TU MẬT SAO BỊ RƠI VÀO LƯỚI MA
(TƯ-LƯƠNG CỦA HÀNH-GIẢ MẬT TÔNG)
Soạn giả Pram Nguyen
Ngày 8/4/2020
—- o0o —
Thỉnh nguyện nầy đã được inbox cả tuần nay, nhưng vì phải dẹp những kẻ có ác duyên nên hôm nay, cho phép Sunshine Nguyen đăng hỏi.
NGUYÊN VĂN
Kính thưa bậc đại trí tuệ!
Mấy hôm nay đã có rất nhiều bạn inbox hỏi con cách tu tập căn bản của Mật Tông là như thế nào , các bạn ấy còn e ngại trực tiếp hỏi ngài vì sợ dùng từ ngữ không đúng, sợ ngài không vui.
Con cúi xin ngài rũ lòng từ bi ban pháp báu khai trí cho chúng con để cho chúng con có nền móng vững chắc không sợ đi lạc vào tà đạo .
——————-
Nhược điễm của con người là THAM LAM và NGHI MẠN thường đưa họ vào đường tà nẽo quấy.
MẬT PHÁP CHÍNH LÀ CON DAO HAI LƯỠI:
1) vào tay bậc trí giả là phước cho chúng sanh;
2) nhưng, lọt vào tay của kẻ ngu si, chấp trước và tà kiến thì chính là thuốc độc, là mê tín .
Thần-thông và pháp-thuật nhiệm-mầu thật sự có, nhưng, cũng chính là miếng mồi béo bở mà tà Sư dùng để dẫn dụ kẻ mê tín, ham thì hố.
NHỮNG LÝ DO THƯỜNG THẤY KHI NGƯỜI VÔ TRÍ TU THEO MẬT TÔNG:
1) muốn một bước lên tới Trời, lười biếng mà ham có quỷ thần phục dịch, hầu hạ;
2) muốn có thần thông nên thường gặp phải bọn tà Sư bị một loài quỷ truyền tin ám nhập: nói chuyện quá khứ vị lai, tin mê tin mệt.
3) muốn được phước lớn vô song;
4) muốn trị lành vạn bệnh;
5) muốn chém tướng đoạt thành vạn dặm xa xôi;
6) muốn hô phong hoán vỏ;
7) muốn thành bậc Trì Minh
???? v.v…
Những người tu ngây thơ nầy chẳng chuẩn bị tư-lương cho mình khi dấn bước vào Mật đạo vừa nguy hiểm vừa gặp nhiều thử thách của quỷ thần. Họ giống như người leo núi thẳng đứng mà chẳng cần câu móc, dây nhợ, giày leo núi, đôi tay cứng chắc, mạnh dẽo.
NHỮNG CHUẨN BỊ CẦN THIẾT TRƯỚC KHI TU THEO NHỮNG PHÁP MẬT LÀ GÌ?
1) Một thân thể cường tráng: nam cũng như nữ cần phải có;
2) một ý chí quật cường và vững vàng: hổ trợ bằng Bồ Đề Tâm;
3) một trí tuệ sắc bén: thông đạt KINH TÂM ĐỊA QUÁN, KINH THỦ LĂNG NGHIÊM, KINH VIÊN GIÁC, KINH DIÊN MỆNH ĐỊA TẠNG
4) trình độ tu Thiền khá cao: biết về Khí (Pranas), Gió (Vayus) và kiểm soát được hô hấp.
5) một căn tánh lanh lẹ;
6) một đời sống Phạm-hạnh xa lìa dâm-dục;
7) một lòng phụng sự bậc Thầy không có nhị tâm, không khởi ra khinh miệt và vong ân.
LẬP ĐẠO TRÀNG/MANDALA:
Pháp lập Đạo tràng rất phức tạp tùy theo Kinh nào, Bộ nào trong Ngũ Bộ, và tu theo tạp Mật, Thuần Mật (Đông Mật, tức là Sự Mật và Tác Mật ), hay các giáo phái của Mật-Tông Tây-Tạng.
Không phải Lama nào của Mật-Tông Tây-Tạng cũng là các bậc chân Sư, đồ giả mạo rất nhiều, nhứt là những người nói tiếng Trung Quốc.
Bậc Thâm Hành A-Xà-Lê hay Đại A-Xà-Lê có thể vận tâm tạo lập Mạn-Đà-La cho đệ tử từ phương xa, biết nội Hộ-ma, v.v… đời nay rất hiếm khi gặp!
Bậc Thiển hành A-Xà-Lê là vị Thầy Mật Tông biết trị đất, lập đàn, các Nghi quỷ Tăng-ích, Kính-ái, Tức-tai, Hàng-phục, biết 12 thứ ngoại Hộ ma (Homa).
Những đặc điểm của bậc A-Xà-Lê của Mật Tông rất khó tế-nhận. Ranh giới giữa tà Sư và chân Sư như ranh giới giữa tối và sáng. Vì vậy, nếu không thông đạt Kinh-văn thì khó biết ai là bậc chân Sư.
TUYỆT ĐỐI TIN THEO BẬC THẦY CÓ PHẢI LÀ MỘT QUY TẮC BẤT DI BẤT DỊCH KHÔNG?
Quan hệ Thầy trò phải được thiết lập trên cơ-sở:
1) mối quan-hệ tiền-kiếp như vợ chồng, cha mẹ;
2) sự dang-dở khi tu-tập từ kiếp trước, người Thầy biết chỗ bức ngặt mà khai thông;
3) gốc rễ thân-kiến và ngã-chấp đã lung lay, chỉ cần một nhân-duyên lớn hay một phương tiện thiện xảo sẽ xô ngã mà người Thầy thấy được.
4) v.v…
ĐẠI KỴ CỦA MỘT BẬC THẦY:
1) Khinh thường nữ nhơn;
2) Đòi hỏi tiền bạc từ người thọ pháp, nếu đó không phải do tự nguyện thì sự tham lam nầy không phải là bản sắc của một bậc Thầy khả kính;
3) Đừng vướng vào trường hợp ngài Marpa dâng vàng tích lũy lâu ngày lên Đạo Sư Naropa, và hối tiếc khi vàng bị tán nhuyễn và tung lên hư không cúng dường chư Thế Tôn.
Khi ta giảng về Bồ-Đề Tâm chư Long Vương thường hiến mani bảo châu; ta dâng lên chư Phật. Ngay lúc Long Vương dập đầu cúi lạy, cũng là lúc ta chú nguyện, thì phần đông chư Đại Long đã sanh về cõi Diệu Hỷ. Vì sao? – Mani bảo châu tức là bảo châu trấn mạng của chư Long; dâng nó lên tức dâng cả thân-khẩu-ý lên ta và chư Tôn.
Phàm phu dù phước lớn cũng không thể có như ý bảo châu (xem KINH HIỀN NGU).
Sở dĩ như vậy là vì ta học hạnh của đức Văn-Thù Sư-Lợi Thế Tôn.
KINH PHÁP HOA, Phẩm 12. Đề-Bà-Đạt-Đa, Công chúa con Long Vương Sagara dịch âm là “Ta-Kiệt-La”, dịch nghĩa là “Hải/Biển”) vừa tròn 8 tuổi dâng mani bảo châu mà thành Phật.
Trí Tích Đại Bồ Tát thừa biết, nhưng vẫn hỏi, để sau đó, ngài Xá-Lợi-Phất, bậc đệ nhứt trí tuệ của hàng Thanh Văn, miệt thị phụ nữ, và đã bị thảm bại thêm một lần nữa.
—
Ngài Trí-Tích hỏi ngài Văn-Thù-Sư-Lợi rằng: “Kinh này rất sâu vi diệu là báu trong các kinh, trong đời rất ít có vậy có chúng sanh nào siêng năng tinh tấn tu hành kinh này mau được thành Phật chăng?
Ngài Văn-Thù-Sư-Lợi nói: Có con gái của vua rồng Ta-Kiệt-La mới tám tuổi mà căn tính lanh lẹ, có trí huệ, khéo biết các căn tính hành nghiệp của chúng sanh, được pháp tổng-trì, các tạng pháp kín rất sâu của các Phật nói đều có thể thọ trì, sâu vào thiền định, rõ thấu các pháp. Trong khoảnh sát-na phát tâm Bồ-đề được bậc Bất-thối-chuyển, biện tài vô ngại, thương nhớ chúng sanh như con đỏ, công đức đầy đủ, lòng nghĩ miệng nói pháp nhiệm mầu rộng lớn, từ bi nhân đức khiêm nhường, ý chí hòa nhã, nàng ấy có thể đến Bồ-đề”.
Trí-Tích Bồ-Tát nói rằng: “Tôi thấy đức Thích-Ca Như-Lai ở trong vô lượng kiếp làm những hạnh khổ khó làm, chứa nhiều công đức để cầu đạo Bồ-đề chưa từng có lúc thôi dứt: Ta xem trong cõi tam-thiên đại-thiên nhẫn đến không có chỗ nhỏ bằng hạt cải, mà không phải là chỗ của Bồ-Tát bỏ thân mạng để vì lợi ích chúng sanh, vậy sau mới được thành đạo Bồ-đề, chẳng tin Long-Nữ đó ở trong khoảng giây lát chứng thành bậc Chánh-giác”.
—-
7. Bấy giờ, ngài Xá-Lợi-Phất nói với Long-Nữ rằng : “Ngươi nói không bao lâu chứng được đạo vô thượng, việc đó khó tin. Vì sao? – Vì thân gái nhơ uế chẳng phải là pháp khí, thế nào có thể được thành vô-thượng chánh-giác?
Đạo Phật xa rộng phải trải qua vô lượng kiếp cần khổ chứa nhóm công hạnh, tu đủ các độ, vậy sau mới thành được. Lại thân gái còn có năm điều chướng:
1) một, chẳng được làm Phạm-thiên-vương;
2) hai, chẳng được làm Đế-Thích;
3) ba, chẳng được làm Ma-vương;
4) bốn, chẳng được làm Chuyển-luân thánh-vương;
5) năm, chẳng được làm Phật.
Thế nào thân gái được mau thành Phật?”.
Lúc đó, Long-Nữ có một hột châu báu, giá trị bằng cõi tam-thiên đại-thiên đem dâng đức Phật. Phật liền nhận lấy. Long-nữ nói với Trí-Tích Bồ-Tát cùng tôn giả Xá-Lợi-Phất rằng: “Tôi hiến châu báu, đức Thế-Tôn nạp thọ, việc đó có mau chăng?”.
– Đáp: “Rất mau”.
– Long-Nữ nói: “Lấy sức thần của các ông xem tôi thành Phật lại mau hơn việc đó”.
Đang lúc đó cả chúng hội đều thấy Long-Nữ thoạt nhiên biến thành nam tử, đủ hạnh Bồ-Tát, liền qua cõi Vô-Cấu ở phương Nam, ngồi tòa sen báu thành bậc Đẳng-chánh-giác, đủ ba mươi hai tướng, tám mươi món đẹp, khắp vì tất cả chúng sanh trong mười phương mà diễn nói pháp mầu.
Khi ấy, trong cõi Ta-bà hàng Bồ-Tát, Thanh-văn, trời, rồng, bát-bộ, nhơn cùng phi-nhơn đều xa thấy Long-Nữ kia thành Phật khắp vì hàng nhơn, thiên trong hội đó mà nói pháp, sanh lòng vui mừng đều xa kính lạy, vô lượng chúng sanh nghe pháp tỏ ngộ được bậc Bất-thối-chuyển, vô lượng chúng sanh được lãnh lời thọï ký thành Phật. Cõi Vô Cấu sáu điệu vang động, cõi Ta-bà ba nghìn chúng sanh phát lòng Bồ-đề mà được lãnh lời thọ ký.
Trí-Tích Bồ-Tát và ngài Xá-Lợi-Phất tất cả trong chúng hội yên lặng mà tin nhận đó.
— # —
Đây là yếu chỉ TỨC THÂN THÀNH PHẬT mà chỉ có bậc Đại Trí mới có khả năng thành tựu, không phải ai tu rồi cũng quyết định như vậy.
PHẦN NGƯỜI HỌC TRÒ PHẢI
1) thấy được trí tuệ của Thầy mình vượt xa mình;
2) thấy sự đa văn của Thầy như các pnadita (học-giả Phật giáo);
3) uy đức của Thầy khiến quỷ thần kinh;
4) chớ nhìn lỗi Thầy.
Đại khái chỉ nêu vài điều, nếu muốn biết thêm thì phải xem 50 BÀI KỆ VỀ BẬC ĐẠO SƯ, Pram Nguyen dịch và chú giải. Văn bản nầy do Bồ Tát Mã Minh soạn, lấy GUHYASAMAJA TANTRA (BÍ-MẬT TẬP-HỘI KINH hay TAM NGHIỆP BÍ MẬT KINH) là chỗ lập cước.
QUÁN ĐẢNH VÀ CHO PHÉP
Quán đảnh dựa trên tâm thức chín muồi của đệ tử mà bậc Thầy Mật-Tông ban cho, vì vậy, quán đảnh
1) không phải là cuộc đổi chác hay buôn bán;
2) sự van nài để được ít khi thành mãn;
3) dùng tiền bạc, phẩm vật cũng ít khi được;
Cuộc đời của ngài Marpa, Milarepa, của các bậc Mahasiddha là những gương tốt cho chúng ta học hỏi.
Cuộc đời của ngài Padmasambhava, các karmamudras, Vua Trisong Detsen và 25 đại đệ tử cũng là những gương sáng cần phải học.
TÓM LẠI
Một ít quan điểm cần và đủ của người đi trước truyền lại cho các cháu.
Đây không phải là giáo-điều, cũng không phải giáo-huấn.
Đọc thêm:
- MẬT-GIÁO LÀ GÌ? TU HÀNH RA SAO? CÓ THỂ TỰ TU ĐƯỢC KHÔNG?
- TU HÀNH SAO KHÔNG LỌT VÀO HẦM SÂU TÀ KIẾN
- TÌM MINH SƯ TU HỌC MẬT TÔNG
- TU MẬT SAO BỊ RƠI VÀO LƯỚI MA
- TU THIỀN-MẬT THEO PRAM NGUYEN
- CÁCH ĐỌC KINH NHẬP NGHĨA KINH
- NHỮNG CẢNH GIỚI KHI SÁM HỐI VÀ TỤNG KINH
- TRÌNH CẢNH GIỚI TU TẬP
Soạn giả Pram Nguyen
Ngày 16/3/2020
Nguồn FB:
TU MẬT SAO BỊ RƠI VÀO LƯỚI MA(TƯ-LƯƠNG CỦA HÀNH-GIẢ MẬT TÔNG)Soạn giả Pram NguyenNgày 8/4/2020—- o0o —Thỉnh…
Người đăng: Pram Nguyen vào Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020
Hồng Minh Con xin cảm ân những lời Pháp nhủ vàng ngọc để nhận rõ chân giả và có thêm niềm tin vào bậc thiện tri thức ạ.
Sunshine Nguyen Con nguyện dân lên ngài “ thân , khẩu , ý” của con voi lòng cầu đạo không tiếc sinh mệnh . Nguyện đời này cho đến khi thành Phật đạo lúc nào con cung được phụng sự ngài cùng chư Phật Thế Tôn.
Kim Chi Nguyễn Mọi người (bất cứ ai mới) thì xin bỏ thời gian xem xét lại tất cả những bài viết đã đăng ạ. Tránh việc hỏi lặp lại vấn đề khi chú đã giảng giải ạ….
Vinh Trần Thuốc đắng giã tật bệnh
Lời Pháp phá lầm mê
Ngài Pram Nguyen xuất Tướng
Khai Ngộ Pháp Mật Tông
Giúp Đồ Chúng khai Trí
Hiểu rỏ những Tinh Tuý
Trong Pháp Hành Tịnh Mật
Ngược dòng nước mà đi
Sẽ rõ được Thượng Nguồn
Đi xuôi theo dòng nước
Nhiều ngã rẽ khúc quanh
Dậm chân mình tại chổ
Lạc mất đường mình đi..
Kính chúc Huynh thân khoẻ
Tâm an luôn Tự Tại
Gươm bén ! Trí Văn Thù
Đại Nguyện Ngài Địa Tạng
Dẫn dắt thoát Lầm Mê…
Om Ma Ni Padme Hum
Om Ma Ni Padme Hum
Om Ma Ni Padme Hum
Sunshine Nguyen Thân này tuy ô trược
Nhưng cũng là phương tiện
Nguyện dâng thân , khẩu , ý
Với lòng tin vững chắc
Lên đấng tái sinh con
Chỉ một lòng với ngài
Như một lời thề nguyện
Dẫu đất trời thay đổi
Con cũng không thay lòng.
Phi Hà Thật đúng như SH đã giảng con đường Kim Cương Thừa đâu phải ai cũng đi được . Để đến đc với nó có khi chúng ta phải trải qua vô vàn gian nan và có khi có cả máu và nc mắt . Đến khi nhận đc Pháp rồi cũng còn trải qua 81 nạn như Đường Tam Tạng. Rồi khi Tâm Bồ Đề không vững thì chỉ 1 lời nói hay 1 hành động cũng làm cho ta phạm vào Samaza giới Kim cương. Khi vào Tu được chút thì cho ta là đệ tử Mật Tông. Ôi thật sự buồn cho thời mạt pháp. Không chịu tinh tấn tu hành chỉ chạy theo Turku hay Rinpoche rồi Ngã mạn.
Nên đọc bài Huynh viết hay và đúng quá nên ngay từ đầu Muội đã Tu 1 mình không chạy theo sự giả tạo rỗng tuếch. Hằng ngày giúp đc ai cái gì thì giúp, không bao giờ có thời gian rỗi để ngồi chơi, vì thời gian chủ yếu là tụng kinh hành trì sám hối .15 năm trước cũng buông bỏ hết công việc, nên không còn quan tâm chi đến ngày mai ăn gì. Muội cảm thấy bây giờ đó chính là Tịnh Độ, vì không yêu cũng chẳng ghét ai, ai yêu mình cũng đc ghét mình cũng đc, vì thật ra mình không là gì cả, chỉ là cái bao thịt thối, thì ai yêu hay ghét không quan trọng hihi nghĩ sao nói vậy huyng đừng cười