Triết lý về việc sử dụng đôi chân
Nếu như không bị tàn tật thì tất cả chúng ta đều có một đôi chân.
Và vì đôi chân là thứ sở hữu riêng của mỗi người, nên bất cứ ai cũng đều được tự do sử dụng đôi chân của chính họ, để mà đi lại, vui chơi hay làm việc.
Hôm nay tôi bàn đến chủ đề « Triết lý về việc sử dụng đôi chân » cũng có nhân duyên.
Vài ngày trước có cô gái hỏi tôi, Cô hỏi như sau:
Cô có hai con đang sinh sống ở Mỹ, kinh tế rất khá, nên hằng tháng cô đều nhận tiền chu cấp của các con ở Mỹ gửi về chi tiêu thoải mái, thậm chí giàu có.
Và cô hỏi là vì nhiều tiền quá, với lại cô thích đi du lịch.
Như tháng này thì đi Vũng Tàu, tháng kế đi Vịnh Hạ Long, tháng tiếp nữa thì đi Đà Lạt, Hà Nội, Hội An, Lào,…v…v…
Đi và ăn chơi tiêu sài vậy thì có tội hay không ?
- Thứ nhất,
Quý Vị cần hiểu là :
Nếu chúng ta không lao động mà ăn cơm, hay chi tiêu,…thì đều bị tổn phước mỗi ngày, sở dĩ cô này còn có người chu cấp, đây là đang hưởng cái phước đã tạo trong quá khứ.
Nếu không lao động mà dùng của con cái thì dần dần sẽ hết phước và sẽ mang nợ những người con ( con cái chẳng qua là một chúng sinh bất kì nào đó mà có nhân duyên với ta trong những kiếp quá khứ mà thôi ).
Mà mắc nợ nhiều thì là điều không tốt một tí nào cả.
- Thứ hai :
Như những dòng mở đầu tôi viết, người mà dùng đôi chân của mình vào việc đi vô ích, đi rong ruổi vô bổ, thì cái phước về đôi chân sẽ bị suy tổn.
Như Sư Phụ tôi hay dạy là :
Người mà hay thích đi du lịch nhiều, đi vô bổ thì về già dễ bị quả báo nằm một chỗ, nằm liệt gường.
Vì lúc trẻ đã đi vô ích nhiều quá, nên già chỉ còn nằm, không đi đâu được nữa.
Lời Thầy dạy tôi thấy rất hợp lý.
Giống như cứ mỗi chiều Quý Vị đổ xăng đầy bình, rồi cứ lấy xe chạy rong rong,
thì trước mắt Quý Vị thấy mình bị tổn phước vì hao xăng, hết xăng rồi.
Mà xăng dầu là nguồn năng lượng không thể tái tạo và rất quý hiếm.
Nhờ có xăng mà xe mới có thể chạy được, nay ta cứ đổ xăng đầy bình rồi chạy đi chơi cho hết xăng, thì rõ ràng đã có tội rồi.
Hơn nữa, người mà thích đi du lịch, thích đi chỗ này chỗ khác thì tâm người đó sẽ rất dễ bị động, khó định tâm được, vì tâm không chịu ở yên, hắn thích phóng ra ngoài, hướng ngoại, thích nắm bắt ngoại cảnh.
Mà tâm động thì rất dễ tạo nghiệp, cũng như sau đó rất dễ gặp phiền não bất an, buồn bực.
Và khi phước báu được sử dụng hết, tiêu tốn hết thì nghiệp nghèo sẽ đến.
Con cái đâu phải lúc nào ta cũng nhờ được mãi.
Tôi thấy nhiều cha mẹ khi hết phước, thì tự nhiên con làm ăn khó khăn, thậm chí thất nghiệp, hay đổ nợ.
Một số thì khi con lập gia đình thì nghe lời vợ hay chồng, ít thương cha mẹ hơn.
Một số thậm chí con bị bệnh hay gặp nạn mà qua đời,…..nói chung sẽ có rất nhiều rủi ro, và không bền chắc lắm.
Do vậy, khi Quý Vị còn có duyên nhờ con cái, hoặc còn có phước mà có nhiều tài sản, tiền bạc.
Thì cần nên quý trọng, chi tiêu tiết kiệm, nên trích ra ít để làm thêm phước mới, hạn chế tối đa việc đi du lịch, hay đi nghỉ dưỡng sang trọng.
Vì những hoạt động này sẽ làm tổn hao rất nhiều phước báu của tự thân Quý Vị.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
>> Tìm hiểu thêm ở: https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/
FB Tu học mỗi ngày –