TRẬN ĐẠI DỊCH VŨ-HÁN (WUHAN)
TRẬN ĐẠI DỊCH THÀNH QUẢNG-NGHIÊM
Soạn giả: Pram Nguyễn
24/2/2020
(Phần 1)
———-
Nếu nói là dịch bệnh thì không phải do con người tạo ra, mà do Quỷ Thần thuận hợp với cộng-nghiệp xấu ác chín mùi của một nhóm chúng-sanh nào đó, ở một khu vực nào.
Nếu con người tạo ra “dịch bệnh” cướp mất sanh mạng con người nhanh chóng thì đó là Vũ-khí Sinh-học hay Vũ-khí Vi-trùng (Biological Weapon). Sự khống-chế dịch bệnh chỉ có thể do các nhóm người phát tán ra vi-trùng giải-quyết gọn đẹp mà thôi.
Tình-trạng Covid-19 được gọi là dịch bệnh toàn cầu. Nó đang bùng phát và có khả-năng lây bệnh nhanh chóng. Dịch bệnh Covid-19 cướp đoạt sanh mạng con người bất kể giàu nghèo, sang hèn, binh lính trong quân đội hay nhân viên y-tế hoặc tù-nhân, v.v… nó không hề phân biệt chủng tộc, màu da, địa vị xã hội.
Ở đây ngu nầy không nói Covid-19 là do người tạo ra vì nó sẽ là võ-đoán (fake news) và nguy-hại.
Là con Phật, ngu nầy xin nói chuyện liên-quan đến đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni Thế-Tôn trong bối cảnh lịch-sử tương tợ.
KINH DƯỢC SƯ BỔN NGUYỆN ĐƯỢC PHẬT THUYẾT HỒI NÀO?
TỊNH-MÔN ĐÃ CÓ TỪ LÚC NÀO? — NĂM 527 TCN
(Tác giả Hương Trần – Đăng 29/10/2015)
Căn cứ vào Thượng tọa Bộ, khi chú giải các kinh hệ Pali thì bối cảnh lịch sử thời đức Phật Thích-Ca-Mâu-Ni Thế Tôn tuyên giảng Kinh Châu Báu (Ratnana Sutta) thì kinh thành Vesali (hay Visala) đang bị trận dịch chết người, không phải loài người [làm ra] và đói kém; chúng dân khẩn thiết mời đức Phật đến giải cứu; đức Phật dạy ngài A-Nan (Ananda) đi khắp Thành và trì tụng bài thuyết giáo nầy để giúp những nạn nhân của bệnh dịch. Tuy nhiên, giai thoại nầy đã viết sai về lịch-sử đương thời.
Trận Đại Dịch thành Quãng Nghiêm (Vaishali/Vesàlì), Vương quốc Việt-Kỳ (Vijra/Vijjì) xãy ra vào năm thứ 5 sau khi Thái Tử thành Đạo hay hạ thứ 4 nhằm năm 524 TCN, Tiểu Thừa ghi nhận là năm 586 TCN!
Theo bản dịch của
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA
Soạn giả: Minh Thiện Trần Hữu Danh
(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)
4- Hạ thứ 4 tại Venuvana (năm -586)
Dân chúng Vesàlì cầu Phật đến trừ bệnh dịch tả[1]
Mùa mưa sắp tới. Phật từ Jetavana lên đường trở về Ràjagaha để an cư kiết hạ tại tinh xá Venuvana (Trúc Lâm).
Năm nay xứ Vajji bị mất mùa vì hạn hán, tại thủ đô Vesàlì nạn đói lan tràn làm hằng ngàn người chết, phần lớn thuộc các gia đình nghèo khó, nên người ta chỉ bó xác để vào bãi tha ma hoặc thả xuống sông. Do đó bệnh dịch tả lại hoành hành làm cho người lớn và trẻ em không kể giàu nghèo đều chết như rạ.
Những ông thầy thuốc giỏi nhất trong xứ Vajji đã chịu bó tay. Các thầy Bà-la-môn đã thiết lập nhiều lễ đàn để cúng tế và cầu nguyện, nhưng cũng không đem lại kết quả nào. Cuối cùng dân chúng nghĩ đến việc đi cầu cứu với Phật hiện đang nhập hạ tại Venuvana. Vương tử Mahàli Licchavi được đề cử mang nhiều tặng phẩm quý báu đến tận Ràjagaha, vào triều kiến vua Bimbisàra để xin phép thỉnh Phật về Vesàlì, hy vọng đạo đức cao cả của đức Thế Tôn có thể biến đổi được thiên tai. Vua bảo phái đoàn sứ giả nên đến thẳng tinh xá Venuvana gặp Phật. Khi biết Phật đã nhận lời, vua Bimbisàra, hoàng hậu Videhi, các vị đại thần và dân chúng tiễn đưa Phật thật long trọng đến tận bờ sông Gangà[2]. Bên kia sông, dân chúng Vesàlì cũng đã tụ tập đông nghịt để nghênh đón. Họ lập lễ đài, treo cờ, kết hoa đầy cả bờ sông.
Khi thuyền của Phật qua tới, dân chúng hò reo vang dậy, lễ nhạc trổi lên vang lừng. Chính quyền và dân chúng đón tiếp Phật như một vị cứu tinh của họ. Phật vừa đặt chân lên đất liền thì sấm chớp bỗng nổi dậy và một trận mưa ào ạt đổ xuống. Đây là trận mưa đầu tiên sau nhiều tháng hạn hán. Dân chúng mừng rỡ, nhảy múa, reo mừng ca hát ngay dưới cơn mưa. Cơn mưa đã đem lại sự mát mẻ và hy vọng cho cả xứ: cơn mưa làm cho ruộng vườn tươi tốt, đất đai được tẩy sạch mọi ô nhiễm bệnh tật. Phật và giáo đoàn khất sĩ được rước về công viên lớn tại trung tâm thủ đô Vesàlì. Nhiều túp lều khang trang đã được dựng lên trong công viên.
Qua hôm sau Phật lên pháp đàn thuyết kinh Bảo Châu (Ratana sutta) [3] nói lên sự thật cao quý của Tam Bảo, của những người quy y Tam Bảo và giữ gìn năm giới, để cầu nguyện cho dân chúng Vesàlì được hết bệnh tật và tai nạn. Tam Bảo là ba hòn ngọc quý của tất cả mọi người. Người quy y Tam Bảo và hành trì năm giới luôn luôn được chư thiên có cảm tình và phò trợ. Đức Phật nói:
Dẫu châu báu đời này hay đời kế,
Bảo vật nào trên thiên giới huy hoàng,
Không một thứ gì có thể sánh ngang
Với tối thượng bảo châu là Đức Phật.
Đức Như Lai là bảo châu đệ nhất,
Nhờ chân lý này hạnh phúc ngập tràn!
(Kinh Ratana, kệ 224)
Sau thời pháp, Phật đi viếng những nơi bệnh dịch hoành hành nặng nhất trong thành phố. Đến nơi nào Phật cũng chỉ dẫn cho dân chúng biết cách ăn ở cho hợp vệ sinh, cách phòng ngừa bệnh và cách sống đạo đức nương theo Tam Bảo và Chánh Pháp. Vài ngày sau, Phật nói kinh “Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bản Nguyện Công Đức”, nhắc lại 12 nguyện lớn của Phật Dược Sư nhằm giải trừ các bệnh khổ cho chúng sanh, khiến cho chúng sanh được đầy đủ các căn, và dẫn dắt chúng sanh vào đường giải thoát; đức Phật chỉ cách thiết đàn, lễ bái, cúng dường, tụng niệm kinh Dược Sư để tiêu trừ bệnh khổ.
Sau hai tuần lễ, bệnh dịch đã giảm bớt nhiều. Phật và giáo đoàn lại được các Vương tử Licchavi và dân chúng đưa qua sông Gangà một cách hết sức long trọng, và được vua Bimbisàra cùng đoàn tùy tùng rước về tinh xá Venuvana để tiếp tục mùa an cư. Trong thời gian hai tuần tại Vesàlì, đức Phật đã độ được 84.000 người đắc quả Dự lưu (Tu-đà-hoàn).
CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ĐÂY ĐỂ “NGỪA” TẬT DỊCH?
Đến nơi nào Phật cũng chỉ dẫn cho dân chúng biết cách ăn ở cho hợp vệ sinh, cách phòng ngừa bệnh và cách sống đạo đức nương theo Tam Bảo và Chánh Pháp. Nhưng, Kinh sách không ghi rõ như thế nào.
Theo cách phòng bệnh hiện nay, chúng ta thường xuyên rửa tay, mang khẩu trang và tránh chung đụng với người bị bệnh; ngược lại khi mình bị bệnh thì phải tự cách ly, mang khẩu trang, v.v…
Đoạn văn trên cho phép chúng ta rút ra vài nguyên-lý xử-trí với tật-dịch:
1) Quy-y Tam-Bảo có Hiển và Mật
2) Gìn Ngũ Giới có Hiển và Mật
3) Đọc Kinh Dược-Sư hay Thần-chú Dược-Sư có Hiển và Mật
VÌ SAO CÓ HIỂN VÀ MẬT?
—————————-
Hiển thì “Người quy y Tam Bảo và hành trì năm giới luôn luôn được chư Thiên có cảm tình và phò trợ.”
Mật thì chư Thiên Long Bát-Bộ ủng-hộ và kính-trọng.
Ngoại Đạo Ni-Kiền hay Kỳ-Na Giáo (Jainism) có Tam Bảo và Ngũ Giới
1) Tam bảo: một nguyên tắc, cũng là phần cốt lõi của người tu theo Kỳ-Na giáo phải sống với “Tam bảo”, tức là thực hiện đúng đắn ba nguyên tắc, để không đi quá xa với nền tảng giáo lý:
a) Niềm tin không thay đổi.
b) Tri thức phải hiểu biết sâu sắc.
c) Ðức hạnh phải rạng ngời.
2) Những quy định cho người cho tại gia có 5 điều:
a) Không tổn hại mạng sống hữu tình (ahimsa).
b) Không nói dối (satya).
c) Không trộm cắp (asteya).
d) Không tà dâm (brahmacarya).
e) Hạn chế tham đắm các sở hữu thế tục (aparigraha).
Lời khuyên thứ năm của giáo điều còn mang thông điệp đến các tín đồ, không nên để thân xác và tâm lý bị lôi cuốn, trói buộc vào thế giới vật dục, do giác quan mang lại những khoái cảm thì cũng bị xem là tội lỗi.
Nếu tín-đồ Phật-giáo chỉ đơn-thuần biết Tam-Bảo (Phật-Pháp-Tăng) và Ngũ Giới thì giống ngoại Đạo đến 4 điều, chỉ khác điều thứ 5.
VẬY MẬT-NGHĨA CỦA TAM-BẢO LÀ GÌ?
– Đó là “Tam Bảo đồng một tánh tướng thường trụ bất biến.” Ai hiểu được?
CÒN MẬT-NGHĨA CỦA NGŨ-GIỚI LÀ GÌ?
1) KHÔNG SÁT-SANH: nghĩa là biết tu tập Thiền nín-thở hay pháp điều tức (pranayama), vì sanh mạng của chúng-sanh trụ trên một hô-hấp.
KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG, Chương 35, viết:
Đức Phật hỏi một vị Sa-Môn:
“Mệnh người ta sống trong khoảng bao lâu?”
– Vị ấy thưa: “Trong khoảng vài ngày”.
Đức Phật dạy: “Ông chưa biết đạo”.
Ngài lại hỏi một vị Sa-Môn khác:
“Mệnh người ta sống trong khoảng bao lâu?”
– Vị ấy thưa: “Vào khoảng một bữa ăn”.
Đức Phật dạy: “Ông chưa biết đạo”.
Ngài lại hỏi một vị Sa-Môn khác:
“Mệnh người ta sống trong khoảng bao lâu?”
– Vị ấy thưa: “Trong khoảng hô-hấp”.
Đức Phật dạy: “Hay thay, ông biết đạo vậy”.
2) KHÔNG TRỘM CẮP: nghĩa là không tự mình tìm đọc những Kinh, Luật hay Luận không phù hợp với căn-tánh của mình. Nếu lấy đọc thì gọi là trộm cắp! Người tại gia cố tìm Kinh A-Hàm, 5 Nikaya, Luật Xuất gia học ba chớp ba nhát, lượm chỗ nầy một khúc, trích chỗ kia một đoạn, hủy báng pháp Đại-Thừa, Kinh liễu-nghĩa mà cảm thọ thân Địa ngục, v.v… Vậy làm sao biết căn-tánh của mình? Trừ bực Thượng-căn lợi-trí, ngoài ra phải nương theo Thiện-Tri-Thức hay bậc Thầy Đa-văn, chứng Đạo.
3) KHÔNG TÀ DÂM: Đức Phật không răn cấm tín-đồ tại gia phải sống đời độc-thân, ly-dục như các Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo Ni. KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG, 25, viết: “Người ham đắm ái-dục, cũng như người cầm đuốc đi ngược chiều gió thổi, quyết-định sẽ xẩy ra tại-hoạn cháy tay”. Vì vậy, phải cẩn thận với sắc dục. Vợ/chồng người không nhìn, bồ người không ngó thì ít có tà-dâm.
Chương 39, viết: “Người học đạo Phật, đức Phật nói điều gì, đều nên tin thuận. Ví như ăn mật, ăn ở giữa hay ở bên cũng đều ngọt. Kinh của Ta nói ra cũng như thế!” Cớ sao lại đem Kinh-Luật hay Luận của Phật-gia gán ghép chung với sách vở của ngoại Đạo hay khoa-học, v.v… Ngay cả, ai đó đem Kinh-văn Tiểu-Thừa kết với Kinh-văn Đại-Thừa rồi cho rằng Kinh Tiểu-Thừa là Kinh Nguyên-thủy có trước và là cũng là mẹ của Kinh phát-triển (ám-chỉ cho Kinh Đại-Thừa). Ai làm một trong những điều nầy tức là tà-dâm! Vì sao? – Người học Phật phải tin nhận tất cả Kinh-văn Tiểu-Thừa và Đại-Thừa.
Áp-dụng Kinh vào sự tu-hành là do căn-cơ. Ví dụ, Tịnh-độ Tông căn cứ vào Kinh văn của Đại-Thừa Giáo, nhưng người tu
a) không phát Bồ-Đề Tâm,
b) không phát các Đại-Nguyện thù-thắng,
c) tôn vinh sự tu-tập của mình là tối-thắng, hợp căn, hợp cơ, còn pháp tu của người khác là thấp, là không hợp căn, khế cơ.
d) Ca-ngợi việc hộ-niệm, khi người khác chẳng biết gì về niệm Phật A-Di-Đà (Amitabha: Vô-lượng Quang hay Vô-lượng Thọ) hay cõi Cực-Lạc (Sukhavati)
Thế thì đó là tâm niệm vị-kỷ, không hề có tâm Đại-Thừa thì làm sao sanh về Cực-Lạc! Vì vậy, do tâm không do pháp. Người tu khéo giữ cái tâm sao cho khế Kinh, hợp Phật mới có cơ sanh về cõi Cực-Lạc.
4) KHÔNG NÓI DỐI: tức là không nói đúng theo Chánh-Pháp, hay nói gọn lại là không đúng với pháp mà mình tu học. Cũng có nghĩa là kinh-nghiệm chút khi thiền-quán tự cho là đắc Đạo, chứng Thánh-quả, nhập Bồ-Tát Địa!
5) KHÔNG UỐNG RƯỢU: tự mình uống không sao, kính người, ép người khiến người ta say mất cả lý trí thì có tội. Còn uống rượu Đại-Lạc thì đó mới là giữ giới thứ năm bậc nhứt vậy. Rượu nầy chỉ được uống trong cảnh-giới Vô-nhị hay Thân Kim-Cang hiện ra!
TAM-QUY, NGŨ GIỚI NẾU GIỮ ĐÚNG NHƯ VẬY THÌ MỖI BƯỚC ĐI ĐỊA THẦN NÂNG CHÂN, THIÊN LONG CHE LỌNG BÁU, ĐỘI CÕNG! Vậy thử hỏi Quỷ Thần nào dám bén mãng? Dám gần gũi gây nạn, phun độc!
TRẬN ĐẠI DỊCH VŨ-HÁN (WUHAN)TRẬN ĐẠI DỊCH THÀNH QUẢNG-NGHIÊM Soạn giả: Pram Nguyễn2/24/2020(Phần…
Người đăng: Pram Nguyen vào Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020
Xem thêm:
(Phần 2)
———-
Người có căn-khí Đại-Thừa thì thấy cảnh khổ của chúng-sanh ắt phát đại tâm, trong khoảng thời gian có đại dịch, nên làm thêm pháp nầy mỗi ngày.
KINH DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI BỔN NGUYỆN CÔNG ĐỨC viết rõ:
Lại nữa, Khánh Hỷ (A-Nan)! Nếu những quán đảnh vương thuộc dòng dõi quý tộc, khi có tai nạn khởi lên như:
– dân chúng mắc nạn bệnh dịch,
– nạn nước ngoài xâm lăng,
– nạn nội loạn trong nước,
– nạn tinh tú biến đổi quái dị,
– nạn nhật thực nguyệt thực,
– nạn mưa gió trái mùa,
– hoặc nạn quá thời không mưa.
Khi ấy, những quán đảnh vương thuộc dòng dõi quý tộc kia phải vì hết thảy hữu tình mà khởi lòng từ bi và ân xá tội nhân. Rồi y theo Pháp cúng dường đã nói ở trên mà cúng dường Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai kia. Do thiện căn này cùng sức bổn nguyện của Như Lai kia, nên sẽ khiến cho nước đó liền được an ổn, mưa gió thuận hòa, các loại hạt chín rộ, tất cả hữu tình được vui vẻ và không có bệnh tật. Ở trong nước đó sẽ không có bạo lực hay quỷ tiệp tật làm não loạn chúng sanh. Tất cả điềm xấu thảy liền ẩn mất; còn những quán đảnh vương thuộc dòng dõi quý tộc thì được mạnh khỏe, thọ mạng lâu dài, thân tự tại không bệnh, và mọi việc đều thêm nhiều lợi ích.
— # —
Nhưng, đây là việc của nhà cầm-quyền, không phải của người dân.
Còn người có đang mắc bệnh thì phải liên tục niệm danh-hiệu 8 vị Đại Bồ-Tát của KINH DƯỢC-SƯ LƯU-LY QUANG VƯƠNG NHƯ-LAI BỔN-NGUYỆN CÔNG-ĐỨC (gọi tắt là KINH DƯỢC-SƯ):
1) Diệu Cát Tường Bồ-tát,
2) Quán Thế Âm Bồ-tát,
3) Đắc Đại Thế Bồ-tát,
4) Vô Tận Ý Bồ-tát,
5) Bảo Đàn Hoa Bồ-tát,
6) Dược Vương Bồ-tát,
7) Dược Thượng Bồ-tát, và
8) Từ Thị Bồ-tát.
Rồi xướng hồng danh của đức Phật Dược-Sư Lưu-Ly Quang Vương Như-Lai, nhị vị Đại Bồ Tát: (1) Nhựt-Quang Biến-Chiếu và (2) Nguyệt-Quang Biến-Chiếu
Sau đó, lắng lòng tịnh ý mà quán cha, mẹ, chồng/vợ, anh em, chị em, con cháu, v.v… ngay cả đến tất cả những kẻ mình ngày thường thù-ghét, căm-hận, chí đến con chó con mèo, con heo, con chuột, v.v… hay những con cá, miếng thịt trên bàn ăn phải mở lòng từ hướng về chúng, sau là nhớ nghĩ đến cha, mẹ, v.v… đời quá khứ…chí đến tất cả chúng-sanh trong tứ sanh, Lục Đạo thảy đều nghe mình niệm danh hiệu Phật, Bồ Tát và đồng cùng mình niệm Chân-Ngôn:
NAMO BHAGAVATE BHAIṢAJYA-GURU-VAIḌŪRYA-PRABHĀ-RĀJĀYA TATHĀGATĀYA ARHATE SAMYAK-SAṂBUDDHĀYA
TADYATHĀ
OṂ BHAIṢAJYE BHAIṢAJYE BHAIṢAJYA-SAMUDGATE SVĀHĀ
Này Diệu Cát Tường! Nếu ai thấy có kẻ nam người nữ nào mắc bệnh khổ, họ phải nên nhất tâm vì người bệnh kia mà thường xuyên tắm gội, súc miệng sạch sẽ, rồi trì chú này 108 lần vào trong thức ăn hay thuốc thang, hoặc nước không có vi trùng. Sau đó, họ lấy cho người bệnh. Dùng xong, bệnh liền tiêu trừ.
— # —
Ai trì tụng KINH DƯỢC-SƯ thì có 12 đại tướng tiệp tật (Yaksha: Dược-xoa) thường luôn ủng-hộ.
Lúc bấy giờ có 12 đại tướng tiệp tật đang ở trong chúng hội. Tên các ngài là: Đại tướng Cực Úy, Đại tướng Kim Cang, Đại tướng Chấp Nghiêm, Đại tướng Chấp Tinh, Đại tướng Chấp Phong, Đại tướng Cư Xứ, Đại tướng Chấp Lực, Đại tướng Chấp Ẩm, Đại tướng Chấp Ngôn, Đại tướng Chấp Tưởng, Đại tướng Chấp Động, và Đại tướng Viên Tác.
12 đại tướng tiệp tật này, mỗi vị có 7.000 quỷ tiệp tật làm quyến thuộc, họ đều đồng thanh bạch Phật rằng:
“Bạch Thế Tôn! Chúng con nay nhờ sức uy thần của Phật mà nghe được danh hiệu của Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nên không còn lo sợ đường ác nữa. Tất cả chúng con đều đồng nhất tâm Quy Y Phật Pháp Tăng cho đến trọn đời; nguyện sẽ bảo hộ hết thảy hữu tình và làm nhiều việc lợi ích để họ được an vui.
Nếu ở bất cứ thôn làng, thành thị, quốc gia, hay núi rừng hẻo lánh nào mà có Kinh này lưu truyền, hoặc có người cung kính cúng dường và thọ trì danh hiệu của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì quyến thuộc chúng con sẽ hộ vệ người ấy, khiến cho họ đều thoát khỏi tất cả khổ nạn và những điều cầu mong cũng được toại ý. Hoặc có người cầu mong lành bệnh và thoát trừ ách nạn, họ nên đọc tụng Kinh này, lấy sợi chỉ năm màu và niệm danh hiệu của chúng con rồi thắt thành gút. Khi đã được như sở nguyện thì hãy nên tháo ra.”
— # —
BỔN-NGUYỆN
—————–
Nguyện ai khéo lắng nghe và làm theo pháp-thức nầy trong thời-gian chúng-sanh bị kinh-hoàng, ban cho sự vô-úy, tuy tiêu-cực, nhưng hùng-tâm và đại từ-bi của người nầy trước sẽ chấn-động tâm của kẻ ngu nầy, sau ắt chấn-động 10 phương thế-giới tất cả cõi Phật!
Nguyện chư Phật xót thương Phật-tử nầy, khi họ mãn nhục-thân nầy không rời xa chư Phật, cùng chư Bồ-Tát làm quyến-thuộc.
BẢN-THỆ
———–
Ai tin theo ngu nầy, làm đúng pháp nếu bị sa-đọa vào Địa-ngục, ta nguyện trải thân hay khổ trải qua vô-lượng kiếp, mãi cho đến khi bậc thiện-nam, tín-nữ nầy a-trụ nơi mãnh đất của Như-Lai, sanh vào nhà Như-Lai thì nguyện tôi mới mãn.
HỒI-HƯỚNG
————–
Thập phương chư Phật, Tịnh Lưu-Ly Tam Thánh, bát Đại Bồ-Tát, 12 vị Dược-Xoa Thần-Tướng xin chứng-minh và gia-hộ cho con khi viết ra những điều nầy không sai Thánh Ý. Thoảng như có chút công-đức nguyện con khi bỏ thân nầy lập tức đăng tòa Sư-Tử, thành mãn Phổ-Hiền Hạnh-Nguyện Vương, được Phổ-Hiền Giải-Thoát, chứng Đại Phổ-Hiền Địa, thân hiện khắp 10 phương, tất-cả Phật-độ-hải đều có Quang-Minh Giác nầy chiếu tới.
— hết —
TRẬN ĐẠI DỊCH VŨ-HÁN (WUHAN)TRẬN ĐẠI DỊCH THÀNH QUẢNG-NGHIÊMSoạn giả: Pram Nguyễn2/24/2020(Phần…
Người đăng: Pram Nguyen vào Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020