Tu một kiếp có thể ngộ đạo được không?
Có hôm kia một anh nhắn tin hỏi tôi như sau :
« Kính bạch Thầy, nếu từ giờ con phát tâm tu đạo, vậy có thể trong một đời này con sẽ ngộ đạo mà không cần đợi qua kiếp sau được hay không Thầy ? »
Tôi nói:
Cũng được, mà không biết huynh đệ có làm nổi hay không thôi.
Tôi ví dụ :
Ví như Quí Vị có một căn nhà biệt thự rất rộng lớn, rộng đến mấy chục kilomét. Và chỉ có duy nhất một mình Quí Vị ở trong căn biệt thự ấy mà không có ai khác.
Và rồi căn biệt thự này của Quí Vị nền nhà toàn dính bùn đen, lớp bùn này dày đến 3 cm và dài mấy chục km như đã nói trên.
Nay tôi nói :
Quí Vị chỉ một mình ngay trong ngày hôm nay, xin hãy lau sạch hết toàn bộ nền nhà đang bám bụi bẩn kia.
Vậy Quí Vị có làm nổi không?
Rõ ràng là sẽ không làm nổi.
Vì sao?
Vì bụi bẩn quá nhiều, mà sức người có hạn.
Do vậy cần phải có thời gian.
Cũng như ví dụ trên.
Tu là chuyển nghiệp
Từ vô thỉ kiếp cho đến nay, khi trôi lăn trong luân hồi, ta đã tạo ra vô số nghiệp xấu. Chúng tích lũy dần dần và trở thành những mảng bám khó tẩy rửa.
Chúng huân tập trở thành bản chất thâm căn cố đế, định hình tính cách nơi mỗi chúng sinh.
Đó là những tâm như: tâm tham lam, tâm nóng giận, tâm kiêu ngạo, tâm ích kỷ bỏn xẻn, tâm hơn thua, tâm hưởng thụ, tâm hung hăng, tâm chấp thủ, tâm u mê, tâm tà kiến, tâm đố kỵ và tâm hẹp hòi nhỏ mọn, ….
Những tâm xấu này trong một vài năm, thậm chí trong một đời ta khó mà chuyển hóa sạch được.
Do vậy vấn đề ở chỗ là cần có thời gian là vậy.
Sự nỗ lực tinh tấn chuyển hóa nghiệp xấu, nghiệp ác liên tục, cả ngày lẫn đêm, trong từng giờ từng phút, tinh chuyên trong các thời khóa công phu, không đặt ở thời gian là ta phải khai ngộ trong một kiếp hay hai kiếp.
Vậy mà sự ngộ đạo sẽ đến.
Còn nếu ta ra mục tiêu quá cao là sẽ ngộ trong một kiếp mà khả năng ta không có. Thì chính ta sẽ bị thất vọng, thậm chí nhận lấy khổ đau do tu vội vàng, nôn nóng trở thành tham vi tế.
Vô Tâm cầu quả, công đến tự nhiên thành
Sự đốn ngộ có thể đến trong một sát na, nhưng trước đó cần phải có sự tiệm tu.
Để có được một đồng lúa chín vàng, thì trước đó ta phải nỗ lực cày cấy, gieo hạt, bón phân chăm sóc.
Và sự tu cũng vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư Sĩ Nhuận Hòa
>> Tham khảo : https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/
FB: Tu học mỗi ngày
Muốn có được quả giác ngộ thì nên gieo duyên rộng rãi với toàn thể chúng sinh
“Dục kết bồ-đề quả,
Quảng kết chúng sinh duyên”
Nghĩa là: muốn có được quả giác ngộ thì nên gieo duyên rộng rãi với toàn thể chúng sinh.
Mọi người nên đem hết sức mình để gieo nhân lành, như phát tâm bồ-tát Đại thừa, đừng nên tu tập thành quả vị a-la-hán Tiểu thừa, chỉ biết đến mình, không biết cứu độ người khác.
Nếu quý vị nhìn thấy được chúng sinh là Phật, thì chúng sinh cũng sẽ nhận ra quý vị là Phật. Nếu quý vị nhìn chúng sinh là ma vương, thì chúng sinh cũng nhìn quý vị là ma vương. Cũng như mình mang kính khi nhìn, nếu quý vị mang kính màu xanh sẽ thấy mọi vật màu xanh, nếu mang kính màu hồng, sẽ thấy vạn vật màu hồng. Không phải chỉ như vậy thôi, mà cách quý vị nhìn người khác cũng chính là cách người khác nhìn quý vị. Đó là lý do trước đây tôi có nói là mọi người đều có một đài đón nhận tín hiệu vô tuyến ở trong tim mình, khiến họ có thể nhận ra được mọi điều đang diễn biến trong tâm người khác.
Đừng nghĩ người khác không biết được tâm niệm xấu ác của mình. Dù họ không biết chính xác những gì quý vị đang suy nghĩ, nhưng tự tánh của họ nhận biết rõ những điều ấy. Khi mình có thiện tâm với người thì (thân thể và mặt) phát ra ánh sáng – dương; khi khởi ác tâm với người thì phát ra bóng tối – âm.
Nghĩa lý giáo thuyết trong kinh Thủ-lăng-nghiêm sâu như biển. Đã có nhiều người tuyên bố đã thăm dò được chiều sâu của biển, thực ra chiều sâu của biển thay đổi rất nhiều tùy theo từng nơi, nên khó có thể nói chính xác độ sâu của biển. Giáo nghĩa Kinh Thủ-lăng-nghiêm cũng như vậy. Không dễ dò chừng được. Mọi người đều đạt được những sự lợi ích riêng biệt từ trong kinh, sự lợi lạc của riêng mỗi người đều khác biệt nhau, nhưng tất cả sự lợi ích ấy đều xuất phát từ trí tuệ trong kinh. Vì nghĩa lý của kinh rất sâu mầu, nên trí tuệ thâu nhận được từ trong kinh rất lớn và có thể đạt được định lực rất kiên cố, nên kinh được gọi là Thủ-lăng-nghiêm: nhất thiết sự cứu cánh kiên cố .” (Bền vững, cứng chắc nhất trong tất cả vạn vật).
Trích Kinh Lăng Nghiêm Giảng Giải – HT Tuyên Hoá
LĂNG NGHIÊM KHAI TUỆ
Xem thêm :
https://thuvienhoasen.org/a5950/kinh-thu-lang-nghiem-quyen-1