TU THEO PRAM NGUYEN
(BỔN-TÔN DU-GIÀ)
Soạn giả Pram Nguyen
Ngày 31/03/2020
— o0o —
Có thể nói 70% trong tất cả các bạn mà ta quen biết hay những bạn đã và đang inbox, có ít nhiều hiểu biết về Mật Tông, Kim Cang Thừa hay đã từng trì Chú Om mani Padme Hum, hay Om Cale Cule Cundhi hoặc Ngũ Bộ Chú, Đại Bi, v.v… Tuy nhiên, không có căn bản vững chắc về Mật Tông!!!
Có nhiều bạn trẻ lại bị sự cám dỗ tu hành nhanh chóng thành Phật bằng Đại Thủ Ấn, hay Đại Viên Mãn, rốt rồi chỉ là nạn nhân của những kẻ trá danh, lừa tình. Đến nổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma phải lên tiếng: “TAI TIẾNG LẠM DỤNG TÌNH DỤC LAN ĐẾN PHẬT GIÁO TÂY TẠNG”.
Ví dụ:
“Tuyết Sơn : Mong ngài giảng giải nhiều hơn về Đại thủ ấn, Đại hoàn thiện và các điều kiện cần đạt đến khi bước vào luyện các pháp này. Xin chân thành cảm ơn.”
— # —
TRẢ LỜI:
Pháp Đại Thủ Ấn (Mahamudra), Đại Toàn Thiện (Atiyoga) là pháp tu cực cao, chỉ dành riêng cho các bậc đã
1) nhập Không Tam-Muội (Sunyata Samadhi),
2) các luồng Khí (Pranas) và các luồng Gió (Vayus) đã nhập vào Ống Dẫn Trung-Tâm (Avadhutinadi), hành giả đã diện kiến đức Bổn-Tôn quyến thuộc của ngài và chư Phật Thế-Tôn,
3) đã nâng Candali đến đảnh đầu.
Trong khi, những người MUỐN TU lại có
1) trí tuệ thấp kém;
2) trình độ tu Thiền không có gì đặc biệt;
3) ngay việc nín hơi thở 3-4 phút còn làm không được;
4) đối với các luồng khí (pranas) hay gió (vayus) cũng chẳng biết;
5) chưa hoàn tất Giai-Đoạn Chuẩn-Bị (Ngondro);
6) không khéo đem Candali lên mà lại khiến cho nguồn ái-dục đi sai lệch, nên bị một trong các chứng cuồng dâm, loạn dâm, bạo dâm, gian dâm, thông dâm;
7) chẳng biết Mộng Du Già.
Cho nên, thay vì TỨC THÂN THÀNH PHẬT, lại là MỘT ĐỜI ĐI THẲNG XUỐNG ĐỊA NGỤC!
Đừng bao giờ nghĩ rằng Thái-tử Tất-Đạt-Đa (Siddhartha), ngài Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), vô vàn các Đại Thành Tựu-Giả (Maha Siddha: 84 vị là tiêu biểu) như Saraha, Tillopa, Marpa, Drukpa Kunley, v.v… phải chờ có Ấn Hành-Động (Karmamudra) mới tu thành công! SAI LẦM!
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
________________
ĐỨC PHẬT THÍCH-CA MƯU-NI THẾ-TÔN
Năm 16 tuổi, Thái-tử Tất-Đạt-Đa đã biến ra các thân hình giống in hệt nhau mà chỉ có người đối diện mới thấy ngài như
1) Chánh Phi và nhị vị Tả Hữu Phi,
2) cùng 18.000 cung nhơn cực kỳ xinh đẹp
vui vầy và và tu-tập.
Chánh Phi là bậc Thần thông bậc nhứt và chỉ ghi chép là đạt được Việt-Hỷ Tam-Muội (Mahasukha Samadhi). [1]
Điều trên nầy đã cho chúng ta biết được chuyện gì? – Ngài đã có NHƯ-HUYỄN TAM-MUỘI, PHỔ-HIỆN SẮC-THÂN TAM-MUỘI, Ý SANH THÂN.
Năm 12 tuổi Thái-tử đã đắc Sơ Thiền/đệ Nhất Thiền và vào các Thiền khác nhanh chóng trước năm 16 tuổi.
KINH PHỔ DIỆU (LALITAVISTARA):
“Xem việc cày bừa xong, Thái tử lại đi dạo xem. Bấy giờ Bồ-tát chỉ đi một mình không có bạn bè. Ngài ở nơi chỗ đó đi kinh hành, thấy một cây Diêm-phù tàng bóng sum suê mát mẻ, liền đến ngồi dưới gốc cây ấy, nhất tâm tư duy thiền định, chứng đệ Nhất thiền.”
KINH TĂNG NHẤT A-HÀM cũng nói:
“Ta lại nghĩ: ‘Ta nhớ lại ngày xưa ở dưới gốc cây của Phụ vương, không dâm, không dục, trừ bỏ pháp ác bất thiện, nhập sơ thiền. Không tầm không tứ, nhập nhị thiền. Xả niệm thanh tịnh, không có các tưởng, nhập tam thiền. Không khổ lạc, xả niệm thanh tịnh, nhập tứ thiền. Có thể đây là đạo. Nay Ta nên tìm đạo này.’”
Không có lý do gì Thái-tử chờ 23 năm sau mới tu tập tiếp. Xem KINH HOA NGHIÊM, Phẩm Nhập Pháp-Giới, Ma-Ha Ma-Da Phu-Nhân. Đây là chỗ mà Kinh văn A-Hàm hay Nikaya đều mù mịt.
Trong các bản văn nghiên cứu về ngài Liên Hoa Sanh, và khi ta dịch các bản văn về Đại Viên Mãn, hơn 30 năm trước thì ngài Liên-Hoa Sanh, hóa sanh 12 năm sau khi đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni thị hiện Đại Bát Niết-bàn (Mahaparinirvana, 2/483 TCN) đâu đợi đến khi cưới Công-Chúa Mandarava hay 12 thế kỷ sau gặp Hoàng-Phi Thắng Trí-Hải (Yeshe Tsogyal) và các Ấn Hành-Động (Karmamudra) khác. [2]
Ta không cần biết các vị Lama có danh xưng là Tulku, Rinpoche, v.v…nếu đi tìm các Ấn Hành-Động (Karmamudra) đều phải xét lại!
Không thể sử dụng các Ấn Hành-Động (Karmamudra) nếu
1) họ không hội đủ các tiêu chuẩn của xuất thế gian Dakini,
2) hoặc chưa đạt được trình độ tu tập ngang ngữa hay cao hơn các vị Tulku, Rinpoche, v.v….
CƯỠNG LÀM THÌ ĐỌA ĐỊA-NGỤC KIM-CANG!
Vì thế Ấn Hành-Động (Karmamudra) là con dao hai lưỡi và chỉ có bậc Kim-Cang Đạo-Sư mới có khả-năng quyết định.
Thiết nghĩ, đến đây cũng đủ để các bạn tu theo Mật-Tông hay Kim-Cang Thừa nữa mùa, hay học lóm nghe lén biết mà
1) chừa cái thói HỌC ĐẠO THEO PHONG-TRÀO,
2) TÌM THẦY DANH TIẾNG mà chẳng hiểu biết gì về họ cả!
BỔN-TÔN DU-GIÀ
_________________
Muốn tu theo ta thì người học Đạo cần phải có những điều kiện sau, nếu chưa có thì phải tạo ra!
1) Phát Tâm Bồ Đề
2) Phát Nguyện rộng lớn
(nghe thuyết giảng về Phát Nguyện và Bồ Đề Tâm)
3) Quyết chí tu
4) Xoay mặt với Danh-Lợi-Quyền-Tình
5) Trân trọng Dâm-Nộ-Si
I.- GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
1) Lễ kính Tam bảo (bàn thờ Phật tại nhà – xem BÀN THỜ PHẬT LẬP RA SAO?)
2) Cúng dường Tam Bảo không gì hơn là phát Tâm Bồ-Đề, phát nguyện cứu-độ chúng-sanh và thắp nhang, thay nước, bông, v.v…
3) Xưng tán
Như Lai thân sắc đẹp
Thế gian không ai bằng
Không sanh chẳng nghĩ bàn
Thế nên nay kính lạy
Thân Như Lai vô tận
Trí huệ cũng như vậy
Tất cả pháp thường trụ
Vì thế tôi quy y
Khéo điều tâm lìa lỗi
Ðiều thân khẩu cũng vậy
Ðều đến bất tư nghị
Thế nên tôi kính lạy
Biết các pháp sở tri
Thân và trí vô ngại
Nơi pháp không quên mất
Vì thế tôi kính lạy
Cúi lạy đấng Vô Lượng
Cúi lạy đấng Vô Ðẳng
Cúi lạy đấng Pháp Vương
Cúi lạy đấng Nan Tư
Mong thương gia hộ tôi
Cho giống pháp thêm lớn
Mãi đến thân rốt sau
Thường ở tại trước Phật
Bao nhiêu phước tôi tu
Ðời nầy và đời khác
Do sức căn lành nầy
Mong Phật luôn nhiếp thọ.
(KINH THẮNG MAN SƯ-TỬ HỐNG)
Hay dùng bài kệ tán trong KINH A-DI-ĐÀ, KINH ĐỊA TẠNG, v.v…
4) Sám hối (xem SÁM-HỐI VÀ THỌ GIỚI)
II.- GIAI ĐOẠN THÀNH TỰU
5) Tu tập
a. Thường quán thân như huyễn (theo KINH VIÊN-GIÁC)
b. DÂM-NỘ-SI vô căn, vô sanh
c. Đọc và tu Thiền quán theo KINH DIÊN MỆNH ĐỊA TẠNG
d. Quán A tự môn (xem QUÁN ĐẢNH)
6) Phát Nguyện
1. Ðiều nguyện thứ nhứt: Tôi do căn lành trong tất cả đời được chánh pháp trí.
2. Ðiều nguyện thứ hai: Chỗ tôi sanh nếu tôi được chánh trí rồi vì các chúng sanh diễn thuyết không hề mỏi.
3. Ðiều thứ ba: Tôi vì nhiếp thọ hộ trì chánh pháp nên đối với thân thể không tiếc sanh mạng.
hay theo KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
1. Tôi nguyện từ nay cho đến khi thành Phật
2. Độ chúng sinh như số cát sông Hằng
3. Đem thân tâm phụng sự vi trần quốc
4. Thế mới đủ đáp đền thâm ân Phật.
Hoặc 12 Thệ Nguyện của đức Quán Thế Âm Bồ Tát
Hoặc các thệ nguyện nào mình muốn.
7) Hồi hướng: nghĩa là đem công đức tu tập chuyễn về điều gì gấp rút trước, ví dụ
Nguyện công đức tu tập hôm nay, con hồi hướng:
1. Dịch bệnh không dính thân và gia đình con
2. Công ăn việc làm
3. Tu tập ít bị chướng ngại
4. Tập khí xấu ác tiêu trừ
5. Mau chóng thành Phật-Đạo
6. V.v…
— hết —
CHÚ THÍCH
[1]
CANDAMAHAROSANA TANTRA, dịch và chú-giải (bản Luận án Tiến Sĩ và 26 phẩm của Kinh), và LỊCH SỬ TRUYỀN BÁ KIM-CANG THỪA, Pram Nguyen soạn.
KINH TIỂU BỘ, TAM TẠNG PĀLI – VIỆT tập 41, APADĀNAPĀḶI & THÁNH NHÂN KÝ SỰ, Tập Ba, Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda; 28. Ký Sự về Yasodharā
[2]
Khi chú giải KINH DUY-MA-CẬT SỞ THUYẾT (ĐẠI-THỪA ĐẢNH VƯƠNG KINH) ta có nói về năm sanh của ngài.
Sau đó, trong quyển LIÊN HOA SANH: CUỘC ĐỜI CỦA NGÀI PADMASAMBHAVA (THE LOTUS-BORN: THE LIFE STORY OF PADMASAMBHAVA, Rebecca Radner – xuất bản năm 1993, cũng nói về 12 năm mà sách nầy đã dẫn chứng.
Pram Nguyen
Quảng Tín xin góp thêm chút ý cơ bản cùng soạn giả trong việc chuẩn bị.
1, Thực tế các bậc tu hiện tại ( các bậc hành giả ) rất mất nhiều thời gian về học , hành Giới và Thiền ,Hiển giáo cỡ ít nhất thì cũng 10 năm.Các bạn có thể tới tây tạng hay Ấn Độ kiểm chứng.
2: Giới luật là việc củng cố đầu tiên, và luôn luôn là hàng đầu. Nếu quý bạn chưa có miên mật về Giới, kinh nghiệm về Giới thì việc các bạn có thành tựu thì thành tựu đó mình nghĩ thường là tha lực.
3: Cá nhân mình khi học 3 Tạng thì luôn đọc trên tinh thần là mình chỉ là đọc giả. Các câu chữ đó không phải của mình ,mình chỉ là hàng phàm phu có niềm tin và thực hành theo theo hoàn cảnh và hiểu biết của mình.
4: Quan điểm kế tiếp của mình thì không có nền tảng Hiển Giáo thì miễn vào Mật.
5: Bước đầu thực hành của mình thì tụng niệm Kinh ngắn và Giới.
6: Quan điểm về Pháp ( cũng là ý cá nhân , và ảnh hưởng của thầy ): Chỉ chọn tu theo 1 Kinh, Pháp, 1 Phật Bản Tôn. Nếu thắng duyên mà thông tỏ thì các Pháp là thông và là 1.
Cám ơn những đóng góp về dịch thuật của soạn giả. Chúc quý bạn tu học tinh tấn.
Pram Nguyen Tu theo Mật Thừa chỉ cần khởi niệm “mình là phàm phu” là đã có tội với Chánh Pháp rồi Quảng Tín! Trong 3 Tạng, Kinh nào nói?
Sunshine Nguyen Quảng Tín Đức Phật noi “ Ta là Phật đã thành, ngươi là Phật sẽ thành“ tại sao không lấy cái tâm đó mà tu mà lại luôn nghĩ mình là phàm phu? vậy việc tu tập của bạn để làm gì? Chẳng phải phí hết công đức sao???? Có phải ban đang đi ngược lại Chánh pháp của Như Lai ????
Quảng Tín Theo thiển ý của hậu bối: Khi thực hành thời khoá hay học, đọc chuyên tâm, thì khi đó tạm rời thân phận phàm phu. Tạm gọi là hàng ban sơ cư sĩ. Khi hết thời khoá và tham gia lao động kiếm sống hàng ngày khó tránh tứ tướng nên kẻ hậu bối mới nói là phàm phu.
Sunshine Nguyen Ban không hiểu ý mình chăng? Tại sao phải khư khư vào y niệm mình là phàm phu? Tại sao không nghĩ thân này là phương tiện để tu? ban nghĩ mình là phàm phu thi đời đời vẫn là phàm phu, không thoát khỏi được tam giới, hãy lấy cái tâm lớn mà tu bạn nhé. Con nếu bạn vẫn còn nghĩ mình là phàm phu nữa thi minh xin ngừng comment ở đây.
Pram Nguyen Quảng Tín Vậy trong tâm bạn chỉ có thể DUY TRÌ chút nào đó CÔNG PHU; sau đó quay về với NGHIỆP. Cái nào mạnh thì đã rõ rồi. Khi chết vẫn phải theo Nghiệp mà luân chuyển trong Tứ sanh Lục Đạo, uổng phí cả đời tu!
Chư Sư Tây Tạng không phải ai cũng có bằng Geshe cả! Không phải ai cũng là Pandita hay Siddha! Chớ trông ngóng vào hình tướng! Nếu bạn giỏi Anh ngữ ngay cả những danh từ Emptiness hay Nothingness mà họ nói đã rơi vào NGOAN KHÔNG (SAT), chớ không phải TÁNH KHÔNG (SUNYATA). Còn không biết tiếng Tây tạng thì còn thảm hơn vì nghe người dịch, chớ nào phải đâu nghe chư Sư hay Lam giảng! Ngay cả tiếng Việt, ta viết chưa chắc bạn đã thông đạt đến chỗ rốt ráo!
Quảng Tín Ý tu tập thì hậu bối có. Chứ hậu bối hiện tại chưa thấy Tâm của mình. Vâng hậu bối còn nghiệp. Nói về luân chuyển sinh tử thì hậu bối nghiệp còn thì việc đó là dĩ nhiên. Niềm tin trong hậu bối không sợ việc đó.
Những lời bác nói hậu bối sao dám nhận là thông đạt đến rốt ráo được.
Nhận vậy thì thật là lộng ngôn.
Pram Nguyen Quảng Tín Vậy ráng tu Tâm. Mà TÂM LẤY KHÔNG (SUNYATA) LÀM THỂ. Vậy lấy gì để vào TÂM?
Quảng Tín dạ Ý Giới
Pram Nguyen Quảng Tín Vô sự!
Quảng Tín Dạ , cám ơn soạn giả
Quảng Tín Sunshine Nguyen : Bạn thấy tâm của mình sao??? Tu tập để lấy công đức ???
Bạn nếm được Pháp Vị của Như Lai chưa mà lại nói mình đi ngược Chánh Pháp???
Pram Nguyen Quảng Tín Chớ khởi sân si!
Quảng Tín Dạ.
Andrea Billy Quảng Tín, anh/chị có biết về 2 con đường Thánh Đạo môn và Tịnh độ môn như Long Thọ Bồ Tát đã phân định ko? Ngài là Tổ của 8 Tông phái Phật giáo. Nếu dựa vào 2 đường lối, anh/chi sẽ tìm đc sự an ủi và lựa chọn, với cả Tổ Ấn Quang cũng rốt ráo về 2 đường lối này. Thời mạt pháp, chúng sanh khó tròn ngũ giới, nói chi tới hành thập thiện hoặc giai vị sơ Bồ Tát nhập vào tu Thánh Đạo. Có thời gian tôi sẽ inbox cho anh/chị, vì tôi hiểu và đồng cảm.
Qsp Adamas Tràn pháp giới chúng sinh
Tùy tính khiến khai ngộ
Theo tập ý chi pháp
Gia trì trừ các chướng
ASAMA TRISAMA SAMAYA SVAHA
-(OM)-
Pram Nguyen Đây là sau khi quán tự thân thành Bổn Tôn mới được phép đọc Chân Ngôn nầy của Liên Hoa Bộ, kết ấn, ấn các nơi! Vui lòng đừng đem Chân ngôn phô bày khi các bạn trẻ chưa biết. Chân ngôn không đi kèm Bổn Tôn gia trì pháp thì chính là xiềng xích trói buộc vậy! Cám ơn bạn chia sẽ.
Qsp Adamas Pram Nguyen NAMO GURU
Ngọc Huy Thưa chú :
1. Đối với người mới phát tâm tu tập như con sau khi làm lễ Quy Y Tam Bảo và gặp hảo mộng thì có thể thực hiện hết các giai đoạn và các bước như trên phải không ạ.
2. Cách tu thiền cho người mới bắt đầu.
3. Trong nghi lễ nếu mình không có hương trầm, không kịp lập ban thờ phật (do dịch bệnh kéo dài, hàng quán đóng cửa), có cách nào thay thế tạm không ạ.
Rất mong chú chỉ bảo thêm ạ.
Pram Nguyen tấm lòng thanh tịnh hướng Phật chính là hương thơm nhứt cúng Phật, Bồ Tát.
Ngọc Huy Pram Nguyen dạ con tạ ơn chú khai thị
Thưa chú về cách tu thiền cho người mới bắt đầu ví dụ như điều tiết hơi thở ra sao, hay cần tập gì trước…. Xin chú chỉ bảo thêm ạ.
Có lần con tự tập thiền, thả lỏng và trong 1 khoảng thời gian ko rõ là 3 hay 5 phút con không thở nữa (hơi thở yếu dần rồi lịm). Không gian xung quanh rất tối khoảng 3 hay 5 phút sau đó có 1 luồng sáng trắng lớn đẩy con trở lại và hô hấp bình thường. Con không hiểu chuyện gì vì bình thường con chỉ nín thở được 20-30s thôi a. Mong chú khai thị ạ.
Pram Nguyen Ngọc Huy đó là tu! Tu mà còn bám víu vào thân, hơi thở thì sẽ không bao giờ thành tựu. Con biết bơi lội vậy xuống nước có còn nín hơi không, có còn sợ … chết hụt không?
Ngọc Huy Pram Nguyen dạ con cảm ơn chú
Trương Nga Ai hôm qua thắc mắc mà chưa phân biệt được “Phát Nguyện” và “Hồi Hướng” thì hôm nay đọc kỹ bài này sẽ ra câu trả lời.
Như bài này cái vấn đề “Độ Chúng Sinh như cát sông Hằng” thuộc về phát nguyện!
Còn Hồi hướng là đem công Đức Tu Tập chuyển về hồi hướng cho điều gấp rút trước! Như người đang gần chết đuối dù sau này có muốn cứu cả thiên hạ thì giây phút chơi vơi ỡ dòng nước phải cầu được lên bờ hoặc có người đưa tay cứu cái đã! Sau khi được an toàn lên bờ, những Tâm Nguyện lớn sẽ từ từ thực hiện.
Con xin cảm ân Chú đã khai thị rành rẽ lối tu ạ!
Nguyễn Yến Dạ con xin kính cẩn thọ trì, xin cảm ơn Thầy ban mưa pháp cam lồ, làm chỗ nương tựa vững chắc, làm ngọn đuốc pháp, làm tròng mắt, làm thuyền lớn chuyên chở, làm bậc Đạo Sư chỉ đường dẫn lối… Công ơn này chỉ có lo tu chứng đạo mới mong trả được 1 phần nhỏ.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ????????????
Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Thế Tôn
Nam Mô Quán Thế Âm Cổ Phật
Nam Mô Địa Tạng Cổ Phật
Sunshine Nguyen Hoa sen chỉ mọc ở bùn dơ
Lại vì chúng sanh tỏa hương thơm ngát
Mong sao chúng sanh ngộ chân tánh
Chúng sanh là Phật không sai khác
Bồ đề tâm, phát Bồ đề tâm
Cúng dường lên mười phương chư Phật
Tam thế chư Phật đều hoan hỷ
Phải luôn biết giữ tâm tinh tấn
Cùng tín tâm vững chắc như núi Tu Di
Sẽ luôn được chư Phật
Cùng Chư thiên gia hộ, nhiếp trì
Ngày ngày năng sám hối cùng
Tu theo pháp của ngài Diên Mệnh Dịa Tạng
Mong chóng thành Phật đạo để trả ơn sâu
Mong đời đời được Chánh pháp trí
Cứu độ chúng sinh không mòn mỏi
Hoằng dương Phật Pháp Không tiếc sinh mệnh .
Con nguyện xin phát đại thệ nguyện
Và giữ tâm Bồ đề kiên cố
Nguyện đời đời cho đến khi thành Phật đạo
Không bao giờ rời xa chư Phật cùng thiện tri thức.
Luôn được tam thế Phật gia hộ cùng nhiếp trì.
Vũ Trần Hữu Minh Con xin tri ân Chú đã chỉ dạy
Nhưng nhà con ở chưa thể lập đc Ban thờ Phật, k biết sao đây
Pram Nguyen Hãy lập trong tâm con ! Trong thân ta là chiếc bàn thờ… quán niệm các thứ cúng dường… Phật Thế Tôn. Nhưng, khi hết dịch bệnh. Con và cả nhà bình an thì phải lập và phải cúng nếu không thì da mặt xanh xao….!
Ngọc Huy Pram Nguyen dạ con tạ ơn chú ạ.
Trương Nga Vũ Trần Hữu Minh Có Tâm Thành là được thôi anh. Nhà nhỏ làm nhỏ thôi. Như em làm bàn thờ nhỏ xíu à.
Còn như ảnh bên dưới là bàn thờ ở phòng trọ của bạn Nguyễn Lê Minh Đức cũng ở trọ mà đi kiếm ván, PAT chữ L, cục gạch, giấy dán về tự làm bàn thờ tại phòng trọ nè anh… !
Trương Nga Pram Nguyen Con thấy bạn Nguyễn Lê Minh Đức nghe Chú dạy lập bàn thờ cái lụi cụi đi làm dán giấy đồ. Bàn Thờ như của bạn ấy đủ chuối, hoa đèn là thành tâm rồi Chú ha?
Cái bàn thờ hình dưới là của con thì nhỏ xíu á Chú, do khi trước con nhờ bạn đóng dùm, do con không tự đóng được, cái bàn thờ mini cho con lạy Phật thôi. Mà hồi xưa con tính thờ 2 tượng thôi, nay được tặng thêm tượng Quan Âm nên nếu cúng thêm dĩa trái cây, hông có chỗ để bình bông luôn Hihi…, nên con để bình bông mini bằng nhựa… hihi! Vẫn đủ nước, hương, trái cây thỉnh thoảng đi chợ con mới mua… ! Còn đâu chủ yếu khi công phu con thay nước xong thắp nhang thế là con lạy Phật thôi…
Pram Nguyen Trương Nga Chú thấy con dện cho dĩa trái cây là tản hồn! Ít một chút, Phật, Bồ Tát nào có ăn. Ý nghĩa khi cúng mới là quan trọng, khi cúng xong đem trái cây, bánh cho các cháu trong xóm ăn để nó có phước. Mình ăn hóa ra là trước cúng sau ăn? Cái tâm niệm nầy không nên có, mới gọi cúng dường. Chê đã rồi! Khen cái. Đẹp. Con thờ ngài A-nan?
Trương Nga Pram Nguyen À, dạ thiệt ra là dĩa đó có 3 trái xoài với 1 trái mận thôi Chú ơi, mà do tượng với bàn thờ của con nhỏ xíu nên tưởng nó to á Chú. hihii. Dạ con thờ Thánh Tăng Sivali’ đó Chú hihiii…. ! Con nói thiệt cái Tâm ý ni với Chú là nhiều khi con hiếm ít đi chợ, nên con cũng hiếm ít mua trái cây. Hổm cúng hoa thì hết chỗ cúng trái cây! Hihiihii..
Dạ, nghe Chú khen đẹp cũng mừng, tượng đó nhìn giống ngài A Nan hở Chú? Do con bật đèn nhỏ bên trên thôi nên Chú nhìn hông rõ.. để con coi có hình nào sáng khi bật đèn hông..
Pram Nguyen Trương Nga Con lại cầu tài! Tại Chú đang viết về vấn đề nầy! Vậy là chạm lớn rồi.
Trương Nga Pram Nguyen Dạ, có sao đâu Chú. Hùi lúc sinh viên đợt đó con bị rơi vô một nạn lớn về tiền bạc, mất hết tiền bạc giấy tờ, còn đúng 1 nghìn đồng trong túi. Hiihii…! Nói chung cũng là 1 nạn. Xong con tìm hiểu xem trong đạo Phật có vị Phật, Bồ Tát nào gia hộ về vấn đề này không? Thì con thấy có Ngài Thánh Tăng Sivali’ phước lộc lớn! Lại là Thánh Tăng của Đức Phật, nên an tâm rồi, hihi..
Tuyết Sơn Thưa với ngài, xét về tuổi tác thì tôi hơn tuổi ngài nên khg còn trẻ như ngài nói nữa, xét về thời gian tu tập tôi đã tu mật tông quảng nửa đời người nên cũng khg phải vội vàng đốt cháy giai đoạn gì khi đặt ra câu hỏi đó. Câu hỏi đó tôi nghĩ không phải của riêng tôi mà chắc của rất nhiều người tu mật tông ở VN đều có chung thắc mắc như vậy, nên tôi hỏi câu hỏi đó chắc chắn không phải cho mình tôi. Không biết thì hỏi có sao đâu mà ngài lại nói như vậy. Rất mong ngài tiếp tục cho những lời quý báu về Đại thủ ấn và Đại toàn thiện, nếu không đủ căn duyên và cấp độ để tu tập thì cũng tăng thêm hiểu biết về các pháp tu Vô thượng du già của Kim Cương Thừa. Đó cũng là nguyện vọng của rất nhiều người tu tập Kim Cương Thừa ở VN. Trân trọng đảnh lễ ngài.
Pram Nguyen Tuyết Sơn! Ông nói chí lý xin lộ hình! Tôi sẽ dạy!
Tuyết Sơn lão huynh! Ta hỏi ông trong Kim Cang Thừa có thể dạy người chưa phát Tâm Bồ Đề về Sunyata không? Khi ông gặp các vị tự xưng hay được công nhận là Tulku, Rinpoce, hay Dharmaraja, hay Panchen, hay Karmapa, hay Dalai Lama, ông hỏi pháp chư vị như vậy sao?
Minh Mario Kính thưa chú Pram Nguyen
5) Trân trọng Dâm-Nô-Si
Có phải là thông qua việc quán sát của tiến trình khởi phát Dâm-Nộ-Si thông qua Thân-Khẩu-Ý
Hành giả sẽ có thể học được cách phát năng lượng từ tâm.
Để từ đó áp dụng vào cho Chú-Nguyện không ạ ?
Pram Nguyen Minh Mario vâng; lúc mới bắt đầu là vậy.
Minh Mario Thưa chú Pram Nguyen
Con tên Minh,
Năm nay con đã 34t rồi,
Con đã ngồi thiền được hơn 1 năm rưỡi rồi.
Con có vài điều thắc mắc mong được chú chỉ điểm giúp con,
Những dấu hiệu gì cho biết chướng khởi hay tiến tu tốt lành? -> Trong suốt quá trình thiền định ,con đã trải qua 2 hiện tương kỳ lạ
Một là : khi đang ngồi thiền con cảm giác có 1 một hạt như hạt điện xuất phát từ cột sống chạy từ sau lưng ra đăng trước rồi chạy lên mặt và qua đến mi mắt bên phải,khi chạy đến bờ mi mắt phải thì nó đứng lại ở đấy,
Lúc đầu con hơi hoảng sợ nên có dùng tay chạm nhẹ mi mắt thì ko thấy gì cả( vì con muốn kiểm tra xem có phải con gì bò lên mi mắt cắn mình k ),nhưng khi con vừa trấn an bình tĩnh lại thì hạt điiện ấy như muốn chạy thẳng vào mắt phải của con,vì thấy đau ở mi mắt và hoảng sợ quá nên con dụi tay vào mắt rất nhiều thì hiện tượng ấy ko còn nữa.
Hai là : khi đang ngồi thiền lần khác,tự dưng con thấy ở phía bụng trên rún rất nóng (như 1 cục than đỏ), nóng tới nỗi hơi thở vừa hít vào đi qua điểm nó đã lập tức nóng theo, rồi hở thở ra cũng nóng, (y như cảm giác mình uống rượu mạnh rượu đi tới đâu nóng tới đó ạ)
Nhưng đi kèm với nó là cảm giác sợ hãi, hoang mang tột độ vì thực sự con không biết mình đang phải đối mặt với điều gì
Lúc đó con chỉ biết niệm A Di Đà Phật, một hồi sao thì cảm giác nó đó nó qua đi, nhưng sau đó thì con cảm giác cơ thể rất thoải mái nhẹ nhàng như vừa trút bỏ cái gì đó .
Những hiện tượng này không biết là chướng khởi hay là tiến tu tốt lành ạ?
Nếu là chướng khởi và nó xảy ra nữa thì con phải làm thế nào ạ?
Kính mong được chú khai thị.
Con xin cám ơn chú rất nhiều !
Pram Nguyen Minh Mario ai dạy con tu Thiền? Hay đọc sách mà làm theo?
Minh Mario Dạ thưa chú, cách đây 1 năm rưỡi có 1 sự kiện lạ xảy ra, con tự tìm về thiền từ đó.Trước giờ con đa phần chỉ tìm hiểu kiến thức trên youtube, rồi thông qua sự quán sát của bản thân để hiểu theo cảm của mình rồi áp dụng vào thiền thôi ạh !
Pram Nguyen Minh Mario Học Thiền trước phải biết cách điều tức, sau phải thông tánh tướng, chân vọng của tâm, kế phải biết tu học Không Tam Muội hay Vô Tướng Tam Muội, gần gủi các bậc Thiện Tri Thức thấy Thấy, chứng Tam Muội thì không sợ lạc sang Thiền của ngoại Đạo, khi phá Thọ Ấm, sang Tưởng Ấm. Học Kinh Lăng Nghiêm, chớ học Kinh Kim Cang! Vì sao? – Kinh Lăng Nghiêm chỉ rõ 50 Ấm Ma không có kinh văn của ngoại Đạo hay Tiểu Thừa biết được, chỉ được cảnh giới của Ngũ Ấm là Không.. Kinh Kim Cang dành cho chư A-La-hán muốn chuyễn tu theo Pháp Đại Thừa. Chúc con tu tập tiến bộ, ít chướng ngại.
Dọn mình (Sám Hối), sửa tâm (tụng Kinh Địa Tạng) con sẽ được ngài dẫn dắt gặp bậc Thầy định mạng của đời mình mà tu hành chân chánh.
Minh Mario Dạ, thưa chú Pram Nguyen con đọc những lời chỉ dẫn của chú,Con đọc đi đọc lại nãy giờ đã nhiều lần rồi nhưng ko hiểu sao cứ đến đoạn “con sẽ được ngài dẫn dắt gặp bậc thầy định mạng của đời mình” cảm xúc của con cứ dâng trào, tâm con như dậy sóng, năng lượng chạy rần rật khắp người con.
Cảm ơn chú đã đem ánh sáng của Phật Pháp đến cho chúng con nương nhờ !
GÓP Ý CÙNG TẤT CẢ
Phần 1
Soạn giả Pram Nguyen
Ngày 1/04/2020
— o0o —
Có ba vấn đề cần phải giải quyết:
1. NGHÈO và NHỮNG HỆ QUẢ
2. KHÔNG ĐỦ DUYÊN
3. KHÔNG THỂ THỰC HÀNH THEO PHÁP CAO
Chỉ có chư Phật và chư Bồ-Tát từ đệ nhứt Hoan Hỷ Địa (Sơ Địa) thì không bao giờ chịu cảnh nghèo của thế gian hay xuất thế gian. Nên chư vị thường xã bỏ, ngay cả thân mạng để thủ hộ Chánh Pháp.
1) Trong Tứ Nhiếp thì Bố-thí làm đầu. Chúng sanh nhận chịu ơn của Bồ Tát thì thuận tu theo, đây là lẽ thường trong nhiều Kinh đã ghi.
2) Trong Thập Địa của Bồ Tát Đạo thì Sơ Địa lấy Bố thí Ba-la-mật làm pháp tu chánh trong Thập Ba-la-mật.
Còn con Người hay ngay cả chư Thiên không bao giờ có cảnh giàu mãi, sang mãi, quí mãi; hể hết phước thì tiêu.
Trận Đại Dịch Vũ Hán (Covid-19) là màn mở đầu cho sự thanh lọc, biết bao nhiêu tỷ phú, triệu phú bị con vi-trùng nhỏ xíu … hạ bệ, nó làm liên hệ đến NÔNG-CÔNG hai giai tầng nầy trên toàn thế giới. Những người xưa nay chưỡi bới, tru tréo đám CHỦ NHÂN ÔNG phen nầy cũng bị vở mật theo!
Trận Đại Dịch thứ hai sẽ là màn càn quét …. Những kẻ phước giãm, đức kém còn sót thừa!
Tuy nhiên, ai khéo tu hai món phước trí thì tai qua nạn khỏi, khi Đại Dịch lụn tàn thì thiếu gì cơ hội trở mình! Lúc đó chỉ sợ “quá bận rộn”, phế bỏ công phu tu hành. Vậy là uổng, phí! Cái tâm ban đầu đã mất thì trôi lăn theo Nghiệp mà luân chuyển. Thế gian nầy ai chẳng biết mà cả thế gian nầy đều u mê!
Năm 1975, rất nhiều gia đình giàu có ở miền Nam trong một đêm thành ăn mày; trong khi dân miền Bắc thì có cơ hội trở mình. Thế thì vì quá đau khổ người miền Nam lo tu, và kết quả là họ sống thoải mái hơn ở nước ngoài; còn những người hò hét năm 1975 ở Việt Nam, bây giờ 70-90 tuổi mà vẫn nghèo sơ xác là vì sao? – Vì kém phước nên cơ hội làm giàu ít. Nếu có thì bị lụt năm 1978 tàn phá; bây giờ, những năm qua bị hạn hán, do Trung Quốc, Lào, xây đập chận nước đã khốn đốn, lại bị trận dịch nầy thì vườn tược, hoa quả sẽ ra sao? – Cuộc đời là vậy hết suy tới thịnh, “hết cơn bỉ cực đến hồi thới lai”.
Người ta, ai cũng hiểu KHỔ mà không nhập được KHỔ ĐẾ! Biết khổ vẫn vui vẽ lao đầu vào, dù có báo trước, nói trước vẫn không thể ngăn cái ý chí của họ!
Người con gái khi yêu thì điên cuồng vì người tình. Có ai cản ngăn được không? Đến khi có thai, người tình hay hoàn cảnh bắt buộc phải phá thai, họa phước biết hết, nhưng vẫn làm! Mỗi năm “nghe nói” ở Việt Nam có cả trăm ngàn ca phá thai! THAI NHI BỊ PHÁ LÀ CƠ HỘI CỦA BÁC SĨ TÂY; VONG THAI LÀ CƠ HỘI CỦA ĐÁM THẦY CÚNG VÀ NHÀ CHÙA! Chưỡi đó mà vẫn làm! Cúng đó mà vong thai có đầu thai đâu? Năm nào cũng cúng!
Người ham mê giàu sang, phú quí, bất cứ thủ đoạn nào hay phương nào nào dù đê tiện, tán tận lương tâm vẫn vui vẽ làm. Thờ cúng, cầu đồng bóng, xem Tứ Bình, Tử Vi, bói toán, v.v… ngay cả bùa chú ếm đối, quỷ vong, nuôi quỷ cũng chẳng từ. Càng có tiền càng mê tín; khi ma quỷ chơi xong nó quay lại phá, phá tán sự nghiệp mới thôi! Làm thì mang tội, gây nghiệp, ắt rước họa cho mình, di hại đến con cháu mình. HỌA LÂY THEO CHIỀU ĐI XUỐNG, ĐỨC LAN TỪ DƯỚI LÊN. Ai cũng biết mà vẫn cứ nhởn nhơ mà làm. Đến khi tật bệnh đến thì như núi đổ! Tránh sau kịp, đở sao nổi! Lúc bấy giờ, ngữa mặt lên trời than, ngó xuống đất trách, vừa xong thì đã bỏ mạng.
Kiếp nầy nghèo do nhiều kiếp về trước không bố thí, cũng không tùy hỷ người bố thí, hay người chân chánh làm từ thiện nên kiếp nầy cơ hội, sáng kiến làm giàu không có!
Ví dụ, Chú đây bán phú đổi bần, học hạnh của Như-Lai, tuy nghèo đó; nhưng đi tới đâu, chỉ cần nói ra thì có người giúp đở; nhưng, Chú vẫn không nhận vì nếu nó không lợi ích cho mọi người.
Hôm qua, Chú cần $25.000.000 đvn giúp Bồ Tát Sơ Phát Tâm bị nạn, có người muốn hiến tặn TỊNH TÀI $100.000.000; nhưng Chú chỉ cần ¼ số tiền nhận nhiều hơn làm gì. Nếu nhận thì người bạn nầy hưởng phước riêng mình.
{Sẵn bài nầy, Pram Nguyen xin tán thán công đức của bạn YYY và vui mừng khi thấy bạn phát tâm, tôi đã cầu nguyện riêng cho bạn đêm qua rồi. Thời buổi nầy mà phát tâm bố thí thì ít ai có.}
Bây giờ, những bạn nhỏ của ít lòng nhiều, những người không có cơ hội giúp thì chỉ cần hay tiếng “TÙY HỶ” cũng làm nhân không nghèo đói sau cơn Đại Dịch, không khoái sao? Không thích sao?
Bo bo cái ngã mà tu hành thì chỉ là thân Rồng Quỷ kiếp sau! Chú cần THÂN CHÁNH-PHÁP TẠNG, TÂM TRÍ VÔ-NGẠI, chớ không mong thân Rồng Quỷ!
Hy vọng các cháu cũng học theo Chú mà được Thân và Tâm y như vậy.
KHÔNG ĐỦ DUYÊN
__________________
Không đủ thì tạo!
Bàn thờ không luận lớn hay nhỏ!
Hãy nghe câu chuyện về ngài Milarepa (vì đa số acc1 bạn trẻ hiện nay biết nhiều về Mật Tông, Kim Cang thừa của Tây Tạng hơn cả ta, nhưng có lẽ quên, nay nhắc lại), tạm mượn bản dịch của Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2000. Bản dịch nầy khác bản cũ đã dịch trước năm 1975. Vì hiện nay, ta không ở nhà, nên không thể trích dẫn nguyên văn.
Ví dụ
Trong thân ta, lồng ngực là chiếc bàn thờ
Con ngựa tâm đang dậm chân vênh váo
—–
ở đây dịch hơi khác
—
Khi thầy đang hát, vài người thợ săn đến nghỉ trưa. Họ nói với thầy, “Này người ẩn tu, bài ca của ông du dương lắm. Bây giờ ông đã làm vỡ cái nồi đất, ông sẽ làm gì với cái nồi tầm ma ? Sao mà thân thể ông quá ốm và quá xanh như vậy ?”
Thầy trả lời, “Do không có gì nuôi dưỡng nó.”
“Kỳ lạ thay ! Nào, mời ông đến đây.” Và họ cho thầy tham dự bữa ăn của họ.
Trong bữa ăn một người thợ săn trẻ nói, “Ông là một người có năng lực. Nếu thay vì khốn khổ như thế này, ông sống một đời sống bình thường, ông có thể cỡi một con ngựa tốt chẳng khác gì một con sư tử nhỏ. Cầm vũ khí ông đánh bại những kẻ thù. Giàu có và sang trọng, ông có cơ hội tốt để bảo vệ cho bà con họ hàng tốt bụng của mình. Không như thế thì ông hãy vào chuyện buôn bán, ông cũng có cái thích thú được làm ông chủ của chính mình. Tệ nhất thì làm mướn cho ai đó, với thực phẩm và y phục tốt ông sẽ khỏe mạnh trong thể xác và tâm hồn. Trước thì ông chưa biết điều này, nhưng bây giờ thì hãy làm đi thì vừa.”
Một thợ săn lớn tuổi nói, “Thật ra, ông ta có vẻ là một người ẩn tu tốt đẹp. Nếu nghe theo lời khuyên sặc mùi thế tục của chúng ta thì nguy hiểm đấy. Thế nên hãy giữ mồm giữ miệng.” Quay sang thầy, ông nói, “Ôi, ông có giọng rất hay, xin hãy hát cho chúng tôi một bài để chúng tôi được lợi lạc tâm linh.”
Thầy trả lời, “Trong con mắt của các ông, tôi có vẻ khốn khổ cùng cực. Các ông không biết trên đời này có ai hạnh phúc và thực tế hơn tôi đâu. Bởi vì tôi sống trong hạnh phúc tối thượng, hãy lắng nghe Bài Ca Ngựa Phóng Nước Đại của Thiền Giả này để các ông hình dung:
Con lễ lạy dưới chân Marpa Bi Mẫn.
Trong chốn ẩn cư núi non là thân thể tôi,
Trong ngôi chùa của lồng ngực tôi,
Trên chót đỉnh tam giác trái tim tôi,
Con ngựa tâm thức tôi phóng bay như gió.
Nếu tôi bắt nó, thì với thòng lọng nào tôi bắt được ?
Nếu tôi cột nó, cây trụ nào tôi cột được ?
Nếu nó đói, cỏ khô nào tôi cho nó ăn ?
Nếu nó khát, thứ gì tôi sẽ trộn với nước ?(5)
Nếu nó lạnh, trong những bức tường nào tôi sẽ cho nó trú ?
Nếu bắt nó, tôi sẽ bắt nó với thòng lọng của cái không do duyên.
Nếu cột nó, đấy sẽ là cây trụ của thiền định sâu thẳm.
Nếu nó đói, tôi sẽ nuôi nó bằng lời dạy của lama.
Nếu nó khát, tôi sẽ cho nó uống ở dòng thường hằng chánh niệm.
Nếu nó lạnh, tôi sẽ cho nó trú trong những bức tường của tánh Không.
Thắng hàm, yên, tôi sẽ dùng phương tiện thiện xảo và trí huệ.
Tôi trang bị nó với dây ràng bất động.
Tôi sẽ cầm dây cương năng lực khí trong thân.
Đứa con của tỉnh giác sẽ cưỡi con ngựa đó.
Nó sẽ mang Bồ đề tâm làm nón sắt che đầu.
Áo giáp là nghe, tư duy và thiền định.
Lại mang khiên nhẫn nhục trên lưng.
Cầm cây thương cái thấy rốt ráo.
Và bên hông gươm trí huệ sẵn đeo.
Mũi tên nhẵn của thức của cội nguồn nền tảng,
Được chuốt thẳng bằng không hận không sân.
Lại gắn thêm lông vũ của bốn tâm vô lượng.
Nó bịt đầu mũi tên với đầu nhọn nội quán.
Nó tra vào khấc của phương tiện thiện xảo đại bi
Của cây cung của tánh Không toàn khắp.
Ngắm nhìn sự vô biên của bất nhị,
Nó bắn những mũi tên suốt khắp thế gian.
Những ai bị bắn trúng là những người thành tín.
Cái nó giết chính là sự chấp ngã của họ.
Và như thế, nó sẽ hàng phục tham ái và si mê như những kẻ thù.
Nó sẽ bảo bọc chúng sanh sáu nẻo như những bạn hữu.
Nếu phóng nước đại, nó sẽ phóng trên những đồng bằng của Đại Lạc.
Nếu kiên trì, nó sẽ đi vào hàng ngũ chư Phật Chiến Thắng.
Xoay lui, nó cắt tiệt gốc rễ sanh tử luân hồi.
Xoay tới, nó đạt đến cao nguyên của Phật tánh.
Cỡi một con ngựa như thế, người ta đạt được sự Sáng Tỏ cao nhất.
Các ông có thể so sánh hạnh phúc các ông với cái ấy ?
Trong đây tôi không muốn chút nào hạnh phúc đời thường.”
Thầy nói như thế và những người thợ săn biểu lộ sự tôn kính rồi ra đi.
KHÔNG THỂ THỰC HÀNH THEO PHÁP CAO
Trước thì các bạn rất hăng máu, xem ta như thùng rác, vào xã trang nhà ta, inbox ta, mắng chưỡi ta; nói ta không tôn trọng các Lama cao cấp, các vị Pháp Vương, Nhiếp Chánh Vương, Tulku, Rinpoche, các hóa thân, Hoạt Phật, v.v… Khi ta NỔI GIÓ viết loạt bài về Mật Tông Tây Tạng, pháp Quán Đảnh, cách tu theo Bổn Tôn Du Già thì sao vắng hoe vậy? Những con chó nhà hoang hung hãn đâu, sao không ra sĩ nhục sư-tử già nầy?
Nói ta không biết LỤC DU GIÀ của ngài Naropa, khi ta nói về Mộng Du-già thì câm mõ hết!
Nói ta không biết pháp tu Song Thân, pháp Karmamudra thì sao không bẻ các bài viết của ta? Sao không nói về phẩm chất của chư Dakini? Sao không giỏi phân biện 10 loại Dakini? Sao không dám hành động như Drugpa Kunley lão nhân gia?
Pram Nguyen
Lê Phương Dẫu biết cuộc đời là mê lạc
Bán thân tâm vào chốn phồn hoa
Dụng trí tâm mãi đãi cát tìm vàng
Khi mỏi mệt trách sao số phận
Há chẳng phải tu là giải thoát?
Có khó gì khi biết tín tâm
Tiền vàng đó phù du trong một kiếp
Nghiệp sâu dày muôn kiếp mang theo
Người trí độ độ người trí huệ
Mâm cơm vàng dọn sẵn há lại chê
Đường Tây Trúc tuy xa nhưng gần đó
Nhất niệm một lòng đi sẽ đến thôi.
Ta Na Dạ chú. Con con nói vui xí nha, hành động như Darugpa Kunley thì cộng sản bắt bỏ tù thì sao chú, Hihi.
Bạn nào chưa đọc được sách về Ngài Milarepa thì nghe link này ạ. https://youtu.be/XHpqeY9eUPY
Lê Phương Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao!
Pram Nguyen Ta Na! Ha ha ha con nói chính xác. Đó là Karmamudra pháp đó. Đám ngu chẳng biết gì cả. Ngài đâu cần phụ nữ, mà 5.000 phụ nữ cần ngài để giác ngộ. Sách nầy hình như chưa dịch ra Việt ngữ.
Ta Na Pram Nguyen Dạ chú. Có lẽ sách về pháp Karmamudra chưa có ở Việt nam . Con chỉ biết Ngài là Thánh Nhân của nước Putan , ban Phước lành cho nữ nhi thiên hạ.
Trương Nga Bài viết hay quá Chú ơi.
“Trong thân ta, lồng ngực là chiếc bàn thờ
Con ngựa tâm đang dậm chân vênh váo”
Con cũng tự tin với chiếc bàn thờ trong lồng ngực của mình. Hihi, à, ý là dụ cho tâm ý một lòng tôn Kính Phật, tín tâm tuyệt đối. Nên hổm con làm cái bàn thờ nhỏ, nhưng vẫn tự tin. Nói nhỏ với Chú là trước con bán bàn thờ á! Nên cũng chiêm ngưỡng qua nhiều bàn thờ đẹp, sang. Nhưng con vẫn thấy thân thiết với bàn thờ mini của mình.
Còn mấy người kia có vô chửi. Mong Chú đừng buồn nha!… Là do họ có mắt mà không thấy núi thái sơn nên ăn nói ngạo mạn…
Nguyễn Lê Minh Đức Trương Nga chú như tu di chứ thái sơn j nữa. Những người kia thì chưa đủ nhân duyên hóa độ. Như trong đăng đầu tiên của chú đấy
Pram Nguyen Nói cho các con biết, chớ chúng chưỡi thì mình nhẹ nghiệp, bớt chướng; nhưng chuyện đầu là “tiển vong”. hahaha
Trương Nga Pram Nguyen Dạ, thôi…. lần sau ai chửi Chú cứ block nhẹ nhàng cho khỏe! Hihii… Đóng tiền mạng lên thức hôm thức đêm viết cho đọc lại còn chửi bới được thì con cũng lạy luôn.
Thới Lai Thật ra những người phỉ báng do kém duyên. Đáng thương hơn đáng trách. Trong cảnh giới họ tu học thì họ nghĩ họ đã thượng thừa. Nhưng khi họ biết thì chân đã dẫm bùn lún tới miệng rồi. Cảm ơn chú đã mệt mõi chỉ dẫn các bạn trẻ và người hữu duyên ạ
Pram Nguyen Ăn không ngồi rồi, chờ Cô-Vy đến chơi.
Phần 2
Ngày 1/04/2020
— o0o —
Sunshine Nguyen to Pram Nguyen
Con Xin đãnh lễ ngài, trong bài viết của ngài moi viet về cách tu tập con có thấy ngài viết phải trân trọng “dâm, nộ, si “ . Con cúi xin ngài rủ lòng thương chi điểm cho con hiểu thêm tại sao không diệt “dâm, nộ, si” mà phải trân trọng?
TRẢ LỜI
HIỂU PHIỀN-NÃO TỨC HIỂU BỒ-ĐỀ
Soạn-giả Pram Nguyễn
2-28-2020
Vẫn chưa hiểu. vậy bây giờ giải thích. Đây là khai mở 1 phần nhỏ, ai có căn bản sẽ hiểu.
Các bạn có ba mục ghẻ lớn,
1) một ngay đỉnh đầu (si),
2) hai giữa ngực (sân),
3) ba dưới rún (dâm),
đau nhức khó chịu, nên “xả bỏ” nó hay “chăm sóc” nó?
– Phần ta thì chăm sóc nó kỷ, không phải yêu thương nó! Trân trọng, chăm sóc ba mục ghẻ nầy, không đồng nghĩa là yêu thương hôn hít, vui cười với chúng nó.
Phải rửa nó, thoa thuốc cho nó, ngày ngày thay thuốc, rửa sạch… Khi mục ghẻ lặn thì đâu còn vất vả trân trọng, chăm sóc nó nữa.
Làm sao có thể xả bỏ bệnh tật? Đại Dịch Vũ-hán còn đó, ai có khả năng xả bỏ, buông bỏ?
Ta nghe nhiều bạn nói “Chú chẳng buông bỏ”, “Chú chẳng xả”, “Chú còn chấp”, “bây giờ Chú lòi đuôi”, v.v…. Toàn là những thánh phán! Những bậc trí cao viễn kia, đã được ta tiển vong, khóa nick, vì họ không phù hợp với trang nầy.
Dâm, nộ, si theo đuổi chúng ta từ khi sanh ra đến khi chết, nó không bao giờ lìa chúng ta! Ngay cả các bậc Thánh giả Tiểu Thừa như Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm cũng không thễ buông xả nó, huống chi là phàm phu chướng nhiều, nghiệp nặng.
Nếu sống mãi với NHỤC-THÂN (HUYỄN-THÂN BẤT-TỊNH) thì phải DIỆT TUYỆT DÂM-NỘ-SI.
Nếu sống với THÂN THIỀN hay THÂN VI-TẾ hoặc cao hơn là THÂN KIM-CANG/ HUYỄN THÂN THANH-TỊNH thì sẽ hiểu được tại sao phải trân trọng DÂM-NỘ-SI.
Người không thật sự phát Tâm Bồ-Đề thì khó mà biết được những điều vi-diệu sau:
- Khi chọn đệ tử các bậc Kim-Cang Đạo-Sư của ANUTTARAYOGA TANTRA, SAHAJAYANA, MAHASIDDHA, nhìn vào thân nầy của họ để biết căn tánh: nhiều Dâm, nhiều Sân hay nhiều Si mà ban pháp tu thích ứng. NHƯNG, ngày nay tìm chư vị hay may mắn gặp được thì rất là hy hữu.
- Nếu các cháu tu Thiền Chỉ Quán theo KINH VIÊN-GIÁC thì sẽ thấy được HUYỄN THÂN THANH-TỊNH nầy thì mới thật sự hiểu lời nói nên trân trọng với Dâm-Nộ-Si.
- Nếu nhìn vào hình, thấy 3 ống trong suốt tiêu biểu cho Dâm-Si-Nộ, khi các luồng khí (pranas) và gió (vayus) nhập vào thì 6 căn thanh tịnh, liền diện kiến nhứt thiết chư Như-Lai…Dâm-Nộ-Si trên bản chất đến đây gọi là Bồ-Đề.
NẾU DIỆT DỤC THÌ LÀM SAO TU TIẾN?
Phần nầy thuộc vấn đề khác.
Pram Nguyen
Sunshine Nguyen Theo trình tự “ dâm , nộ , si “ có khi nào mình đảo lộn vị trí của nó được không thưa ngài ?
Pram Nguyen Nếu có đức Phật đã nói rồi. Ý tứ rất thâm trầm. Ái dục là Mẹ nên ở dưới làm căn bản. Vô minh ở trên tượng Cha. Nếu ái nhiều thì Mẹ vui Cha giận; nếu vô minh nhiều thì Cha vui Mẹ giận, thế là sân hận đùng đùng khởi lên. Nên quán Trăng hay quán A ở giữa ngực là quân bình, vọng tưởng/trạo cử yên. Nếu ái dục nhiều thì đem Trăng hay A lên đầu; nếu hôn trầm nhiều thì đem nó xuống dưới rún.
Ngọc Huy Thưa chú : Ta không diệt nó mà điều tiết và làm chủ nó phải không ạ.
Pram Nguyen làm sao con “điều tiết và làm chủ nó”?
Trương Nga Vậy “dâm nộ si” trong trường hợp này có thể tạm coi như nó là một sợi dây liên kết, con đường bí mật nối kết liên thông giữa nhục thân với Huyễn Thân Thanh Tịnh phải không ạ? …
Pram Nguyen Nó đúng không được, nói sai cũng không được! Đây là chỗ ly ngôn, vong lự!
Nguyen Quan Con nhìn hình ảnh khá giống với y lý khí công mạch phía trước quản đường kinh âm mặt sau quản đường kinh dương, chính là hai mạch nhâm đốc, đông y nói thông đc hai mạch này cơ thể ít bệnh. Khí và gió theo hít thở để tăng cường chân khí, chân khí mạnh sẽ đả thông toàn bộ cơ thể khai mở hết các lỗ chân lông. Đến khi cơ thể hết bệnh hết độc khí sẽ có luồng hỏa xà thông trục sinh lực. Vòng âm dương này nó có cơ chế xoay liên tục đảm bảo khí xấu ko xâm phạm. Kết hợp với ấn sẽ kích vào các luân xa quay nhanh khí và gió khí huyết chân khí lưu chuyển đả thông kinh lạc bị bế tắc.
Pram Nguyen Đó là căn bản của Khí công, cũng là phần đầu của việc tu tập.
Nguyen Quan Pram Nguyen vâng ạ trước con tập võ khí công võ thuật cũng thở theo 2 đường âm dương này. Nên rất nhiều võ sư cởi trần họ chịu đc giá rét là họ thở theo đường dương, còn mùa hè nóng nực họ thở theo đường âm nên nhìn họ chẳng có mấy mồ hôi. Con nhìn đường ở giữa là cột nối 3 đại huyệt trăm ngàn nhánh sông chân khí đổ về biển.
Pram Nguyen Nguyen Quan Đó là những võ sư có tu tịnh tọa.
Nguyen Quan Pram Nguyen chú cho con hỏi hiểu theo tất cả các bệnh theo nghiệp mà đã là nghiệp thì từ vô thỷ kiếp từ đủ các hình dạng khí các con vật như rết rắn cá đến các linh hồn oan gia trái chủ. Nếu ko có pháp tu thì ko thể nào hồi hướng đc phải chăng bồ đề tâm là phương tiện để giác ngộ… Việc rất nhiều bệnh tật chướng ngại trên đường đời đều phải trả đúng giờ ngày tháng thịnh âm.
Pram Nguyen Nguyen Quan hể gặp súc sanh thì chú nguyện; khi ăn thịt phải nói đại khái, vì sự sống ta ăn, khi thành Đạo ta sẽ độ các ngươi…
Nguyen Quan Pram Nguyen vâng ạ con từng hay dẫm mấy con rết trong bồn tắm. Có lần con đau bụng con mệt chỉ nằm trong vô thức thấy chúng bò ra từ trong tay. Nên từ con suy nghĩ vạn vận đều có hồn của nó. Những ai từng có một kiếp chân tu và đệ tử của Phật con nghĩ phần hồn này họ sẽ dẫn đường để tìm lại con đường này. Và đa số họ đc gia hộ bởi Phật Pháp nó là duyên trong duyên.
小道 士 Pháp phowua
Pram Nguyen 小道 士 không phải
小道 士 Dạ. Con chỉ biết 2 pháp con tu đó lá phowua và ngondro . Mong chú khai ngộ ah
Pram Nguyen 小道 士 ngondro là chuẩn bị nghĩa là dọn tâm. Phowa là pháp của giai đoạn thành tựu. Không biết tập sẽ là tự tử!
小道 士 Pram Nguyen dạ vâng. Cái đó con hiểu, khi luyện pháp tu này sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và tuổi thọ của ng luyện ah
Ta Na Dạ cảm ơn chú đã viết bài. Trong 3 bạn hữu đó, bạn sân của con là mạnh mẽ và to bự nhất .
Pram Nguyen Ta Na tu Đại Từ Tam ma địa.
Ta Na Dạ kính chú. Nhờ chú nói giúp thêm con về Đại từ Tam ma địa., hoặc nói giúp con nằm trong kinh sách nào để con tìm đọc. Cảm ơn chú. Con vì ngu muội mà kính nhờ chú.
Pram Nguyen Ta Na Pháp tu đi từ mình mà ra.
Đầu tiên quán mình tại sao sanh cõi Ta Bà, rồi sao quyến thuộc không thuận hòa, ít bạm mà lắm kẻ ganh người ghét? Hãy bắt đầu ngay đây. Vì họ chấp ngã quá nặng nên cái gì thuận với họ thì họ vui, nghịch thì họ ghét; mình làm sao chìu lòng họ? Nếu không thế thì chia lìa là hay nhứt.
Sau đó quán về quá khứ, mình đã làm gì nên tội mà gặp toàn là thứ gì đâu không? Mình sân hận nhiều là vì sao? Lửa sân hận đã đốt cháy rừng công đức của mình là vì sao? Là tập khí của loài thú hay quỷ thần? v.v… rồi đọc Chân Ngôn OM MAHA MAITREYA SPHARA. Quán mình là Quán Thế Âm Bồ Tát hay Di Lặc. hay bất cứ vị Bồ-Tát nào mình tôn thờ, nguyện cho tất cả chúng sanh (những người chưa chứng Đạo, đắc quả) đều có thân tướng như vị Bổn Tôn nầy… Tu như vậy, trong 30 ngày ắt lòng Sân tiêu như lửa dữ gặp phải sóng thần. Chúc con tu mau có tiến bộ.
Ta Na Pram Nguyen Dạ chú. Con hiểu rồi. Con cảm ơn chú.
Phạm Duy Bạn Dâm của con khá mạnh, con nghe lời chú đưa bạn ấy lên trên chơi. Sau 4 đêm thiền thì bạn ấy hiền hòa lắm chú ạ, thậm chí còn nghe lời con nữa ???? cảm ơn chú
Pram Nguyen Phạm Duy vậy ráng tu.
Tiềm Thanh Con xin tri ân công đức vì bài viết này .nhưng chúng con là phàm phu tục tử nên phải có sự điểm hóa của bật giác ngộ và tự tha tinh tấn của bản thân .tin sâu và thực hành . Nói thì dễ và cào bàn phím thì hùng hồn nhưng chúng sinh có thể thực hành đc hay k là còn là vấn đáp có khi bảo ngộ mà chưa ngộ .làm mà chưa làm thì sao ạ mong chú hoan hỳ khai tâm ạ
Pram Nguyen hãy xem bài mới viết Góp ý, phần 3
TU THIỀN HAY TU MẬT HAY TU TỊNH?
TU THEO PRAM NGUYEN (BỔN-TÔN DU-GIÀ)
Soạn giả Pram Nguyen
Ngày 1/04/2020
Phần 3
— o0o —
Có rất nhiều bạn hỏi 3 câu nầy, xét ra trả lời luôn một lần.
Một lần nữa, ta chỉ cung-ứng cho các bạn một số điều căn bản để tu tập trong thời Đại Dịch, CHỚ KHÔNG PHẢI LÀ BẬC THẦY MÀ CÁC BẠN MONG MUỐN!
Ta sẽ ra đi như đã nói, vì vậy hãy học nếu còn có duyên. Nếu hết duyên thì thấy mặt cũng là xa lạ!
Nếu không vững phần căn bản thì tu càng cao càng nguy! Nguy ở đây là bị ngã sang ngoại Đạo mà không biết.
Bất cứ pháp tu nào không dạy các bạn vượt qua Ngũ Ấm/Uẩn và nói về các nguy hiểm khi vượt qua từng Ấm một thì đó là ngoại Đạo! Vì sao? – Vì ngoại Đạo không có pháp tu về Ngũ Uẩn như
1) Ngũ Uẩn là chúng sanh
2) Ngũ Uẩn là Ngũ Trí Như-Lai
3) Ngũ Uẩn Ma
4) V.v…
THIỀN LÀ CỬA BAN SƠ CỦA TỊNH VÀ MẬT
__________________________________________
Tu Thiền là căn bản của Tịnh và Mật. Rời Thiền khó tu Tịnh và Mật, nhưng nếu chỉ tu Thiền thì phải biết Thiền của ngoại Đạo. Muốn thoát khỏi lạc phải tự trang bị các “kiến thức” sau:
1) KINH LĂNG-GIÀ
2) KINH VIÊN-GIÁC, Lục Diệu Pháp Môn của Trí Khải Đại Sư soạn
3) KINH THỦ-LĂNG-NGHIÊM
Đây là kim chỉ nam của Thiền! Ai dạy các bạn tu Thiền mà rời lìa cách điều-tức, an-ban hay nín thở như chính đức Phật đã dạy ngài La-Hầu-La, thì phải rời xa vị Thiền Sư nầy lập tức!
Vì sao? – Vì càng tu càng nguy, nguy ở chỗ Thân-kiến và Ngã-chấp sẽ không bao giờ chuyển hóa.
Không thể tự chủ hô-hấp là sự thất-bại của Thiền!
Khi chết sẽ bơ vơ và hoảng hốt nên thường bị sa đọa.
Hiện nay, ở trên thế giới có rất nhiều Thiền Sư ba trợn, Thiền Sư nữa mùa, Thiền Sư ngứa đâu gãi đó; trong nước cũng không kém cái loại Thiền Sư “bất lập văn tự”, “kiến tánh thành Phật”, hay “biết vọng tức chân”, lao xao như một bầy binh nô, tung hỏa mù vào những kẻ ngu si, biếng nhác!
Thầy trò cùng dắt tay nhau vào Địa ngục mà vẫn tung tăng, vui vẽ vì sao? _ Vì nếu họ không bác Nhân quả nghiệp báo thì khi chết thấy đi vào thảm cõ xanh mướt, tai nghe tiếng nhạc, lời ru du dương, khói lam chiều lan tỏa … cứ thế mà đi (Xem GIÁO LÝ BÍ-MẬT VỀ THÂN TRUNG ẤM, Pram Nguyen soạn 1996)
LÒNG TIN LÀ MẸ TẤT-CẢ CÔNG-ĐỨC
___________________________________
Người không có lòng tin kiên cố vào Thiện Tri Thức thì không có lòng kiên nhẫn (nhẫn nhục phụ trọng); vì thế khi Thiện Tri Thức
1) hành ác-hạnh để tồi phục ác nghiệp của họ, hay
2) nghịch-hạnh để chiết-phục tâm ngã-mạn và bất kính của họ, hoặc
3) phi Đạo để phá cái chấp Phật Đạo phải vầy phải khác theo tư ý ngu si của họ
thì họ bung! Họ cắt đứt căn lành với Thiện Tri Thức, Phật và Bồ Tát cùng các bạn đồng học.
LÒNG TIN KHÔNG TRÍ-TUỆ
LÀ TỰ MÌNH ĐÀO HUYỆT CHÔN MÌNH
________________________________
Tin người mà không kiểm chứng, khác gì làm ăn mà tin vào đối tác, không bị lừa, không tán gia bại sản ta chưa từng nghe!
Nghe Thầy nổi danh, nổi tiếng thì chạy ùa theo học; đến khi học chẳng thành thì đâm ra oán hận! Sao không chất vấn “Thầy” như 50 BÀI KỆ VỀ BẬC ĐẠO-SƯ, Pram Nguyen chú giải, để rồi ra quyết-định? Hấp tấp thì ắt sa ngã. Càng hy vọng cao thì té càng đau.
Nầy các bạn trẻ! Những vị Phật tương lai hay những ác quỷ ngày sau là tùy sự lựa chọn, quyết định của chính các bạn!
Ta chỉ là nhịp cầu giữa các bạn và Phật, Bồ Tát. Qua hay ở tùy các bạn, ta không thể ra lời khuyên!
Ai mong muốn chi học trong 7 ngày, 7 tháng, 7 năm hay vài mươi năm mà thành Đạo thì đừng đọc những gì ta viết! Vì sao? – Vì ngay chư Phật cũng không thể làm hay hơn!
TỊNH ĐỘ LÀ CHỖ QUY HƯỚNG
______________________________
Tu theo Tịnh Độ không phải ngay trong hiện đời có thể vãng sanh Cực Lạc! Quan niệm đó rất sai lầm.
Nếu tu theo KINH A-DI-ĐÀ thì niệm sao cho được Nhứt Tâm Bất Loạn thì chắc chắn vãng sanh. Ai làm được? Ngay đến việc biết trước ngày giờ giờ chết cũng chỉ là “hiện tượng tái sanh về cõi Người” chớ không phải về Cực-Lạc!
Tu theo KINH VÔ-LƯỢNG THỌ thì phải biết kinh điển vẫn còn nhiều không thể câu nệ, cưỡng từ đoạt lý bằng cách nói Niệm Phật vãng sanh, niệm Phật thành Phật!
Các bạn có Niệm Phật đúng như KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT chưa mà đòi 10 niệm vãng sanh! Chớ tự lừa mình gạt người, phá hoại Chánh-Pháp của chư Phật Như-Lai.
Nếu tu theo KINH QUÁN VÔ LƯỢNG thì phải thành tựu NHỰT LUÂN TAM MUỘI trước! Không qua ải nầy thì khó vướt qua các ải sau của 16 Pháp Quán.
TU MẬT LÀ CON DAO HAI LƯỠI,
TU MẬT TỨC THÂN THÀNH PHẬT,
SƠ SÃY LÀ VÀO ĐỊA NGỤC
_________________________
Người muốn thấy bậc Thầy Mật Tông có thần thông mới chịu tu thì lãnh hậu quả búa rìu của sự lừa gạt!
Người ham muốn nhanh chóng thành tựu những quyền năng mà Kinh-điển nói thì sẽ bị quỷ ma, và Tỳ-na-dạ-ca khống chế, ám nhập, hay nhiếp trì.
Vì vậy, muốn tu theo Mật Tông phải là người am hiểu Hiển-Giáo, nhứt là Duy Thức và Bát-Nhã, chớ có ngu ngơ nhảy vào Mật Đạo mà không chuẩn bị trước!
Sự khinh tiện và bội ân là hai điều cấm kỵ của Mật Tông. Muốn có được tương quan Thầy-trò thì phải phát Bồ-Đề Tâm và tin sâu Nhân quả.
Không phát Bồ Đề Tâm chân chánh thì không thể phục vụ Thiện Tri Thức chớ đừng nói là có cơ hội phục vụ bậc Đạo Sư, A-Xà-Lê chân chánh, đúng nghiã và thân hành của Mật Tông!
Chỉ cần khởi tâm nghi ngờ thì đã bị Ma nhiếp trì!
Chỉ cần khởi niệm khinh miệt Thầy mình thì đã cắt đứt thiện căn!
Tu càng cao thì bị Tỳ-Na-dạ-ca khống chết càng dữ!
Chớ khiến bậc Kim-Cang Đạo-Sư nổi giận! Thiên hạ đồ thán, bản thân nghiêng ngã!
Bạn có thể khiến quỷ thần nổi giận, nhưng trăm lần, ngàn lần chớ khiến bậc Kim-Cang Đạo-Sư nổi giận! Quỷ thần nổi giận bậc bậc Kim-Cang Đạo-Sư có thể hàng phục chúng, chớ khi bậc Kim-Cang Đạo-Sư nổi giận thì ai hàng phục người?
Lần cuối, ta không khuyên các bạn tu theo Mật Tông nếu thấy mình vấp phải một trong những điều trên!
Hãy tự tu theo Pháp môn Niệm Phật cầu NHỨT TÂM BẤT LOẠN, lìa Ta-Bà ác trược. Đây cũng là bổn hoài của đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni Thế-Tôn, sao ta dám dạy sai trái!
Nếu không có niền tin vào Tịnh-Độ như ta nói, thì ta cũng khẩn cầu các cháu:
1) hãy an phận mà
2) thọ Tam Quy, trì Ngũ Giới, hành Thập Thiện,
3) mong sao tái sanh vào cõi Người, cõi Trời,
4) đến khi gặp Thánh-nhân hay Phật xuất thế sẽ được giải thoát!
Lời thật mích lòng, tin hay không tùy các bạn lựa chọn.
Quyết định là quyền của các bạn!
Ta không phải lên FB tìm đệ tử, tìm fan ủng hộ; còn chút nhân duyên chỉ bày cho nhau; không biết trong một ngày, hai ngày mai sau chúng ta còn có duyên ngồi đây chít chat nữa hay không là tùy theo phước nghiệp của mỗi người.
Pram Nguyen
Minh Thiền Chí Tâm Đãnh Lễ và Tri Ân Bậc Thiện Tri Thức chú Pram Nguyen
Dạ thưa chú nếu cháu tu theo Tịnh Độ Trì Danh Hiệu Phật, thì bước đầu tiên là phải điều tức khi đạt nín thở hơn 4 phút sau đó mới trì danh phải không chú, nhờ chú chỉ dẫn thêm trình tự tu từ Thiền tới Tịnh, trước h cháu chỉ biết niệm Phật chứ chưa học Thiền ạ, tự nghĩ căn cơ của mình chỉ hợp với Tịnh nên nhờ chú chỉ dẫn thêm ạ.
Pram Nguyen Vậy tu Tịnh, chớ lén phén qua Thiền rồi học thói Cuồng Thiền sanh Cuồng huệ là chết chắc.
Trương Nga Con sẽ tự tu theo Pháp môn Niệm Phật cầu Nhứt Tâm Bất Loạn, lìa Ta Bà ác trược. Thưa Chú!.. Chú có thể viết thêm cách tu làm sao để có thể Nhứt Tâm không ạ?
Khi mà mọi chuyện trong đời cứ lăng xăng đủ thứ phải giải quyết ạ.. Thiệt là muôn phần khó khăn…
Có nhiều người niệm Phật, được Phật hiện thân Thọ ký, vậy trường hợp đó tuy chưa nhất tâm nhưng chắc Tín Tâm sâu phải không ạ?..
Pram Nguyen Chú mệt rồi. Tự đọc Kinh!
Trương Nga Pram Nguyen Dạ vậy con sẽ đọc Kinh A Di Đà.
Pram Nguyen Trương Nga Chú đăng ngày 2, tháng 3 mà chẳng đọc, bây giờ hỏi. Lạ quá. Dọn cả bàn cơm mà cứ hỏi chén đủa ở đâu!!!
Trương Nga Pram Nguyen Dạ để con lục lại ạ! Con cảm ơn Chú
Link bài:
TRẢ LỜI VỀ NIỆM PHẬT NHẤT TÂM BẤT LOẠN
Soạn giả Pram Nguyễn.
Ngày 2, tháng 3, 2020
Minh Thiền Trương Nga theo anh hiểu lời chú thì để đạt nhất tâm bất loạn thì trước hết phải tập điều tức nín thở trên 4 phút trì danh hiệu Phật. Trong bài niệm Phật có chắc được vãng sanh hay không của chú có hướng dẫn phần điều tức.
Trương Nga Minh Thiền 4 phút! Chắc khó anh nhỉ. Em thỉnh thoảng tập nín thở, chắc được gần 30 giây là suýt gặp ông bà
Minh Thiền Trương Nga Anh đang tập bữa h, Đào Đạt Thịnh có kinh nghiệm, bửa a có nhờ Thịnh chỉ thêm
Trương Nga Minh Thiền Vậy Đào Đạt Thịnh chỉ anh như nào vậy? Vậy chắc lâu lâu em tập nín thở quá. Anh nín được bao lâu là lâu nhứt? Và lúc nín là anh Ngồi Thiền hay ngồi bình thường ạ?
Đào Đạt Thịnh Trương Nga chị đọc trong Niệm Phật Có Chắc Chắn Được Vãng Sanh Không trang 18 có nói rõ. Lúc đầu chưa quen nên khó chịu nhiều thứ, phải tập từ từ mới quen và nín được lâu, nói chung phải kiên trì ah chị
CHIA SẼ VỀ QUÁ TRÌNH ĐIỀU TỨC (PRANAYAMA)Bài này xin chia sẽ về quá trình điều tức của bản thân với anh Quốc Vương và…
Người đăng: Đào Đạt Thịnh vào Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018
Nguyễn Yến Lời Thầy dạy con hoàn toàn tin tưởng không hề nghi ngờ, lòng luôn nhớ ơn ko bao giờ có ý niệm sai quấy với bậc Thiện Tri thức ạ. Con cũng ko khởi tâm ngã mạn luôn nghĩ mình nghiệp chướng nặng nề, chưa tu tập được gì, hổ thẹn sám hối, kể cả sau này thế nào cũng nhớ phải luôn giữ gìn tâm thanh tịnh ,????
Sunshine Nguyen Con không cầu nhân cũng chẳng cầu thiên, con cầu được gặp thiện tri thức. Ngày ngày năng sám hối. Tội diệt Phước đến, đủ duyên lành thi sẽ gặp được thiện tri thức thấy được căn cơ mà dẫn đắc con tu.
Vô Sanh Mô Phật! Chú cho con hỏi “Tu càng cao thì bị Tỳ-Na-dạ-ca khống chết càng dữ!” Vì sao và phải làm sao để tu không bị chướng ngại ạ? ????????! Con cảm ơn Chú ạ!
Pram Nguyen Tu hành như cầm binh ra trận. Chỗ nào con yếu thì nó xâm nhập. Ví dụ con tu một thời gian, nghĩ mình giỏi hơn Thầy mình, tỏ ra khinh bạc. Chính ngay lúc đó, Tỳ-na-dạ-ca nhập vào tim gan con (Thiên Ma nó nhập vào bụng ngài Mục Kiền Liên) thì con làm sao biết được, nó cướp đoạt công đức của con. Hậu quả là con rời lìa Thầy con và bỏ tu hành.
Vô Sanh Pram Nguyen : Dạ vâng ????! Vậy thì người tu phải làm thế nào ạ?????
Pram Nguyen Vô Sanh Giới phải nghiêm. Trí phải sáng. Tu phải chính. Thầy phải Kính. Tam Bảo phải nhớ. Không ma tà nào xâm nhập nỗi.
Vô Sanh Pram Nguyen : Vâng Chú! Con cảm ơn Chú! ????
Vinh Trần Lời Huynh dạy ….đọc thấy đơn giản lắm nhưng chứa đựng những Vi Diệu ko nghỉ bàn…
Phải có niềm tin tự thân…và vượt những thử thách ,tinh tấn hành ,giữ giới…mới thấu ngộ..lời đơn giản , nhưng rất cao thâm…
Hành mới thấy định
Tinh tấn mới có lực
Thử thách mới có trí
Có trí sinh ra tuệ..
Đại duyên mới gặp được Huynh
Chúc huynh khinh an
Xem thêm: