Tình dục – Tình ái
Vấn đề tình dục trong tu học Phật
…Tình dục là vấn đề mà người tu thực sự cần phải quan tâm. Thông thường người ta có hai thái độ:
- Một là, tìm đủ mọi cách để khước từ, lừa dối chính mình về sự hiện diện của nó.
- Hai là, im lặng vì chẳng biết giải quyết làm sao và chấp nhận những cuộc phiêu lưu không bờ bến.
Tài liệu kinh Phật cho là làm thân Người là quý (Thân người khó được, Phật pháp khó nghe – Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn), mà Người tất nhiên là phải có Nam, có Nữ.
Theo những tài liệu của Phật Giáo Nguyên Thủy, cụ thể là những bài nói về Sắc, chấp nhận sự hiện hữu của Nam và Nữ với thuật ngữ: “Bản Tánh Sắc”. Điều đó có nghĩa đây là một hiện tượng khách quan tự nhiên, không tốt không xấu. Vì cấu tạo của các Thực Thể này, nhìn ở góc cạnh Sắc thì nó là như vậy. Phật Giáo công nhận hiện tượng khách quan Nam, Nữ, và nó chỉ chấm dứt khi bước vào Tứ Thiền Hữu Sắc.
Căn cứ vào Vi Diệu Pháp, con người được chia ra làm 3 loại, trong đó có đề cập tới một loại người không được hoàn chỉnh. (Hiểu như vậy, thì là Nam hoặc Nữ mới là hoàn chỉnh).
Việc quan hệ tính dục thuần túy bản năng là đối với các Súc Sinh. Khi tiến đến con người, thì gồm có sự pha trộn của tinh thần và vật chất. Đến cảnh Tha Hóa Tự Tại, quan hệ Nam Nữ chỉ còn tồn tại ở dạng tinh thần. Khi đạt được Sơ Thiền Hữu Sắc, thì quan hệ Nam Nữ chỉ còn là kỷ niệm của dĩ vãng.
Do đó trên con đường tiến hóa, chúng ta không nên đánh giá quá thấp Bản Năng Tình Dục. Nó là đối tượng của dục vọng, là nguồn gốc của khổ đau và lệ thuộc ở Ngũ Uẩn.
Theo Phân Tâm Học, để tránh tạo ra dồn nén, thì Bản Năng Tình Dục có hai lối thoát: Thăng Hoa và Đồi Trụy. Thí dụ, ở người bình thường thì chúng ta đầu tư vào thể dục, lao động trí óc, sáng tác … đó là một dạng Thăng Hoa. Đây là cách khôn khéo sử dụng Bản Năng Tình Dục có lợi cho mình, cho xã hội. Ngược lại thì các đạo hữu cũng biết rồi đấy…
(hết trích)
Như vậy, năng lực dục là năng lực kiết sử rất mạnh. Ở người tu Chân ngôn, muốn điều ngự được năng lực này đòi hỏi phải niệm Chân ngôn có lực.
Người mới thọ pháp quán đảnh niệm chân ngôn phải đúng như sự truyền khẩu của vị Thầy đã hướng dẫn. Để làm gì? Mục đích chính là để kết tập nguồn lực.
Năng lực Giải Thoát không đi ra ngoài Lôi Âm, Hải Triều Âm, Diệu Âm, Pháp Âm,Thằng Giải Thế Gian Âm.
Vậy làm thế nào để có nguồn lực đó?
Bạn cần thọ pháp của vị Thầy truyền thừa.
Bạn cần Tin, Vâng, Kính, Hành.
Tại sao Ngài Địa Tạng lại thề không thành Phật khi các chúng sinh chưa thành Phật? Đã bao giờ các bạn tìm câu trả lời chưa? Mỗi người tu Chân ngôn chính là một vị Địa Tạng, mỗi cảnh giới tâm của các bạn chính là một chúng sinh. Vậy thì nếu các bạn không chuyển hóa được các năng lực kiết sử thì có thành Địa Tạng không? Có giải thoát khỏi luân hồi hay không?
Ai ai cũng nói mình tu Mật tông, hết dòng truyền thừa này đến dòng pháp nọ, nhưng đối diện thật sự với mình thì các bạn đã giải quyết được phần nào của dục?
Tôi từng gặp những sư Tăng, sư Ni, những người có vợ, có chồng nằm ngay bên cạnh nhưng trong giấc ngủ vẫn hành dục với người vô hình. Cái này các bạn đừng ngạc nhiên, nó có thật đấy. Họ không hẳn là bị thiếu thốn đâu, nhưng họ bị kiết sử, bị mắc bệnh đằng dưới…
Nếu người tu chỉ quan sát và nhận biết thì không giải quyết được bệnh này. Bạn phải có đạo lực mới có thể giải và chuyển hóa lực dục.
Tu tập là thực chiến, hãy tự chứng nếm.
Tu Mật tông làm thế nào để đoạn tuyệt tình ái?
Tu tập Mật tông là chấp nhận tính ma quỷ trong con người mình chứ không phải chối bỏ nó. Mỗi người chúng ta sinh ra ở đời này đều có tính dục, nếu không có tính dục thì không thể thành người. Khi bạn muốn tu thành Phật, cửa ải đầu tiên khó vượt qua đó chính là tình dục. Người xuất gia phải đoạn tình tuyệt ái, nhưng đấy là một sự đè nén cảm xúc. Con người sao có thể đoạn tuyệt tình ái? Phải dùng chính tính dục để chuyển hóa là bí pháp trong mật tông.
Ái Nhiễm Minh Vương chính là vị Bản Tôn của ái dục – điều con người khó giải thoát nhất.
Ái dục không đơn giản chỉ là tình yêu nam nữ còn có cả tình thương cha mẹ, con cái, anh chị em, các mối quan hệ huyết thống.. Mật tông sẽ chỉ cho bạn cách chuyển hóa. Chuyển hóa ở đây không phải cắt đứt mà chỉ là làm thế nào để không dính mắc và có được giải thoát trong ái dục
Bạn không thể giải thoát chấp ái đối với cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em… từ đó tham sân si và phiền não sẽ phát sinh. Tu trì Mật pháp là phải biến thứ tình cảm tiểu ngã tự tư trở thành tình cảm đối với đại chúng, không hề chấp trước.
Nếu bạn đem lòng yêu thương một người, trong suốt quá trình tu hành tâm của bạn sẽ rất khó hướng về Phật mà chỉ hướng về người đó, phiền não của bạn sẽ phát sinh liên tục không dứt. Nhưng chỉ cần tỉnh táo không mê muội, bạn có thể sẽ có được giác ngộ từ trong ái dục. Chỉ cần bạn hiểu rõ sự vô thường của đời người, sẵn sàng trở về cát bụi, yêu thương nhưng không trói buộc, trầm luân, bạn sẽ sống trong vui vẻ, tự tại.
Vậy chúng ta phải ứng xử như thế nào với mọi quan hệ để luôn an lạc? Gửi các bạn một bài đọc này.
Mỗi chúng ta không phải là những hòn đảo đơn độc, người với người đều có liên hệ với nhau. Đó có thể là sự thân mật hay xa cách, là thiện cảm hay những mối hận thù.
Hòa đồng là một môn học trên trường đời, dù cho mối quan hệ của cả hai có tốt đẹp đến đâu, nhưng nếu không có chừng mực thì tất cả sẽ biến thành thảm họa. Đời người giống như thước đo, cần phải có từng cấp độ. Quan hệ giữa người với người giống như dây xích, từng vòng nối vào nhau nhưng cũng có thể rời xa nhau.
Đối với bạn bè hãy giữ khoảng cách như một cốc nước
Có câu rằng: “Quân tử kết giao nhạt như nước lã, tiểu nhân kết giao ngọt ngào như rượu”. Người quân tử lúc nào cũng bình thản như nước, nước dẫu nhạt nhưng không bao giờ ngấy, đường dẫu ngọt nhưng ăn nhiều sẽ dính răng.
Một cốc nước trắng, nhìn thì có vẻ bình thường đơn giản nhưng lại không thể thiếu trong cuộc đời. Những tình bạn chân thành nhất định phải đơn thuần, vì chỉ có đơn thuần mới có thể tồn tại lâu dài. Nếu là người bạn thực dụng, tình cảm ấy sẽ trở nên rẻ mạt và dễ dàng đổi thay.
Giữa bạn bè với nhau, giúp đỡ là vì tình cảm chứ không phải nghĩa vụ. Nếu quan hệ quá gần gũi sẽ cho đó là lẽ đương nhiên, giúp đỡ nhau cũng là điều nên làm. Nhưng cần phải biết rằng nếu không có lòng biết ơn, đòi hỏi một cách mù quáng, mối quan hệ sẽ càng lúc càng tệ hơn.
Tình bạn chân thành là không can thiệp vào cuộc sống của nhau, không đem chuyện riêng tư của nhau đi nói cho người khác. Nói năng, làm việc đều phải chừa cho mình đường lui, dù có thân thiết đến mức nào cũng phải có chừng mực. Chừng mực chính là dấu hiệu của sự trưởng thành.
Những người hiểu thế nào là chừng mực, khi kết giao với người khác sẽ tạo cảm giác vừa thoải mái lại không quá vô lễ, giữ khoảng cách nhưng lại không quá hờ hững xa vời. Đây là một loại năng lực, cũng là cấp độ cao nhất trong giáo dục nhân cách.
Đối với người thân, hãy giữ khoảng cách một bát súp
Súp quá nóng sẽ làm bỏng miệng, súp quá lạnh sẽ làm lạnh lòng người. Mối quan hệ giữa những người thân có quan hệ huyết thống với nhau vốn là sợi dây liên hệ bền chặt nhất trong đời. Nhưng khi trưởng thành rồi, mỗi người lại có một cuộc sống riêng, dần dần những cuộc gặp gỡ nói chuyện sẽ càng ngày càng ít. Có gia đình riêng, có những người thân khác cần ta chăm sóc, mối quan hệ ngày nào càng lúc càng lạnh nhạt.
Lộ Giao từng viết trong cuốn “Thế giới tầm thường”: “Tình yêu và tình bạn giữa con người với con người không phải là tình thân. Khi còn nhỏ, ta thường xem tình thân như một cái gì đó rất tốt đẹp và quan trọng. Lớn lên rồi, sống đơn độc một mình mới biết tình thân là thứ dung tục, cố gắng lôi kéo, dính kết vào với nhau, thậm chí có những nỗi gian khó tồi tệ nhất trong cuộc đời lại là do người thân tạo thành”.
Đối với người thân không nên quá bao bọc, quá bao bọc sẽ tạo nên sự phụ thuộc, làm cho chính bản thân mệt mỏi. Khi không thể giải quyết được vấn đề của người thân, bạn sẽ hứng chịu cơn phẫn nộ từ phía họ.
Đối với người thân cũng không thể quá phụ bạc, quá phụ bạc sẽ làm lạnh lòng người, tổn hại đến tình thân. Một bát canh nóng có thể cứu ta khỏi cơn đói nhưng không thể giúp ai đó thoát nghèo. Đối với người thân, giúp đỡ có nghĩa là để họ tự lập, tự lực cánh sinh mà trở nên mạnh mẽ. Mỗi người đều có con đường của riêng mình, không ai có thể giúp được người khác cả đời.
Dù tình thân có thân thiết thế nào cũng phải có nhận thức về nguyên tắc và chừng mực. Giúp họ tự đứng trên đôi chân của mình mới giúp họ có một cuộc sống tốt, không liên lụy đến nhau.
Đối với người yêu, hãy giữ khoảng cách một mảnh giấy
Tình yêu là mối quan hệ ngọt ngào nhất thế gian. Dưới một mái nhà để có thể ở bên nhau đến vài thập kỷ, đó là một môn học cần phải nghiên cứu rất kỹ và cũng là một cấp độ học thức rất cao sâu.
Có nhà văn từng nói: Hôn nhân là một thành phố bị bao vây, người bên trong muốn bước ra ngoài, còn người bên ngoài thì muốn bước vào trong. Nếu như không hiểu thế nào là chừng mực, không hiểu thế nào là giữ khoảng cách, thì hôn nhân sẽ là một thành phố nghẹt thở.
Có người cho rằng kết hôn rồi thì vợ chồng là một, cùng tiến cùng lùi, thân mật không khoảng cách, tất cả mọi thứ phải được công khai một cách minh bạch. Từ công việc, công tác, bạn bè của đối phương, tất cả đều phải hiểu rõ, không bỏ sót một chi tiết nào. Từ cách ăn mặc, ăn uống, cả hai phải đồng điệu với nhau, như thế mới gọi là thân mật.
Nhưng giữa vợ chồng cần có khoảng cách của một tờ giấy. Khi có đường cách ly này rồi cũng không làm mất đi sự ấm áp trong mối quan hệ của cả hai, cũng không làm cho tất cả mọi thứ trở nên quá minh bạch. Yêu không phải là kiểm soát hay thống trị, mà là tôn trọng. Tôn trọng sự khác biệt trong tính cách, tôn trọng sự khác biệt trong tâm hồn, bởi sự hấp dẫn giữa hai tâm hồn mới giữ được hơi ấm của tình yêu.