Tu tập mỗi ngày
Tám cái nhìn đúng đắn cơ bản về học đạo Phật và tu tập
- Đầu tiên là ý thức về vô thường.
- Thứ hai là tâm xác tín.
- Thứ ba là tâm từ bỏ (tâm quyết định rời khỏi vòng luân hồi).
- Thứ tư là tâm với những lời nguyện đúng đắn.
- Thứ năm là tâm tinh tấn.
- Thứ sáu là giới luật.
- Thứ bảy là thiền định.
- Thứ tám là bồ đề tâm.
Nhận ra tám pháp này và thực hiện chúng với chính kiến là thực tập Phật pháp đúng đắn. Tám cái nhìn đúng đắn cơ bản này, là điều không thể thiếu được với người tu tập, và không được làm sai trình tự.
Nhân quả trình tự của tám Pháp
- Tất cả quả có được từ tâm ý thức về vô thường là nhân của tu tập.
- Tất cả quả có được từ tâm xác tín là nhân của sự kiên định không thay đổi.
- Tất cả quả của tâm từ bỏ là nhân của việc giải thoát.
- Tất cả quả từ tâm của những lời nguyện đúng đắn là nhân của các hành động.
- Tất cả quả từ tâm tinh tấn là nhân của sự tiến bộ bền vững liên tục.
- Tất cả quả có được từ việc tuân theo giới luật là nhân của việc tu tập đúng hướng.
- Tất cả quả có từ thiền và chính định là nhân của trí huệ.
- Tất cả quả của bồ đề tâm là nhân dẫn đến việc trở thành một vị Bồ tát.
Tám cái nhìn đúng đắn căn bản này là nền tảng của tu tập, giải thoát và thành tựu trong pháp. Nếu như gốc rễ không đúng, tu tập không thể được thành lập. Vì vậy, tu tập không thể sai trình tự. Do đó tham gia vào tám bước căn bản của tu tập phải được hướng dẫn bởi các chính kiến. Nghĩa là được hướng dẫn bởi cách hiểu đúng và cách nhìn đúng, các con phát triển sự tu tập đúng đắn bằng việc đi qua tám bước cơ bản này theo đúng thứ tự của nó. Đó chính là tu tập.
Trích THẾ NÀO LÀ TU TẬP – Đạo sư Wanko Yeshe Norbu truyền khẩu Giáo pháp về sự tu tập.
Tự suy xét mình mỗi ngày
Hàng ngày thường nên lấy kết quả sống và xem trạng thái đầu óc mình như thế nào
… để kiểm tra xem mình
- có đang bình an, dễ chịu không?
- có thấy mọi việc được rõ ràng không?
- có tình thương thật sự chưa?
- có giá trị gì với người thân, cộng đồng và thế giới?
Mình có để ý, có nhận biết được các trạng thái?
Và tự hỏi: vì sao mình đang ở trạng thái như vậy? …
Ví dụ: một số trạng thái có thể được biểu lộ ra như:
Ánh mắt
ánh mắt buồn? hay vui?
hay hồn nhiên?
hay thánh thiện?
hay sáng trong?
hay lạnh lùng?
hay lờ đờ?…
Nụ cười:
có hiền từ, có thân thiện, có cuốn hút?
hay gượng gạo?
hay méo mó?
Sắc thái khuôn mặt:
Có nhẹ nhàng? có thư thái? có hồng hào?
Hay sắc thái lạnh lùng? hay lạnh nhạt? hay sắc diện nhợt nhòa?
Ngôn ngữ, lời nói:
có lịch sự? có đẹp? có đi vào lòng người?
có mang lại sự dễ chịu cho người khác?
có mang lại sự mở trí cho người khác?
Hay ngôn từ cay độc?
hay lời nói bất mãn?
hay oán hận, đổ lỗi?
hay tiêu cực, chán nản, thất vọng?
Sức khỏe
có ổn định? có biết bảo vệ sự an toàn thân thể, tính mạng và đầu óc mình?
Cử xử với con người và thế giới xung quanh
Có bằng nền tảng tình người?
Có sống và cư xử trung thực?
Có nói chuyện đạo đức?
Có hành động, lời nói khoe khoang, phô trương:
khoe của cải, sự giàu sang, quyền lực, quan hệ,
khoe sắc đẹp, lòng tốt, việc thiện, tài năng,… của mình, của người thân?
Như: khoe người tình có xe đẹp? khoe người yêu tặng đồ đắt tiền?
Có thật sự quan tâm đến quyền lợi của người khác?
Mình có gì giá trị, mang lại lợi ích gì cho người thân, cho cộng đồng và thế giới?
Có lấy thước đo kết quả về thành tựu vật chất, quyền lực, nổi tiếng, kiến thức, bằng cấp, tình ái,… để cư xử?
FB: Tu học mỗi ngày –
10 – Mười câu từ nên nghe mỗi ngày
Có những câu những từ, mà quý vị cần phải nên nghe mỗi ngày, để cho những hạt giống thiện lành, có cơ hội được ươm mầm và phát triển mà không bị vùi lấp.
Mười câu từ ấy gồm những gì ?
Đó là gồm :
- 1. Luôn đối xử với chúng sinh bằng tâm từ bi
- 2. Hãy tập tha thứ cho người lầm lỗi
- 3. Sám hối những lỗi lầm đã lỡ gây tạo
- 4. Tôn kính Phật Pháp Tăng
- 5. Dũng cảm kiên cường siêng năng chịu khó
- 6. Luôn nói lời ái ngữ
- 7. Học Phật tu Phật là để giác ngộ
- 8. Bận rộn nhưng không được quên tu
- 9. Vô thường đang diễn tiến trong từng sát na
- 10. Hãy cố gắng làm phước mỗi ngày
Với những câu từ này quý vị phải tập nghe đi nghe lại đọc đi đọc lại để nhắc nhở chính mình mỗi ngày.
Chứ nếu nhiều ngày nhiều tháng mà mình không nghe những câu từ lợi ích như thế.
Thì những cây cỏ dại xấu ác, sẽ xâm chiếm tâm hồn các vị, đẩy chúng ta trở thành một những con người phàm phu đích thực với nhiều tham sân si chấp ngã….
Mà những câu từ này ở đâu có?
Đó là chúng có trong những bài giảng pháp của quý Thầy, hay trong các kinh điển Phật dạy.
Và nhờ được nghe những sự sách tấn của quý Thầy hay lời chỉ dạy của Đức Phật, mà chúng ta có cơ hội để nhìn lại chính mình và sửa đổi những điều chưa hoàn thiện, những tâm niệm còn xấu ác…..
Đây là những kinh nghiệm thực tế mà bản thân tôi đã trải qua.
Tôi thấy ngày nào mà lơ là nghe giảng Phật pháp, ít nghe nói những câu từ như kể trên…..
Thì tâm xấu lại nổi lên, mà rất khó điều phục.
Do đó dù hằng ngày có bận rộn thế nào đi nữa, tôi cũng đều sắp xếp thời gian để xem kinh, nghe pháp, công phu tu tập……
Nhờ đó mà nhiều thiện pháp được phát triển, được có cơ hội tăng trưởng…
Những tâm xấu ác, những ý nghĩ tiêu cực bị ngăn chặn…
Nên được rất nhiều lợi ích.
Mười câu từ ở trên chỉ là những câu cơ bản, còn trong thực tế thì có rất nhiều.
Tất cả chúng đều nằm trong các kinh điển Phật dạy và những bài thuyết pháp của quý Thầy.
Nên quý vị phải cố gắng đọc hay nghe mỗi ngày, chứ đừng nên lơ là hay xem thường.
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.
Cư sĩ Nhuận Hòa
Hãy tu tập như một con ngựa chở hàng tốt
Vào thời xưa khi mà phương tiện hiện đại chưa phát triển thì phần lớn người ta vận chuyển hàng hóa bằng sức kéo của những con vật. Có thể là ngựa, lạc đà, voi, trâu, lừa, bò, ….
Vậy thế nào được xem là một con ngựa chở hàng tốt?
Một con ngựa được xem là tốt, không phải là đi được nước rút, mà phải đi được nước bền. Ngựa cần phải khỏe, tính chịu đựng cao, kiên nhẫn, chịu khó, thuần thục, biết nghe lời,… Thì được xem là một con ngựa tốt.
Vậy hôm nay, mình nói đến con ngựa với ý gì?
Là mình thấy nhiều người mới phát tâm tu hành thì năng nỗ hoạt bát. Lên mạng đăng về đạo lý, khuyên người tu rất nhiệt tình.
Nhưng được vài tháng sau, bị vài người phê bình, nhắc nhở hay tranh luận. Rồi đâm ra thối chí, rồi lơ là việc tu, thậm chí bỏ tu, rồi sống theo thế tục, ăn chơi trác táng. Vậy thì thật đáng tiếc quá.
Tu theo Phật chẳng hề dễ dàng chút nào? Vì sao?
Là tu theo Phật là để thành Phật, làm Thánh. Đây là điều rất khó, trăm nan, vạn nan.
Là quá trình mài một khối sắt to vô dụng thành cây kim bé xíu và hữu dụng.
Do vậy, khi phát tâm tu hành, ta cần phải chuẩn bị tâm lý cũng như hạnh nguyện là tu trong rất nhiều kiếp. Và cần phải nổ lực tinh tấn dụng công không hề dừng nghỉ, kiên trì, bền chí.
Có câu : Có chí thì nên, có sức bền thì thắng là vậy.
Có chí thì nên, có sức bền thì thắng
Do vậy, các huynh đệ cần phải duy trì một quyết tâm rất cao, một sự bền bỉ, lòng nhiệt huyết, luôn duy trì ngọn lửa chánh pháp bừng cháy trong tim.
Và cần đều đặn dụng công trong các thời khóa công phu hằng ngày. Rãnh rỗi, xem kinh, nghe pháp, và nên kết giao với những người bạn thật tu, những người chân tu để cùng hỗ trợ sách tấn nhau.
Có như vậy, ta mới giữ được ngọn lửa tu hành, và theo thời gian chúng sẽ ngày càng lớn mạnh, và ta sẽ chứng đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư Sĩ Nhuận Hòa
FB: Tu học mỗi ngày –
Tu trong bữa ăn
Quán sát sự tu qua một buổi ăn cơm
Nhiều người vẫn nhầm tưởng tu là phải đi tìm những điều cao siêu huyền bí, hay cầu xin, hay mơ mộng được về cõi giới này giới nọ, mà nhiều lúc đã đánh mất đi thực tại chúng ta đang sống.
Giống như có Vị nào khuyên:
Rời tâm mà cầu đạo, chạy đi tìm nơi này, nơi nọ, cõi này cõi nọ thì vẫn cách đạo xa vời vợi. Phật không ở nơi chốn nào xa xăm diệu vợi, nhắm vào ngay tâm ý mình chuyển tâm phàm thành tâm Thánh, chuyển từ mê sang ngộ, ngay đó Phật hiện tiền.
Do vậy khi tu tập, cũng như trong đời sống hằng ngày, tôi thường quan sát thân tâm mình rất chặt chẽ, sau đây tôi sẽ nói về sự tu trong bữa ăn.
Tu trong bữa ăn
Hằng ngày để sống ai cũng phải ăn cơm uống nước, tuy nhiên với người có thực hành tu thì thời điểm ăn cơm là lúc tu rất tốt, vì sao vậy?
Vì đây là lúc các cảm thọ ngon dở, chê khen, mặn ngọt, đói no,…hiện ra rất rõ.
Khi bước vào quán ăn với một cái bụng thật đói. Ngay lúc đó hãy tập trung quan sát vào thân tâm chính nhìn.
Cảm giác đói xuất hiện, làm ruột ta cồn cào, lòng tham ăn ta nổi lên. Khi ra quầy thức ăn của chủ quán, ta bắt đầu lựa chọn, ta khởi niệm phân biệt, này món ngon, đây món dở, kia món không ưa thích. Và ta bị cuốn hút vào việc lựa chọn món, do bị dẫn dắt bởi bụng đói và tâm tham ăn.
Ngồi vào bàn ăn, trong lòng ta hối hả, bị thúc giục là làm sao phải bỏ thức ăn vào miệng ngay, và ta làm theo, đánh mất đi sự làm chủ. Miếng ăn vào miệng, nhai vài cái thì bắt đầu cảm thọ xuất hiện, nào là các vị mặn, chua, cay, béo, các cảm giác ngon xuất hiện vì cảm giác ngon chiêu dụ làm ta bị mê, bị chìm đắm, nếu bám vào chúng quá mạnh dễ làm ta mất chánh niệm, quên mất thân tâm, ngay đây ta đang vô minh.
Rồi tiếp tục ta thích gắp những món ngon, còn món dở thì ta có vẻ lơ là ít để ý. Ăn được một lúc rồi ta từ đói chuyển sang cảm giác no, từ những món ban đầu ta thấy rất ngon giờ thành dở (Ở đây ta thấy được tính vô thường, không cố định hay thay đổi, tính không chắc chắn của các cảm thọ).
Trong khi ăn, nếu ta cảm giác bị nghẹn thì ta bắt đầu khởi niệm muốn uống nước, cầm cốc lên uống thì cảm giác mát, trơn tru dễ nuốt của thức ăn, nước chảy vào trong ruột làm ta thêm cảm giác no.
Ai trong khi ăn mà quán sát càng kĩ lưỡng, chi li, chi tiết chừng nào, các cảm thọ từ lúc xuất hiện đến lúc mất đi, các hành động ta đều thấy một cách rõ ràng. Thì người này đang tu rất tốt trong lúc ăn, và chánh niệm, sức tĩnh giác, sự chú tâm càng cao, khi chúng tích lũy đủ có thể khiến ta bừng ngộ đắc đạo, chứ không phải không. Vì có nhiều Vị khi việc tu, việc kiểm soát tâm đã thuần, thời cơ giác ngộ đã đến, chỉ cần các Ngài nghe một tiếng cốc rơi vỡ, cũng đủ sức làm tâm ta đại ngộ, chứng Thánh.
(Trong Bát chánh đạo, ta để ý ba chánh cuối là Chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Nghĩa là để có được chánh định thì trước đó ta phải tu tập chánh niệm và sự tĩnh giác ).
Kết thúc bài, mình tặng mọi người hữu duyên hai câu (của một Vị tổ nào đó):
« Phật pháp tại thế gian,
Bất ly thế gian giác».
Ngày nào mà tâm cấu uế tham sân si của ta còn thì ngày đó ta vẫn chưa về với Phật được, vì sao ? Vì tâm ta và tâm Phật không tương ưng.
Cư Sĩ Nhuận Hòa
FB: Tu học mỗi ngày
Làm sao để tu hành tiến bộ?
Đang tu tiến hay đang tu lùi
Thường thì chúng ta hay nghĩ :
« Chỉ cần đi chùa, rồi học pháp và tu thì có nghĩa là ta đang tu tiến ».
Nhưng thực chất thì chưa hẳn vậy. Qua quan sát thực tế, tôi nhận thấy nhiều Vị :
Có Vị thì đang đứng yên, giẫm chân tại chỗ.
Có Vị thì đang tu thụt lùi.
Và có Vị thì tu đang tiến.
Vậy chúng ta cần phải kiểm nghiệm lại chính mình xem mình thuộc trường hợp nào.
Thế nào là tu mà đang giẫm chân tại chỗ?
Nghĩa là qua thời gian tu khoảng 7 đến 10 năm, ta nhận thấy cuộc đời ta vẫn vậy, chẳng có gì thay đổi.
- Về hoàn cảnh bên ngoài tâm: Môi trường sống của ta vẫn vậy, vẫn sống và làm việc chung với những người xấu như thế, như thế. Cuộc sống vẫn bình bình không có gì khá hơn.
- Còn trong tâm: thì vẫn vậy, vẫn chưa có sự chuyển biến gì, tâm xấu vẫn còn nguyên, nghiệp ác vẫn như cũ, tâm vẫn chưa định tĩnh.
Đây tạm gọi là tu mà đứng một chỗ, không tiến.
Còn trường hợp tiếp theo mới đáng nói : Tu mà đang đi thụt lùi
Thế nào là tu mà đang đi thụt lùi?
Nghĩa là từ ngày bắt đầu tu trở về sau, như tu được 8, 9, 10 năm thì trong tâm và cuộc sống càng ngày càng trở nên tồi tệ.
Trong tâm thì bản ngã không bớt mà ngày một lớn.
Tâm kiêu ngạo, háo thắng, thấy mình hơn người, lòng đầy dục vọng và sự hưởng thụ gia tăng, nên dẫn đến phiền não, bất an cũng tăng theo.
Tính khí ngày càng cộc cằn, thô lỗ, lời nói tuôn ra thì chẳng nhẹ nhàng êm dịu.
Chính vì cái tâm như thế nên các cảnh nương theo cái tâm mà ứng hiện.
Càng ngày sống càng chiêu cảm các người ác tới có thể là môi trường làm việc, rất xáo trộn, bất an, trong gia đình thì con cái bất hiếu, trở nên hư đốn, cuộc sống kinh tế ngày càng khó khăn, đến nỗi thiếu cái ăn.
Đây phải nói là đang tu mà thụt lùi.
Nhưng thường những người như vậy tôi để ý là họ đang thụt lùi mà cứ nghĩ mình tiến, vì trong tâm họ không thấy cái lỗi, không tự thấy mình sai, vì tâm ngã mạn, tâm tăng thượng mạn che lấp cái trí.
Những người này đa phần là tu mà không chịu sửa đổi tâm tính mà chỉ đi học pháp rồi hí luận, tranh hơn tranh thua, biết chút ít rồi cho mình là giỏi rồi kiêu ngạo cho mình hơn người, nhiều người còn tự cho mình là thầy của thiên hạ.
Tất cả những ý niệm như vậy chỉ làm họ bị tổn phước và thoái đọa.
Cuối cùng, thế nào là người tu tiến?
Đây là trường hợp lý tưởng nhất.
Nghĩa là qua thời gian tu ta nhận thấy phiền não cuộc đời mình giảm bớt.
Ngày mới tu ta rất khổ, cũng có thể khổ vật chất lẫn tâm hồn.
Qua thời gian tu, ta thấy vật chất ta dư đầy không thiếu thốn, vì cái phước đang tăng.
Nên ta không khổ về vật chất nữa.
Còn về tâm hồn:
Vì ta tập trung vào việc chuyển các nhân xấu, các nghiệp xấu nên tâm dần trở nên thuần thiện, đậm nét từ bi, tâm luôn hoan hỷ, vui vẻ và an lạc.
Các tập khí xấu như tham sân si, mạn, nghi bị chuyển hóa, tâm dần dần trở nên an định và trong trung đời hay gần cuối đời, những người này nếu tinh tấn có thể đắc các Thánh Quả.
Có thể là Sơ quả Tu Đà Hoàn. Nhị quả Tư Đà Hàm. Tam quả A Na Hàm. Hay Tứ quả A La Hán.
Tất cả đều do các nỗ lực tu không biết mệt mỏi và luôn tinh tấn mà có được.
Đây phải nói là trái ngon, là quả ngọt của một người tu đã trổ.
Là phần thưởng vô giá của người tu đạo.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Cư sĩ Nhuận Hòa
FB: Tu học mỗi ngày –
Sự rút lui và ẩn tu
Trong một ngôi chùa nọ có Vị Sư Phụ , Ngài có năm mươi đệ tử.
Một hôm, trong giới quý tộc quyền quý, có một lãnh chúa vừa mới qua đời.
Và Sư Phụ được những người thân của Vị lãnh chúa mời vào. Để cử hành đám mai táng cho lãnh chúa.
Và Sư Phụ cũng đồng ý.
Khi vào nơi giới quý tộc, trước những hào nhoáng, phô trương và sự giàu có. Thì Sư Phụ lại mất bình tĩnh, chưa làm chủ được từng tâm niệm.
Sau đám mai táng, Sư Phụ trở về chùa cùng các đệ tử. Tuy nhiên, Ngài nhận ra và cảm thấy hổ thẹn vì tâm đạo Ngài chưa cao, còn lung lay và yếu đuối.
Ngài cho gọi tất cả các đệ tử, giao lại cho Vị Sư Huynh và Ngài từ chối không làm Thầy nữa. Ngài muốn được đi ẩn tu thời gian.
Câu chuyện tuy chỉ đến đây, nhưng ta nhận thấy, sự ra đi của Sư Phụ là điều rất đáng nể và không phải ai cũng làm được.
Vì trách nhiệm thực sự của Người thầy rất lớn lao.
Là người phải đủ trí tuệ, phải sáng suốt hơn những đệ tử. Thì mới có thể dẫn dắt chúng theo tu được. Ở đây, ta thấy Ngài tự nhận thấy mình còn rất kém cỏi, một sự tự nhận thức rất tốt.
Trước sự giàu có và thịnh vượng của giới quý tộc, nếu ta chưa quen, nếu tâm đạo ta chưa vững vàng. Thì ta sẽ bị choáng ngợp, bị rụt rè, sợ sệt. Đây là sự kiểm nghiệm rất tốt đạo hạnh và định lực của ta tới đâu.
Ngày nay, ta thấy nhiều người tu chưa đến đâu, nhưng họ vội vã muốn được làm Thầy, muốn được người kính trọng. Nhưng bên trong đạo hạnh vẫn chưa có gì, đức hạnh và trí tuệ đều không. Vậy lấy gì để hướng dẫn chúng đệ tử đây.
Đây là vấn đề ta cần nên suy tư, chiêm nghiệm.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cư Sĩ Nhuận Hòa
FB: Tu học mỗi ngày
Sự ra đi của vài đệ tử người Mỹ
Khi được biết một số Thiền sư tu trong rừng của Thái lan đắc đạo. Một vài thiền sinh người Mỹ đã tìm đến thiền viện trong rừng để tu tập.
Một phần vì hiếu kỳ, một phần để trải nghiệm đời sống tu tập cùng các Thiền sư trong rừng.
Một vài đệ tử trẻ người Mỹ đã đến, và đã gặp Thiền sư, và họ xin Ngài thọ giới để quy y và chính thức tu tập.
Khi mọi nghi thức đã xong, các thiền sinh bước vào đời sống sinh hoạt như các thiền sinh cũ.
Và Sư phụ cũng rất tận tình chỉ dạy, khuyến tấn.
Tuy nhiên, hai ba tháng sau, các thiền sinh người Mỹ đã xin không tu nữa và xin trở về Mỹ. Họ đã thối chí.
Sau khi chào và tiễn các đệ tử, Thiền sư nói:
«Đi đâu để tìm niềm vui bây giờ hả các Con?».
Và các thiền sinh đã ra về.
Ta thấy, thực sự đời sống của một đệ tử Phật chân chính không hề đơn giản tí nào.
Phải chịu đựng rất nhiều những gian nan, những thử thách. Phải sống một đời sống đơn giản, thanh bần, rời xa những ồn náo, nhộn nhịp của phố thị.
Người Mỹ đã quen với lối sống nhiều vật chất và sự hưởng thụ. Với nhiều tập khí thế tục vậy, đây là một sự trở ngại rất lớn, cho việc trải nghiệm đời sống của một Bậc tu hành.
Câu chuyện như nhắc nhở chúng ta, cần phải xác định, cũng như chuẩn bị một ý chí, một nghị lực, một nội tâm kiên định,…
Thì mới có thể vững vàng tiến bước trên con đường tu tập được.
Chẳng có thành quả tốt đẹp nào mà đến dễ dàng cả, phải có một sự đánh đổi tương xứng.
Để có được một mùa xuân ấm áp, thì bắt buộc ta phải trải qua một mùa đông lạnh giá.
Cũng vậy, để thành tựu sự giác ngộ, trước đó phải là một sự nỗ lực không ngừng, một ý chí kiên định, một nội tâm sắt đá trong tu tập.
Thì ta mới có thể thành tựu được.
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát.
– Cư Sĩ Nhuận Hòa
FB: Tu học mỗi ngày
Tìm hiểu thêm
- Tu tập là gì? Tu tập – tu hành để làm gì? Tại sao ta phải tu?
- Tu tập Phật pháp – Phật tử nên học những gì?
- Cách tu tập cho người mới bắt đầu
- Cách tu tập Phật pháp tại gia, tại nhà
- Cách tu tập giúp chuyển nghiệp