở về. Nên mọi chúng đều có thể thấy biết, kể cả không được học. Còn đây rõ là truyền bá các tư tưởng ấn độ giáo, bà la môn như prana, khí lực, và đình chỉ hơi thở. Bản chất các tu sĩ phải MUỐN mới có thể học và trở thành.
Đào Đạt Thịnh Mc Clayton không học Kinh à, trong Kinh có dạy đến “Thiền nín thở” bộ chưa từng đọc hay sao ?
Mc Clayton Thấy được vị thầy thì có thể thấy các vị đệ tử như thế nào. Thở là chuyện của thân sao lại ép nó nín. Hoá ra vẫn tin cái thân này là của ta, ta có thể điều khiển vạn vật nơi thân.
Đào Đạt Thịnh Bạn chưa từng học Kinh và chưa thấy Kinh có dạy “Thiền nín thở” phải không hay chỉ hý luận ?
Pram Nguyen Thiền có nhiều cách, ở đây có các Tỳ kheo, Ni muốn học theo pháp của Phật.
Mc Clayton Pram Nguyen Không phải Phật pháp. Giáo lý Phật là dạy cho người ta không còn tham muốn trở thành ai cả. Thiền có nhiều là do thiền hiện tượng, chạy theo tư tưởng. Cốt lõi thiền ko có ngã.
Thới Lai Mc Clayton còn đắm chìm trong ái dục. Mà bày đặt giáo lý ở đây ???? lượn đi cho trời trong. Thuận duyên hợp ý thì xem. Nghịch duyên chướng tai thì lượn. Lời thô nhưng thật. Thông cảm nhá
Pram Nguyen Mc Clayton vậy tu làm gì? Học theo Thiền Tông Tân Diệu tào lao đó à?
“Thiền không có ngã” câu nầy chứng tỏ người nói chẳng học Kinh mà cũng chẳng có công phu tu cho dù chỉ là 1 ngày! Muốn đánh trống qua cửa nhà Sấm sao?
Mc Clayton Pram Nguyen các vị thầy như thiền sư Nhất Hạnh, Thanh Từ, dạy đi đứng nằm ngồi nói năng đều có thiền, khi sơ tu còn nương tựa hơi thở để an định thân tâm, vốn thiền là vô tướng, bất cứ khi nào. Các vị đó đáng là bậc nên được cúng dường. Còn chú, đã thiết lập văn tự, tông phái, còn truyền bá tư tưởng ngoại đạo. Lập tông THIỀN NÍN THỞ. vốn ai tin theo họ chỉ là chúng sinh bị cái tham muốn mà cuốn theo thôi. Ko chấp nhất. Chú nhìn xem. Các đệ tử của chú. Ra tay bảo vệ chú. Các vị đó chỉ vô minh mà tới thôi. Khi họ hết vô minh ắc họ sẽ rời. Tư tưởng này ko tiến xa được đâu chú ạ.
Pram Nguyen Mc Clayton Tu giỏi đến bại liệt! Đọc Mahasaccaka Sutta
Mc Clayton Pram Nguyen cháu có nói cháu tu giỏi tu hay đâu. Nhưng biết rằng, đình chỉ hơi thở đức Phật dạy là một pháp tu ép xác. Ngài đã thử nhưng chỉ gây ức chế thân tâm. Chú có thể đọc kinh Nikaya.
Khoa học ngày nay tiến bộ, luật pháp cũng có luật internet. Những gì truyền bá cũng sẽ phải nhận trách nhiệm về mình. Chú có thể phỉ báng chửi rủa nếu chú thích. Nhưng thiền là phải thấy tâm thấy tánh. Nếu ko thấy thì chưa phải thiền
Pram Nguyen Mc Clayton Ta nói sự thật, bọn ngu thì cưỡng từ đoạt lý nói ta phỉ báng!
Cũng vậy, này Aggivessana, những Tôn giả Samôn hay Bàlamôn sống xả ly các dục về thân, những gì đối với các vị ấy thuộc các dục, như dục tham, dục ái, dục hôn ám, dục khát vọng, dục nhiệt não, về nội tâm được khéo đoạn trừ. Nếu những Tôn giả Samôn hay Bàlamôn này thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị ấy có thể chứng được tri kiến vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Và nếu những Tôn giả Samôn hay Bàlamôn này không thình lình cảm thọ những cảm giác khổ đau, kịch liệt, khốc liệt, các vị này cũng có thể chứng được tri kiến vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Này Aggivessana, đó là ví dụ thứ ba, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta.
Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: “Ta hãy nghiến răng, dán chặt lên lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm!” Này Aggivessana, rồi Ta nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Khi Ta đang nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, mồ hôi thoát ra từ nơi nách của Ta. Này Aggivessana, như một người lực sĩ nắm lấy đầu một người ốm yếu hay nắm lấy vai, có thể chế ngự, nhiếp phục và đánh bại người ấy. Này Aggivessana, khi Ta đang nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, mồ hôi thoát ra từ nơi nách của Ta, này Aggivessana, dầu cho Ta có chí tâm tinh cần, tinh tấn, tận lực, dầu cho niệm được an trú …
Pram Nguyen Mc Clayton Nếu quen biết Sư Nhất Hạnh thì hãy nói tên ta cho ông biết, muốn trị khỏi bệnh bại liệt và ú ớ thì nói Thích Nhất Hạnh cầu ta đi! Trể quá thì qua đời thôi. Ta không hủy báng đâu, Chính Thích Nhất Hạnh đã cải sửa Giới Luật, v.v… sao không ai chất vấn?
Mc Clayton Pram Nguyen vậy chú hãy tự giúp mình. Đến đây đã rõ. Hãy để mọi sự phơi bày nơi đây. Tâm tánh thế nào trời người sẽ rõ
Pram Nguyen Mc Clayton rõ điên nặng, chú đây đâu có liệt và ú ớ sống nhờ thuốc chớ không nhờ vào nguyện-lực hay định-lực! Tội nghiệp.
Lan Thu Mc Clayton càng nói càng khiến người ta khẳng định thêm. Thích Nhất Hạnh bại xuội rồi, thiền gì đến nỗi cứng lưỡi, co rút tay chân. Còn Mc Clayton cố đi theo thần tượng kết quả cũng không khá hơn.
Nông Dân Miền Tây chào bạn ! cho thỉnh quyển kinh nầy được ko bạn ?
Pram Nguyen Tôi ở Hoa Kỳ. Kinh nầy tôi làm Pháp thì năm 2003, 2007, 2011 bây giờ không có. Bạn hỏi An Nhiên, người nầy chuyên về Kinh sách ở VN.
Nông Dân Miền Tây thank bạn tôi cũng ở hoa kỳ OHIO
Pram Nguyen Vậy đến Viện Phật Học Quốc Tế ở Nam, Cali 8188935317.
Dc 9250 Columbus Ave. North Hills, CA 91343
Nông Dân Miền Tây thanks bạn