Trẻ mà không gắng tu về già nhiều khả năng sẽ khổ
Mấy hôm trước trong một lần tình cờ đi ăn sáng tôi quan sát trường hợp một gia đình, nay tôi sẽ kể cho Quí Vị nghe.
Khi vào quán nào dù lạ hay quen tôi cũng đều nói những câu xã giao chào hỏi. Nhưng bên trong tôi đều quan sát xem xét rất kĩ.
Chắc có lẽ đây là một thói quen.
Vào quán ngồi ăn. Tôi thấy quán có một cô gái Miền Bắc bán và có một người phục vụ là một ông chú lớn tuổi, tầm khoảng 64 tuổi.
Hỏi ra tôi mới biết là quán Cô thuê lại, chồng cô thì làm bếp cho công ty du dịch, còn cô thì thuê quán rồi bán.
Nhưng tôi thấy quán bán rất ế, còn ông chú phục vụ là bố của cô gái.
Trong vai trò là bố và con, nhưng tôi thấy cô gái sai ông bố như sai người phục vụ vậy.
Ông dọn rác, dọn tô ở cái bàn này xong, cô gái chỉ tay về phía lấy bún thế là ông bố chạy ra chỗ lấy bún.
Hết lấy bún là tới lặt rau, …v…v….
Nhìn ông chú và cô gái và cái quán bán làm tôi suy tư rất nhiều.
Lúc đó, tôi tự đặt mình vào vị trí là ông chú để suy nghĩ xem sao.
Tôi nghĩ nếu mình già cả thế này mà kém phước báu, sống nhờ nơi con cái thế này, chúng sai mình như sai người ở vậy, chắc là mình sẽ tủi thân lắm.
Đúng là người không biết tu thật khổ!
Lúc còn trẻ tuổi, còn sức mạnh ta có thể sống oanh liệt như thế này thế nọ. Nhưng khi tuổi trẻ qua đi, cái già nó đến thì ôi thôi thật sự hẩm hiu.
Qua đây tôi có thêm chút kinh nghiệm về việc:
Tu lúc tuổi trẻ, để phòng khi tuổi già
1. Tu cái đức :
Muốn tu cái đức ta cần chuyển hóa các nghiệp xấu, các tập khí xấu ác.
Chuyển hóa tâm sân giận thành không sân giận.
Chuyển hóa tâm tham thành không tham.
Chuyển hóa tâm si mê bằng pháp học kinh, tư duy kinh, chiêm nghiệm và ứng dụng trong thực hành.
2. Tu cái phước :
Mỗi ngày trôi qua chúng ta phải hết sức tạo phước. Điều gì tốt đẹp có lợi cho người, con đời thì cần nỗ lực làm mà không bỏ qua, bỏ phí.
Đóng góp công sức thân mạng, tiền bạc và tuổi trẻ vào các việc thiện nguyện một cách tích cực mà không tham tiếc hay lười biếng.
3. Miên mật dụng công :
Hằng ngày, tuyệt đối không được bỏ quên hay lơ đãng trong các thời khóa tĩnh tọa, niệm Phật, lạy Phật, tọa thiền, tham thiền, dụng công trong mọi lúc, mọi nơi.
Đây là ba việc hết sức căn bản mà ta không thể quên, không thể bỏ qua. Nhằm tạo cho chính mình một sự bảo vệ cần thiết lúc tuổi già.
Khi tuổi già đến, ta sẽ có đủ sức mà sống ung dung tự tại như một Thiền Sư đích thực mà không có gì phải ái ngại.
Đầy là ước mơ, là hoài bảo, là sự định hướng của tôi.
Còn không biết Quí Vị thì thế nào nữa.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa

FB: Tu học mỗi ngày –